1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VÔ THƯỜNG là gì?

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi nun, 07/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. decembersouls

    decembersouls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2003
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài này quá hay. Cám ơn tác giả và mọi người nha. Tui cũng có đọc nhiều về vấn đề này, nhưng vẫn còn trong tình trạng "ngâm cứu" thôi, vì đâu phải là dễ hiểu ngay những lời Phật dạy hay những tinh hoa nằm sau tư tưởng của Lão Tử. Bài của bác home_ rất tuyệt, làm tôi nhớ lại những câu chuyện ví dụ về "có-có-không-không"... hình như đó chính là chữ "vô thường" chẳng sai. Viết ra đây, mong mọi người trả lời dùm.
    Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng chuyện là một người thầy bảo với học trò, khi thầy vỗ hai tay vào nhau, trò nghe được âm thanh ấy rõ ràng. Nhưng thầy hỏi, trò có nghe được tiếng vỗ của một bàn tay không, thì trò không trả lời được... Theo ý thầy là thế nào nhỉ?
    Cũng là một chuyện ví dụ: Có một trò luôn đứng sau lưng thầy khi có người đến hỏi chuyện đạo. Mỗi khi có ai hỏi rằng: "Phật ở đâu?", thầy đều đưa 1 ngón tay chỉ lên trời mà không nói gì cả. Trò không hiểu nhiều, nhưng cũng ghi nhớ trong tâm là: Phật là ngón tay chỉ lên trời. Ngày kia, có người hỏi trò khi đang quét lá trong sân: "Phật ở đâu?". Theo thói quen đã học, trò đưa ngón tay trỏ chỉ lên trời. Bất thình lình, thầy ở sau lưng, chụp lấy ngón tay của trò chặt đi mất mà không nói gì! Trò mất ngón tay mà không biết tại sao! Đến một hôm, lại có 1 người lại hỏi Phật ở đâu. Trò lại làm cử chỉ đưa ngón tay chỉ lên, nhưng ngón tay không còn đó nữa và tức khắc trò ngộ ra!
    Vô thường có phải chính là sự việc mà chúng ta không thấy được nhưng chúng vẫn có đó. Khi nhận thấy là "hữu", khi không thấy bằng mắt thường là "vô". Điều này dạy cho ta sự huyễn hoặc của mọi việc chăng? Hạnh phúc và đau khổ tuy có nhưng cũng như không?
    Death - that now marks youLife - that slowly pass away
     
  2. decembersouls

    decembersouls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2003
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
  3. LoTan

    LoTan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Mắt đã mờ rồi ...
    Được LoTan sửa chữa / chuyển vào 04:22 ngày 21/12/2003
  4. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Thế thì tôi cũng nhớ cái chuyện đức Phật luận về Vô Thường với các học trò. Ông giơ bàn tay và hỏi: Thấy gì không?
    Trò: Thấy có bàn tay! Ông lại giấu bàn tay ra sau và hỏi: Thấy gì không? Trò: Không thấy có bàn tay! Ông nói: Thế là sai rồi, tôi có bị cụt tay đâu mà bảo là Không thấy có. Đáng lẽ các quý vị phải nói rằng: Thấy... không có bàn tay chứ.
    Từ đó suy ra rằng đức Phật muốn nói: sự thấy và sự biết còn một khoảng cách, đồng thời cái có và cái không là một, hoà trộn son sắt. Bàn tay vẫn có đó và ta thấy không có nó. Trước, sau vẫn là Thấy. Lần thứ nhất là thấy có, lần thứ hai là thấy không. Bàn tay vẫn còn nguyên đó,chẳng mất đi đâu cả. Người đó mới là kẻ hiểu biết.
    Lại nhớ một chuyện thế này: Có một tên buồng trưởng trại tù rất hung dữ. Bất kỳ một tù nhân nào mới nhập trại đều phải trả lời một câu hỏi của hắn. Nếu trả lời đúng ý thì được tha,không đúng ý thì sẽ bị một trận đòn thị uy. Trên tay hắn xăm một con bò và khi người mới vào, hắn hỏi: Đây là con gì? Người đó trả lời đây là con bò. Và thế là bị đập cho một trận. Người thứ hai lại được hỏi câu hỏi đó,anh ta trả lời khôn ngoan hơn: Đây là con dê. Và lại bị đập cho một trận. Người thứ ba còn khôn ngoan hơn trả lời: Đây không phải là con bò! Nhưng vẫn bị ăn đòn nhừ tử. Người cuối cùng vào và nói: Đây là cái con mà ông xăm ở trên tay. Và thế là được tha.
    Như vậy cái lý Vô thường thật đơn giản, nằm ở chỗ biết chứ không phải thấy.
    Xin đóng góp một chút nho nhỏ về vô thường cùng quý vị!
    VTC
  5. decembersouls

