1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VÔ THƯỜNG là gì?

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi nun, 07/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    hihihi...tui giải thích mà tui còn hổng hiểu,vậy mà huynh đệ hiểu. Chắc là chơi quê.
    Tui nghĩ là Trương Hồng Quang trong bài viết đăng ở trang 8 giải thích từ đoá hoa vô thường rất là kỹ lưỡng rùi. Chỉ có 2 chỗ mà tôi thấy nên cần bổ sung thôi. Một là vấn đề mượn thuật ngữ Vô thường từ Đạo giáo của Phật giáo. Hai là chẳng biết vì lí do gì mà ông Trương dùng từ "vòng vô thường" , dễ gây hiểu lầm với vòng luân hồi.

    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
  2. nun

    nun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    0
    OA! tao_lao nói hay thiệt ha! nghe vậy hay hơn nhiều so với việc cứ xổ hết đạo này đạo kia ra! thực ra cuộc sống cũng o phức tạp lắm chỉ có mọi người làm cuộc sống phức tạp mà thôi!
    mà lè bác tao_lao tui là nun- nữ tu sĩ, chứ o phải là tiểu ni cô à nghen. Đừng nhầm
    không có gì là mãi mãi....
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1

    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 23:11 ngày 16/09/2003
  4. LoTan

    LoTan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Ai chà bác Tao_lao là cao thủ , bạn này thấy vây thật sự mở tầm mắt ! À mà cho bạn hỏi chút : trong cái cõi của vô thường có tình yêu không ? Nếu có thì phải sắp xếp và phân loại chúng ra sao với thứ tình cảm đặc biệt này ?
    --- Come on babe ---
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Chủ đề có lẽ đi quá xa đến mức...hổng biết là nó còn gì liên quan đến nhạc Trịnh nữa không. Những thiết nghĩ bàn luận một từ hay như vô thường dù sao cũng bổ ích,mong là anh chị em rộng lượng bỏ qua, đặc biệt là anh chị em trong ban điều hành (moderators).
    Tình yêu có "vô thường" không? Nói theo kiểu Tây, tình yêu là một dạng ý thức, còn "vô thường" là vật chất hay ý thức? Cái nào có trước,cái nào có sau, và cái nào quyết định cái nào? Đây cũng là vấn đề cơ bản của bản thể luận. Đó là một vấn đề tranh luận dai dẳng đến tận bây giờ cũng chẳng ai chịu ai, kể cả phương Đông lẫn phương Tây.
    Ở đây thì do "vô thường" là một khái niệm trong triết Đông nên tui chỉ nói theo quan điểm của Tam giáo (Nho , Phật , Lão). Theo Phật giáo thì vô thường là một trong ba thuộc tính của tồn tại (cùng với đau khổ và vô ngã). Vậy nên tình yêu "tồn tại" nên nó cũng có tính vô thường. Còn trong Lão giáo, khái niệm vô thường vốn được rút ra từ hai khái niệm thường hữu và thường vô, chỉ có cải bản thể mới có thường tính còn mọi vật tồn tại khác đều không có thường tính, tức vô thường. Tình yêu không là bản thể nên nó cũng là vô thường.
    Còn với Nho giáo thì sao? Theo một số nhà nghiên cứu về cổ học thì thật sự Nho giáo không có khái niệm triết học tự nhiên, do đó không có cái gì gọi là bản thể luận cả. Nhưng Đổng Trong Thư và các nhà Lí học (thời Tống) đã làm một việc "tội lỗi" là vay mượn bản thể luận của Lão, Phật để làm bản thể luận cho mình (cái mà họ gọi là Hình nhi thượng học luận về trời đất,qui tắc tổng quát v.v.). Do sự vay mượn đó nên sự lí giải của họ về bản thể không khác gì Phật, Lão.
    Trong triết Đông chúng ta có câu Tam giáo đồng nguyên (ba giáo có cũng nguồn gốc), thật sự có phải vậy chăng? Như trong mục bàn về bài đoá hoa vô thường thì tôi cũng có đề cập vấn đề "giao lưu, hội nhập" của Phật giáo Ấn Độ với Huyền học Trung hoa (mà nguồn gốc của phái này vốn từ Lão giáo). Ở đây vấn đề hội nhập lại một lần nữa xảy ra. Tam giáo đồng nguyên thật ra là do quá trình tiếp xúc, hội nhập, giao lưu,chuyện hoá giữa ba phái này với nhau để tạo nên một vị thế cân bằng trong đời sống văn hoá tinh thần . Đó là một điểm đặc sắc trong văn hoá Phương Đông. Nó chẳng giống như các nền văn hoá , tín ngưỡng khác như Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Do thái giáo "hễ mày sống thì tao chết", "thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn". Nhờ thế mà chúng ta tránh được biết bao nhiêu thảm trạng đau thương, lành thay!
    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 02:26 ngày 17/09/2003
  6. LoTan

    LoTan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Đây chính là cái mà bạn này muốn hỏi Tao_lao đó ạ , hì hì thêm một việc nữa là trong cái vòng trụ diệt ...vô thường thì tình cảm con ngưòi làm làm sao mà xác định đây , khi mà : Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan ... chẳng phải là nó quá ư đặc biệt ?
