1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vô tuyến truyền thông (Wireless Communications)

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi NguyenVanTeo, 05/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tula131@yahoo.com

    tula131@yahoo.com Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/02/2002
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác !
    Hiện nay, "Truyền hình số" sử dụng điều chế:
    - QPSK cho DVB-S (Truyền hình số vệ tinh): bởi vì: cự ly truyền dẫn xa --> suy giảm nhiều và nhiễu cũng nhiều --> người ta phải dùng 1 pp điều chế thích hợp đủ "khoẻ" và không quá phức tạp để cho bên thu "giải điều chế" "tốt", đồng thời so với mặt đất thì băng thông để "xài" cũng thoả mái hơn, mặt khác phg thức điều chế cho truyền thông Vệ tinh thường phải tránh "điều biên" để giảm bớt gánh nặng cho các "Transponder" trên vệ tinh ==> điều chế QPSK là thấy hợp lý nhất (tín hiệu có khả năng "đề kháng" tốt và tốc độ truyền cao, dễ giải điều chế và giảm bớt "gánh nặng" cho Vệ tinh (giảm bớt trọng lượng,..),......).
    - OFDM cho DVB-T (Truyền hình số mặt đất): Lý do như bác Tèo đã diễn giải, và bởi vì: pp này cho phép truyền phát đc tín hiệu có tốc độ "rất lớn" trên nhiều sóng mang "trực giao" thông qua phép biến đổi IFFT để chuyển "nhiều" tín hiệu "số" trên "các" sóng mang thành "một" tín hiệu "số" trên miền thời gian. Với pp này thì tín hiệu cũng rất "khoẻ", và như vậy phía thu dễ thu đc tín hiệu. Hi hiiii, lẽ dĩ nhiên là phải do xuất phát từ phương thức truyền "mặt đất" cho nên mới dùng cái OFDM này (mặt đất thì nhiều nhiễu "đa đường" và hiện tượng "echo", băng tần hạn chế,.....).
    - QAM cho DVB-C (Truyền hình số cable): Do truyền bằng cáp có hiện tượng "phản xạ",.... nên băng tần cần hẹp để triệt bớt nó vả lại S/N lớn, cáp có nhiều lõi, ...... ==> dùng QAM.
    //
    Chú ý: tín hiệu của "Truyền hình số" là "đa phương tiện" (đủ loại: video, audio, data,.....) cho nên OFDM là very good chẳng cứ gì audio !
    //--------------------------------------------
    ********** Bây giờ đến lượt tôi hỏi về "Driver":
    Trước hết driver là một "phần mềm". Driver của một thiết bị cứng là một phần mềm (thường do nhà sản suất thiết bị cứng đó viết ra vì họ hiểu về thiết bị đó nhất) cho phép ta giao tiếp với thiết bị cứng đó ?
    Nhưng mà cho hỏi (driver):
    - Nó là một phần mềm chạy trên một hệ điều hành; vậy thì nó có phụ thuộc vào "Hệ điều hành" không nhỉ ? (xin các bác suy nghĩ kỹ cho; vì theo tôi biết thì: một Hệ điều hành phải có khả năng với một LIST các driver mà chưa đc biết ai bảo ngược lại (nếu ngc lại thì một chương trình driver "phổ biến" sẽ rất lớn)).
    - Nó là phần mềm thì phải có cấu trúc và các quy chuẩn; vậy thì, nó tuân theo cấu trúc và quy tắc, tiêu chuẩn gì ? như thế nào ?
    - Cách viết một driver ntn ? (cái này thì Option thôi, hi hiiii).
    Thank !
    //--------------------------- Ngày 28/07/2002
    *.tus
  2. catchich

    catchich Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ bài của NguyenVanTeo viết lúc 03:03 ngày 28/07/2002:Còn việc áp dụng OFDM bước đầu mới chỉ triển khai ở lĩnh vực Audio và truyền ở cự ly gần trước(chưa triển khai ở Video và cự ly truyền sóng xa > 20km) là do vấn đề: Muốn truyền đi càng xa thì băng tần phải giảm đi tương ứng.
