1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vô tuyến truyền thông (Wireless Communications)

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi NguyenVanTeo, 05/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Tớ chưa bao giờ triển khai một mạng di động nên không thể trả lời được. Một khi nói đến một mạng thông tin thực tế thì các yếu tố kỹ thuật không phải là điều quan trọng nhất nữa. Kinh tế mới là yếu tố hàng đầu. Công nghệ tốt nhất chưa chắc đã phải là lựa chọn đúng. Hơn nữa, tớ cũng chưa bao giờ tìm hiểu về cái này.
    Có nhiều điều ta nghĩ vậy mà lại không phải vậy, bởi suy nghĩ của ta là dựa trên các giả thiết + kiến thức của ta. Như vậy, giả thiết sai, hoặc kiến thức hẹp sẽ làm cho ta có cái nhìn khác đi về cùng một vấn đề kỹ thuật. Khi làm thực nghiệm, mô phỏng, ... thì hệ thống sẽ làm việc với môi trường thật, trên các tham số thật, và kết quả nhiều khi làm ta bất ngờ. Do vậy, làm thí nghiệm, hoặc mô phỏng giúp ta giác ngộ được nhiều điều lắm. Muốn nhấn mạnh là các mô phỏng thì cũng dựa trên thực nghiệm cả, người ta thực nghiệm trước, rồi mới tìm ra các mô hình toán học gần với cái thực tế nhất, ít sai lệch nhất, mà mô phỏng thực ra là làm việc với các mô hình toán học đó trên các chương trình phần mềm. Sinh viên chúng ta đúng là làm ít thực nghiệm, mô phỏng quá. Ở chỗ tôi, sinh viên hầu như ngày nào cũng có thí nghiệm, mô phỏng của các môn học trên lớp (ngày xưa tôi học Master cũng vậy, ngày nào cũng tối mày tối mặt với thí nghiệm, sau này học lên nữa thì chỉ làm nghiên cứu lý thuyết thuần tuý, cần gì thì viết chương trình mô phỏng trên máy tính thôi, ít khi làm thí nghiêm lắm). Tuy nhiên, không phải sinh viên nước ngoài họ thực sự đam mê với thí nghiệm đâu. Vì các môn học quy định như vậy nên họ làm. Tôi hướng dẫn sinh viên làm thí nghiệm nhiều, thấy họ cũng mệt mỏi, lúc hỏi họ là làm thí nghiệm như vậy để thoả mãn các điều kiện của môn học hay vì đam mê, họ trả lời là 70% là trách nhiệm, chỉ có một chút ít là muốn tìm hiểu xem vấn đề đó là gì. Nhưng mà cọ xát với các thiết bị, mô phỏng nhiều lần thì khi ra trường họ cũng có cái nhìn khá hơn sinh viên ta một chút (về mặt thực tế thôi).
  2. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Ta hình dung có 2 cô gái, một cô thì bất kỳ ai đến cũng yêu, cô còn lại thì không như vậy, anh chàng nào phải cao to, đẹp trai, tài năng, giàu có mới yêu. Trong 2 cô này, cô thứ nhất không lựa chọn trai, chàng trai nào đối với cô ta cũng như nhau, còn cô thứ 2 thì có lựa chọn trai, tức là đối với cô ta thì có chàng trai này hơn chàng trai khác (tất nhiên theo đánh giá chủ quan của cô ấy thôi).
    Kênh chọn lọc (hay lựa chọn) tần số cũng vậy. Đối với kênh này thì có một số tần số nào đó nó sẽ cho qua dễ dàng, đối với các tần số khác nó sẽ suy giảm tín hiệu đi nhiều hay ít (phụ thuộc vào kênh cụ thể). Đối với kênh lựa chọn tần số, nếu chúng ta nhìn vào đáp ứng tần số của kênh (hay hàm truyền đạt) thì nó sẽ lồi lõm ở các tần số khác nhau. Ở chỗ lồi là chỗ mà tín hiệu đi qua mà ít bị suy giảm, ở chỗ lõm (giá trị nhỏ) thì tín hiệu đi qua bị suy giảm đi. Như vậy, ở kênh lựa chọn tần số, tín hiệu ở các tần số khác nhau khi đi qua kênh sẽ chịu sự suy giảm về biên độ và dịch pha khác nhau. Mức độ khác nhau ở đây là khá đáng kể. Không biết như vậy đã rõ chưa?
  3. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Ta hình dung có 2 cô gái, một cô thì bất kỳ ai đến cũng yêu, cô còn lại thì không như vậy, anh chàng nào phải cao to, đẹp trai, tài năng, giàu có mới yêu. Trong 2 cô này, cô thứ nhất không lựa chọn trai, chàng trai nào đối với cô ta cũng như nhau, còn cô thứ 2 thì có lựa chọn trai, tức là đối với cô ta thì có chàng trai này hơn chàng trai khác (tất nhiên theo đánh giá chủ quan của cô ấy thôi).
