1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vô tuyến truyền thông (Wireless Communications)

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi NguyenVanTeo, 05/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0

  2. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    +  Về fading lựa chọn tần số, tớ đã viết trước rồi.
    +  Fading ngắn (short-term fading): là fading gây ra bởi hiện tượng đa đường (lát nữa sẽ nói thêm về cái này) trong môi trường truyền sóng vô tuyến. Khi ta truyền sóng điện từ vào không gian, sóng điện từ đó sẽ lan toả trong không gian, đập vào vô số vật chất trên đường lan toả và mỗi khi nó đập vào vật nào thì có thể có phản xạ, nhiễu xạ, hoặc tán xạ. Các sóng phản xạ, tán xạ này sẽ lại lan toả tiếp trong không gian để đến máy thu. Như vậy ở máy thu sẽ nhận được vô số những bản copy của tín hiệu truyền đi từ nhiều hướng (đường) khác nhau với thời gian đến, góc pha khác nhau. Tại đây, các tín hiệu từ các đường khác nhau được cộng với nhau tạo nên tín hiệu thu cuối cùng. Vấn đề là các tín hiệu này có góc pha khác nhau nên khi chúng đồng pha sẽ tạo nên hiện tượng cộng tích cực, nếu chúng ngược pha sẽ tạo nên hiện tượng cộng tiêu cực (triệt tiêu lẫn nhau) làm cho biên độ và góc pha của tín hiệu thu được ở máy thu thay đổi liên tục theo thời gian, cái này gọi là fading (hay short-term fading).
    +  Khái niệm đa đường cần phải đề cập thêm một chút. Khái niệm đa đường tôi vừa viết trong bài này gọi là propagation path (tạm dịch là đường truyền) hay còn gọi là unresolvable path, và đa đường ở đây là đa đường truyền. Những đường truyền này đến cùng một lúc, chúng kết hợp lại tạo nên một resolvable path. Tuỳ thuộc vào độ rộng (trên miền thời gian) của mỗi một tín hiệu truyền đi mà hệ thống có một hay nhiều resolvable path. Sở dĩ có nhiều resolvable path là vì sau khi thời gian truyền một tín hiệu đã kết thúc vẫn tiếp tục có các tín hiệu đến máy thu. Điều này có là vì các đường truyền xa sẽ đến máy thu muộn và khoảng truyền một tín hiệu (one symbol duration) quá nhỏ (tương đương với băng thông rộng). Trong kỹ thuật, cái này có nghĩa là delay spread của kênh lớn so với symbol duration. Nếu bạn  nhớ lại, hôm trước tôi nói về hiện tượng OFDM chống lại đa đường, thì cái đa đường ở đó là các resolvable path. Kênh lựa chọn tần số thường là kênh có nhiều hơn một resolvable path. Đây có lẽ là điểm làm bạn khó phân biệt, vì khi dịch ra tiếng Việt người ta đều nói là đa đường cả và làm cho bạn không thể phân biệt được giữa fading lựa chọn tần số và short-term fading.
    Không biết tôi viết như vậy bạn có thắc mắc gì không?
  3. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    +  Về fading lựa chọn tần số, tớ đã viết trước rồi.
    +  Fading ngắn (short-term fading): là fading gây ra bởi hiện tượng đa đường (lát nữa sẽ nói thêm về cái này) trong môi trường truyền sóng vô tuyến. Khi ta truyền sóng điện từ vào không gian, sóng điện từ đó sẽ lan toả trong không gian, đập vào vô số vật chất trên đường lan toả và mỗi khi nó đập vào vật nào thì có thể có phản xạ, nhiễu xạ, hoặc tán xạ. Các sóng phản xạ, tán xạ này sẽ lại lan toả tiếp trong không gian để đến máy thu. Như vậy ở máy thu sẽ nhận được vô số những bản copy của tín hiệu truyền đi từ nhiều hướng (đường) khác nhau với thời gian đến, góc pha khác nhau. Tại đây, các tín hiệu từ các đường khác nhau được cộng với nhau tạo nên tín hiệu thu cuối cùng. Vấn đề là các tín hiệu này có góc pha khác nhau nên khi chúng đồng pha sẽ tạo nên hiện tượng cộng tích cực, nếu chúng ngược pha sẽ tạo nên hiện tượng cộng tiêu cực (triệt tiêu lẫn nhau) làm cho biên độ và góc pha của tín hiệu thu được ở máy thu thay đổi liên tục theo thời gian, cái này gọi là fading (hay short-term fading).
    +  Khái niệm đa đường cần phải đề cập thêm một chút. Khái niệm đa đường tôi vừa viết trong bài này gọi là propagation path (tạm dịch là đường truyền) hay còn gọi là unresolvable path, và đa đường ở đây là đa đường truyền. Những đường truyền này đến cùng một lúc, chúng kết hợp lại tạo nên một resolvable path. Tuỳ thuộc vào độ rộng (trên miền thời gian) của mỗi một tín hiệu truyền đi mà hệ thống có một hay nhiều resolvable path. Sở dĩ có nhiều resolvable path là vì sau khi thời gian truyền một tín hiệu đã kết thúc vẫn tiếp tục có các tín hiệu đến máy thu. Điều này có là vì các đường truyền xa sẽ đến máy thu muộn và khoảng truyền một tín hiệu (one symbol duration) quá nhỏ (tương đương với băng thông rộng). Trong kỹ thuật, cái này có nghĩa là delay spread của kênh lớn so với symbol duration. Nếu bạn  nhớ lại, hôm trước tôi nói về hiện tượng OFDM chống lại đa đường, thì cái đa đường ở đó là các resolvable path. Kênh lựa chọn tần số thường là kênh có nhiều hơn một resolvable path. Đây có lẽ là điểm làm bạn khó phân biệt, vì khi dịch ra tiếng Việt người ta đều nói là đa đường cả và làm cho bạn không thể phân biệt được giữa fading lựa chọn tần số và short-term fading.
    Không biết tôi viết như vậy bạn có thắc mắc gì không?
  4. doicuoi

    doicuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    cám ơn bác Tèo rất nhiều!!
    bác giảng rất dễ hiểu. em đã hiểu ra vấn đề. tiện đây bác cho em thắc mắc một vấn đề:
    như bác nói fading lựa chon tần số sẽ lựa chọn theo tần số mà gây nên suy giảm hoặc khong suy giảm, vậy bac có thể cho em biết đặc tinh tần số nào thì bị lựa chon trên kênh truyền và sảy ra fading, và tần số như thế nào thì không bị lựa chọn? em vẫn chưa biết dối với tần số thuộc dải tần nào và có băng thông rông hay hẹp thi đáp ứng tần số của kênh la phẳng? bác giai thich hộ em nhe!!!
    bác có thể cho em biết OFDM làm thế nào chống lại hiệu ứng Doppler?
  5. doicuoi

    doicuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    cám ơn bác Tèo rất nhiều!!
    bác giảng rất dễ hiểu. em đã hiểu ra vấn đề. tiện đây bác cho em thắc mắc một vấn đề:
    như bác nói fading lựa chon tần số sẽ lựa chọn theo tần số mà gây nên suy giảm hoặc khong suy giảm, vậy bac có thể cho em biết đặc tinh tần số nào thì bị lựa chon trên kênh truyền và sảy ra fading, và tần số như thế nào thì không bị lựa chọn? em vẫn chưa biết dối với tần số thuộc dải tần nào và có băng thông rông hay hẹp thi đáp ứng tần số của kênh la phẳng? bác giai thich hộ em nhe!!!
    bác có thể cho em biết OFDM làm thế nào chống lại hiệu ứng Doppler?
  6. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bác Tèo viết như vậy là rõ ràng quá rồi, ngay cả em là người không chuyên về phần vô tuyến còn hiểu ấy chứ. Bây giờ để em viết tiếp về một số hệ thống thông tin di động ở VN:
    1. Vinafone, Mobifone: mấy anh này có từ xưa dùng công nghệ GSM, phát ở tần số (khoảng) 800Mhz-900Hhz gì đó. Năm vừa rồi mới có thêm dịch vụ GPRS (không hiểu phải nâng cấp những phần nào của hệ thống ?). Năm nay lại có kế hoạch thử nghiệm EDGE. Không rõ là đến khi triển khai 3G hay UTMS gì đó thì những công nghệ TDMA sẽ phải bỏ đi hết để xây dựng lại mạng lưới từ đầu hay sao?
    2. Một nhân vật mới : Vietel cũng dùng GSM tần số như cũ, nhưng có giá rẻ hơn và ưu tiên phát triển phần dịch vụ: SIM 2 số - mốt của nhiều bạn trẻ hiện nay !
    3. Công nghệ cũ giá rẻ: Cityphone có vùng phủ sóng thấp do dùng công nghệ PHS (bác Tèo có rõ công nghệ này thì giải thích giùm em). Tần số phát là 1800Mhz-1900Mhz. Mấy anh GSM cũ cũng muốn chuyển lên phát ở tần số cao như thế này(không rõ tại sao?)
    4. S-Phone, HNPT, EVN: đều dùng cdma2000 1x. S-Phone ra đời trước, phát ở tần số khoảng 800Mhz, máy không có SIM. Mấy anh kia thì còn đang thử nghiệm, tần số phát là 450Hhz. Hình như hệ thống này không tương thích với WCDMA mà Hàn, Nhật đang dùng, e rằng sau này nâng cấp sẽ khó...