    --- Come on babe ---​
    Được LoTan sửa chữa / chuyển vào 10:36 ngày 18/09/2003
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ta thấy TCS hay nhắc nhiều đến Đạo Phật., và Vô thường cũng chính là 1 từ trong Đạo Phật. Theo đó Vô thường là chẳng thường hằng,mà thường hằng là không bất biến, không biến động...Vậy thì hiểu 1 cách nôm na, Vô thường chính là 1 lẽ tự nhiên của Trời Đất, nó luôn vận động,biến đổi, xoay chuyển không ngừng,như thời gian trôi không bao giờ trở lại vậy.
    Còn bây giờ, xin mời mọi người đọc giải thích vè Vô thường trong đạo Phật.
    VÔ THƯỜNG
    HT. Thích Thiện Hoa
    (Trích từ Phật Học Phổ Thông)
    A. MỞ ĐỀ
    Lòng tham lam của con người ôm ấp bám víu mãi mãi vào sự vật
    Cúng ta, đã là chúng sinh, thì ít nhiều đều có tham vọng. Lòng tham vọng ấy bám víu chặt chẽ vào sự vật mà chúng ta đã cấu tạo, nắm bắt được. Chúng ta chỉ buông thả chúng ra, sau khi trút hơi thở cuối cùng. Nói cho đúng, không phải đến phút cuối cùng chúng ta mới chịu buông thả mọi vật; chúng ta vẫn cứ muốn nắm giữ chúng mãi, nhưng chính chúng đã rời bỏ chúng ta mà đi. Chúng ta đã bất lực, không còn đủ hơi sức để nắm giữ chúng nữa, nên đành buông xuôi tay để chúng tuông đi, chứ nếu còn hơi sức, chúng ta vẫn còn muốn nắm lại và giam giữ một cách tuyệt vọng những gì đã nắm được. Suốt đời, chúng ta vẫn lặp đi lặp lại mãi cái cử chỉ nắm bắt, giữ gìn ấy. Và suốt đời biết bao nhiêu lần chúng ta đã đau khổ, thất vọng, vì mọi sự vật ở đời không bao giờ chiều theo ý muốn của chúng ta mà chịu ở yên một chỗ. Mọi sự vật đều luôn luôn biến chuyển, đổi thay, nay đây mai đó, như một anh chàng lãng tử, như một dòng sông, như một đám mây, như một vó ngựa ! Thời gian trôi qua như thế nào, thì mọi vật cũng trôi qua như thế ấy. Noió theo danh từ nhà Phật , thì sự biến chuyển, đổi thay ấy là luật Vô thường.
    B. CHÁNH ĐỀ
    1. ĐỊNH NGHĨA

    Vô thường là thế nào? Hãy nghe đức Phật dạy: "Tất cả những gì trong thế gian đã là biến đổi, hư hoại, đều là Vô thường". Vậy Vô thường nghĩa là không thường, không mãi mãi ở yên trong một trạng thái nhất định; luôn luôn thay hình đổi dạng; đi từ trạng thái hình thành đến biến đi rồi tan rã...Đạo Phật gọi những giai đoạn thay đổi của một vật là: thành, trụ, hoại, không (hay sanh, trụ, dị, diệt). Như một làn sóng, khi mới nhô lên gọi là thành (hay sanh) khi nhô lên cao nhất thì gọi là trụ; khi hạ dần xuống thì gọi là hoại (hay dị), khi tan rã thì gọi là không (hay diệt). Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ như hạt cát, đến lớn như trăng sao, đều phải tuân theo bốn giai đoạn ấy cả, nên gọi là Vô thường.
    Để có một ý niệm rõ ràng hơn về sự Vô thường, chúng ta hãy quan sát, suy nghiệm ngay cái thân chúng ta, cái tâm chúng ta và cái hoàn cảnh chúng ta đang sống, thì sẽ biết.
    II. THÂN VÔ THƯỜNG
    "Thân tôi mạnh khỏe luôn, trẻ đẹp mãi, và đời tôi là cả một bài thơ.."Ấy là quan niệm nông nỗi của một số nam nữ thanh niên, quá yêu chuộng thân thể họ trẻ mãi, hay nếu có già, thì cũng còn lâu lắm, không ngờ rằng nó già, nó chết, từng giây từng phút. Câu thơ sau đây của người xưa thật đã nói lên được sự thay đổi mau chóng của thân ta:
    "Quân bất kiến cao đường minh cảnh bi bạch phát ! Triêu như thanh ti, mộ như tuyết?"
    "Anh không thấy cha già soi gương buồng tóc bạc ! Sớm còn như tơ xanh, tối đã trắng như tuyết"
    Khoa học đã chứng minh rằng, trong thân thể ta, các tế bào thay đổi luôn, và trong mỗi thời kỳ 7 năm, là các tế bào cũ hoàn toàn đổi mới. Sự thay đổi ấy làm cho thân thể chóng lớn, chóng già và chóng chết. Thân năm trước không phải thân năm nay, thân ban mai không phải thân buổi chiều, mỗi phút giây trong thân ta đều có sanh và có chết. Sau đây là một câu chuyện rất có ý nghĩa để chứng minh sự Vô thường của thân xác:
    Một người bộ hành lỡ đường vào trọ trong một ngôi nàh bỏ hoang. Đêm đến, anh ấy thấy một con quỷ tóc xanh, vác một cái thây ma mới chết vào, định xé xác ra ăn. Bỗng một con quỷ khác, tóc đỏ, xô cửa bước vào. Hai con quỷ tranh nhau cái xác chết, con nào cũng nói của mình bắt được trước. Chúng sắp xăn tay áo đánh giết nhau, để giành cái xác. Bỗng chúng nhìn thấy anh chàng bộ hành đang nằm run sợ trong góc phòng; chúng vội vã kéo anh ta ra làm trọng tài, hỏi xem trong hai chúng, ai là kẻ đáng làm chủ cái xác. Anh bộ hành sợ hãi quá, nhưng cứ tình thật nói rằng: cái xác thuộc về con quỷ tóc xanh vì chính anh ta thấy nó mang xác vào trước. Con quỷ tóc xanh được xác, mừng rở cảm ơn rối tít anh bộ hành; nhưng con quỷ tóc đỏ mất miếng mồi ngon, tức giận lôi đầu anh ta ra quyết ăn tươi nuốt sống cho hả giận. Nó đè anh ta xuống, rứt một cánh tay bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến...Con quỷ tóc xanh thấy thương tình anh bộ hành và để tỏ lòng tri ân, rứt cánh tay của cái xác chết lắp vào cho anh ta. Con quỷ tóc đỏ lại rứt cánh tay kia của anh bộ hành ăn tiếp; và con quỷ tóc xanh chắp tay của xác chết vào cho anh ta. Cứ như thế, hể con quỷ tóc đỏ rứt một phần nào trong thân thể anh bộ hành để ăn, thì con quỷ tóc xanh lại lấy một phần của thây ma điền vào cho thân anh ta...Sau khi ăn hết cả thân thể của anh bộ hành, con qủy chùi miệng đầy máu me, rồi bỏ ra đi. Con quỷ tóc xanh cũng đi theo.
    Anh bộ hành bàng hoàng như vừa tỉnh một cơn ác mộng và cứ phân vân tự hỏi: không biết cái thân hiện tại anh đang mang đó là của anh hay của ai?
    Câu chuyện trên chứng minh cho chúng ta thấy từ khi sanh cho đến khi chết, thân ta đã không biết bao lần thay đổi; và cái xác khi người ta dặt vào quan tài, thật không còn gì giống với cái thân khi mới sơ sanh.
    Dòng nước hôm qua của con sông Đồng Nai chẳng hạn, ngó bề ngoài thì không khác gì dòng nước hôm nay; nhưng nước hôm qua, bây giờ có lẽ đã hòa với nước mặn ở ngoài Đại dương và nước hôm nay chính là nước khác ở nguồn mới chảy về đây. Thân người cũng vậy, "hằng chuyển như bọc lưu" (chảy luôn như nước lũ).
    Nhưng khổ thay ! Có phải nó thay một cái này để đổi lấy một cái khác, giống y như cái trước đâu ! Một tế bào nầy mất di, một tế bào khác thế lại, nhưng tế bào trước trẻ hơn tế bào sau; tế bào sau già hơn tế bào vừa được kế tiếp...Và cứ như thế mà thân người đi từ trẻ đến già, từ sống đến chết !
    Đức Phật , lúc còn là một Thái Tử, đã than với bà Da Du trong cung vui, khi nghĩ đến Vô thường của thân người.
    "...Chúng ta sẽ già yếu và xấu xa. Thời gian sẽ phủ lên đầu chúng ta những lớp tro bạc. Ôi! mắt trong của em rồi sẽ mờ đục ! Môi đỏ của em rồi sẽ úa màu !...Ta nghe trong ta, trong em và trong cả mọi người, mỗi ngày mỗi đổ vỡ, dưới sức tàn phá cảu búa thời gian, tất cả những gì quý báu của đời người...chúng ta ôm giữ một cách tuyệt vọng, những bảo vật ở trong ta, như ôm giữ một cái bóng, như nắm bắt một làn hương !".
    Trí huệ thay ! Con người cao sang và đang trẻ đẹp, bên cạnh lại có vợ hiền sớm hôm hầu hạ, thế mà vẫn đủ sáng suốt, để nhìn thấy luật đẹp của đời người ! Những lời thống thiết ấy, chanửg những đã cảnh tỉnh Công chúa Da Du, mà còn đánh thức những ai còn say đắm trong cảnh đời giả tạm, cảnh sanh, già, bệnh, chết, là hiện thân của luật Vô thường. Có thân thì phải chịu công lệ sanh già bệnh chết, không thể tồn tại mãi được. Đức Lão Tử cũng đã nhận thấy thân là nguồn tội lỗi, là gốc khổ đau, nên đã thốt ra câu:
    "Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân,
    Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?"
