1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Võ Việt Nam hay ở chỗ nào?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Lonelymanus, 20/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Võ Việt Nam hay ở chỗ nào?

    Câu trả lời của Lão Sư Đoàn Tâm Ảnh được đăng trong Nguyệt san Võ Thuật, bộ II, số 2 ngày 1-04-1970.

    Võ Việt Nam hay ở chỗ nào?

    Võ Việt Nam hay ở hai điểm : võ sư và bài võ. Trước hết, võ sư : theo quan niệm cỗ truyền phải là một người uyên bác, nói theo danh từ bây giờ là một nhà bác học, cái gì cũng biết, và là một người có uy tín, có đạo đức.

    Chật hẹp, trong khuôn khổ võ nghệ, hễ môn sinh đòi học gì là phải dạy nấy, phải đủ tất cả nội ngoại công phu, y dược, quyền cước, binh khí, ám khí,? không thiếu một món gì, và món gì cũng phải toàn hảo.

    Ngoài ra nói rộng hơn, võ sư còn phải dạy môn đồ nhiều thứ nữa : văn thơ, triết lý, tôn giáo, khoa học?

    Cuối cùng ông phải có đạo đức, uy tín, thế lực, khi học trò hạ sơn hành hiệp, ông phải theo dõi từng bước chân đi của nó ; khi nó bị bắt, phải vận động can thiệp cho nó được tự do ; khi nó bị ám hại, phải trả thù ; khi gia quyến nó bị tai nạn, phải ra tay cứu vớt?

    Ngày xưa, người học trò theo thầy (võ sư) là chỉ biết có mình thầy thôi. Nếu thầy chỉ dạy cho vài miếng đấm đá, hoặc hàng triệu miếng đi nữa mà không dạy gì khác, thì làm sao môn đồ trở thành một người khá, có đủ đạo đức và tài trí để giúp đời ? Nếu vậy, hắn chỉ là một cái máy đấm, không xứng đáng là võ sư. Thời nay, có nhiều kẻ chỉ biết qua vài nhúm đòn đấm đá tự xưng là ?ogiáo sư? , hoặc ?ovõ sư?, những kẻ ấy nên sửa đổi cho đỡ tủi hổ.

    Có nhiều kẻ khác chỉ nhờ làm du đãng, ma cô, đâm chém kẻ khác rồi nổi tiếng, cũng xưng là võ sư, cũng mở lò dạy võ. Võ sư không phải như vậy.

    Sau hết, võ sư phải khép mình vào kỹ luật, phải có chương trình dạy dỗ đường hoàng chứ không phải đụng đâu dạy đó, mà dạy hàng mấy năm cũng chỉ lẩn thẩn có mấy bài võ.

    Bởi vậy, về Võ Việt Nam , nếu tìm được đúng thầy là một điều hay.

    Điều hay thứ hai, bài võ.

    Võ Việt Nam dạy rất công phu và phải qua 6 giai đoạn :

    Các thế căn bản : bát bộ chân quyền (tấn), cửu bộ thủ lưu (tay), thập nhứt môn cước xuất (đá). Thành thuộc rồi, qua bài võ.

    Bài võ Việt Nam có nhiều thế : thế chánh, thế phụ. Thế chánh nầy biến sang thế chánh kia, thế chánh lại biến sang thế phụ, thế phụ lại biến sang thế phụ nữa, không biết bao giờ mới cùng.

    Tứ đẳng luyện : dạy công, thủ, phản, biến nghĩa là : đánh ra (công), đánh xong tay hoặc chân đó là để giữ mình (thủ), dùng tay chân đó đánh lại khi địch thủ công (phản), cuối cùng đổi qua thế khác (biến).

    Phân thế, dạy thế, chỉ thế : dạy cho biết những thế trong bài quyền dùng làm gì, tinh hoa yếu điểm của mỗi thế ở chỗ nào, ta đánh địch đỡ hoặc phản công ra sao, ta sẽ phải làm gì trong mọi trường hợp để có thể phản ứng một cách dễ dàng. Sự xử dụng các đòn thế ấy phải qua 7 giai đoạn (thất dụng môn công) : nhứt thủ nhứt công, hồi thủ dương công, phản thủ bị công, thật hư thủ công, phản thủ bị công, thật hư thủ công, ý địng phân công.

    Song đấu : qua phần trên xong, tới phần song đấu. Phần nầy tập cho môn sinh quen phản ứng, lanh lẹ, quyền biến. Hơn nữa, song đấu còn để cho võ sư kiểm soát xem 7 phần trong người có sắc bén và có ăn rập với nhau hay không (thất tuyệt võ công) : bộ pháp, thân pháp, quyền pháp, cước pháp, tâm pháp, nhãn pháp, khí pháp. Nếu tất cả đều hoàn hảo, như vậy mới xong một bài võ và qua bài khác.

    Chiến thuật, chiến lược, mánh khoé khi chiến đấu thực sự ngoài đời, đều được võ sư truyền cả.

    Tưởng cũng nên nhắc rằng vị thầy có thể truyền cho mỗi môn sinh một số bài võ khác nhau tùy theo khả năng chuyên môn của người ấy, chứ không không buộc hễ cấp nào là phải dạy bài đó. Tuy nhiên thường thì mỗi cấp có 5 bài võ, năm bài ấy không phải theo thứ tự ngắn dài, hoặc dễ khó, mà phải tuyển lựa làm sao để qua 5 bài đó, môn sinh có thể xử dụng được hết tất cả các bộ phận dùng để tấn công trong người, và bao quát hầu hết các trường hợp công thủ gặp trong trận đấu.

    Nói thí dụ có một người không có áo mưa, đứng đụt mưa dưới một mái hiên bên đường. Thỉnh thoảng người ấy thò đầu ra, lại thụt vô, thập thà thập thò như vậy mãi mà không dám bước ra. Trong khi đó, một người có áo mưa, cứ xăm xăm từ trong ngà đi thẳng ra đường, không một chút e dè. Tại sao có sự khác biệt như vậy ? Bởi vì : một người có áo mưa, một người không có. Muốn có áo mưa, hay nói rõ hơn, một ?ohàng rào quyền cước? để che thân và yên tâm lùng địch, ta phải tập luyện bài quyền kỹ lưỡng qua 6 giai đoạn trên. Giả sử trên chiến trường hiện tại có một loại áo giáp mà không có loại đạn nào bắn thủng, người lính ta cứ việc hiên ngang xông vào đất địch, kiếm chúng mà bắn, hết đạn thì đâm, chẳng sợ gì cả. Chiếc áo giáp ấy, trong Võ Việt Nam, là kết quả của việc luyện tập. Trong một vài môn võ ?ogiản dị? khác (của) nước ngoài, chiếc áo giáp ấy đã bị ?orách? quá nhiều chỗ, vì vậy mà võ sinh phải rình rình, dè dè, đánh càng, đá đại, trúng trật cầu may.

    Võ Việt Nam hay là vậy.

    Người Việt nhỏ con thắng người lớn con như thế nào ?

    Tục ngữ có câu : ?ocó trí hơn mạnh trí?. Người đời, khi làm một việc gì không nổi, họ nói ?olập thế mà làm?. Xem đấy, đủ thấy rằng đã lập thế, thì không dùng đến sức mạnh. Nếu đã học võ mà người yếu sức luôn luôn thua thì một là võ sư không nên thân, hai là võ sinh không thực hành đúng lời chỉ dạy. Ngày xưa ở bên Tàu, ai dạy võ vô căn như vậy, người ta kéo nhau tới đập chết.

    Một câu trong Thuần Võ Bí Truyền tôi thường nhắc đi nhắc lại là : ?onghề võ mà chỉ thế không rõ, phân thế không rành, dạy thế không đúng, thì đó là vô tình đưa người ta vào chỗ chết?, câu nói đó nghĩa là gì ?

    Mỗi thế võ do ***** đặt ra, tự nó không bao giờ sai. Vậy chỉ thế không rõ là thế nào ? Nói thí dụ một người nhỏ con tới học võ, ông thầy xếp hàng cùng với môn sinh to lớn khác, dạy rằng khi địch đá vào hông, xuống trung bình tấn, lấy cùi chỏ đỡ chân địch. Đòn ấy rất đúng. Nhưng chỉ đúng với người to con dùng đỡ cú đá của người nhỏ con. Một người Việt, đỡ một cú đá của người Mỹ mà đỡ kiểu đó là cầm chắc cái chết trong tay. Vậy, phải nói rằng : ?ođòn nầy dùng cho người lớn con, đòn nầy dùng cho người nhỏ con, chứ không phải đòn nào ai cũng dùng được. Làm cho võ sinh hiểu được điều đó, vậy là ?ochỉ thế cho rõ?.

    Nội cái thế thủ chiến đấu không cũng vậy, không phải đối với địch thủ nào cũng dùng y một thế. Ta phải ước lượng tầm vóc, khả năng chuyên môn, tốc độ di chuyển của địch thủ mà chọn lựa thế thủ thích hợp cho mình, sau đó chọn luôn lối đánh áp dụng cho người ấy để kết thúc mau lẹ trận đấu.

    Người Việt Nam nhỏ con, nên môn võ càng cố làm sao cho ta ?onhỏ? thêm nữa nghĩa là đòn thế gọn ghẻ, kín đáo, thấp, thu rút, luồn lọt để đánh địch thủ. Một nhận xét là : người càng to con, môn võ họ càng muốn đi đến chỗ tung đòn cho xa, cho cao. Người càng nhỏ con, đòn thế buộc phải thật gần, thật thấp ?oBằng Phi Chuyển Hướng?, khi địch vô phá bao nhiêu lần thì cũng có bao nhiêu cách phản ứng, có nhu, có cương. Nếu bé yếu thì chỉ dạy cho thế phản bằng lối dùng nhu mà áp cương.

    Ví dụ người lớn con thì dạy cho thế gọi là ?oHoa Sơn Cử Đỉnh? ; khi địch vô, chơn trái tiến, hạ bộ, tay trước đánh đòn hư trên, tay sau bắt đùi, kê vai hất lên làm cho địch thủ cắm đầu.

    Còn như người bé yếu dạy cho thế ?oVũ Đã Ba Tiêu? ; khi địch vô, chơn bước xê qua nhường cho lối tiến của địch, rồi hạ bộ, chơn phải quét gót mình vô chơn địch làm cho địch vấp chơn, lúc ấy họ còn có nước nhảy hớt lên, ta đảo qua, hứng gối và chỏ làm cho nhào hớt lên, sẵn trớn bồi cho một đạp cũng cắm đầu. Cũng đồng một cách cắm đầu mà mỗi người một cách. Cho nên yếu thì lựa thế hoa mỹ dạy cho để tràn, né, tránh, nhường ; còn mạnh thì dạy cho lối đánh đỡ?

    Tóm tắt : người yếu chống kẻ mạnh phải lợi dụng sức tiến vũ bảo của địch để đánh té địch hoặc luồn, tránh và phản công làm cho địch trúng đòn nặng hơn (ví dụ một lưỡi dao cắm trên tường, không di chuyển. Một người già yếu ớt từ từ đi đến sát tường, đụng mũi dao cũng không sao ; trái lại một người khỏe mạnh lao tới, thế là cả lưỡi dao cắm phập vào người).



    Lonelymanus
  2. tomsawyer

    tomsawyer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm mới có một post cực hay thế này. Tôi may mắn được theo học một người thầy có thể nói gần gần với bậc "VÕ SƯ" mà lão võ sư Đoàn Tâm Ảnh đã định nghĩa. Nhưng cái không may là bản thân căn cốt không tốt, quyết tâm không cao nên không học được nhiều. Nhưng cũng đủ thấm cái hay của võ ta, cái đạo làm người mà thầy truyền lại.
    Sau này có học thêm võ tàu, Nhật, hay thì có hay nhưng người thầy thì chưa gặp lại.
    tom
  3. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    bát bộ chân quyền (tấn), ===> cái này hình như của một võ sư nào đó người Việt nam sáng tạo ra cách đây vài chục năm thì phải hì hì , nếu mà tôi nhớ không nhầm thì không thể gọi cái này đại diện cho võ VN được , nó chỉ là cái dùng cho 1 môn phái thôi, võ VN có vô vàn cái hay nhưng phần lớn nó chỉ được truyền dạy trực tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác và ít cái được đặt tên một cách cụ thể .
    Ở Vn bây giờ có 2 cách gọi chỉ võ ở VN : võ cổ truyền và võ ta ==> cái đầu bao gồm cả cái thứ 2 nhưng cái thứ 2 lại không phải là cái đầu . Võ ta là võ ta ===> là võ của người Việt sáng tạo ra vào lưu truyền lại .
    hì hì
    __________
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
    http://henho.info/forum
  4. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Anh Đại việt, bát bộ chân quyền mà tôi được biết sơ qua là 1 trong những căn bản mà cụ Trương Thanh Đăng, người lập ra võ đường Sa long cương truyền đạt . Cụ Đăng, rất giỏi, dạy võ Bình Định (phần chính) và Thiếu Lâm. Co lẽ cụ đã hệ thống hóa võ nghệ cụ đã sở đắc được cho tiện việc dạy võ, cho nên mới có những từ như bát bộ chân quyền, etc...
    Trở lại bài viết của cụ ĐTA, tôi thấy bài nầy hay ở thời điểm nó được viết ra, tức khoảng 30 năm về trước, khi kiến thức tổng quát (xin nhấn mạnh không phải trình độ võ thuật) của những ai mới bắt đầu tập luyện chưa được phong phú như giờ . Thời điểm nầy, các quan điểm của bài viết đã trở nên rất quen thuộc, chẳng mới mẻ gì . Bên cạnh, đó cũng là quan điểm CHUNG của võ thuật thế giới, chứ không riêng gì võ Vietnam . Còn riêng về võ sư, theo tài liệu, sách báo của các học trò ông để lại, thì ông học võ từ Mộc Đức Thiền sư gốc từ phái Côn Luân. Theo ông Vũ Đức, một trong những đệ tử trụ cội của cụ ĐTA, thì cụ đã đến tận Phi lai tự ở miền bắc trung hoa để học võ; theo vài người khác thì Mộc Đức thiền sư di cư đến miền Nam VN và dạy võ tại đây. Chuyện cụ ĐTA ở Tàu, hay VN không quan trọng, điểm chính ở đây theo dòng suy nghĩ của tôi là cụ ĐTA có thể là bậc võ nghệ siêu quần, nhưng cụ KHÓ mà THUẦN võ việt cho lắm .
  5. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Nguyệt San Võ Thuật Bộ II ?" Số 6 (tháng 8 năm 1970)
    VÕ LÂM CHÂN TRUYỀN
    Ðoàn Tâm Ảnh (tự Sáu Nhỏ)
    Hội Trưởng Hội Võ Lâm Việt Nam

    TUYÊN NGÔN YẾU LÝ

    Chúng ta là người trầm mình trong VÕ THUẬT. Kẻ trước dẫn đường cho người đi sau. Cả hai phải căn cứ vào một chương trình dạy võ để khỏi phải sai lạc ngoài lề lối học võ.

    Vì chương trình là kim chỉ nam cho mọi cuộc tổ chức nào mà không có chương trình thì cuộc tổ chức không có lớp lang thứ tự.

    Còn dạy võ mà không có chương trình thì môn sinh không biết trước được mình học đến đâu rồi một bài võ và trải qua cấp võ. Cũng không biết phải tập luyện những gì ở trong đó. Cho nên chương trình là đi theo nguyên tắc căn bản.

    Võ mà không căn bản thì học võ không thành công còn võ sư mà không theo đúng căn bản thì đưa học trò không đến nơi đến chốn.

    Võ thời xưa nhất nhơn địch thập còn võ thời nay một đấu với một, đã là võ mà còn mạnh thắng yếu thua ấy cũng bởi nguyên nhân căn bản.

    Sách Thuần Võ Chân Truyền có nói :
    "Nghề võ mà chỉ thế không rõ, phân thế không rành, dạy thế không đúng thì đó là một sự vô tình mà xô người vào chỗ chết"

    Nhưng võ còn chưa biết thì làm sao biết được chỗ đúng chỗ sai, ai dạy sao hay vậy, cũng nhái theo bộ, cũng quơ quơ múa múa chứ không biết gì.

    Bởi thế cho nên nào là giáo lý môn quy, danh từ kỹ thuật người ta tóm tắt gọn trong chương trình dạy võ qua 3 giai đoạn. Mỗi đoạn có phân giải tỏ tường ý nghĩa của môn tập.
    Vậy các võ sinh khi học tập phải theo dõi khi võ sư dạy lý thuyết rồi phải hỏi lại cho tỏ tường để tránh sự thiệt thòi khi học võ.


    Ðại lược nguồn gốc Võ Lâm

    Ở đây không nói đến các phái trong giới võ lâm, mà là đại lược tiền khởi Võ Lâm phát nguyên từ Tây Thiên Trước.

    Thời xưa từ đó sang đây, từ nước nầy qua nước khác đi bằng chân hoặc là ngựa phải trải qua núi cao rừng thẳm, gặp nhiều trở ngại bởi thú dữ cường sơn, người mà vượt hải băng sơn thi hành nhiệm vụ nếu không có bản lãnh võ thuật cao cường thì làm sao giữ vẹn bản thân mà đoạt thành lý tưởng. Cho nên hội truyền đạo xứ Tây Thiên họ phối hợp với những vị cao sư võ thuật nghiên cứu sáng tạo ra một lối võ tay (quyền thuật) để đào tạo cho các vị cao sư thiện chí đầy đủ ba phương diện : đạo hạnh, kiến thức, võ thuật để xuất dương truyền đạo. Thời ấy sáng tạo ra 18 bài võ lấy tên La Hán gọi là Thập bát La Hán quyền, chia làm thượng hạ 10 bài Ðại La Hán, 8 bài Tiểu La Hán, lợi dụng cơ hội đi đến đâu chủ trương dạy võ lấy cơ hội đó đem người về quy y nhà Phật. Rồi một thời gian lựa chọn môn sinh, nếu được thì dào tạo cho họ đầy đủ ba phương diện nói trên để thành nhà sư thuần túy mà nối truyền thiếu lâm đạo Phật.

    Nơi nào có đạo Phật là có võ ngày càng lan rộng. Bởi muốn mở mang nhà Phật nên sáng tạo môn quyền, gọi là Phật gia quyền môn. Muốn đạo Thiền bành trướng nên chủ trương dạy võ, Võ Lâm mãi mãi nhiều năm nhờ công đức của thập nhị sư truyền mà càng ngày càng lớn mạnh. Ðức Ðạt Ma, cũng là một trong thập nhị sư truyền. Nói về môn phái thì ngài là ***** của Nam Bắc phái Thiếu Lâm tự, ngài sang Tàu trước tại núi Mã Dương Lãnh, chùa Bạch Vân Tự, tỉnh Sơn Ðông. Sau ngài xuống miền nam nước Tàu, tỉnh Phúc Kiến, núi Tung Sơn. Ngài sửa ngôi cổ miếu thành chùa Thiếu Lâm Tự rồi chia ra Nam và Bắc phái Thiếu Lâm. Từ đó Võ Lâm vô cùng bành trướng cả vùng Ðông Nam Á.

    Nhưng một điều làm cho người phân chia võ nầy võ nọ là mỗi dân, mỗi nước, mỗi xứ, mỗi miền đều biến chế cho phù hợp với mỗi địa phương như Ðại Hàn, Nhật Bổn, Việt Nam đều có sự chế biến đến đỗi nội trong nước Trung Hoa mà còn có nhiều phái.

    Ai biết điều nầy xin đừng cho là võ Tiều, võ Hẹ, võ Hàn, võ Nhật, võ Việt Nam, vì dù cho như vậy nhưng cũng nhớ là trong giới Võ Lâm mà thôi.

    Một bằng cớ tôi đem ra đây đại diện cho các sự khác :

    Bài võ Việt Nam gọi là bài Ngũ Môn, và bài võ Tàu gọi là bài Long hổ hội kỳ sơn tính cách hai bài diễn hệt nhau, mà mỗi bài danh từ kỹ thuật lại khác. Một bên đọc thiệu, một bên nói tên đòn, nhưng cũng cùng chung một nghĩa như là :

    VIỆT :
    Chấp thủ Quan Âm
    Bái tầm long thế
    Quyền khai hổ khẩu
    Bái nhục địa lôi

    Còn bài Tấn Nhất Trung Bình của Việt thì :

    Tấn nhất trung bình đả số phiên
    Tế thiên giáng địa thích đơn tiên
    Tả tạ tả hữu giai trùng nhị
    Phụng khởi tề mi phục võ truyền
    Xà hành đích thủy hươi côn đả...

    TÀU :
    Quán Âm thủ kính
    Huỳnh long xuất thế
    Tả phục hổ quyền
    Lôi công giáng địa

    Tàu gọi là bài Xà Hành Chảo Thủy :

    đòn : Ngư phủ điếu ngư
    đòn : Ðộc trụ kình thiên
    đòn : Bạch hổ ẩn thân
    đòn : Song phụng phi thiên
    đòn : Ðiểm thủy thanh bình

    Còn bài Thích Thế Trung Bình Việt Nam, Tàu gọi là bài Thiết Côn Khai Thạch đọc có một số trùng nghĩa là 7 câu giữa bài như là :

    Sang tiên giáng lụa tợ dường sơn băng
    Cò bay hai cánh thẳng giăng
    Ô long dù mạnh cũng thua châu vằn
    Xà hành thế hiểm không ngằn
    Ðích thủy phục hổ trổ tài song nha
    Ngu cơ biến thế tiên sa
    Ngã mình nằm xuống biến qua thanh xà
    Kim kê tiếp kẻ gần nhà

    đòn : Sng thiên tam đả
    đòn : Ðại bàng chuyển dực
    đòn : Hắc long trầm để
    đòn : Bạch xà thám huyệt
    đòn : Bạch hổ cứ sơn
    đòn : Thanh xà uốn khúc
    đòn : Mãnh xà lăng lộ
    đòn : Kim kê độc bộ

    Ðó là sơ lược vài bài vài câu thôi, ai học sẽ biết hơn tôi nữa. Còn võ mà tôi dạy đây không theo phái nào đã có sửa chế, mà là chánh tông, không phải các vị sư tôn tạo chế, hoặc biến chế là do một sự suy nghĩ nào mà chế ra, hoặc họ nương theo bài nào mà sửa chữa, hoặc thêm hoặc bớt.

    Lối võ nầy có khí, có lực, có nhu, có cương, có bộ mã sanh, mã tử, đủ môn quyền cước, đủ 47 đòn căn bản chuyên luyện tràn né tránh nhường, lòn trốn khéo khôn, phản công mau lẹ, khi xử dụng các bài võ nầy nhìn thấy bộ pháp khi cố định nặng nề vững chắc, lúc di động nhẹ nhàng chợt đông sang tây, chợt nam qua bắc, nhanh lẹ như chớp. Về thân pháp thì lúc đứng lúc ngồi, lúc nhẩy lúc nhào, lúc nằm lúc lăn.

    Về quyền pháp hai cánh tay nhẹ nhàng mềm mại, thu vô, thò ra, đảo lên, luồn xuống, thượng ngăn, hạ chận, công tiền thì yểm hậu, xung tả thì kết hữu. Về cước pháp thì phóng ra liên tiếp, làm cho lòa mắt của địch, họ khó ngăn khó đón, khó nhận đưọc là công hay thủ, cũng khó phân biệt thế chi, miếng chi, thật là một lối võ người bé yếu dễ bề tập luyện, một lối võ lấy nhu áp cương, dù thấy bộ môn nhu nhược nhưng thế đòn hiểm sâu ác độc. Hễ chạm được một quyền một cước thì kết thúc trận đấu ngay.

    Trong giới giang hồ nghe Côn Lôn chánh thống thì người ta nễ mặt. Vậy muốn học lối võ nầy phải học những gì ?

    Ðó là câu hỏi xuất phát từ trong lòng người học võ, cũng là câu hỏi đặt ra trong chương trình mà tôi đã nói.

    Vậy đi tôi mạo muội những lời thô sơ mộc mạc tiếng nói mẹ sanh để giúp cho thanh niên ham võ để biết được câu hỏi nầy mà biết sự sai đúng của bài quyền thế võ, và có một phương pháp tập võ hữu hiệu hơn.


    DẠY VÕ DẠY NHỮNG GÌ

    Cũng như học võ học những gì không cần biết những điều cao sâu mầu nhiệm mà chỉ biết rằng : ai không biết đở gạt, thì dạy cho 28 môn tay để đánh thoi đở gạt, ai không biết tấn thối thì dạy cho 8 bộ môn tràn né tránh nhường, ai không biết đá đạp thì dạy cho 11 bộ môn đá đạp, ai không biết lùng đánh dạy cho bài võ để biết lùng đánh, ai bị phản công đánh lại không biết làm sao cũng dạy cho từ 1 đến 72 thế công thủ phản biến để thủ giữ mình, đở đánh lại. Cho nên khi ta học qua 47 thế căn bản nầy cùng các bài võ, nên hiểu rằng bài võ có nhiều thế, thế chánh nầy qua thế chánh khác, thế chánh biến ra thế phụ, thế phụ nầy chuyển thành thế phụ kia. Khi tập bài võ tập từ thế một, tập chậm để có thời giờ chuyển gân vận khí, đánh mạnh, ngắm xem cho đúng thế. Thuộc thế nầy mới sang thế khác, tập cho đủ thế ấn định rồi mới kết hợp thành bài, rồi mới đánh mau, quyền cước phóng ra liên tiếp nhưng phải cho có chừng mực nhịp bộ đều đều. Bài nào cũng tập như vậy, khi thành thuộc rồi mới được chỉ thế, phân thế, dạy thế. Khi sơ đẳng người ta dạy cho thế đối luyện để tập tành cho quen đòn dạn thế, rồi mới dạy cho thế chiến đấu. Chừng đó biết được thất dụng môn công :

    1. Nhất thủ nhất công
    2. Liên thủ liên công
    3. Dĩ thủ khai công
    4. Hồi thủ đương công
    5. Phản thủ bị công
    6. Thật hư thủ công
    7. Ý định tấn công.

    Dù rằng mình được chỉ rõ phân rành dạy đúng qua 7 môn công thủ phản biến nầy, nhưng được 1-2 phần trăm thôi, dù là một thế có 72 thế biến nhưng ai chí công thì học được nhiều, bằng không thì ít, tùy theo hạng người chuyên luyện khi luyện thấy nhất cử nhất động rồi mới dạy thế chiến đấu cho song đấu, đấu để kiểm bát tuyệt môn công :

    1. Bộ pháp phải vững chắc
    2. Thân pháp phải dẻo dai
    3. Quyền pháp phải cho nhanh lẹ
    4. Cước pháp phải cho liên tục
    5. Tâm pháp phải cho minh mẫn
    6. Nhãn pháp phải cho tinh tường
    7. Khí pháp phải cho điều hòa
    8. Thế pháp phải là nhất cử nhất động mỗi mỗi đều tinh hoa
    mới là đủ một bài võ.

    Nhớ rằng : bài võ gồm toàn những thế công thủ phản biến để công phá lùng địch, nếu địch phá đánh lại thì được chỉ rõ phân rành dạy đúng cho biết từ thế thủ cho đến thế công.

    Cho nên ta lấy bài thảo mà lùng địch để kết thúc trận đấu, lúc bấy giờ địch bị phản lại bất cứ lúc nào, chặn nào, bộ nào, thì ta phản ứng lại thần tốc không nghