1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Võ Tổng Hợp

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi duckhang, 29/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã đọc được một cuốn sách rất hay có đoạn " phòng vệ khi phụ nữ gặp đối phương " .Có thể đã có những người đọc rồi , nhưng cũng có những người chưa từng biết đến nó và giá trị của nó . ý nghĩa mà nó mang lại cho mỗi con người là thực sự thiết thực . Trích vài thế hay trong cuốn sách với mong muốn rằng mọi người sẽ cùng đọc , suy ngẫm và rút ra được điều gì đó cho chính bản thân.
    Đặc điểm tâm lý của phụ nữ khác với nam giới,cho nên phụ nữ lại càng dễ bị bọn đối phương tấn công hoặc đe doạ. Một số đối phương thường chặn đường cướp giật đồ đạc hoặc ôm phụ nữ định làm trò ô nhục,thậm trí có những hành động thú tính. Do động cơ mục đích tấn công của bọn đối phương không giống nhau cho nên ta phải có các bài võ phòng vệkhác nhau,phương pháp cũng khác nhau.Bài này căn cứ vào đặc điểm tâm lý của phụ nữ đưa ra một số bài tập thế võ để lấy nhu thắng cương,đánh vào chỗ hiểm, thuận thế giành thắng lợi cho các chị em....
    1.tư thế thứ nhất
    Các bạn gái đang đi hoặc đứng, đối phương ở trước mặt hai tay hắn luồn dưới nách định ôm lấy bạn
    Thứ tự phòng vệ
    -Hai tay bạn đưa lên đẩy mạnh vào cằm dưới cằm đối phương
    -Co chân thuận thúc mạnh đầu gối vào hạ bộ đối phương,phần thân trên ngả ra đằng sau
    Cơ bản của động tác này ,khi đối phương vô lễ ôm bạn bạn phải hiểu rõ ý đồ của hắn ta.Lấy 2 tay đẩy mạnh vào dưới cằm ,thúc háng chuẩn xác mạnh mẽ...
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Anh bạn lại lôi tôi vào chuyện vớ vỉn này thế nhỉ ? Tôi chưa bao giờ đồng ý với lời phát biểu đó của VS Trần Nguyên Đạo trong 1 buổi trả lời phỏng vấn của đài TH ở Pháp .
    Nhưng 1 người luôn luôn " chống báng " VS TNĐ là Patrick Levet ( Học trò của VS Nguyễn V Chiếu ) cũng là người nghiên cứu khá nhiều về sử và võ học lại đồng ý và bênh vực lý luận của VS TNĐ ( Thế mới là lạ ) ...tất nhiên là không phải từ đời nhà Trần đã dùng đòn chân VVN ...
    Theo Patrick Levet, Con ngựa bên Mông Cổ rất thấp và nhỏ, thậm chí có người cưỡi ngựa mà chân còn chạm đất .
    Mà đường đi thời xưa nên tưởng tượng giống như đường rừng chứ không phải đường tráng nhựa như ngày nay .
    Dân quân kháng chiến cũng không ngu đến độ từ đất mà nhảy lên dùng chân kẹp quân Mông cổ ...
    Theo Patrick Levet, dân quân đã ẩn núp từ trên các cây rừng dọc theo lối đi , khi đòn quân đi ngang thì nhảy xuống kẹp địch thủ ...
    Và đấy cũng là suy luận của Patrick ...
    Còn tôi, ai muốn hỏi về võ mồm thì cứ hỏi ...
    Nhưng đừng bôi bác nhá .
  3. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
  4. tkd

    tkd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    hư chiêu lợi hại là ... ko có chiêu nào cả ấy , các bác đừng vội nóng mà hãy suy nghĩ kỹ . Giả dụ ta tung hư chiêu đối thủ ko đỡ như ta muốn mà tấn công thì làm thế nào , hay họ di chuyển ra xa cũng vậy Đối với tôi , ko có hư chiêu mà chỉ có "biến chiêu" hoặc cứ như ông Kim Dung thì "vô chiêu" cũng được . Khi tôi luyện tập chiến đấu , nhìn xem sơ hở chỗ nào mà tấn công , nếu đối thủ có hành động gì thì ngay lập tức "biến chiêu" , lấy vd 1 bài tập đơn giản mà tôi đã post bên topic Taekwondo , tuỳ đối phương làm gì mà ra đòn , vậy thôi
  5. cong_tu_nha_ngheo_vt