    Được catchich sửa chữa / chuyển vào 15:54 ngày 27/07/2002 [/QUOTE](+) Bạn giải thích rõ ràng để bạn đọc hiểu, tại sao truyền đi cáng xa thì băng tần phải giảm đi tương ứng? Cảm ơn bạn !<BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ bài của catchich viết lúc 15:48 ngày 27/07/2002:</FONT><FONT face=Arial size=2>Còn theo em đọc trên Tạp chí BCVT số 9/2001 thì mục tiêu của VOFDM là một kỹ thuật điều chế cho phép cải thiện fading ở phía thu, do đó nó có thể thực hiện truy nhập hệ thống vô tuyến không theo tầm nhìn thẳng. Tốc độ bit luồng xuống/luồng lên đạt tới 22Mb/19Mb/s và tầm phủ sóng 40km, vùng dịch vụ đạt 40% .... Còn làm thế nào về mặt lý thuyết để đạt đuợc điều đó thì hai tác giả Nhật bản bài báo không nói đến. Được catchich sửa chữa / chuyển vào 15:54 ngày 27/07/2002 [/QUOTE] (+) Tốc độ bit/giây mà bạn nói là hoàn toàn khả thi. Những tốc độ tương tự như thế, bản thân tôi đã đọc trong chuẩn của DVB-T (Digital Video Broadcasting - Terrestrial = Truyền hình kỹ thuật số trên mặt đất).--------------- Nguyễn Văn Tèo ---------------
    [/QUOTE]
    [/quote]
    Theo em nguyên lý là:
    + Truyền băng thông càng rộng -> cần phổ tần lớn -> sóng mang tần số cao -> không truyền đi xa được.
    + Trong CDMA đối với 1 BTS thì : số thuê bao giảm -> tầm phủ sóng dc mở rộng hơn và ngược lại.
    +Còn về tốc độ khả thi thì tất nhiên rồi, nhưng vấn đề là ở chỗ với tốc độ cao như vậy lại truyền được không cần tầm nhìn thẳng ! (VD: sóng AM có thể truyền âm thanh đi hàng trăm cây, trong khi sóng UHF truyền hình chỉ trong bán kính <60km thôi mà lại không đc bị che chắn, còn sóng AM thì vô tư, đang ngồi dưới công sự cũng nghe tốt). Dĩ nhiên em hiểu là vấn đề không phải là sóng đi trong suốt qua vật chắn, máy thu phải có khả năng gom các tín hiệu phản xạ từ mọi hướng có thể.
    Được catchich sửa chữa / chuyển vào 10:02 ngày 29/07/2002
    @nguyenvanteo trả lời
    Có mấy điểm sau tôi muốn nói rõ:
    (+) Những điều bạn giải thích không liên quan gì đến OFDM như bạn chuotdong hỏi (câu hỏi đó là tại sao OFDM mới chỉ được triển khai trên mạng diện hẹp?). Những điều bạn nói, thuộc về tính chất vật lý của việc truyền sóng điện từ, nó không liên quan đến các phương thức điều chế.
    (+) Việc bạn suy ra rằng "Truyền băng thông càng rộng -> cần phổ tần lớn -> sóng mang tần số cao" là một suy luận không có cơ sở kỹ thuật. Truyền băng thông càng rộng không nhất thiết phải dùng một sóng mang có tần số cao. Bạn nên nhớ, sóng mang có tần số rất cao so với các tần số của tín hiệu mang thông tin thực. Băng tần của tín hiệu mang thông tin chỉ là một dải tần số rất nhỏ xung quanh tần số của sóng mang. Vấn đề chọn tần số của sóng mang bị giới hạn bởi chính sách tần số của thế giới/khu vực/quốc gia.
    (+) Còn suy luận sau: "sóng mang tần số cao -> không truyền đi xa được" thì đúng bởi tần số sóng mang càng cao thì bước sóng của nó càng ngắn và do đó càng có nhiều sự va đập của sóng này vào các vật trên đường truyền. Va đập càng nhiều thì suy hao càng lớn.
    Tuy nhiên, như tôi nói ở trên, rằng không thể suy luận rằng khi ta truyền tín hiệu với băng tần rộng hơn thì cần một sóng mang có tấn số cao hơn. Do đó, lập luận rằng để truyền đi xa thì băng tần phải giảm đi tương ứng là chưa đúng!

    (+) Trong CDMA, số thuê bao ở mỗi cell giảm hay tăng nó tác động trực tiếp vấn đề nhiễu đa truy nhập. Đây không phải là vấn đề tần số. Trong CDMA, tín hiệu của mọi người sử dụng trong mỗi cell đều chiếm toàn bộ dải thông của cell đó.