    Kênh chọn lọc (hay lựa chọn) tần số cũng vậy. Đối với kênh này thì có một số tần số nào đó nó sẽ cho qua dễ dàng, đối với các tần số khác nó sẽ suy giảm tín hiệu đi nhiều hay ít (phụ thuộc vào kênh cụ thể). Đối với kênh lựa chọn tần số, nếu chúng ta nhìn vào đáp ứng tần số của kênh (hay hàm truyền đạt) thì nó sẽ lồi lõm ở các tần số khác nhau. Ở chỗ lồi là chỗ mà tín hiệu đi qua mà ít bị suy giảm, ở chỗ lõm (giá trị nhỏ) thì tín hiệu đi qua bị suy giảm đi. Như vậy, ở kênh lựa chọn tần số, tín hiệu ở các tần số khác nhau khi đi qua kênh sẽ chịu sự suy giảm về biên độ và dịch pha khác nhau. Mức độ khác nhau ở đây là khá đáng kể. Không biết như vậy đã rõ chưa?
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Thật ra thì trước đây em cũng có ý định học nhiều lý thuyết để sau này phấn đấu thành PTS, TS. Tuy nhiên, nhìn vào tình cảnh các nhà KH ở các trường DH và Viện nghiên cứu trong nước thì cũng thấy hơi buồn, khó có tương lai. Giá mà có ai nuôi mình đi nghiên cứu KH, đỡ phải lo nghĩ kiếm tiền thì hay biết mấy. Quay ra nước ngoài, hỏi những kĩ sư VN ở ngoại quốc thì thấy bác @Thuyenxaxu bảo rằng: sang Mĩ, Canada mà xin việc thì thậm chí còn phải giấu bằng Ph Dr đi thì mới xin được. Sở dĩ như vậy là vì mức lương cho các vị có bằng cấp cao thường được quy định cũng là rất cao, song kĩ năng làm việc lại dễ bị chê, thành ra các công ty không thích.
    Các công ty chỉ thích các kĩ sư thực hành, những người có kĩ năng làm việc tốt. Mốt bây giờ là phải thi lấy mấy cái chứng chỉ CISCO, ORACLE, MS... thì lương mới cao. Chính vì vậy, vấn đề mà em thường hay quan tâm là các hệ thống thông tin phải gắn liền với các chỉ tiêu kinh tế (để tiện việc tư vấn giải pháp, làm hồ sơ thầu). Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì em nghĩ cũng nên tìm hiểu lý thuyết nhiều hơn để hiểu được các vấn đề kĩ thuật một cách tường tận. Nếu bác Tèo có thời gian thì thử ngó qua mấy chủ đề này xem sao: http://www.ttvnol.com/forum/t_310881
    http://www.ttvnol.com/dtvt/470011.ttvn
    Lần sau, em sẽ viết tiếp về các hệ thống thông tin di động ở VN để bác cho nhận xét
  5. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Thật ra thì trước đây em cũng có ý định học nhiều lý thuyết để sau này phấn đấu thành PTS, TS. Tuy nhiên, nhìn vào tình cảnh các nhà KH ở các trường DH và Viện nghiên cứu trong nước thì cũng thấy hơi buồn, khó có tương lai. Giá mà có ai nuôi mình đi nghiên cứu KH, đỡ phải lo nghĩ kiếm tiền thì hay biết mấy. Quay ra nước ngoài, hỏi những kĩ sư VN ở ngoại quốc thì thấy bác @Thuyenxaxu bảo rằng: sang Mĩ, Canada mà xin việc thì thậm chí còn phải giấu bằng Ph Dr đi thì mới xin được. Sở dĩ như vậy là vì mức lương cho các vị có bằng cấp cao thường được quy định cũng là rất cao, song kĩ năng làm việc lại dễ bị chê, thành ra các công ty không thích.
    Các công ty chỉ thích các kĩ sư thực hành, những người có kĩ năng làm việc tốt. Mốt bây giờ là phải thi lấy mấy cái chứng chỉ CISCO, ORACLE, MS... thì lương mới cao. Chính vì vậy, vấn đề mà em thường hay quan tâm là các hệ thống thông tin phải gắn liền với các chỉ tiêu kinh tế (để tiện việc tư vấn giải pháp, làm hồ sơ thầu). Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì em nghĩ cũng nên tìm hiểu lý thuyết nhiều hơn để hiểu được các vấn đề kĩ thuật một cách tường tận. Nếu bác Tèo có thời gian thì thử ngó qua mấy chủ đề này xem sao: http://www.ttvnol.com/forum/t_310881
    http://www.ttvnol.com/dtvt/470011.ttvn
    Lần sau, em sẽ viết tiếp về các hệ thống thông tin di động ở VN để bác cho nhận xét
  6. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại phải sang Mỹ, Canađa mới vậy? Ở đâu cũng vậy, ngay cả ở Việt nam, bạn càng học lên cao càng khó xin việc. Đó là điều kim cổ bất biến. Nhưng lý do không phải là chỉ có lương cao, lại càng không phải là kỹ năng làm việc dở.