    decembersouls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2003
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác vothuongca, vậy là tôi cũng ngộ ra cái chuyện "không thấy" ngón tay bị chặt mất, chứ không phải là "không có". Nếu nói đơn giản hơn để áp dụng trong đời sống thì đúng là có nhiều thứ vỡ lẽ ra lắm... Chỉ vì mình "mù quáng" nên mới làm tham, sân, si... tràn lan. Ở đây không phải bàn tán về Đạo nào hay hơn Đạo nào, nhưng những cái triết lý cơ bản này rất gần với thực tế, từ đó suy ra được những vấn đề bao quát hơn.
    Không biết có nên bàn thêm về Đạo trong box nhạc Trịnh không, nên tôi xin copy cái link này cho người nào thích thì tham khảo, vì đây cũng là một bài hay về Vô thường và Thường qua câu thơ quen thuộc mà ta đã thường nghe:
    Đêm qua sân trước một nhành Mai....
    Link: http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/vh/vothuong_va_thuong.htm
    Death - that now marks youLife - that slowly pass away
     
  6. decembersouls

    decembersouls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2003
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0

    Death - that now marks youLife - that slowly pass away
     
  7. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    nó giống như trong đạo phật có nói
    "Người biết nghe là nghe được những tiếng vô thanh. Người biết nhìn là nhìn được thế giới nội tâm"
    Nói thêm ra ngoài chút để đọc nhé :
    Một câu chuyện của Đại Sư TinhVân ( hội trưởng hội phật quang quốc tế). Trong một đêm tuần tra, vạn vật yên tĩnh, Đại Sư đang lắng nghe tiếng lá rụng trên thềm, tiếng côn trùng rên rỉ thì bị thầy cho một gậy mà hỏi rằng:"- Con nghe gì? Bịt tai lại". Và ông bắt đầu luyện phép nghe không bằng tai.Lúc đầu không được, ông lấy bông nút tai lại. Dần dà, ông thấy thanh tịnh và lòng không linh. Đó chính là phép" Vô thanh chi thanh". Sau đó, thầy của Đại Sư lại nói:"-tại sao con lại phải bịt tai? Mở ra mà nghe có âm thanh nào đáng phải nghe?" Ông rút nút bông ra, mọi tạp âm lại ùa vào tâm não trạng qua tai. Nhưng ông ngộ ra được một điều: Không nghe những điều thị phi mà nghe lời chân thật, không nghe ác ngôn mà gnhe thiện ngữ, không nghe lời nhảm mà nghe điều ngay lẽ phải- những chân lý trên đời.