    Bạn vẫn vướng vấn đề truyền tốc độ cao với vấn đề sóng mang tần số cao. Như tôi nói trên đây, rằng truyền tín hiệu với băng thông rộng không nhất thiết là phải truyền bằng một sóng mang có tần số rất cao. Còn vấn đề tại sao nó lại có thể khả thi vì người ta kết hợp giữa việc sử dụng các phương thức điều chế có khả năng truyền thông tin theo bit/giây với tốc độ cao, chẳng hạn như 64-QAM có thể truyền gần được 6 bit/Hz và kết hợp với các mã sửa lỗi cực mạnh, các Equalizer ở phía thu. Việc sử dụng OFDM khiến cho vấn đề sử dụng Equalizer ở phía thu trở nên cực ký đơn giản và nó có khả năng tổng hợp được năng lượng một cách hiệu quả. Hơn nữa, trong các ứng dụng như truyền hình, công suất phát có thể ở mức tương đối lớn, đây cũng là một yếu tố giúp truyền thông tin đi được xa hơn.
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 16:40 ngày 12/11/2003
  3. catchich

    catchich Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ bài của NguyenVanTeo viết lúc 03:03 ngày 28/07/2002:Còn việc áp dụng OFDM bước đầu mới chỉ triển khai ở lĩnh vực Audio và truyền ở cự ly gần trước(chưa triển khai ở Video và cự ly truyền sóng xa > 20km) là do vấn đề: Muốn truyền đi càng xa thì băng tần phải giảm đi tương ứng.
    Được catchich sửa chữa / chuyển vào 15:54 ngày 27/07/2002 [/QUOTE](+) Bạn giải thích rõ ràng để bạn đọc hiểu, tại sao truyền đi cáng xa thì băng tần phải giảm đi tương ứng? Cảm ơn bạn !<BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ bài của catchich viết lúc 15:48 ngày 27/07/2002:</FONT><FONT face=Arial size=2>Còn theo em đọc trên Tạp chí BCVT số 9/2001 thì mục tiêu của VOFDM là một kỹ thuật điều chế cho phép cải thiện fading ở phía thu, do đó nó có thể thực hiện truy nhập hệ thống vô tuyến không theo tầm nhìn thẳng. Tốc độ bit luồng xuống/luồng lên đạt tới 22Mb/19Mb/s và tầm phủ sóng 40km, vùng dịch vụ đạt 40% .... Còn làm thế nào về mặt lý thuyết để đạt đuợc điều đó thì hai tác giả Nhật bản bài báo không nói đến. Được catchich sửa chữa / chuyển vào 15:54 ngày 27/07/2002 [/QUOTE] (+) Tốc độ bit/giây mà bạn nói là hoàn toàn khả thi. Những tốc độ tương tự như thế, bản thân tôi đã đọc trong chuẩn của DVB-T (Digital Video Broadcasting - Terrestrial = Truyền hình kỹ thuật số trên mặt đất).--------------- Nguyễn Văn Tèo ---------------
    [/QUOTE]
    [/quote]
    Theo em nguyên lý là:
    + Truyền băng thông càng rộng -> cần phổ tần lớn -> sóng mang tần số cao -> không truyền đi xa được.
    + Trong CDMA đối với 1 BTS thì : số thuê bao giảm -> tầm phủ sóng dc mở rộng hơn và ngược lại.
    +Còn về tốc độ khả thi thì tất nhiên rồi, nhưng vấn đề là ở chỗ với tốc độ cao như vậy lại truyền được không cần tầm nhìn thẳng ! (VD: sóng AM có thể truyền âm thanh đi hàng trăm cây, trong khi sóng UHF truyền hình chỉ trong bán kính <60km thôi mà lại không đc bị che chắn, còn sóng AM thì vô tư, đang ngồi dưới công sự cũng nghe tốt). Dĩ nhiên em hiểu là vấn đề không phải là sóng đi trong suốt qua vật chắn, máy thu phải có khả năng gom các tín hiệu phản xạ từ mọi hướng có thể.
    Được catchich sửa chữa / chuyển vào 10:02 ngày 29/07/2002
    @nguyenvanteo trả lời
    Có mấy điểm sau tôi muốn nói rõ:
    (+) Những điều bạn giải thích không liên quan gì đến OFDM như bạn chuotdong hỏi (câu hỏi đó là tại sao OFDM mới chỉ được triển khai trên mạng diện hẹp?). Những điều bạn nói, thuộc về tính chất vật lý của việc truyền sóng điện từ, nó không liên quan đến các phương thức điều chế.