    + Mức lương của họ đòi hỏi cao hơn (thậm trí cao hơn nhiều)
    + Các công ty không yêu cầu đến mức như vậy. Bạn nên nhớ, những cái đem ra bán ngoài thị trường thông thường là những cái hết sức đời thường, cái mà họ cần chỉ là các công việc ở rạng routine works. vậy thì tại sao họ lại đi nhận một ông tiến sĩ để è cổ ra trả lương trong khi kỹ sư làm cũng được?
    + Chỉ có các công ty lớn và rất lớn mới có hệ thống R&D mạnh, còn lại thì họ không có hoặc có cũng chỉ ở quy mô nhỏ thôi (vài người). Mà chỉ có R&D mới là vị trí đúng (ngoài việc giảng dạy trong trường ĐH) của các PhD, vì công việc của họ là sáng tạo. Mô hình từ quá trình sáng tạo/cải tiến ra sản phẩm mới đến khi sản xuất hàng loạt rồi đến khâu tiếp thị, bán hàng giống như một hình nón vậy. Ý tưởng ban đầu đưa ra thông thường là bởi một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu --> quá trình thực hiện ý tưởng + test và thử nghiệm sẽ cần số người lớn hơn (các kỹ sư)--> đến quá trình đưa vào sản xuất hàng loạt thì số công nhân kỹ thuật cần sẽ lớn hơn nhiều nữa. Mô hình hình nón này nó cũng định nghĩa luôn cái mô hình mức lương nữa (càng ở trên lương càng cao --- đây xét chung thôi vì nhiều người chỉ có bằng kỹ sư nhưng do kinh nghiệm tốt, có tài năng thì lương vẫn rất cao). Cho nên nhu cầu tuyển người đi ngược lại với cái mô hình hình nón này, càng ở dưới càng dễ xin việc, càng lên cao càng khó xin việc. không phải ở nước ngoài mới vậy. Ở VN thì PhD còn khó xin việc hơn nhiều bởi chúng ta hiện nay hầu như chưa có R&D.
    Tớ nghĩ đi học để kiếm nhiều tiền là con đường sai lầm. Nếu muốn kiếm nhiều tiền thì học ít thôi, rồi đi làm, rồi đi buôn bán (mở công ty) mới là con đường kiếm nhiều tiền.
  7. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại phải sang Mỹ, Canađa mới vậy? Ở đâu cũng vậy, ngay cả ở Việt nam, bạn càng học lên cao càng khó xin việc. Đó là điều kim cổ bất biến. Nhưng lý do không phải là chỉ có lương cao, lại càng không phải là kỹ năng làm việc dở.
    + Mức lương của họ đòi hỏi cao hơn (thậm trí cao hơn nhiều)
    + Các công ty không yêu cầu đến mức như vậy. Bạn nên nhớ, những cái đem ra bán ngoài thị trường thông thường là những cái hết sức đời thường, cái mà họ cần chỉ là các công việc ở rạng routine works. vậy thì tại sao họ lại đi nhận một ông tiến sĩ để è cổ ra trả lương trong khi kỹ sư làm cũng được?
    + Chỉ có các công ty lớn và rất lớn mới có hệ thống R&D mạnh, còn lại thì họ không có hoặc có cũng chỉ ở quy mô nhỏ thôi (vài người). Mà chỉ có R&D mới là vị trí đúng (ngoài việc giảng dạy trong trường ĐH) của các PhD, vì công việc của họ là sáng tạo. Mô hình từ quá trình sáng tạo/cải tiến ra sản phẩm mới đến khi sản xuất hàng loạt rồi đến khâu tiếp thị, bán hàng giống như một hình nón vậy. Ý tưởng ban đầu đưa ra thông thường là bởi một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu --> quá trình thực hiện ý tưởng + test và thử nghiệm sẽ cần số người lớn hơn (các kỹ sư)--> đến quá trình đưa vào sản xuất hàng loạt thì số công nhân kỹ thuật cần sẽ lớn hơn nhiều nữa. Mô hình hình nón này nó cũng định nghĩa luôn cái mô hình mức lương nữa (càng ở trên lương càng cao --- đây xét chung thôi vì nhiều người chỉ có bằng kỹ sư nhưng do kinh nghiệm tốt, có tài năng thì lương vẫn rất cao). Cho nên nhu cầu tuyển người đi ngược lại với cái mô hình hình nón này, càng ở dưới càng dễ xin việc, càng lên cao càng khó xin việc. không phải ở nước ngoài mới vậy. Ở VN thì PhD còn khó xin việc hơn nhiều bởi chúng ta hiện nay hầu như chưa có R&D.
