1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Võ nhân Bình Định - Quách Tấn & Quách Giao

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi DeNhatKhao, 03/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DeNhatKhao

    DeNhatKhao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Được tin Quy Nhơn có biến, quan thừa tuyên dinh Quảng Nam, một mặt cho binh vào cứu viện, một mặt làm sớ tâu về Phú Xuân, Chúa Nguyễn cử người vào trấn Quy Nhơn và cấp thêm một đạo tinh binh để đánh dẹp.
    Lía biết trước, nên cho đắp thành lũy thêm cao và mở thêm đường bí mật để tiếp tế cho dễ dàng trong khi bị bao kích. Địa thế đã hiểm, việc phòng bị lại chu đáo nên Truông Mây bị công phá mấy năm liền, vẫn không chút nao núng. Liệu dùng sức không thắng nổi, viên Trấn thủ Quy Nhơn bèn rút quân về để mong thắng bằng mưu. Dò biết nàng ái thiếp của cựu tuần phủ, từ khi bắt về trại, được Lía tin yêu lấy làm vợ, y viện bèn tìm người thân quyến của nàng cho vào trại dụ dỗ làm nội ứng.
    Mưu chước đã thành chỉ còn chờ cơ hội.
    Một hôm, bọn Lía đánh cướp được một đám lớn, về xẻ bò mổ trâu ăn mừng. Vợ Lía lén bỏ thuốc mê vào rượu. Cả trại đều say vùi. Lía và Cha Hồ, Chú Nhẫn bị nàng ép uống cũng say. Hồ, Nhẫn thì nằm gục nơi bàn tiệc mà ngủ, còn Lía thì gượng vào nội tẩm. Lúc bấy giờ đã khuya.
    Nơi Lía nằm không để vật gì khác hơn là một tấm phản ngựa gõ độc chiếc, dày hơn một gang tay, rộng năm gang và nặng đến 10 người khiêng. Lúc nghỉ ngơi, Lía cởi trần nằm sải trên phản, không cần chăn, không cần gối.
    Lía lảo đảo vào nằm sải nơi phản. Vừa đặt lưng thì ngủ thiếp. Vợ Lía lấy dây thừng trói tay chân chắc chắn rồi trói ghì cả châu thân vào tấm phản. Lại biết Lía có đầu tóc dài và lợi hại như đầu tóc Lã Bố, nàng rẽ mái tóc vóc thành hai đuôi sam làm dây cột siết đầu Lía vào phản. Nàng trói luôn Cha Hồ, Chú Nhẫn bỏ nằm giữa trại. Đoạn mở cửa thành đi thẳng về Quy Nhơn báo tin cho viên Trấn thủ.
    Viên Trấn thủ Quy Nhơn đem quân lên trại Lía thì trời đã gần sáng.
    Cả trại còn say. Trong ngoài im phăng phắc. Cửa thành bỏ trống, nhưng viên Trấn thủ còn ngại Lía bày mưu gạt gẫm nên không giám cho quân nhập thành. Quân vây thành đợi trời thật sáng. Sau khi cho người dò la hư thiệt, viên Trấn thủ hô quân ùa vào thành. Lúc bây giờ một ít lâu la vừa tỉnh rượu thấy quân lính kéo vào, thất kinh la ó. Nhưng bọn lâu la giật mình tỉnh dậy, chưa kịp đứng lên thì lớp đã bị giết, lớp bị bắt. Cha Hồ, Chú Nhẫn không cựa quậy nổi. Lía nghe ồn, mở mắt, thấy mình bị trói, nổi giận hét lên một tiếng, giãy đứt dây trói chân?. vừa lúc ấy quân lính ùa vào bắt. Lía vùng đứng lên, mang tấm phản sau lưng. Quân lính áp tới, Lía quay tròn mình, dùng phản làm binh khí, đánh ngã tất cả. Ra ngoài thấy toàn thể bộ hạ bị hại, liệu không phương cứu vãn, bèn mở vòng vây, mang tấm phản nhảy lên núi. Quân lính không thể đuổi kịp, đành phá hủy sơn trại rồi dẫn bọn Cha Hồ, Chú Nhẫn về Quy Nhơn.
    Lía lên núi, cứ mang tấm phản, theo đường rừng mà đi. Phần thương đồng đảng bị hại, phần giận con đàn bà gian ác, Lía muốn xuống thẳng Quy Nhơn để rửa thù. Nhưng không làm sao cởi được trói. Đi mãi trong rừng ngót mấy ngày đêm, chợt nhớ lại cảnh cũ, bèn băng rừng về Phú Phong. Vào Bá Bích thấy thành thành lũy đã bị phá tan hoang, cảnh vật đìu hiu quạnh quẽ! Phần thì đói, phần thì mệt mỏi, phần thì buồn thương? Lía không muốn đi nữa. Dựa tấm phản vào vách đá đứng nghỉ, lòng phân vân chưa biết phải làm gì đây. Chợt một ông lão, dép da trâu, vai mo cơm đòn gánh, tay xách rựa, ung dung đi tới, Lía gọi đến nhờ mở dây. Ông lão không chút chần chờ. Mở xong hỏi:
    - Kẻ anh hùng sao đến nỗi sa cơ thất thế?
    Lía đáp:
    - Có cơm cho ăn rồi sẽ nói chuyện.
    Ông lão trao mo cơm, bầu nước. Lía ăn uống xong, thuật hết mọi nỗi rồi nói:
    - Chỉ vì một con đàn bà mà bạn bị hại, thân bị nhục, tội thật đáng chết. Ơn lão thương mở dùm trói, cứu giùm đói, không biết lấy gì đền đáp. Kính dâng vật này để đem xuống phủ lãnh thưởng.
    Nói đoạn, giựt rựa nơi tay ông lão, tự chặt vào cổ. Máu phun đầu rơi.
    Ông lão ứa nước mắt nói:
    - Sao nhà ngươi nóng nảy thế?! Lão đây tài sơ sức yếu phải đợi chết già. Chớ nếu được như nhà ngươi thì há để cho bọn tham ô sống an nhàn trên mồ hôi nước mắt của dân chúng.
    Rồi lo chôn cất Lía tử tế. Về nhà kể chuyện lại cho con cháu nghe, dặn không nên tiết lộ cho bọn quan quyền biết, và nói:
    - Nếu Lía gặp được người như Lưu Huyền Đức để phò hoặc có được một người như Phạm Tăng ra giúp thì sự nghiệp nhất định là vẻ vang. Có thiên tài mà không có thiện duyên.
    Lại nói:
    - Những kẻ có tài xuất chúng không thể đem tài năng ra giúp đời được thì chúng không làm ăn cướp còn biết làm gì để bài tiết được nỗi uất hận ở trong lòng.
    Viên Tuần phủ Quy Nhơn ra sức truy nã Lía, lâu ngày thấy không thu được kết quả gì, bèn bỏ qua. Và để trừ hậu họa, sai phá bằng tất cả thành lũy và chặt hết mây ở nơi Truông.
    Khách bộ hành có dịp đi qua, đối cảnh nhớ người, lòng rung động theo câu ca dao Bình Định:
    Chiều chiều én liệng Truông Mây
    Cảm thương chú Lía bị vây trong thành
  2. DeNhatKhao