    (+) Việc bạn suy ra rằng "Truyền băng thông càng rộng -> cần phổ tần lớn -> sóng mang tần số cao" là một suy luận không có cơ sở kỹ thuật. Truyền băng thông càng rộng không nhất thiết phải dùng một sóng mang có tần số cao. Bạn nên nhớ, sóng mang có tần số rất cao so với các tần số của tín hiệu mang thông tin thực. Băng tần của tín hiệu mang thông tin chỉ là một dải tần số rất nhỏ xung quanh tần số của sóng mang. Vấn đề chọn tần số của sóng mang bị giới hạn bởi chính sách tần số của thế giới/khu vực/quốc gia.
    (+) Còn suy luận sau: "sóng mang tần số cao -> không truyền đi xa được" thì đúng bởi tần số sóng mang càng cao thì bước sóng của nó càng ngắn và do đó càng có nhiều sự va đập của sóng này vào các vật trên đường truyền. Va đập càng nhiều thì suy hao càng lớn.
    Tuy nhiên, như tôi nói ở trên, rằng không thể suy luận rằng khi ta truyền tín hiệu với băng tần rộng hơn thì cần một sóng mang có tấn số cao hơn. Do đó, lập luận rằng để truyền đi xa thì băng tần phải giảm đi tương ứng là chưa đúng!

    (+) Trong CDMA, số thuê bao ở mỗi cell giảm hay tăng nó tác động trực tiếp vấn đề nhiễu đa truy nhập. Đây không phải là vấn đề tần số. Trong CDMA, tín hiệu của mọi người sử dụng trong mỗi cell đều chiếm toàn bộ dải thông của cell đó.

    Bạn vẫn vướng vấn đề truyền tốc độ cao với vấn đề sóng mang tần số cao. Như tôi nói trên đây, rằng truyền tín hiệu với băng thông rộng không nhất thiết là phải truyền bằng một sóng mang có tần số rất cao. Còn vấn đề tại sao nó lại có thể khả thi vì người ta kết hợp giữa việc sử dụng các phương thức điều chế có khả năng truyền thông tin theo bit/giây với tốc độ cao, chẳng hạn như 64-QAM có thể truyền gần được 6 bit/Hz và kết hợp với các mã sửa lỗi cực mạnh, các Equalizer ở phía thu. Việc sử dụng OFDM khiến cho vấn đề sử dụng Equalizer ở phía thu trở nên cực ký đơn giản và nó có khả năng tổng hợp được năng lượng một cách hiệu quả. Hơn nữa, trong các ứng dụng như truyền hình, công suất phát có thể ở mức tương đối lớn, đây cũng là một yếu tố giúp truyền thông tin đi được xa hơn.
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 16:40 ngày 12/11/2003
  4. catchich

    catchich Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Tèo,
    + Suy luận : "cần phổ tần lớn -> sóng mang tần số cao" của em là sai.
    1+ Tiện đây bác cho em hỏi, nguyên lý chung của các kỹ thuật Equater là gì ?
    2+ Tại sao người ta phải điều chế tín hiệu. Có hệ thống thông tin nào không cần điều chế.