    CŨng lại một chuyện nữa về Triệu Phác Sơ - Hội trưởng hiệp hội phật giáo Trung Quốc. Ông nặng tai nhưng khi tiếp đón Đại Sư về giảng lại nói chuyện vui vẻ. Vợ ông mới hỏi: ông nặng tai, lúc thường , ai nói cũng không hiểu sao hôm nay lại nghe được Tịnh Vân Đại sư giảng giải, hàn huyên, Ông đáp: tai tôi dùng để nghe những điều đáng nghe, những điều không cần phải nghe, tôi đều nghe không được." Nghe mà không nghe, không nghe mà nghe đấy chính là thuật cao siêu của phép thính.
    Như vậy có nghĩa là thường thường, con người hay để ý đến những hỗn tạp của cuộc sống, bị những điều ấy chi phối. Ví dụ như cùng một sắc cảnh, khi trong lòng yên ổn, cảnh sắc ấy thật là đẹp đẽ, nhưng khi buồn rầu thì cảnh cũng có vui bao giờ. Người biết " Tu là trở thành chứng nhân của chính mình." là người không nhìn ra ngoài mà nhìn hướng nội, không nhìn cái có mà nhìn cái không có, không nhìn vụn vặt mà nhìn chân lý, không nhìn người mà nhìn lại ta
    Chẳng phải " tâm nhãn" chân thật hơn nhiều so với con mắt trần hay sao? Cái đó thật là huyền bí so với người bình thường, nhưng đối với người khi luyện tới một mức gần như thoát trần, vào thế tịnh thì lại là cả một quá trình tu rèn. Lão tử cũng đã từng nói:" Ngũ sắc làm mắt ta mù, ngũ âm làm tai ta điếc" Quả thật là như vậy. Trong mọi huyên náo của âm thanh, trong rực rỡ của sắc màu, ta dễ mất phương hướng. Nhiều người vẫn biết: mắt để nhìn, tai để nghe, miệng để nói nhưng chưa hẳn người như vậy đã nhìn, nghe, và nói được.
    Với những điều đưa ra ở trên đây, em nghĩ đến Helen Adams keller, mắt tuy mù nhưng ông có tấm lòng thật trong sáng, đã có nhiều công trình và được thế giới công nhận lànhà giáo dục vĩ đại. Ludwig Van beethoven. tai ông tuy điếc mà đầu óc ông thật thính, ông để lại cho nhân loại những bản nhạc bất hủ. Trái tim đập loạn nhịp của ông dường như đã đưa những sự điều chỉnh của nó vào âm nhạc. Do bị điếc nên ông nghe thấy rõ hơn sự đập loạn nhịp của trái tim mình mà ông chuyển được nó vào âm nhạc vậy.hãy nghe bản giao hưởng thứ 3 ( trong bản giao hưởng anh hùng) thì sẽ thấy những âm thanh nhấn lệch, không đều. Giống như người chạy lên núi nghe được âm thanh nội tại của mình vậy.
    Rõ ràng là có một thế giới không nhìn và nghe bằng con mắt và lỗ tai thường. Mà đó là thế giới soi vào trong tâm mình, qua sát" vô tướng chi tướng" , lắng nghe" vô thanh chi thanh", phải nói được" vô ngôn chi ngôn".
    ********
    Hư không là gì hư không nhỉ
    Là chút hồng phai chút hoài nghi
    *********
  8. 1001Nights