    (Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân,
    Nếu ta không thân thì đâu khổ gì?)
    Thân là Vô thường, thế mà lắm người vì muốn trao dồi, bồi bổ, cung phụng xác thân đến nỗi gây biết bao tội ác ghê ghớm ! Vì muốn được thích khẩu, bổ thân, mà lắm người đành tay giết hại nhứng con vật yếu hèn và hành hình những con vật vô tội trước khi chết một cách rùng rợn. Đọc lịch sử, nghe Tần thỉ Hoàng ăn óc khỉ sống, ta đã cảm thông được nỗi đau đớn những con vật bị giết, thế mà người dự tiệc vẫn vui cười sung sướng, không đoái hoài đén tiếng rên xiết, kêu la, vùng vẫy cảu chúng, thì thật là độc ác đến chừng nào ! Lòng trắc ẩn của người ở đâu? Hỡi ôi ! Hung ác và thâm hiểm thay, lòng dạ của con người.
    Vì tham lam làm vẩn đục, tối tăm lương tri, nên con người không thấy rõ được lý Vô thường của thân xác và mới nỡ tâm làm điều tán ác như thế !
    ------------------------------------
    [red]
    Nỗi đau ngày ấy là em ạ
    Là chút hao mòn của bể dâu
    Bể dâu sông bãi con thuyền bé
    Trong cõi vô thường nhẹ cánh chao[/size=4][/red]
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    III. TÂM VÔ THƯỜNG
    Thân đã Vô thường, nhưng còn tâm niệm có thường không? Tâm niệm cũng âm thầm dời đổi, lại có phần mau lẹ và vi tế hơn, nếu chúng ta không nhìn sâu vào, ắt khó mà thấy được.
    Tâm niệm chúng ta thay đổi trong từng phút giây, theo với ngoại cảnh: chúng ta buồn đó rồi vui đó, thương đó rồi giận đó. Phút trước ta nhớ chuyện nầy, phút sau ta nghĩ chuyện khác. Hôm qua ta tinh tiến tu hành, hôm nay đã ưu phiền thổi chuyển. Thật đúng như đức Phật đã nói:
    "Tâm người như vượn chuyền cây,
    Như ngựa rông nơi đồng nội.."
    Tâm niệm ta sanh diệt trong từnh sát na; và chính vì nó sinh diệt mau lẹ như thế, nên ta có cảm tưởng như nó không thay đổi gì cả. Đối với một đứa trẻ con, nếu chúng ta bảo rằng những hình ảnh cử động in như thật trên màn bạc, là do sự tiếp nối những tấm phim, ảnh hiện lên rồi biến mất, để nhường chỗ cho những tấm ảnh khác, trước ngọn đèn chiếu..nếu ta bảo như thế với một đứa bé, chắc nó không tin, vì nó chưa hiểu được cái công dụng của tốc lực. Cũng như thế đó, tâm ta được cấu tạo bởi từng niệm sanh diệt, như ng vì chúng ta không nhận được sự biến chuyển mau lẹ của nó, nên ta cứ tưởng là nó đơn thuần và bất biến. Cái ta phút trước phải đâu là cái ta phút nầy? Và cái ta phút nầy đâu còn là cái ta phút sau? Vậy cái ta nào là cái ta thật? Cái ta phút trước, cái ta phút nầy hay cái ta phút sau? Một nhà thi sĩ dã hỏi một câu có vẻ ngớ ngẩn nhưng nghĩ ký thật là vô cùng sâu sắc: "Ai bảo giùm: ta có ta không?"
    Cái ta (hay cái tâm cũng thế) Vô thường tạm bợ, giả tạo như thế, thế mà người đời cứ cho nó là trung tâm điểm của vũ trụ, bám víu vào nó, nhơn danh nó để tham lam, vơ vét tài sản, danh lợi ở chung quanh, và dù có dẫm đạp lên hạnh phúc của kẻ khác, gây bao đau thương cho người đồng loại, cũng mặc ! Thật mêm mờ lắm thay !
    IV. HOÀN CẢNH VÔ THƯỜNG
    Như trên chúng ta đã thấy luật Vô thường ở khắp mọi nơi, chẳng những thân, tâm là Vô thường, mà hoàn cảnh, sơn hà đại địa, cũng Vô thường nữa.
    Sách thường có câu: "Thương hải, tang điền" (Bãi biển nương dâu)
    Câu ấy mới nghe như là một hình ảnh bóng bẩy về văn chương; nhưng thật ra, đó là một nhận xét rất đúng trong thực tế. Chúng ta, thường lầm tưởng chỉ có sinh vật là biến đổi và mau già chết, chứ những vật lớn lao như núi sông, đất cát, thì muôn đời cũng vẫn ở yên một chỗ. Nhưng chúng ta đã lầm, sông núi cũng có cái già cái trẻl đất cát cũng có khi lở khi bồi. Không có vật gì là vĩnh viễn tồn tại. Tục ngữ ta có nhiều câu nói lên được sự Vô thường của sự vật một cách rất thâm thúy như: "Vật đổi, sao dời" hay "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời".