    @NguyenVanTeo trả lời
    1. Nếu nói nguyên lý chung trong một bài thì rất khó nhưng mục đích chung thì được. Khi ta truyền tín hiệu trên kênh (nói chung, chứ không riêng gì kênh vô tuyến) thì ở phía thu, tín hiệu sẽ chịu sự tác động của kênh truyền và nhiễu. Kênh truyền có thể gây ra méo (cả về biên độ và pha) rất lớn dẫn đến việc khôi phục tín hiệu rất khó khăn. Do đó, ở máy thu, người ta lắp thêm một mạch điện nhằm giảm bớt hoặc khử hẳn méo do kênh truyền gây ra. Để vấn đề được rõ ràng hơn, xét một trường hợp cụ thể. Giả sử ta truyền tín hiệu x(t) qua một kênh truyền có đáp ứng thời gian là h(t) như sau:
    [​IMG]
    ( Hình 1)
    Trong đó y(t) là tín hiệu thu được ở máy thu, w(t) là nhiễu trên kênh truyền. Tín hiệu thu được y(t) sẽ có biểu thức là:
    [​IMG] ----- (1)
    Trong đó phép toán * ở đây là phép toán chập chứ không phải phép toán nhân thông thường. Để quan sát rõ kênh truyền ảnh hưởng đến tín hiệu mang thông tin x(t) ra sao, ta chuyển sang miền tần số bằng cách lấy biến đổi Fourier (FT) cả hai vế của biểu thức (1) như sau:
    [​IMG] --------- (2)
    Trong đó Y(f), X(f), H(f) và W(f) là biến đổi FT của y(t), x(t), h(t) và w(t). Nếu chúng ta tách H(f) ra hai phần, phần hàm truyền đạt biên độ và dịch pha ta sẽ thấy là tín hiệu x(t) bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kênh truyền H(f). Mục tiêu bây giờ là ở máy thu ta lắp thêm một mạch điện gọi là Equalizer vào mạch điện trên hình 1 hhư sau:
    [​IMG]
    ( Hình 2)
    Vậy là sau khi thu được y(t) ở phía thu, máy thu cho y(t) đi qua mạch điện Equalizer để khử méo do kênh truyền gây ra. Tín hiệu ở đầu ra của mạch Equalizer là:
    [​IMG] ----- (3)
    Lấy FT cả hai vế của (3) để chuyển sang miền tần số như sau:
    [​IMG] ----- (4)
    Trong công thức (4) để khử hoàn toàn méo do kênh truyền gây ra, ta khử cả méo biên độ lẫn méo pha do nó gây ra. Lý tưởng, ta chọn mạch điện Equalizer sao cho đáp ứng tần số của nó thỏa mãn:
    [​IMG] ------ (5)
    Như vậy, đáp ứng tần số của mạch Equalizer chính là nghịch đảo của đáp ứng tần số của kênh truyền. Từ đáp ứng tần số, ta chỉ việc lấy FT ngược để có đáp ứng thời gian và từ đó ta có thể xây dựng mạch điện:
    [​IMG] ------- (6)
    Như vậy căn cứ vào đáp ứng tần số của kênh truyền, ta đã tìm được đáp ứng tần số và đáp ứng thời gian của mạch Equalizer. Để xem xét xem mạch Equalizer này khử méo ra sao, ta thay biểu thức (5) vào biểu thức (4) ta được:
    [​IMG] -------- (7)
    Trong biểu thức (7), ta thấy trên miền tần số, toàn bộ sự tác động của kênh truyền lên tín hiệu X(f) đã bị khử hết, phổ của tín hiệu bây giờ không còn thành phần của kênh truyền nữa, do đó méo biên độ và pha do kênh truyền gây ra không còn nữa. Lấy biến đổi FT ngược cả hau vế của (7) ta được tín hiệu trên miền thời gian sau khi thực hiện Equalization:
    [​IMG] ----------- (11)
    Trên đây là một ví dụ đơn giản về Equalizer. Nhược điểm của loại Equalizer này là khi kênh truyền bị suy giảm rất nhỏ, tức là H(f) gần bằng không, thì nghịch đảo của nó trở nên vô cùng lớn. Điều này có nghĩa là nhiễu w(t) được mạch Equalizer khuếch đại lên rất cao.
    --------------- Nguyễn Văn Tèo ---------------
    2. Nói chung, bộ điều chế tín hiệu là bộ giao tiếp giữa tín hiệu mang thông tin và kênh truyền. Mục đích của nó là để chuyển đổi tín hiệu mang thông tin sang một dạng khác, thích hợp với việc truyền trên kênh.
    (+) Trong các hệ thống tương tự, bộ điều chế nhằm mục đích chuyển tín hiệu từ tần số thấp (tần số của tín hiệu mang thông tin) lên dải tần số thích hợp của dịch vụ đó ở một miền tần số rất cao so với các tần số của tín hiệu mang thông tin. Để làm được điều này, người ta phải làm sao chuyển (hoặc cấy) tin tức từ tín hiệu mang thông tin có tần số thấp vào trong tín hiệu có tần số cao và nó mang thông tin mà bộ điều chế cấy nào nó, tín hiệu có tần số rất cao, mang thông tin do bộ điều chế cấy vào nó, gọi là sóng mang. Có 3 hình thức để cấy thông tin vào trong song mang, đó là (a) thông tin được đưa vào biên độ của sóng mang (gọi là Điều Biên), tức là biên độ của sóng mang được thay đổi theo biên độ của tín hiệu mang thông tin ở tần thấp, (b) thông tin được đưa vào tần số (Điều Tần),tần số của sóng mang thay đổi phụ thuộc vào biên độ của tín hiệu tần thấp mang thông tin, và (c) thông tin được đưa vào góc pha (Điều Pha),pha của sóng mang thay đổi theo biên độ của tín hiệu tần thấp mang thông tin, của sóng mang. Ở phía thu, căn cứ vào sự thay đổi biên độ, tần số hay góc pha của sóng mang, người ta sẽ có thể lấy thông tin ra từ đó.