    1001Nights Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0

    Vô đây đọc bao nhiêu cắt nghĩa của mọi người mà cuối cùng cũng chả nghiệm ra được vô thường là cái chi chi
    Vô thường đúng thật là "vô thường"
    the mirror has two faces.
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Vô Thường
    (sưu tầm)
    Tam Tướng (Tilakkahana), Vô Thường (Aniccà), Khổ não (Dukkha) và Vô Ngã (Anattà) là ba yếu tố căn bản của toàn bộ giáo lý Đức Phật. Thêm vào ba yếu tố này, một mệnh đề thường được giáo lý đại thừa đề cập đến là "Vạn Pháp Như Thị". Thực ra mệnh đề này không phải là yếu tố mới mà chỉ là một hệ luận của ba định lý trên. Cũng vậy khi nói "Tất cả Hữu Vi Pháp đều Khổ não" (Sabbe sankhàrà dukkhà) chúng ta phải hiểu rằng mệnh đề này chỉ để nhấn mạnh nguyên lý thứ nhất "Tất cả Hữu Vi Pháp đều Vô Thường" (Sabbe Sankhàrà Aniccà).
    Lý Vô Thường không phải là giáo lý duy nhất của Đạo Phật. Vào thế kỷ thứ 6 trước Tây Lịch, một triết gia Hy-Lạp Herakleitos đã nói "Tất cả đều ở trong trạng thái biến đổi" (All is in a state of flux) hay "Mọi vật đều trôi chảy" nghĩa là vạn hữu đều bị chi phối bởi luật Vô Thường, biến đổi. Về phương diện hiện tượng giới, chân tính của lý Vô Thường đã được chứng thực một cách hùng hồn qua kinh nghiệm giác quan của chúng ta.
    "Không có thực tại. Chỉ có biến đổi. Tình trạng của mọi cá thể đều bất định, tạm thời và chắc hẳn phải hủy diệt. Trong mỗi sinh cơ bao gồm những yếu tố vật chất và một chuỗi yếu tố tâm linh liên tục. Chính sự phối hợp giữa những yếu tố này đã tạo ra cá nhân. Mọi người, mọi vật và cả Chư Thiên vì thế cũng là tập thành, duyên hợp. Và trong mỗi cá nhân, sự liên hệ giữa những phần tử tập thành luôn luôn thay đổi, không bao giờ tồn tại trong hai sát na liên tiếp. Khi một cá thể vừa mới tập thành thì sự phân tán cũng đã bắt dầu. Không có một cá thể nào không tập thành, không một tập thành nào không thay đổi, không một thay đổi nào không dị biến, và không một dị biến nào lại không phân tán, hủy diệt, chu trình đó không sớm thì muộn cũng phải hoàn tất" (Rhys Davids).
    Nhưng chúng ta có thể hỏi tại sao vạn hữu đều vô thường, biến đổi?
    Nên biết rằng luật Vô Thường phổ quát liên hệ mật thiết với định lý nhân quả, trong đó sự hình thành phỏng định hủy diệt và sự hủy diệt phỏng định một sự hình thành khác.
    Như kinh Màhàparinibbàna (Đại Niết Bàn, Trường Bộ Kinh) dạy: "Cái gì hiện hữu cũng phải có nguyên nhân, điều kiện và hủy diệt".
    Luật Vô Thường được biểu thị qua ba phương diện:
    - Vô Thường của kiếp sống
    - Vô Thường qua sát na
    - Vô Thường trong Pháp hữu vi
    1. Vô thường trong kiếp sống: Ngày nay không ai phủ nhận tính cách bất khả hủy diệt của vật chất. Phật Giáo nhìn nhận vạn pháp tồn tại qua ba thời điểm: quá khứ, hiện tại và vị lai. Chính kinh Pháp Hoa (Saddharma Pundarìka) dạy rằng: "Vạn pháp như thị". Về phương diện vũ trụ, thì không có bắt dầu, không có chấm dứt (vô thủy, vô chung). Thật vậy, khó mà chấp nhận được rằng "Có" sinh từ "Không", hay "Không" sinh ra từ "Có". Làm gì có một vật tự sinh mà không do những điều kiện đã có sẵn, và cũng không thể có một vật đi đến hủy diệt hoàn toàn?
    Tuy vậy, về phương diện cá thể, không một ai thoát khỏi định luật Vô Thường. Trong kinh Pháp Cú (Dhammapada) Đức Phật dạy rằng:
    Na antalikkhe na samuddamajjhe
    Na pabbatànam vivaram pavissa
    Navijjàtì so jagatippadeso
    Yatthatthitam nappasaheyya maccu
    "Dù trên không trung, giữa đại dương hay trong hang sâu núi thẳm, không đâu trên thế gian này có thể tránh khỏi tử vong".
    Sinh, Lão và Tử là những bất hạnh lớn lao của kiếp người. Một đời sống được kể là bắt dầu từ khi mới sinh và trải qua các giai đoạn trưởng thành, dị biến (bởi bịnh, lão) và cuối cùng chấm dứt bằng cái chết.
    Vào thế kỷ thứ 4, Ngài Asanga (Vô Trước), một vị luận sư đại thừa sáng lập phái Yogàcàra (Du Già) đã viết trong Trung Quán Luận (Madhyànugama):
    "Vạn pháp đều tạo thành bởi sự kết hợp giữa nhân và duyên, nên không có tự tánh, khi sự kết hợp đã bị phân hóa thì chắc chắn phải có sự hủy diệt. Thân của chúng sanh gồm Tứ Đại (đất, nước, gió, lửa), và khi tứ đại dung giải thành nguyên tố thì sự chết sẽ tiếp theo".
    2. Vô thường qua sát na: Danh từ sát na (Khana) được dùng để chỉ thời gian chớp nhoáng của mỗi biến đổi. Theo Abhidhamma Mahàvibhàsa (Đại Trí Luận) những sự biến đổi của hiện tượng giới được giải thích một cách rõ ràng như sau: "Vạn pháp luôn luôn biến đổi, không một vật gì có thể tồn tại trong hai sát na liên tiếp". Một ngày 24 giờ được tính bằng sáu ngàn bốn trăm tỷ, chín vạn, chín ngàn, chín trăm tám mươi sát na.
    Vào thế kỷ thứ 5, Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) đã viết trong Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) như sau:
    "Theo nghĩa rốt ráo, mỗi sát na của sự sinh tồn rất ngắn ngủi, chớp nhoáng như một ý niệm phát khởi. Giống như một bánh xe, khi lăn chỉ tiếp xúc với mặt phẳng tại một điểm, khi dừng cũng chỉ tựa trên một điểm, cũng vậy mỗi sát na sinh tồn của chúng sanh chỉ tồn tại trong một tâm niệm, khi tâm niệm chấm dứt, thì đời sống chúng sanh ấy cũng chấm dứt. Ở quá khứ, chúng sanh ấy chỉ sống trong một tâm niệm quá khứ chứ không sống trong một tâm niệm hiện tại và vị lai; trong hiện tại chúng sanh ấy chỉ sống trong một tâm niệm hiện tại, không sống trong một tâm niệm quá khứ, vị lai; trong vị lai chúng sanh ấy chỉ sống trong một tâm niệm vị lai chứ không sống trong tâm niệm quá khứ và hiện tại."
    Như vậy, có một nguyên động lực nào nhờ đó mọi vật biến đổi hay không? Tất cả xe cộ chạy được là nhờ dùng một động cỏ, máy xay chạy bằng gió, quả đất quay quanh trục và quĩ đạo vì ảnh hưởng của nó đối với mặt trời. Ngay cả một ngón tay của ta cũng không tự nó cử động được. Vì thế động lực của sự biến đổi, thể hiện theo một công thức gọi là Tứ-Hữu-Vi-Tướng: "Sanh, Trụ, Dị, Diệt", hay "Thành, Trụ, Hoại, Không", gọi là Tứ Tướng.
    Theo Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivàda), bốn tính chất của Pháp hữu vi được diễn tả như sau :
    Trong giai đoạn hình thành, mọi vật được đưa từ tình trạng quá khứ đến tình trạng hiện hữu.
    Trong giai đoạn duy trì, mọi vật được giữ nguyên tình trạng hiện hữu trước khi đi vào tình trạng vị lai.
    Trong giai đoạn dị biến, mọi vật trưởng thành và suy vi.
    Trong giai đoạn hủy diệt, mọi vật bị đưa trở về quá khứ.