    Thật thế, một đời của chúng ta đã chững kiến biết bao sự thăng trầm, vinh nhục, lên voi xuống chó. Giàu nghèo, sang hèn tiếp tục diễn ra trước mắt chúng ta như một bức tranh vân cẩu, như một khúc phim trong rạp chiếu bóng. Bao nhiêu người, trước đây, nào dinh thự nguy nga, ruộng vườn cò bay thẳng cánh, thế mà sau một cơn binh lửa, sự nghiệp bỗng tan tành như mây khói ! Bao nhiêu người quyền cao, chức trọng hống hách, nghinh ngang, thế mà một phút sa cơ thất thế, bỗng trở thành những kẻ tha phương cầu thực, hay vướng cảnh tù đày !
    Sự Vô thường đã sờ sờ trước mắt, thế mà có biết bao nhiêu người vẫn chưa tỉnh ngộ, cứ đeo đuổi bám víu vào những cái hào nhoáng nhất thời ấy. Kẻ bán tước, người mua quan, kẻ tham danh người ham lợi...gây biết bao trò cười cho khách bàng quan, và bày ra lắm cảnh nhọc nhằn cho người trong cuộc.
    Thuở xưa, có một ông vua, sau khi đi dạo khắp phố phường, thấy nhân dân giàu có sung túc, mới sanh lòng tham lam, muốn sung công bớt tài sản của họ, để bỏ vào kho. Nhà vua liền ra lệnh ai có của phải nạp bớt cho triều đình.
    Lịnh truyền ra, nhà nhà đều công phẫn, nhưng biết kêu ca với ai bây giờ? Trong lúc ấy, có một người lái buôn, muốn thức tỉnh nhà vua, nên đánh bạo đem hết tài sản về kinh đô, đến giữa trào, dâng lên vua và tâu rằng:
    Hạ thần xin dâng hết tài sản cho triều đình
    Vua ngạc nhiên phán hỏi:
    Ta chỉ thâu một phần thôi, sao ngươi lại dâng hết cả như thế?
    Tâu, vì hạ thần nghĩ của này không phải của Hạ thần, mà là của 5 nhà: nước trôi, lửa cháy, giặc cướp, sung công và vợ con phá tán. hạ thần dù cố sức giữu gìn thế nào đi nữa, cũng không khỏi bị một trong 5 nhà ấy chiếm đoạt. Vì thế hạ thần xin dâng hết, không giữ làm gì, để về sau khỏi khổ sở vì nó. Mong Hoàng thượng nhận hết cho, hạ thần rất cảm tạ ơn sâu ấy.
    Sau khi nghe lời tâu của người lái buôn, nhà vua ngẫm nghĩ hồi lâu, chợt tỉnh ngộ, cat thẹn và thầm bảo: "Người nầy đến dạy khôn cho ta. Giang sơn cẩm tú của ta, ta có giữu gìn được lâu dài không? Hay sẽ bị năm nhà, mà người lái buôn vừa nói, đoạt mất? Giang sơn còn chưa giữ được, huống hồ tài sản của nhân dân ! Người ấy là ân nhân của ta, nếu không có người đem ánh sáng thức tỉnh ta, thì ta sẽ làm một việc rất tàn ác".
    Suy nghĩ xong, vua bèn hạ lệnh ngưng sung công, lại còn xuất tiền phát cho dân nghèo nữa. Thật là một mẩu chuyện quý báu, để thức tỉnh những ai đang còn chìm đắm trong vòng danh lợi, đang gây đau khổ cho mình và những người chung quanh, vì chưa nhận chân được lẽ vô thường của hoàn cảnh.
    V. QUYẾT ĐỊNH
    Có người nghi rằng: Đạo Phật nói vô thường, phải chăng vô tình gieo vào lòng mọi người những quan niệm chán đời thối chí? Vì sự vật đã vô thường thì không nên làm gì cả, có siêng năng hoạt động kinh doanh sự nghiệp rồi cũng không đi đến đâu cả. Tro bụi, người sẽ trở thành tro bụi hay sao?
    Xin đáp: Vô thường của đạo Phật là một phương pháp chỉ rõ mặt trái của đời, để bài trừ những sự mê lầm, ngăn chặn người chạy theo vật dục, nó chưa phải là thuyết tuyệt đối.
    Đức Phật cũng như vị lương y tùy theo chứng bệnh mà cho thuốc. Với bịnh "chấp thường còn không mất", thì dùng phương thuốc "vô thường" để đối trị, khi lành bịnh thì Phật lại cho thứ thuốc bổ khác quí báu hơn, là "thuyết chơn thường bất biến". Theo kinh Lăng Nghiêm, Ngài A Nan cũng lầm như chúng ta, cho nên đức Phật bảo Ngài La Hầu La đánh chuông để chỉ bày cho Ngài A Nan phân biệt cái "biến đổi tiêu diệt", và cái "thường còn không thay đổi". Khi tiếng chuông do Ngài La Hầu La đánh ngân lên, đức Phật hỏi Ngài A Nan có nghe không?