    Tớ nghĩ đi học để kiếm nhiều tiền là con đường sai lầm. Nếu muốn kiếm nhiều tiền thì học ít thôi, rồi đi làm, rồi đi buôn bán (mở công ty) mới là con đường kiếm nhiều tiền.
  8. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề mốt hay không mốt thực sự tớ không quan tâm lắm. Vấn đề các công ty cần kỹ sư thực hành thì tớ nói ở bài trước rồi. Những người công nhân làm ở mức thấp nhất, chẳng hạn lắp ráp mạch họ cũng nhìn thấy là các công ty cần họ nhất, mà đúng là như vậy thật, bởi số công nhân cần bao giờ cũng nhiều hơn nhiều là số kỹ sư. Chúng ta phải nhìn vào một nền công nghiệp từ góc độ tổng thể. Trước tiên phải có ý tưởng (sáng tạo). Nhưng nếu chỉ có ý tưởng vậy, thì ý tưởng mãi mãi chỉ là ý tưởng. Cho nên chúng ta cần phải có người thực hiện ý tưởng đó. Thực hiện ý tưởng rồi cũng chưa ra được sản phẩm để có thể bán trên thị trường. Vậy thì sau khi đã được thử nghiệm, kiểm tra kỹ lưỡng rồi ta phải có quy trình sản xuất, phải có người sản xuất hàng loạt (công nhân). Sản xuất ra rồi phải có người tiếp thị, bán hàng. Đó mới là một quá trình xuyên suốt của một nền công nghiệp. Trong quá trình lớn này, mức nào cũng quan trọng cả, tuy tôi không phủ nhận, có mức này quan trọng hơn mức kia. Ở Việt Nam, chúng ta mới chỉ có một nền công nghiệp bán hàng mà thôi (tôi thấy có sản xuất, ví dụ như HANEL nhưng quá nhỏ bé, mà hình như họ cũng mới chỉ là thừa hành công nghệ của nước ngoài chứ chưa phải ta tự nghiên cứu ra công nghệ của riêng ta). Chúng ta chưa có một quá trình lớn, đầy đủ từ khâu R&D cho đến khâu sản xuất, cho nên mọi người nhìn vào chỉ toàn thấy kỹ năng này kỹ năng nọ, chứng chỉ này chứng chỉ nọ là quan trọng. Thực ra mức nào cũng cần hết.
  9. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề mốt hay không mốt thực sự tớ không quan tâm lắm. Vấn đề các công ty cần kỹ sư thực hành thì tớ nói ở bài trước rồi. Những người công nhân làm ở mức thấp nhất, chẳng hạn lắp ráp mạch họ cũng nhìn thấy là các công ty cần họ nhất, mà đúng là như vậy thật, bởi số công nhân cần bao giờ cũng nhiều hơn nhiều là số kỹ sư. Chúng ta phải nhìn vào một nền công nghiệp từ góc độ tổng thể. Trước tiên phải có ý tưởng (sáng tạo). Nhưng nếu chỉ có ý tưởng vậy, thì ý tưởng mãi mãi chỉ là ý tưởng. Cho nên chúng ta cần phải có người thực hiện ý tưởng đó. Thực hiện ý tưởng rồi cũng chưa ra được sản phẩm để có thể bán trên thị trường. Vậy thì sau khi đã được thử nghiệm, kiểm tra kỹ lưỡng rồi ta phải có quy trình sản xuất, phải có người sản xuất hàng loạt (công nhân). Sản xuất ra rồi phải có người tiếp thị, bán hàng. Đó mới là một quá trình xuyên suốt của một nền công nghiệp. Trong quá trình lớn này, mức nào cũng quan trọng cả, tuy tôi không phủ nhận, có mức này quan trọng hơn mức kia. Ở Việt Nam, chúng ta mới chỉ có một nền công nghiệp bán hàng mà thôi (tôi thấy có sản xuất, ví dụ như HANEL nhưng quá nhỏ bé, mà hình như họ cũng mới chỉ là thừa hành công nghệ của nước ngoài chứ chưa phải ta tự nghiên cứu ra công nghệ của riêng ta). Chúng ta chưa có một quá trình lớn, đầy đủ từ khâu R&D cho đến khâu sản xuất, cho nên mọi người nhìn vào chỉ toàn thấy kỹ năng này kỹ năng nọ, chứng chỉ này chứng chỉ nọ là quan trọng. Thực ra mức nào cũng cần hết.
  10. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này