    DeNhatKhao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    2. Trần Đức Hòa
    Trần Đức Hòa người làng Hy Văn, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Tổ cụ ông đều làm quan nhà Lê. Ông Hòa là con nhà tướng, xuất thân Ấm thọ, làm lần đến Cẩm Y Vệ Đô chỉ huy sứ, sau có công được phong Cống Quận công, làm chức Khám lý ở phủ Quy Nhơn.
    Trong mấy mươi năm trấn thủ Quy Nhơn, trong thì phủ úy nhân dân, ngoài thì vận cấp quân lương giúp cho chúa Nguyễn chống cự lại với chúa Trịnh.
    Từ lúc làm Khám lý, ông đã nghe tiếng tài văn học của Đào Duy Từ, bèn đón về, gả con gái cho và đề cử lên chúa Sãi vương.
    Đào Duy Từ người làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hóa sinh năm Tân Mùi (1571), thông minh từ thuở bé. Cha ông là Đào Tá Hán, một kép hát nổi danh nên khi ông đi thi Hương, bị quan phủ khảo xét ông là con nhà ca xướng nên đuổi ra. Năm 21 tuổi, cha mẹ đều mất ông quyết chí vào Nam lập nghiệp. Đến ở chăn trâu tại một nhà giàu thôn làng Tài Lương huyện Bồng Sơn. Ngoài giờ chăn trâu, ông tham gia các buổi bình văn tại nhà phú hộ. Tài văn thơ xuất chúng, danh ông vang xa khắp tỉnh. Vì vậy ông được nhận làm rể của Khám lý Trần Đức Hòa.
    Khi được Sãi vương đặc cách phong Nha Úy nội tán tham trù mưu kế dưới trướng Chúa, kiến nghị đắp lũy Trường Dục và Đồng Hới ngăn được sức tiến công của chúa Trịnh. Phụ chính được 8 năm, lên đến chức Lộc Khê Hầu.
    Trong khi làm quan, Đào Duy Từ đà tiến cử Nguyễn Hữu Tiến - người đồng hương lên chúa Sãi.
    Trần Đức Hòa có công lớn với chúa Nguyễn và có nhiều ân đức với nhân dân Bình Định. Gìn giữ an ninh cho dân an cư lạc nghiệp là nhiệm vụ chính yếu của kẻ cầm quyền.
    Con ông là Trần Đức Nghi làm đến Phó Đề Đốc.
    Ông mất, được lập đền thờ tại làng Cự Tài, xã Hoài Hảo huyện Hoài Nhơn.

Chia sẻ trang này