    (+) Trong các hệ thống truyền thông kỹ thuật số, ngoài tính năng chuyển tín hiệu lên miền tần số mong muốn của kênh truyền như trên, bộ điều chế còn có khả năng định dạng hàm phân bố năng lượng của tín hiệu sau điều chế (thông qua việc sử dụng xung định dạng và mạch lọc trước điều chế) sao cho nó phù hợp với kênh truyền và hệ thống truyền thông đó. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò điều khiển tốc độ tính theo bit/giây của hệ thống theo yêu cầu của người thiết kế hệ thống. Ví dụ, một tín hiệu sau điều chế số có thể mang trong mình nó 1 bit (BPSK), 2 bit (QPSK), 3 bit (8-PSK),...., 6 bit (64-QAM), ... thông tin tùy vào phương thức điều chế nào được sử dụng.
    Các hệ thống truyền thông tin vô tuyến mà tôi biết đều cần phải điều chế tín hiệu. Tôi không biết liệu con người đã, đang hoặc sẽ thiết kế hệ thống truyền tin vô tuyến nào mà không cần điều chế!!!
    --------------- Nguyễn Văn Tèo ---------------
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 17:00 ngày 12/11/2003
  5. catchich

    catchich Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Tèo,
    + Suy luận : "cần phổ tần lớn -> sóng mang tần số cao" của em là sai.
    1+ Tiện đây bác cho em hỏi, nguyên lý chung của các kỹ thuật Equater là gì ?
    2+ Tại sao người ta phải điều chế tín hiệu. Có hệ thống thông tin nào không cần điều chế.
    @NguyenVanTeo trả lời
    1. Nếu nói nguyên lý chung trong một bài thì rất khó nhưng mục đích chung thì được. Khi ta truyền tín hiệu trên kênh (nói chung, chứ không riêng gì kênh vô tuyến) thì ở phía thu, tín hiệu sẽ chịu sự tác động của kênh truyền và nhiễu. Kênh truyền có thể gây ra méo (cả về biên độ và pha) rất lớn dẫn đến việc khôi phục tín hiệu rất khó khăn. Do đó, ở máy thu, người ta lắp thêm một mạch điện nhằm giảm bớt hoặc khử hẳn méo do kênh truyền gây ra. Để vấn đề được rõ ràng hơn, xét một trường hợp cụ thể. Giả sử ta truyền tín hiệu x(t) qua một kênh truyền có đáp ứng thời gian là h(t) như sau:
    [​IMG]
    ( Hình 1)
    Trong đó y(t) là tín hiệu thu được ở máy thu, w(t) là nhiễu trên kênh truyền. Tín hiệu thu được y(t) sẽ có biểu thức là:
    [​IMG] ----- (1)
    Trong đó phép toán * ở đây là phép toán chập chứ không phải phép toán nhân thông thường. Để quan sát rõ kênh truyền ảnh hưởng đến tín hiệu mang thông tin x(t) ra sao, ta chuyển sang miền tần số bằng cách lấy biến đổi Fourier (FT) cả hai vế của biểu thức (1) như sau:
    [​IMG] --------- (2)
    Trong đó Y(f), X(f), H(f) và W(f) là biến đổi FT của y(t), x(t), h(t) và w(t). Nếu chúng ta tách H(f) ra hai phần, phần hàm truyền đạt biên độ và dịch pha ta sẽ thấy là tín hiệu x(t) bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kênh truyền H(f). Mục tiêu bây giờ là ở máy thu ta lắp thêm một mạch điện gọi là Equalizer vào mạch điện trên hình 1 hhư sau:
    [​IMG]
    ( Hình 2)
    Vậy là sau khi thu được y(t) ở phía thu, máy thu cho y(t) đi qua mạch điện Equalizer để khử méo do kênh truyền gây ra. Tín hiệu ở đầu ra của mạch Equalizer là:
    [​IMG] ----- (3)
    Lấy FT cả hai vế của (3) để chuyển sang miền tần số như sau:
    [​IMG] ----- (4)
    Trong công thức (4) để khử hoàn toàn méo do kênh truyền gây ra, ta khử cả méo biên độ lẫn méo pha do nó gây ra. Lý tưởng, ta chọn mạch điện Equalizer sao cho đáp ứng tần số của nó thỏa mãn:
    [​IMG] ------ (5)
    Như vậy, đáp ứng tần số của mạch Equalizer chính là nghịch đảo của đáp ứng tần số của kênh truyền. Từ đáp ứng tần số, ta chỉ việc lấy FT ngược để có đáp ứng thời gian và từ đó ta có thể xây dựng mạch điện:
    [​IMG] ------- (6)
    Như vậy căn cứ vào đáp ứng tần số của kênh truyền, ta đã tìm được đáp ứng tần số và đáp ứng thời gian của mạch Equalizer. Để xem xét xem mạch Equalizer này khử méo ra sao, ta thay biểu thức (5) vào biểu thức (4) ta được:
    [​IMG] -------- (7)
    Trong biểu thức (7), ta thấy trên miền tần số, toàn bộ sự tác động của kênh truyền lên tín hiệu X(f) đã bị khử hết, phổ của tín hiệu bây giờ không còn thành phần của kênh truyền nữa, do đó méo biên độ và pha do kênh truyền gây ra không còn nữa. Lấy biến đổi FT ngược cả hau vế của (7) ta được tín hiệu trên miền thời gian sau khi thực hiện Equalization:
    [​IMG] ----------- (11)
    Trên đây là một ví dụ đơn giản về Equalizer. Nhược điểm của loại Equalizer này là khi kênh truyền bị suy giảm rất nhỏ, tức là H(f) gần bằng không, thì nghịch đảo của nó trở nên vô cùng lớn. Điều này có nghĩa là nhiễu w(t) được mạch Equalizer khuếch đại lên rất cao.
    --------------- Nguyễn Văn Tèo ---------------
    2. Nói chung, bộ điều chế tín hiệu là bộ giao tiếp giữa tín hiệu mang thông tin và kênh truyền. Mục đích của nó là để chuyển đổi tín hiệu mang thông tin sang một dạng khác, thích hợp với việc truyền trên kênh.
    (+) Trong các hệ thống tương tự, bộ điều chế nhằm mục đích chuyển tín hiệu từ tần số thấp (tần số của tín hiệu mang thông tin) lên dải tần số thích hợp của dịch vụ đó ở một miền tần số rất cao so với các tần số của tín hiệu mang thông tin. Để làm được điều này, người ta phải làm sao chuyển (hoặc cấy) tin tức từ tín hiệu mang thông tin có tần số thấp vào trong tín hiệu có tần số cao và nó mang thông tin mà bộ điều chế cấy nào nó, tín hiệu có tần số rất cao, mang thông tin do bộ điều chế cấy vào nó, gọi là sóng mang. Có 3 hình thức để cấy thông tin vào trong song mang, đó là (a) thông tin được đưa vào biên độ của sóng mang (gọi là Điều Biên), tức là biên độ của sóng mang được thay đổi theo biên độ của tín hiệu mang thông tin ở tần thấp, (b) thông tin được đưa vào tần số (Điều Tần),tần số của sóng mang thay đổi phụ thuộc vào biên độ của tín hiệu tần thấp mang thông tin, và (c) thông tin được đưa vào góc pha (Điều Pha),pha của sóng mang thay đổi theo biên độ của tín hiệu tần thấp mang thông tin, của sóng mang. Ở phía thu, căn cứ vào sự thay đổi biên độ, tần số hay góc pha của sóng mang, người ta sẽ có thể lấy thông tin ra từ đó.
    (+) Trong các hệ thống truyền thông kỹ thuật số, ngoài tính năng chuyển tín hiệu lên miền tần số mong muốn của kênh truyền như trên, bộ điều chế còn có khả năng định dạng hàm phân bố năng lượng của tín hiệu sau điều chế (thông qua việc sử dụng xung định dạng và mạch lọc trước điều chế) sao cho nó phù hợp với kênh truyền và hệ thống truyền thông đó. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò điều khiển tốc độ tính theo bit/giây của hệ thống theo yêu cầu của người thiết kế hệ thống. Ví dụ, một tín hiệu sau điều chế số có thể mang trong mình nó 1 bit (BPSK), 2 bit (QPSK), 3 bit (8-PSK),...., 6 bit (64-QAM), ... thông tin tùy vào phương thức điều chế nào được sử dụng.
    Các hệ thống truyền thông tin vô tuyến mà tôi biết đều cần phải điều chế tín hiệu. Tôi không biết liệu con người đã, đang hoặc sẽ thiết kế hệ thống truyền tin vô tuyến nào mà không cần điều chế!!!
    --------------- Nguyễn Văn Tèo ---------------
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 17:00 ngày 12/11/2003
  6. tuancvm

    tuancvm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2002
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Bác Tèo quả là đáng nể, bác bỏ nhiều thời gian trao đổi (theo tôi thì mang tính giúp đỡ nhiều hơn) từ những kiến thức cơ bản nhất trong lĩnh vực vô tuyến như: Symbol, bandwith la gì ? hay tại sao lại phải điều chế tín hiệu..vv cho đến những kiến thức hiện vẫn chưa được đưa vào chương trình giảng dậy đại học tại Việt Nam như: mã không gian thời gian và đặc biệt là một loạt bài về MUD (bạn chỉ cần phát triển một trong các phương pháp này có thể có một thesis cho riêng mình, chỗ tớ có một bac làm master thesis về MMSE đấy).
    Theo tớ tính tự lực cần được đẩy lên cao, do vậy khi đặt ra một câu hỏi chúng ta cần tìm câu trả lời đi đã sau đó nếu có thể post cả câu hỏi và câu trả lời của mình như thế sẽ hiệu quả hơn khi trao đổi, vì chỉ có những vấn đề chưa chính xác hoặc còn thiếu sẽ được mọi người trong forum đưa ra mổ xẻ.
  7. tuancvm

    tuancvm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2002
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Bác Tèo quả là đáng nể, bác bỏ nhiều thời gian trao đổi (theo tôi thì mang tính giúp đỡ nhiều hơn) từ những kiến thức cơ bản nhất trong lĩnh vực vô tuyến như: Symbol, bandwith la gì ? hay tại sao lại phải điều chế tín hiệu..vv cho đến những kiến thức hiện vẫn chưa được đưa vào chương trình giảng dậy đại học tại Việt Nam như: mã không gian thời gian và đặc biệt là một loạt bài về MUD (bạn chỉ cần phát triển một trong các phương pháp này có thể có một thesis cho riêng mình, chỗ tớ có một bac làm master thesis về MMSE đấy).
    Theo tớ tính tự lực cần được đẩy lên cao, do vậy khi đặt ra một câu hỏi chúng ta cần tìm câu trả lời đi đã sau đó nếu có thể post cả câu hỏi và câu trả lời của mình như thế sẽ hiệu quả hơn khi trao đổi, vì chỉ có những vấn đề chưa chính xác hoặc còn thiếu sẽ được mọi người trong forum đưa ra mổ xẻ.
  8. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Những người giỏi như bác Tèo đã hiếm, lại có cả lòng nhiệt tình nữa thì lại càng hiếm hơn. Như tôi đã nói trước đây rồi, tôi học cũng như đi làm ở trong nước thì chưa thấy có ai có kiến thức cơ bản vững vàng như thế cả
    "Những việc cần làm ngay"
  9. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Những người giỏi như bác Tèo đã hiếm, lại có cả lòng nhiệt tình nữa thì lại càng hiếm hơn. Như tôi đã nói trước đây rồi, tôi học cũng như đi làm ở trong nước thì chưa thấy có ai có kiến thức cơ bản vững vàng như thế cả
    "Những việc cần làm ngay"
  10. TD

    TD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2002
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em bổ xung một ý nhỏ trong câu hỏi của bác catchich và câu trả lời của bác Tèo nhá:
    - Việc điều chế tín hiệu trong thông tin vô tuyến giúp cho người ta có thể:
    1. Giảm kích cỡ của anten thu
    2. Có thể thực hiện việc ghép kênh theo tấn số (FDM)
    - Hệ thống thông tin không cần điều chế: Như bác Tèo đã nói đối với thông tin vô tuyến thì hầu như là không có, còn đối với thông tin hữu tuyến theo tôi biết thì đó chính là đường dây điện thoại (a/b) nối từ thuê bao đến tổng đài, người ta sử dụng baseband để chuyền tín hiệu thoại (băng thông 3.1khz).

Chia sẻ trang này