    Ngài A Nan đáp:
    Bạch Thế Tôn ! Nghe.
    Khi tiếng chuông dứt, Phật lại hỏi:
    A Nan có nghe chăng?
    Ngài A Nan đáp:
    Bạch Thế Tôn ! Không còn nghe nữa. Đức Phật lại bảo Ngài La Hầu La, đánh tiếng chuông thứ hai, rồi Phật cũng hỏi như lần trước, và Ngài A Nan cũng đáp có nghe.
    Đức Phật quở:
    A Nan, sau ông trả lời lẩn quẩn như thế?
    Ngài A Nan ngạc nhiên; đáp:
    Chẳng những một mình con mà mọi người ai cũng thừa nhận có tiếng thì có nghe, tiếng dứt thì không còn nghe.
    Đức Phật gạn lại:
    "Ông và mọi người đều cho có tiếng là có nghe, tiếng dứt, thì không có nghe nữa; thế là "tánh nghe" theo tiếng mà mất, thì có lẽ không bao giờ nghe nữa. Tại sao lúc tiếng thứ hai ngân lên, lại còn nghe nữa ? Nếu nghe được tiếng thứ hai, thì nhất định biết không phải tiếng dứt mà không nghe. Tiếng có lúc còn lúc mất, "tánh nghe" vẫn thường không dời đổi. Vả lại, nếu tiếng dứt rồi mà tánh nghe không còn, thì cái gì biết được sự không nghe ấy?"
    Cho biết, Phật dạy "vô thường" để đối trị chấp thường còn của chúng sanh. Đến khi chúng sanh đã hiểu lẽ vô thường, thì Phật lại chỉ bày lẽ chơn thường bất biến.
    C. KẾT LUẬN
    Vô thường là một định luật chi phối tất cả sự vật, từ thân, tâm cho đến mọi hoàn cảnh. Hiểu lý vô thường, chúng ta đã có một phương thuốc thần diệu để trừ bệnh tham ái, mê mờ. Chúng ta đã đau khổ vì màu sắc tốt xấu, vì tiếng dở hay, vì mùi vị ngọt bùi, cay đắng, vì vật thích thân, vừa ý. Nay chúng ta uống thuốc "giáo lý vô thường", để trừ bịnh tham ái và tiến tới sự an tịnh của tâm hồn.
    Biết được vô thường, con người dễ giữ được bình tỉnh thản nhiên trước cảnh đổi thay bất ngờ và có thể lạnh lùng trước cảnh ân ái chia ly. Biết vô thường, con người dám hy sinh tài sản, sanh mạng để làm việc nghĩa. Biết vô thường con người mới chán ngán với những thú vui tạm bợ, giả trá, và sáng suốt đi tìm những cái vui chân thật thường còn. Vì thật ra, cái vui chân thật thường còn, cái tánh chân thường vẫn có, nhưng nó nằm bên trong cái lớp giả dối tạm bợ; vô thường của cõi đời nầy, nên chúng ta không thể thấy được. Khi chúng ta đã cương quyết gạt bỏ cái vỏ giả dối ấy, thì tất nhiên cái giá trị chơn thật, cái hạnh phúc chơn chính, cái Phật tánh sáng suốt, chắc thật muôn đời sẽ hiện ra.
    ------------------------------------
    [red]
    Nỗi đau ngày ấy là em ạ
    Là chút hao mòn của bể dâu
    Bể dâu sông bãi con thuyền bé
    Trong cõi vô thường nhẹ cánh chao[/size=4][/red]
  9. peter_pan

    peter_pan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    một chút tham gia, vì tôi thích 2 chữ Vô Thường
    VÔ THƯỜNG​
    Khi nói đến Vô thường liền hiểu ngay đó là luật tuần hoàn của vũ trụ. Nơi nào có sự vận hành, chuyển biến, đổi dời, nơi đó có Vô thường. Vì vậy Vô thường là một định luật phổ biến, bao gồm cả vũ trụ và nhân sinh.
    Vì mang tính phổ biến nên Vô thường là một cuộc đại hóa, sự biến hóa cùng khắp, bất cứ ở đâu và lúc nào. Dù đức Phật có xuất hiện hay không thì ngọn lửa Vô thường vẫn cứ điềm nhiên âm ĩ thiêu đốt cả thế gian, không một phút tạm ngừng. Vì thế, đứng về mặt tục đế hữu hình hữu hoại thì hẳn nhiên Vô thường là chân lý bất di dịch.
    Thân, tâm và cảnh giới là một dòng chảy (quá, hiện, vị lai). Chánh báo và y baó của một chúng sinh tạo thành dòng sông sinh mệnh, lực đẩy tạo thành dòng sông sinh mệnh chính là sự khát ái vào những sở thuộc như sự nghiệp tài sản, danh vọng nhằm củng cố cái Tôi (giả ngã) trong vòng luân hồi vô tận. Khi nào cái Tôi còn bén rễ, khi nào ý thức chấp ngã còn bén rễ, khi nào ý thức chấp ngã còn xen vào cuộc sống thì vòng luân hồi vẫn thường xoay chuyển.
