1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VÕ RỪNG hay VÕ GIANG HỒ - Cùng thảo luận

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi motdikhongtrolai, 13/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Nghe nói tay chơi VX chỉ cần 1 cây bút là có thể chọt mắt, cổ, cổ tay... đối phương dể dàng.
    Biết dùng thì 1 cái chìa khoá, hay 1 đoạn dây cũng thành vũ khí nguy hiểm.
    Nhưng nguy hiểm nhất là dùng xong thì khám luyện tiếp...
    Nguy hiểm thường trực là hại tâm, hại đức, tổn thọ...
    TK 21 rùi mà sao lắm người thích ''đồ cổ'' vậy ta?
    Được agui sửa chữa / chuyển vào 13:03 ngày 15/01/2006
  2. sihyeu

    sihyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    OK!
    kể tiếp đi!
  3. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Cách nay gần 20 năm, tui gặp 1 lão nhân khoang 85 tuổi, người nhỏ bé, mắt sáng, nhanh nhẹn. Lão nhân có 1 chùm chì khoá rất to. Tò mò hỏi, lão nhân đáp: tao làm thầy cúng, đi đêm đi hôm, nên cần cái này. Tao dùng nó thì 10 thằng thanh niên cung không ngại. Nói rồi lão nhân biểu diễn cho xem mấy đường.
    Cách nay chừng 15 năm, tui được gặp 1 lão nhân - khi đó ngài đã ngoại 70. Thời trẻ, ngài đã học võ ở VN rồi qua TQ học võ rồi đây đó khắp nam bắc. Chẳng biết đây có phải là đồ chơi của ngài khi về già không: dế giầy da của ngài có gắn miếng thép lòi ra đàng trước chừng 2-3mm, sắc như lưỡi dao. Ngài bảo dùng nó để đá vào xương địch thủ.
    Cả 2 lão nhân đều đã về bên kia thế giới. Chẳng biết các ngài có mang mấy món đồ chơi ở thế giới bên này sang bên ấy mà đùa, mà nghịch không?
  4. chentaibk

    chentaibk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Xin mạn phép kể 1 câu chuyện.
    Cách đây khoảng 12 năm, tôi có đi Cổ Thạch ở gần Nha Trang chơi. Hôm ngoài bãi biển có vài ngư dân gánh ghẹ và mực tươi đi bán. Có 3 anh khách du lịch tướng tá cân đối( trong đó có 1 anh giống như họ Trư heo) hỏi mua ghẹ 1 cô gái( khoảng 3 mấy gần 40). Lời lẽ bỡn cợt, cô này chửi xong họ lại tiếp tục rồi cười hô hố. Cô này mới ném 1 vốc cát vào mặt anh Trư heo, 2 anh còn lại sững người ra rồi lao vào đạp đổ hết quang gánh. Cô này đòi thường tiền sinh ra cự cãi. Bất ngờ cô ta rút chiếc đòn gánh ra và đập túi bụi. 1 anh kiếm được 1 khúc cây khoảng gần 1m lại xông vào. 4 người họ đánh lộn mà trông tức cười vì cô này vừa đập vừa la, chân thì nhảy như con lật đật. 3 anh kia bị ăn đòn 1 bữa ra trò. Nhìn cô ta đánh loạn xạ những bước chân cô ta nhảy trông rất buồn cười thế mà 3 anh không ai động được vào người cô ta kể cả anh cầm cây Họ đánh được khoảng hơn 10 phút thì dân làng đổ xô ra và dĩ nhiên là 3 anh này phải đền tiền. anh nào cũng bị đập sưng mặt, chân thì bị quất cho tê dạy không đi được. Cô này luôn nhằm vào đầu, mặt và chân. Động tác vụt ngang, dọc đánh hạ bàn đều trúng cả. Đặc biệt là bước chân cô ta nhảy hết bên này lại bên kia rất là buồn cười.
    _ Đấy là thứ võ kì lạ nhất mà tôi được thấy.

  5. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Đó là thân pháp Hầu quyền của Võ ta đấy chentaibk !!...nó hoàn toàn không giống một mảy may nào như Hầu Quyền của Thiếu Lâm... Nếu quả đúng chentaibk đã tận mục sở thị, thì cũng kể là có duyên rùi, nếu muốn có "duyên" hơn nữa thì ... gặp nhau cái đi
  6. tinhyeuxanh

    tinhyeuxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
  7. syquandubi

    syquandubi Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Em có câu chuyện đã mười mấy năm rồi !     Một thời phiêu bạt trong miền Tây gặp một anh quê Thanh Hoá, anh này có một con dao (loại biệt kích Mỹ đa chức năng), đánh dao thì thôi rồi. Nhưng anh này còn có cái kiểu "tiểu lý phi đao" mới kinh, múa loạn xì ngậu cho đối phương mất cảnh giác rồi ....vút....hự. [​IMG]Lâu rồi nhớ lại ko biết anh này đã thực chiến với ai và giở chiêu này chưa [​IMG]Nó tương tự như cái này : http://www3.ttvnol.com/quansu/525358/trang-4.ttvn[​IMG]Được syquandubi sửa chữa / chuyển vào 23:59 ngày 16/01/2006
    Được syquandubi sửa chữa / chuyển vào 00:10 ngày 17/01/2006
  8. o0o_Ice_Berg_o0o

    o0o_Ice_Berg_o0o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Thế cuối cùng là ông nào thích đánh nhau kekeke
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Thầy võ miệt vườn


    Bà con xứ An Biên, Kiên Giang hay nhắc chuyện trước năm 1975 có một tên lính sư đoàn 9 hay trêu ghẹo gái nhà lành và thách đấu với võ sĩ miệt vườn. Một anh nông dân đen đúa thử sức qua vài chiêu, tên lính này bị chụp trúng chân té ngã. Cảm thấy đau buốt, hắn nhìn xuống chân và kinh hoàng thấy các vết thương sâu hoắm tựa như vuốt hổ quào. Anh nông dân điềm đạm nói: "Về đi, nhớ đừng ỷ có vài ba miếng võ mà hà hiếp người ta".
    Khổ luyện công phu
    Anh nông đân đen đúa đánh bại tên lính kiêu căng đó chính là võ sư miệt vườn Năm Hợi ở An Biên, Kiên Giang. Chuyện rằng khi xin học võ thuật, vị sư phụ thấy ông Năm có sức mạnh hơn người nhưng hiền lành, chất phác mới nghĩ ra mẹo đưa sợi xích sắt và bảo rằng: "Mỗi ngày con phải vuốt sợi dây xích này, vuốt khi nào xích mòn mới học võ". Tuân lời thầy, ngày ngày ông Hợi nắm dây xích vận lực vuốt, riết rồi đôi tay ông cứng ngắc, bàn tay chụp thân cây chuối nào cũng để lại các vết cào sâu. Sau này bái biệt thầy về quê ông mới biết đó là "ngũ trảo công". Mang trong mình công phu thượng thừa nhưng ông Hợi vẫn không cậy thế làm xằng bậy.
    Và cho đến bây giờ, trong tâm trí các võ sư thời nay khó mà quên được những công phu quyền cước và những trận thượng đài của các võ sư một thời vang bóng vào thập niên 70 của thế kỷ trước. Nào là ông Sáu Cường miệt Sa Đéc, Đồng Tháp thành danh với bộ pháp "cuồng phong tảo diệp cước"; Đoàn Tâm Ảnh nổi danh với công phu "nhất dương chỉ"; ông Lý Suông, ở Châu Đốc, An Giang với bộ cước cực kỳ khốc liệt; Bùi Văn Biển (Kiên Giang) với đôi tay cứng như thép nguội có thể bóp nát cả quả cau tầm vung mà búa sắt đập mới bể; Tiểu La Thành (Vĩnh Long) với tuyệt chiêu long đầu phá...
    Cũng thú vị như ông Hợi nhưng ông Cường với cước pháp lừng danh từ chuyện đá ngã... mấy cây chuối vườn. Đam mê võ thuật khiến ngày qua ngày ông "''''bế môn" trong vườn chuối đào hố phóng mình vùn vụt lên xuống, khi đôi chân đã cứng, nhảy cao linh hoạt, ông tập đá quét các thân chuối non. Khi luyện tới cảnh giới cao, tung cú đá liên hoàn gãy rạp hàng loạt cây chuối cũng là lúc ông Cường xuất môn đấu võ đài. Với những cú đá liên hoàn nhanh như chớp giật, mạnh như sấm sét đã khiến các đối thủ chống đỡ bở hơi tai, tối tăm mặt mày. Từ miền Tây, ông Cường qua Miên, Lào thi đấu tự do và liên tục đánh bại các võ sĩ, tạo được tên tuổi trong giới mộ võ. Riêng võ sư Đoàn Tâm Ảnh từ thuở còn để chỏm đã được gia đình đưa qua Tàu học võ, ông luyện tập đến độ ngón tay trỏ cứng như thép và có thể trồng chuối ngược chỉ bằng ngón tay ấy. Khi giao đấu, ngón tay ông điểm trúng da thịt đối thủ là mình mẩy họ tê rần do bị điểm huyệt...
    Những võ sư miệt vườn xưa khổ luyện kinh hồn, vậy còn nay ra sao? Gần đây, khi Đài Truyền hình Việt Nam phát hình chuyện lạ anh Nguyễn Kim Tuấn (Lai Vung, Đồng Tháp) có thể dùng tay và thậm chí cả răng để... lột dừa khô khiến người xem thán phục. Tuấn là một người si võ. Lúc 17 tuổi, Tuấn chẳng có chút võ công nhưng lại "gan trời" nhảy đại lên đài đánh bại một võ sĩ. Năm 20 tuổi, không nói với gia đình tiếng nào, Tuấn lẳng lặng bỏ nhà đi biền biệt. 7 năm sau, Tuấn mới trở về với bộ tóc vàng hoe y hệt như "Kim mao sư vương Tạ Tốn". Mẹ Tuấn - bà Huỳnh Thị My nhớ lại: "Hỏi thì nó nói lên Bảy Núi học võ. Nó kể sư phụ bắt nó mỗi ngày gánh chuối lên xuống núi Giài để luyện chân cẳng cho săn chắc dẻo dai, luyện tay chẻ dừa khô để đôi tay mạnh. Về ở nhà nó lại đi đánh võ đài, bây giờ võ đài dẹp thì nó đi tùm lum biểu diễn lột dừa khô, lột sầu riêng, múa võ công. Bạn bè ai gọi cũng đi, một tháng ở nhà có vài ngày, nó mê võ bỏ bê cả vợ con. Vợ buồn giận quá ly dị".
    Ở Cần Thơ, võ sư Trần Văn Tư, Chưởng môn phái Song Diện cũng luyện thành công thiết đầu công. Võ sư Tư có thể vận công dùng đầu đập bể chồng ngói dày. Nhiều võ sĩ còn luyện cả thiết sa chưởng bằng cách đổ cát, đá dăm vào chảo trên lửa đỏ rồi lấy tay đã tẩm thuốc quấy đều cho đá tan thành cát. Ông Lê Hoàng Minh (võ phái Thiếu Lâm Thất Sơn) và anh Nguyễn Thái Học (phái Song Diện) nói rằng do khổ luyện quyền cước nên tay chân, đầu cổ của võ sĩ cứng như sắt đá. Các đòn thế tung ra có thể gây tàn phế, thương tật cho người. Vì sự nguy hiểm đó nên võ sĩ phải biết kiềm chế tính nóng nảy hiếu chiến, khoác lác; nhập môn ngoài học võ thuật phải học cả võ đạo.
    Những võ sĩ học được vài miếng đã vênh váo khó mà tồn tại trong làng võ. Anh Nguyễn Văn Tạo, võ sư miệt Ba Chúc, Tri Tôn (An Giang) nổi tiếng với tuyệt kỹ bí truyền "Liên hoàn tứ nguyệt" và "Ngũ lôi công thủ" nói rằng hồi đó miệt Bảy Núi hoang vu đầy rẫy ác thú, rắn độc, trộm cướp, đạo tặc. Thế nên ở thôn quê trai tráng luyện võ công trước để tự bảo vệ mình, rèn luyện thân thể sau là bảo vệ xóm làng, chống giặc, cho nên được bà con trân trọng gọi là thầy võ dù chưa bái sư lần nào. Võ sư Ba Hoằng nay đã lớn tuổi nhưng ông vẫn nhớ như in hình ảnh thầy võ Năm Đất. Ông Đất hiền lành như tên gọi từng lên núi Tà Lơn (Bảy Núi, An Giang) tầm sư và được cao nhân truyền thụ tuyệt học. Về quê nhà ở cù lao Tân Lộc, Thốt Nốt ông sống lặng lẽ. Nhưng với các tuyệt kỹ dùng tay trảm cây, nhảy vùn vụt lên mái nhà đã khiến bà con tôn sùng, kẻ xấu khiếp đảm. Hình ảnh hào hiệp của Năm Đất đã thôi thúc Ba Hoằng chọn nghiệp võ.
    Nỗi lòng thầy võ

    Võ sư Ba Hoằng một thời vang danh tại cù lao Thốt Nốt

    Ở cù lao Tân Lộc, Thốt Nốt, TP Cần Thơ hầu như ai cũng biết tiếng võ sư Ba Hoằng tức Đỗ Văn Hoằng, sinh năm 1917. Nay lớn tuổi đi đứng khó khăn nhưng khi tường thuật cho hậu bối về thời vàng son của võ cổ truyền, ông hào hứng nói liền một hơi. Rằng thập niên 60 thế kỷ trước, võ sĩ khi thượng đài đấu tự do, võ đài được dựng cao trên 1,5m, có dây chằng bốn góc như võ đài quyền Anh. Mỗi trận đấu gồm 3 hiệp, mỗi hiệp 3 phút. Đấu võ tự do nên chuyện quyền cước giao tranh dẫn đến sinh tử, tàn phế là thường. Đó là thời điểm mà các võ sư đề danh một thời như An Giang có Hai Diệp, Lê Bình Tây, Mười Nho, Nguyễn Mách, Cao Ly Nhơn, Út Dài, Phạm Thành Long, Lý Huỳnh Yến; Cần Thơ có Lâm Văn Có, Võ Thiên Đường, Đoàn Tâm Ảnh, Tần Hớn, Vương Văn Quảng, Lâm Hổ Hội, Lê Hồng Chương, Mười Cùi; Vĩnh Long có Tiểu La Thành... Đây là các danh sư không những thành danh ở miền Tây mà tên tuổi còn vang dội tận Miên, Lào với những trận đả lôi đài oanh liệt. "Coi mê lắm, mấy ổng đánh hay còn hơn xem xi nê nhiều. Đòn thủ đòn đá, đòn nào cũng đã mắt. Năm 1974, ta cũng đi đánh võ đài, đánh tự do nên võ sĩ nào nội lực yếu mang thương tích nặng phải chịu. Ta cũng từng qua Miên thách đấu với võ sĩ Thổ. Võ Thổ cũng dữ lắm. Trận đó tuy ta thắng nhưng bị dính đòn trỏ sém mù mắt trái. Một đồng môn của ta có lần thượng đài tuy thắng oanh liệt nhưng một chân đã bị đối thủ đánh gãy" - ông Hoằng nhớ lại như vậy.
    Năm 1969-1973 là thời cực thịnh của các võ đường như Hắc Hổ, Hắc Long, Côn Lôn Bắc Phái, Song Diện..., mọc lên ở Cần Thơ nhan nhản. Mỗi phái có chiêu thức, tuyệt học riêng. Khi nghe tin mở võ đài, võ sĩ nào cũng chộn rộn khổ luyện quyền thuật thầm mong được chưởng môn cho thượng đài. Đoạt chức vô địch ngoài phần thưởng tiền nong, tên tuổi các võ sĩ nổi danh như cồn, võ sinh khâm phục kéo đến võ đường bái sư nườm nượp; các hào phú, vũ trường thỉnh mời làm cận vệ, gia sư kèm cặp võ công. Lúc đó mỗi khóa học ở võ đường có hàng trăm môn sinh đăng ký với học phí 700đ/tháng (tương đương 70.000 - 80.000đ bây giờ). Một võ sĩ trẻ tên H. nhiều lần thượng đài nói: "Lên đài có thắng thua. Do tên tuổi võ sĩ gắn liền với môn phái, chưởng môn nên võ sĩ nào cũng móc hết bản lĩnh ra?.
    Không những tạo tên tuổi trong giới võ thuật, các thầy võ còn là khắc tinh của bọn tội phạm trộm cắp, giật dọc, bọn móc túi ở các bến tàu, bến xe, bệnh viện ở Cần Thơ. Anh Nguyễn Thái Học môn đồ phái Song Diện, hiện là Đội phó Đội bảo vệ Bến xe khách Cần Thơ nhớ lại: "Trước đây bến Ninh Kiều, Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ không hiền như bây giờ đâu. Bọn tội phạm dữ dằn lắm, khi túng tiền dám kề dao ngay cổ khách xin tiền. Tôi theo sư phụ là ông Trần Văn Tư, võ sư Lê Hồng Chương và các võ sư khác bảo vệ Bến tàu Ninh Kiều và Bệnh viện Cần Thơ. Lúc đó nhiều người không thích đội an ninh xung kích bởi ngộ nhận ai thích đánh đấm cũng đều có máu côn đồ. Lần hồi trật tự được lập lại tại bệnh viện, Bến tàu Ninh Kiều khi ấy người dân mới nhìn võ sư bằng con mắt khác".
    Võ sư Lê Hoàng Minh, phái Thiếu Lâm Thất Sơn (Cần Thơ) không giấu được niềm vui khi cho chúng tôi biết cha ông là võ sư Lê Đình Trưởng (môn đồ của võ sư Lào Thêm) khi định cư tại San Diego, Mỹ đã mở võ đường Thiếu Lâm Thất Sơn và gây được tiếng vang trong giới võ thuật Hoa Kỳ. Võ đường cũng đã thu hút khá đông môn sinh.
    Rất tiếc cho tới nay vẫn chưa có tài liệu chính thức nào ghi chép lại các công phu tuyệt kỹ của các võ sư. Các võ công chỉ là truyền miệng hoặc bí truyền cho thân tộc. Lớp võ sư đỉnh danh người đã khuất bóng người tản mát về vùng sâu xa, số còn lại lo bươn chải sinh nhai bởi ngày nay đời sống kinh tế không thể dựa vào võ thuật. Và nỗi niềm tìm được đệ tử chân truyền để trao bí kíp đang là sự lo lắng tột cùng của những ông thầy võ năm xưa nay đang như ngọn đèn lắt lay trước gió.
    14/07/2005
    Thanh Dũng

    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 03:48 ngày 17/01/2006
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Ký sự nhân vật: "Hùm xám miền Trung"


    Trong làng võ Bình Định đương đại, võ sư Hà Trọng Sơn là một cây đại thụ danh bất hư truyền, là "kỳ nhân" mà không "dị sĩ". Tên ông được khắc vào danh bảng cao thủ bằng những lần thượng đài bách chiến bách thắng.
    Huyền thoại "hùm xám"
    Những năm đầu thế kỷ 20, ở làng An Hòa, nay là xã Phước An, huyện Tuy Phước (Bình Định) có một gia đình rất giỏi võ nghệ. Người con trai duy nhất trong gia đình ấy - Hà Trọng Sơn - từ những ngày ấu thơ đã tỏ ra say mê "nghiệp kiếm cung". Không lâu sau, cậu con trai ấy sớm khiến dân làng thán phục bằng chiến thắng trong lần "so găng" lúc mới 15 tuổi. Bắt đầu từ đó, danh tiếng võ thuật của võ sĩ Hà Trọng Sơn ngày một lan xa với biệt danh "Hùm xám miền Trung".
    Là người "ngoại đạo" với làng võ, nghe danh "Hùm xám miền Trung", tôi mạo muội tìm gặp ông, nay đã ở độ tuổi cổ lai hy. Mắt mờ, tai bị lãng, lão võ sư không còn tinh tường như xưa. "Thời vang bóng" của ông chỉ còn đọng lại trong ký ức với một vài kỷ niệm ít ỏi và nhợt nhạt. "Tui chẳng còn nhớ rành mạch những chuyện thời trai trẻ nữa. Cháu muốn biết gì thì tìm hỏi ông Nghĩa, ông Vịnh", ông tâm sự như một chân nhân ẩn mình sau quãng đời dài chịu nhiều nắng, lửa.
    Hầu hết võ sĩ thuộc thế hệ đàn em của ông nay đã thành danh. Trong số ấy, có võ sư Hàm Hữu Nghĩa. Kỷ niệm của những tháng ngày không hề biết đến mỏi mệt và thất bại khi cùng với "hùm xám" thượng khắp các võ đài ở ba miền Nam - Trung - Bắc vẫn hằn sâu trong tâm thức của võ sư Nghĩa, giờ nhắc lại, cảm giác tự hào hiện rõ trên từng lời hồi tưởng: "Thời đó, uy lực của những quả đấm mà võ sư Hà Trọng Sơn tung ra khiến các đối thủ khiếp đảm, thất thần mỗi lần giáp đấu. Ông ấy "khai tâm điểm nhãn" võ thuật từ năm lên bảy. Chưa tròn 17 tuổi đã thượng đài ở các giải đấu lớn. Cảm thức võ thuật thiên bẩm, ông sớm tinh thông các trường phái võ học, sử dụng nhuần nhuyễn đủ loại binh khí. Thuần thẩm chiêu thức võ cổ truyền cũng như sở học về võ Trung Quốc, các nước Tây phương. Bàn tay sắc, cứng như móng cọp, nhãn pháp như cú mèo, thủ pháp vững như bàn thạch...".


    Tôi lặng lẽ "thỉnh giáo" lời của võ sư Nghĩa. Ông kể trôi chảy, không một chút vấp váp.
    ...Biệt danh "Hùm xám miền Trung" do báo chí thời ấy phong tặng đã vang khắp xứ. Năm 1944, tại hội thi võ thuật Đông Dương tổ chức tại Tourane (Đà Nẵng ngày nay), ông đã hạ "đo ván" một tay đấm cừ khôi của Pháp, giật giải quán quân trước sự bàng hoàng, ngỡ ngàng của nhiều người. Liên tiếp các cuộc so tài sau đó, ông đều chiến thắng, ngay cả võ sĩ tên tuổi thời đó là Kid Demsey cũng không thể đánh bại được ông. Chức vô địch miền Trung gắn liền với cái tên Hà Trọng Sơn suốt nhiều năm liền... Vang danh, ông quay về ẩn dật, chỉ giáo cho các võ sinh có chí "tầm sư học đạo". Nhưng dường như ngôi vị độc tôn trong làng võ đã kích thích một số võ sĩ tìm đến thách đấu với người mang biệt danh "hùm xám". Đặc biệt là chuỗi trận đấu kịch liệt nhất kéo dài 17 năm với võ sĩ Huỳnh Tiền, biệt danh là "Cáo già miền Nam". Lần "so găng" đầu tiên giữa hai võ sĩ này vào năm 1966, tại Đà Nẵng, ông Sơn thắng; tại An Thái vào năm 1968, hai tay đấm "bất phân thắng bại"; lần cuối cùng vào năm 1983, tại sân vận động Pleiku (Gia Lai), người đăng quang lại là ông Sơn. Khi đó, "hùm xám" đã bước sang tuổi 57.
    Từ những ngày đầu khai sơn mở cõi, mảnh đất này là nơi mà sự khắc nghiệt của tự nhiên luôn là nỗi khiếp đảm của con người. Và, những dấu chân đầu tiên hằn in lên "đất võ trời văn" đều gắn liền với những huyền thoại.
    Về với đời thường


    ...Những năm chiến tranh loạn lạc, quân địch nghi nhà ông là nơi cất giấu lương thực, tập hợp binh lực của *********. Hòng tránh hậu họa, bọn chúng đã dùng máy bay thả nhiều thùng phuy xăng đốt trong đêm tối. Tai họa bất ngờ này đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng hai cụ thân sinh của ông. Tài sản mất trắng, ông còn duy nhất mỗi chiếc quần đùi; mấy chiếc cúp minh chứng tài võ nghệ bị nóng chảy biến dạng, ông đem bán đồng nát. Vợ con từ đó đành chịu chung cảnh gian truân.
    Khi đã khắc đậm tên mình giữa làng võ, "hùm xám" sống một cuộc đời dung dị, thủy chung. Dịp mừng thọ "hùm xám" tròn thất thập, thân hữu đề tặng rằng: "Nghiệp võ lừng danh gió bụi không say tâm mãnh hổ/Tài hoa nổi tiếng thủy chung vẹn giữ đức hiền nhân".
    Không còn đủ sức để tung chiêu cùng cây đại đao; khẩu quyết về bài roi Thái Sơn, Mai Hoa Kiếm gắn liền danh tiếng ?ohùm xám", ông cũng không thể nhớ nổi. Chí tang bồng đã thỏa, về với đời thường, ông thanh thản sống phần đời còn lại trong cuộc hành trình nhân thế đầy giông bão. Tôi mạn phép xin được xem những tấm ảnh thời trai trẻ của ông. Xua tay, ông nói không chút tiếc nuối: "Anh em, bạn bè xin làm kỷ niệm hết trọi rồi. Vả lại, hoạn nạn rồi cuộc đời đấm đá lang bạt đây đó, đâu có ảnh gì nhiều". Đoạn chỉ tay lên vách tường, ông trầm ngâm: "... kẻ học võ bất ly cung kiếm, nhưng tui không thể nào cưỡng lại quy luật đời người, rửa tay gác kiếm lâu lắm rồi".
    Giờ đây, gánh nặng tuổi tác đã làm nhạt nhòa hào quang từng phủ sáng thời trai trẻ. Lưng bát cơm mỗi bữa, "hùm xám" quẩn quanh trong khu vườn được bao bọc bởi hàng chè tàu xanh ngát. Ngày lại ngày, ông "làm bạn" với chiếc ti vi đen trắng cũ kỹ; chiều chiều, chăm bẵm hai chậu sứ, một gốc mai và một khóm trúc nhỏ đặt trước hiên nhà. Bà Khuê, vợ ông cho biết: "Đó là tất cả thú tiêu dao của ông"!
    oOo
    Dấu tích tháng năm phủ đầy những binh khí của "hùm xám?. Lão võ sư dường như không màng gì đến những kỷ vật ấy. Khi câu chuyện đã mãn, ông còn cho biết: "Mấy hôm trước, cán bộ của Sở Văn hóa - Thông tin có về thăm tôi. Thật tiếc, tôi không còn đủ sức kể lại những gì mà họ muốn biết".
    Sáu người con của ông không ai đi theo nghiệp võ. Võ nghiệp của một võ sư đầu đàn sắp khép lại. Đi giữa hàng chè tàu xanh trong vườn nhà vị võ sư già trong khoảng không vắng lặng, đâu đó như vọng lại câu hát ru: Mặc ai khanh tướng công hầu/Qua (mình) cầu cho hết binh đao qua về/Qua về qua gỡ bùa mê/Trọn lời em bậu hẹn thề cháo rau...
    12/2004
    Đình Phú

Chia sẻ trang này