    Câu hỏi của ngày hôm nay là: bác Tèo có dự đoán gì về thị trường di động thế giới không? GSM sẽ mất hút tại thời điểm nào? Những nhà cung cấp vô tuyến cố định hoặc điện thoại vệ tinh liệu có cơ phát triển hay không?
  7. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bác Tèo viết như vậy là rõ ràng quá rồi, ngay cả em là người không chuyên về phần vô tuyến còn hiểu ấy chứ. Bây giờ để em viết tiếp về một số hệ thống thông tin di động ở VN:
    1. Vinafone, Mobifone: mấy anh này có từ xưa dùng công nghệ GSM, phát ở tần số (khoảng) 800Mhz-900Hhz gì đó. Năm vừa rồi mới có thêm dịch vụ GPRS (không hiểu phải nâng cấp những phần nào của hệ thống ?). Năm nay lại có kế hoạch thử nghiệm EDGE. Không rõ là đến khi triển khai 3G hay UTMS gì đó thì những công nghệ TDMA sẽ phải bỏ đi hết để xây dựng lại mạng lưới từ đầu hay sao?
    2. Một nhân vật mới : Vietel cũng dùng GSM tần số như cũ, nhưng có giá rẻ hơn và ưu tiên phát triển phần dịch vụ: SIM 2 số - mốt của nhiều bạn trẻ hiện nay !
    3. Công nghệ cũ giá rẻ: Cityphone có vùng phủ sóng thấp do dùng công nghệ PHS (bác Tèo có rõ công nghệ này thì giải thích giùm em). Tần số phát là 1800Mhz-1900Mhz. Mấy anh GSM cũ cũng muốn chuyển lên phát ở tần số cao như thế này(không rõ tại sao?)
    4. S-Phone, HNPT, EVN: đều dùng cdma2000 1x. S-Phone ra đời trước, phát ở tần số khoảng 800Mhz, máy không có SIM. Mấy anh kia thì còn đang thử nghiệm, tần số phát là 450Hhz. Hình như hệ thống này không tương thích với WCDMA mà Hàn, Nhật đang dùng, e rằng sau này nâng cấp sẽ khó...
    Câu hỏi của ngày hôm nay là: bác Tèo có dự đoán gì về thị trường di động thế giới không? GSM sẽ mất hút tại thời điểm nào? Những nhà cung cấp vô tuyến cố định hoặc điện thoại vệ tinh liệu có cơ phát triển hay không?
  8. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0

  9. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0

  10. doicuoi

    doicuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    hoan hô bác Tèo!!!
    lẽ ra bác nên làm giảng viên mới đúng!!! trường em lắm giảng viên giỏi nhưng mà khả năng truyền đạt thì thua xa bác. em rất thích cách giải thích của bác.
    bác giải thích hộ em nguyên lý của interleaving, có công thức toán học càng tốt. theo bác bộ scramber-bộ xáo trộn khác với ghép xen-interleaving ở chỗ nào?
    em vẫn chưa hiểu bộ ước lượng kênh trong OFDMsử dụng các tín hiệu pilot để đánh giá kênh thế nào? và các tham số mà nó đánh giá là tham số nao? (có phải là S/N? )

Chia sẻ trang này