    Vô thường có ba:
    - Nhất kỳ Vô thường - Tương tục Vô thường - Sát na sinh diệt Vô thường.
    Nhất kỳ là thô tướng nhất của Vô thường, chỉ cho sự kết thúc của một tiến trình, như sự chết của một người, nhưng chết không có nghĩa là mất hẳn, mà chỉ là tạm vắng ở nơi này, để chuẩn bị biểu hiện thành sự sống ở nơi khác.
    - Tương tục là sự sinh diệt, băng hoại thường xuyên trong lòng sự vật, là sự chuyển biến không ngừng, nên sự tương tục ấy là tể tướng của Vô thường.
    - Sát na sinh diệt là sự vô thường ma mãnh nhất, nhỏ nhiệm nhất. Sát na là thuật ngữ nhà Phật hay sử dụng, chỉ cho đơn vị ngắn nhất của thời gian. Một niệm thoáng qua trong tâm thức có đến 90 sát na. Mỗi sát na là một tiểu niệm. Sự sinh diệt nhỏ nhiệm của mỗi sát na chỉ có Phật trí mới thấy được. Ba phạm trù thuộc ba phân loại Vô thường ở trên không chỉ có nơi các hiện tượng vật lý, mà thâu gồm luôn trong các hiện tượng sinh lý và tâm lý nữa.
    Kinh Pháp Hoa, phẩm Thí Dụ. Phật dạy: "Chúng sanh bị chìm đắm trong vô số nạn khổ, thế mà không biết lại hoan hỷ vui chơi, chẳng kinh chẳng sợ, chẳng hề biết chán, chẳng chịu tầm cầu giải thoát. Ở trong nhà lửa tam giới cứ dong ruổi Đông Tây. Tuy gặp đại khổ mà chẳng biết đó là nguy khốn".
    Phật nói Vô thường (nhà lửa) nhằm phá cái chấp thường của phàm phu, vì mê mờ điên đảo, vọng nhận các pháp là thực hữu, bèn đem cái tâm Vô thường, dùng cái thân Vô thường, nắm bắt các pháp Vô thường, cho đến mãn kiếp không bao giờ được thỏa mãn tâm vọng cầu. Người lớn hay sống về quá khứ, tuổi trẻ hay mơ mộng về tương lai, người tỉnh thức biết khéo sống nơi giây phút hiện tại. Mảnh đất lập thân của người phàm là quá khứ vị lai. Nơi an thân và lập mệnh của người tỉnh thức là hiện tại. Những kỷ niệm vui buồn quá khứ chỉ còn là những viễn ảnh mờ xa rơi rớt lại trong ký ức. Những dự hướng tương lại chưa đến chỉ là những bóng ma của hư tưởng. Một cuộc vui nào rồi cũng phải qua đi. Một nỗi buồn nào rồi cũng phải nhạt theo năm tháng. Cổ Đức có dạy: "Thời gian tợ tên bắn, ngày tháng như thoi đưa. Vô thường chóng qua mau, gắng gỗ chớ dần dà! Ngày tháng cứ thản nhiên trôi qua, mạng sống cũng theo đó dần dần đoạn giảm, như cá thiếu nước, nào có vui gì...".
    (Quang âm tợ tiễn, nhựt nguyệt như toa, Vô thường tấn tốc, thiết mạc ta đà!. Thị nhựt dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc...).
    Trong một giây có đến 125 triệu tế bào chết đi, nhường chỗ cho 125 triệu tế bào khác sinh ra, trong ấy thực không thể tìm thấy cái Tôi. Theo đây, luật Vô thường bình đẳng đối với tất cả chúng sanh (5 uẩn), dầu là kẻ sang người hèn, kẻ ngu người trí. Quỷ Vô thường tuy không thấy hình dạng nhưng có khả năng làm mạng căn con người chết dần mòn. Sự nhận diện thường trực nơi tất cả mọi đổi thay chuyển dời của cuộc sống không phải để đi đến bi quan chán đời, mà là sự nhận diện cần thiết nhằm thực hiện sự chuyển hóa nơi tâm thức, vốn là sự mê lầm cố hữu đang đè nặng lên thân phận kiếp người, bình tâm mà nhận xét, vui thú thế gian tuy tạm bợ mong manh nhưng vẫn có hấp lực phi thường, hấp lực đó cũng chính là ma lực vô hình dẫn dắt chúng sanh trôi lăn theo sáu nẻo. Chúng sanh chịu khổ sanh tử không khác nào con tằm mùa Xuân kéo tơ làm kén tự trói buộc mình, cũng như con thiêu thân tự lao vào đèn chịu cái họa chết thiêu. Nếu như không đủ phước duyên gặp minh sư dẫn dắt thì làm sao tỏ ngộ được chánh pháp.
    Cổ đức dạy: "Tuy sống một trăm năm như trong khoảng sát na, như lượn sóng rút về biển Đông, như ánh sáng còn sót lại của buổi chiều tà, như đánh đá nhà lửa, như ngựa câu thoáng qua khe cửa, như ngọn đèn trước gió, như giọt sương sớm mai trên đầu ngọn cỏ. Nếu không gặp được chánh pháp, ắt phải chịu vĩnh kiếp trầm luân!".
    (Tuy niên bách tuế du nhược, sát na, như đông thệ chi trường ba, tợ tây thùy chi tàn chiếu, kích thạch chi tinh hỏa, sậu khích chi tấn câu, phong lý chi vi đăng, thảo đầu chi triêu lộ. Nhược bất ngộ ư chánh pháp, tất vĩnh đọa ư ư đồ hỷ!). Một tâm thức mê mờ quay cuồng trong cảnh sống say chết mộng thêu dệt nên hoàn cảnh sống, trong đó mình là tác giả. Thế nên kinh Hoa Nghiêm cho rằng tâm chính là một đại danh họa, họa ra thân năm uẩn và thế giới y báo:
    "Tâm như người thợ vẽ
    Vẽ mỗi mỗi ngũ uẩn
    Trong tất cả thế giới
    Đều do tâm tạo tác".
    (Tâm như công họa sư
    Hỏa chủng chủng ngũ uẩn
    Nhất thiết thế giới trung
    Giai do duy tâm tạo).​
    Vô thường thuộc yếu tố thời gian, là một diễn trình đi từ nhân đến quả. Diễn trình đó nơi chúng sanh hữu tình thì biểu hiện thành sinh, già, bệnh, chết; nơi các pháp thì có sinh, trụ, dị, diệt; nơi thế giới thì có thành, trụ, hoại, không. Sự thay đổi của bốn mùa, sự di chuyển của các hành tinh, vệ tinh cũng không ra ngoài quy luật của diễn trình đó. Thế giới vĩ mô, thế giới vi mô và thế giới trung bình cũng cùng một loại. Hễ có thành ắt có hoại, có hợp ắt có tan. Người quán thông lý Vô thường thì liền dừng, ấy là người tỉnh, người giác. Cái thực vĩnh cửu vốn vô hình vô tướng, còn cái hữu hình hữu tướng chỉ là giả tạm. Nhưng sự sống vĩnh hằng cũng không thể tìm ngoài cái Vô thường ảo mộng. Hãy bình thường trong mọi hoạt dụng của cuộc sống, và tìm cách giải thoát ngay trong cảnh bình thường đó. Xin thay lời kết thúc bằng đoạn thơ của Thiền sư Thanh Đàm, thuộc đời thứ 42, tông Tào Động, khoảng đầu thế kỷ thứ 19:
    "Công danh cái thế màn sương sớm
    Phú quý kinh nhân giấc mộng dài
    Chẳng hiểu bản lai vô nhất vật
    Công phu luống uổng một đời ai"
  10. decembersouls

    decembersouls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2003
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài này quá hay. Cám ơn tác giả và mọi người nha. Tui cũng có đọc nhiều về vấn đề, nhưng vẫn còn trong tình trạng "ngâm cứu" thôi, vì đâu phải là dễ hiểu ngay những lời Phật dạy hay những tinh hoa nằm sau tư tưởng của Lão Tử. Bài của bác home_ rất tuyệt, làm tôi nhớ lại những câu chuyện ví dụ về "có-có-không-không"... hình như đó chính là chữ "vô thường" chẳng sai. Viết ra đây, mong mọi người trả lời dùm.
    Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng chuyện là một người thầy bảo với học trò, khi thầy vỗ hai tay vào nhau, trò nghe được âm thanh ấy rõ ràng. Nhưng thầy hỏi, trò có nghe được tiếng vỗ của một bàn tay không, thì trò không trả lời được... Theo ý thầy là thế nào nhỉ?
    Cũng là một chuyện ví dụ: Có một trò luôn đứng sau lưng khi có người đến hỏi chuyện đạo. Mỗi khi có ai hỏi rằng: "Phật ở đâu?", thầy đều đưa 1 ngón tay chỉ lên trời mà không nói gì cả. Trò không hiểu nhiều, nhưng cũng nhớ trong tâm: Phật là ngón tay chỉ lên trời. Ngày kia, có người hỏi trò khi đang quét lá trong sân: "Phật ở đâu?". Theo thói quen đã học, trò đưa ngón tay trỏ chỉ lên trời. Bất thình lình, thầy ở sau lưng, chụp lấy ngón tay của trò chặt đi mất mà không nói gì! Trò mất ngón tay mà không biết tại sao! Đến một hôm, lại có 1 người hỏi Phật ở đâu. Trò lại làm cử chỉ đưa ngón tay chỉ lên, nhưng ngón tay không còn đó nữa và đột nhiên trò ngộ ra!
    Vô thường có phải chính là sự việc mà chúng ta không thấy được nhưng chúng vẫn có đó. Khi nhận thấy là "hữu", khi không thấy bằng mắt thường là "vô". Điều này dạy cho ta sự huyễn hoặc của mọi việc chăng? Hạnh phúc và đau khổ tuy có nhưng cũng như không?
    Death - that now marks youLife - that slowly pass away
     

Chia sẻ trang này