    cong_tu_nha_ngheo_vt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    222222222222222
    o day co ai can mua THIEU LAM DICH CAN KINH khong? neu can thi lien he voi minh nhe
    mail cua minh la: cong_tu_nha_ngheo_vt86@yahoo.com
  6. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Nghe nói trong quân đội nhất là bên ĐẶC CÔNG được học rất kỹ bài bản các thế đánh giết người ,mà kỹ thuật chiến đấu là chọn lựa những tinh hoa của các võ phái.Ngoài ra họ là ngưòi bản lãnh gan dạ khác thường,nhân có đọc qua bài trên báo thanh niên tôi post vào cùng thưởng thức.
    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/TheGioi/TuLieu/2004/6/14/19987/
    Đặc công ********* tấn công sào huyệt B.52 Mỹ


    Làm lễ truy điệu trước khi xuất kích
    Ra đời trong cuộc chiến tranh chống Pháp tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, lực lượng đặc công không ngừng lớn mạnh; trở thành binh chủng đặc biệt tinh nhuệ, là nỗi khiếp sợ của giặc thù.
    Đánh B.52 ngay tại sào huyệt Utapao
    Đặc điểm của lính đặc công là giỏi sử dụng nhiều loại vũ khí. Từ vũ khí thông thường đến các loại pháo như ĐKZ, ĐKB... Và họ cũng là "chuyên gia" bậc thầy về các loại chất nổ, bộc phá. Chuẩn bị trận đánh kho xăng Nhà Bè năm 1973, qua nghiên cứu có 49 bồn chứa lớn, mỗi bồn phải đặt ít nhất 10 kg chất nổ C4 mới phá hủy nổi. Như vậy phải cần gần 500 kg chất nổ cho trận đánh. Một tổ tám người xuất kích không thể mang vác nổi khối lượng đó. Trước đây đã từng thử dùng pháo ĐKZ bắn trúng nhưng không cháy. Với kiến thức và kinh nghiệm đã có, anh em liền cưa trái bom 750 cân Anh bị lép, lấy 100 kg thuốc sản xuất 50 trái mìn lõm, mỗi quả chỉ nặng 1 kg. Lấy vỏ trái bom cho đánh thử, xuyên phá tốt. Kết quả là kho xăng bị đánh cháy suốt 12 ngày đêm, thiêu hủy 250 triệu lít xăng.
    Đặc công còn là những chiến sĩ giỏi đánh cận chiến, kể cả bằng tay không và dao găm. Những thế võ đặc công trong các trận giáp lá cà với lính Mỹ, lính chư hầu Nam Triều Tiên, làm cho đám lính khét tiếng thiện chiến này phải kinh hồn. Gặp trường hợp bị vây hãm, đặc công sẵn sàng chấp nhận hy sinh, hoặc mạng đổi mạng để giữ bí mật và khí tiết người lính. Như ở trận đánh kho xăng Nhà Bè, hai chiến sĩ Bao và Tìm khi bị địch bao vây tứ phía, liền "cưa đôi" quả lựu đạn với chúng. Một cựu tư lệnh đặc công cho rằng tinh thần chiến đấu quyết tử của đặc công làm nên phẩm chất anh hùng của người lính, khiến cho quân địch sợ hãi và khâm phục.
    Đã có nhiều trận đánh và những chiến công được nói đến. Riêng trận tập kích sân bay Utapao (Thái Lan) lâu nay rơi vào im lặng. Utapao là căn cứ không quân rất lớn của Mỹ tại Thái Lan hồi đó, và đây cũng là cũng là sân bay duy nhất ở Đông Nam Á mà máy bay chiến lược B.52 có thể hạ, cất cánh. Máy bay B.52 của Mỹ thường xuất phát từ nơi đây và đảo Guam để ném bom miền Bắc nước ta. Chính phủ ta ngày ấy từng ra tuyên bố: địch xuất phát từ đâu, ta có quyền đánh trả ngay nơi sào huyệt của chúng. Dựa vào tuyên bố ấy và trên cơ sở phân tích tin tình báo chiến lược, phán đoán đúng ý đồ của Mỹ, tháng 10/1972, Bộ Tư lệnh Đặc công giao cho thượng tá Nguyễn Đức Trúng, Tham mưu trưởng binh chủng, nghiên cứu và chuẩn bị phương án đánh thẳng vào căn cứ máy bay B.52 của Mỹ, khi chúng tăng cường ném bom thủ đô Hà Nội.
    Khó khăn nhất là sân bay Utapao ở sâu trong nội địa Thái Lan, việc đảm