    Tất cả mọi vật thay đổi đều qua bốn tác động trên. Tuy nhiên có một vấn đề đã được bàn luận sôi nổi trong những thế kỷ sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn là bốn tính chất sinh, trụ, hoại, diệt xảy ra đồng thời hay kế tiếp nhau. Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivàda) và Thượng Tọa Bộ (Theravada) chủ trương đồng thời, trong khi Sautrantika cho là kế tiếp.
    3. Vô thường trong pháp Hữu Vi: Pháp Hữu Vi là tất cả những gì hiện hữu do nhiều nhân và duyên tạo thành. Trong sự biến đổi của pháp hữu vi, chúng ta có thể chấp nhận ngay rằng mọi vật đều có sự sinh diệt, nhưng khó mà thấy được sự sinh diệt đó trong từng giờ, từng phút. Mặc dù mệnh đề "Vạn Pháp Giai Không" có thể được xem như là kết luận cuối cùng của định luật vô thường, nhưng đó cũng chính là một cái bẫy nguy hiểm cho các học giả nghiên cứu Đạo Phật. Các học giả Tây Phương dịch chữ "Không" (Sunyatà) là "Hư Vô" (Nothingness) hay tệ hơn nữa là "Hủy Diệt" (Annihilation), và vì thế Mahàsunàtavàda bị gán là "Hư Vô Luận" (Nihilism). Người Phật Tử phải hiểu "Vạn Pháp Giai Không" là tất cả các Pháp Hữu Vi trong hiện tượng giới đều biến đổi không ngừng. Ngài Nàgàrjuna (Long Thọ), một luận sư đại thừa, đã viết trong cuốn Madhyamika: "Chính vì ''''Không'''' mà mọi vật trở thành khả hữu, thiếu nó thì không một vật gì trên thế gian này có thể có được".
    Nếu vạn hữu không thường biến chuyển thì làm thế nào có sự tiến hóa và phát triển? Và nếu cuộc sống cứ tiếp tục giữ nguyên như lúc bắt đầu không có hoại, diệt thì kết quả và ý nghĩa của nó sẽ ra sao?
    Trong cuốn Phật Giáo Đại Thừa Cương Yếu, thiền sư Suzuki viết:
    "Sunyatà (Không) không có nghĩa là hư vô, như các nhà luận giải đôi khi đã phiên dịch, mà chỉ có nghĩa là điều kiện tính hay tính cách tạm bợ của mọi hiện hữu trong thế giới hiện tượng, nó đồng nghĩa với Aniyata (bất định) hay Pratiyà (duyên). Vì thế ''''Không'''' trong Phật Giáo theo nghĩa tiêu cực là vắng bóng của tính cách đặc thù, là phi hữu tính của mọi cá thể, và theo nghĩa tích cực là tình trạng dị biến của hiện tượng giới, là dòng chuyển hóa liên tục, một chuỗi quả nhân bất tận. Không nên hiểu theo nghĩa ''''hủy diệt'''' hay ''''hư vô'''' vì đối với Phật Giáo, Hư-Vô-Luận chỉ là một thực-tại-luận ngây thỏ."
    Nhưng một vấn đề được nêu lên là: -- Đức Phật có chủ trương Không Luận như một vài đệ tử sau này của Ngài hay không? Câu trả lời là Đức Phật không hề lập một môn phái hay một triết luận riêng rẽ nào cả. Ngài cũng không khuyến khích môn đệ của Ngài chủ trương học thuyết này hay môn phái nọ, Ngài chỉ dạy con đường tự giác cho những ai tín nhiệm Ngài. Lời dạy của Ngài không phải để người sau rút tỉa thành những triết phái riêng của mình rồi cố chấp và bảo thủ, mà chỉ để cho những ai ứng dụng lời dạy đó như một phương tiện cho cứu cánh giải thoát ra khỏi thế giới vô thường giả tạm này.
    Sưu tầm
    Lưu ý bạn home_nguoikechuyen lần sau post bài nên suy nghĩ một chút về lời ăn tiếng nói. (lần thứ n)
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 16:59 ngày 21/09/2004
  10. nguoiyeucodon

    nguoiyeucodon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    863
    Đã được thích:
    0
    Chả biết nói gì

Chia sẻ trang này