    Đại tá Nguyễn Đức Trúng (bìa phải)

    bảo hậu cần hầu như không thực hiện được. Lúc đầu, bộ tư lệnh đề nghị cấp trên cho sử dụng đường dây Việt kiều. Ban Bí thư và Quân ủy điện trả lời tuyệt đối cấm sử dụng lực lượng này. Một tổ đặc công đánh xa có 3 người được chọn. Trong đó, hai chiến sĩ Lại và Phương vốn là hai Việt kiều Thái hồi hương về miền Bắc, thông thạo địa hình, nói sõi tiếng Thái. Một biệt đội hơn ba chục người đi theo làm nhiệm vụ yểm trợ. Đoàn đã lập trạm chỉ huy ở khu rừng Đôn Ka Thom nằm ở ngã ba biên giới Thái Lan - Lào - Campuchia. Đây là khu rừng nguyên sinh cây cao ba tầng, quanh năm không thấy ánh mặt trời. Từ đây, các tổ tiền tiêu được phái đi trinh sát 14 lần dọc theo dãy núi Prếch Vihia. Có một sáng kiến được đưa ra. Đó là dùng kỹ thuật ém lương thực theo kiểu sâu đo. Ba chiến sĩ mỗi người mang 32 kg lương khô, đến vị trí A để lại 10 kg, chôn kỹ và đánh dấu rồi quay về. Cứ thế từng chuyến lương khô được chuyển đến vị trí B, C, D... suốt chặng đường dài. Cần nói rõ lương thực là điều kiện sống còn của người lính đặc công, cả trên đường đi đến mục tiêu cũng như khi quay về.
    Vấn đề còn lại là phương tiện liên lạc để nhận lệnh tiến công đúng thời điểm. Các chiến sĩ đặc công không thể đem điện đài, vì sẽ ảnh hưởng tới khối lượng chất nổ cần thiết phải mang theo. Đoàn trưởng liền hạ lệnh: mang theo máy radio để nghe tin tức, khi nào nghe tin đài BBC hay VOA đưa tin B.52 đang đánh dồn dập Hà Nội, lúc ấy được quyền khai hỏa. Ba chiến sĩ đặc công của ta, một bảo vệ bên ngoài để hai người xâm nhập tận trong sào huyệt, sờ mó tận tay từng chiếc B.52. Đúng lúc cao điểm 12 ngày đêm Mỹ đánh phá Hà Nội, chiến sĩ đặc công điểm hỏa đánh cháy 6 chiếc, phá hỏng 2 chiếc. Vậy là có 8 chiếc B.52 bị loại khỏi vòng chiến đấu, không còn cơ hội ngang dọc trên bầu trời miền Bắc gây tội ác nữa. Ngày hôm sau, các hãng thông tấn phương Tây đã đưa tin, bình luận. Mỹ đã thật sự hoảng hốt, chúng không ngờ ta với tay xa và phối hợp ăn ý đến như vậy. Qua đài kỹ thuật (bí mật), chúng trao đổi với nhau mà không hiểu điều gì đã xảy ra. Lúc ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe tin liền điện hỏi Bộ Tư lệnh Đặc công, bộ tư lệnh vội điện hỏi trạm chỉ huy. Sau này nghe thượng tá Nguyễn Đức Trúng báo cáo lại đầy đủ chi tiết, đại tướng không ngớt lời khen ngợi.
    (còn tiếp)
    Cao Thụ



    phần tiếp theo các bác đọc ở đây tôi không post vào.
    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/TheGioi/TuLieu/2004/6/16/20115/
    duckhang
    Được duckhang sửa chữa / chuyển vào 15:17 ngày 16/06/2004
  7. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam giành bốn huy chương vàng tại Giải Judo Hà Nội mở rộng 2004
    --------------------------------------------------------------------------------
    Sau hai ngày thi đấu, chiều 25-6, Giải Judo Hà Nội mở rộng 2004 tổ chức tại Nhà thi đấu Hà Nội với sự tham dự của 78 võ sĩ đến từ Ðài Loan, Quảng Ðông, Quảng Tây (Trung Quốc), Nhật Bản, Lào, Thái-lan, và Việt Nam đã kết thúc.
    Tại giải này, đoàn Ðài Loan dẫn đầu với năm huy chương vàng, một huy chương bạc và một huy chương đồng. Ðoàn Việt Nam đứng thứ nhì với bốn huy chương vàng của: Trần Văn Ðoạt (hạng dưới 60 kg), Nguyễn Linh Sơn (dưới 66 kg), Phạm Quốc Lập (dưới 81 kg) và Văn Ngọc Tú (dưới 48 kg nữ) cùng bốn huy chương bạc và bảy huy chương đồng.
    Ðoàn Quảng Tây xếp thứ ba với bốn huy chương vàng, 1 huy chương bạc và 1 huy chương đồng.

    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=46&sub=136&article=10003
  8. quan65

    quan65 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Đặc công thực hiện 2 nguyên tắc:
    - đánh lén
    - vua thua thằng liều
    ấy là nôm
    cái giỏi của ĐC là kỹ thuật tiền nhập, dũng cảm, mưu trí sáng tạo...
    chứ võ thì khó so với lính đại hàn.
    luyên thuyên tí.
  9. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã thảo luận với bác về Đặc Công nhưng không hiểu ai xoá mất bài, vậy các bác vào đây đọc nhiều lắm.
    http://ttvnol.com/lichsu_vanhoa/161294.ttvn
  10. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Giới trẻ Hà Nội & võ thuật

    TT - Sinh viên học tập ở thủ đô, gõ bàn phím tách tách, chat lành nghề, game thiện nghệ đã là ?ochuyện thường nơi... thành phố?.
    Còn những người khoác võ phục lên mình để tập võ thì thời gian gần đây mới nở rộ.
    Võ thuật và tôi
    Cứ bốn buổi một tuần, từ 13 năm nay Nguyễn Tuấn Anh (hiện là sinh viên K26 nội thất Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội) không tối nào không khoác lên mình bộ võ phục để đến võ đường. Chìa tấm ảnh hồi học lớp võ đầu tiên, Tuấn Anh bảo võ thuật đã đem lại cho bạn không chỉ... chiều cao và cân nặng (từ thể trạng ?osuy dinh dưỡng?, bây giờ đã là 1,72m và 75kg).
    Hồi còn học phổ thông bị đánh, anh tìm đến karate để nuôi chí ?otrả hận?. Nhưng đi học được hai tháng, nghe lời thầy giảng về đạo võ, ý định trả thù bay đâu mất. Thay vào đó là một ý chí kiên cường và bản lĩnh, chất võ đã ngấm vào từng cơ bắp. Chính nhờ khổ luyện những đòn thế karate mà Tuấn Anh đã thoát nạn trong một vụ cướp cách đây không lâu.
    Hôm ấy, anh đang về nhà trên đường Láng thì bị bốn thanh niên ép vào vỉa hè xin đểu. Anh bảo không có tiền, chúng định trấn lột chiếc xe. Không còn cách nào khác, hai đòn zôkôgheri được tung ra trúng đích, hai tên ?onằm đường?, hai tên còn lại lên xe lủi mất.
    Cũng khoác trên mình màu áo trắng của môn phái karate, Võ Thu Hằng - sinh viên K23 luật kinh tế, ĐH Luật Hà Nội - đến với võ đã được 10 năm. Nhìn Hằng đi bài quyền batsa-dai, người xem sẽ bị cuốn vào những bước di chuyển linh hoạt của tấn pháp, những đòn đá, cú đấm mạnh mẽ, dứt khoát như có ma lực và một ánh mắt có ?othần?.
    Thời thơ ấu của Hằng trải qua trong bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Hằng yếu lắm. Rồi như duyên số, sau một lần xem tập võ, cô bé quặt quẹo đã mạnh dạn xin bố đi tập. Bố nhìn Hằng và bảo: ?oTrông như cái kẹo thế kia, tập với tành nỗi gì?. Xin không được, Hằng đã nói dối bố là đi học thêm để... tập võ.
    Chiến thắng bệnh tật và học khá lên nhưng Hằng trượt đại học. Cô quả quyết: ?oSự cứng rắn mà võ thuật đem lại giúp mình quyết tâm thi tiếp năm nữa để vào đại học. Nhìn lại mới thấy võ đã cứu mình lần thứ hai trong đời?.
    Một phong trào tập võ đang lên
    Hiện ở Hà Nội chưa có số liệu thống kê về tổng số người học võ. Nhưng nhìn qua lượng võ sinh tại các môn phái cũng có thể hình dung phong trào tập võ phát triển mạnh. Môn phái có lượng võ sinh đông nhất ở Hà Nội hiện nay phải kể đến taekwondo với trên 10.000 người.
    Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, tổng thư ký Liên đoàn Taekwondo Hà Nội, con số này hai năm trước mới là 6.000. Với môn karatedo, năm năm trước mới có 3.000 môn sinh thì nay đã gần 5.000. Pencak silat: 1.300 võ sinh là con số của hai năm trước, hiện nay đã lên tới trên 2.000 người; môn phái cổ truyền Bình Định Gia thu hút gần 1.000 người luyện tập; wushu hiện cũng có trên 2.000 võ sinh. Đó là chưa kể hàng chục môn phái khác như judo, Vĩnh Xuân quyền, Thiếu Lâm... cũng có lượng môn sinh không nhỏ.
    Người học võ ở Hà Nội hiện nay chủ yếu là tầng lớp thanh niên, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Điều đó thể hiện qua việc hầu hết các địa điểm luyện tập võ thuật được lập tại các trường phổ thông, các ký túc xá. Trường tiểu học Việt Nam - Algeria (phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân) nhiều năm nay là nơi ?ođóng quân? của môn phái Bình Định Gia. Tại Trường ĐH Mỏ - địa chất tập trung môn taekwondo.
    Trường ĐH Ngoại ngữ có môn karatedo. Trường Hoàng Diệu có môn pencak silat. Ngoài ra, một số nhà văn hóa (NVH) như NVH quận Hoàn Kiếm, NVH quận Hai Bà Trưng cũng thu hút một lượng võ sinh khá lớn...
    Trong khi các chương trình giáo dục thể chất như một cực hình với sinh viên nữ, thì chính những nữ sinh lại tìm đến võ thuật. Thu - K45 báo chí, ĐH KHXH&NV - nói: ?oVõ thuật đem lại cho tôi sự tự tin cần thiết. Tôi học báo, phải đi nhiều, có chút phòng thân cũng tốt. Mà hơn hết là thấy khỏe ra, học thấy ?ovào? hơn.
    Còn với Xuân, khoa thống kê ĐH Kinh tế quốc dân: ?oTập võ thấy ?ophê? lắm, tập vào là quên hết buồn rầu, lo âu. Ra sân tập, mọi căng thẳng đều bay đâu hết. Tôi nghĩ nếu ai thất tình, tập võ chắc cũng quên hết cả buồn luôn...?. Cô nhoẻn miệng cười tinh nghịch, lí lắc chạy lên cúi đầu xin vào lớp, lại đá, đấm và... hét.
    Tập võ không những đem lại sức khỏe mà hơn hết đó là ý chí. Nhiều người lo ngại chuyện lớp trẻ tập võ sẽ làm gia tăng những vụ ẩu đả, xô xát. Nhưng thực tế không phải vậy, chính những người tập võ lâu năm lại là những người ?osợ? đánh nhau nhất. Họ nằm lòng câu ?ocao nhân tất đắc cao nhân trị?.
    Ông Đào Văn Hải - trưởng ban quản lý KTX Mễ Trì, ĐHQG Hà Nội - cũng cho biết: ?oĐã sáu năm kể từ khi Câu lạc bộ võ thuật tổng hợp đóng tại KTX, chưa hề có vụ va chạm nào trong KTX liên quan đến những sinh viên học võ?.
    KÁP THÀNH LONG (K46 báo chí ĐH KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội
    Hi.. vẫn chưa thấy nói đến Vovinam...

Chia sẻ trang này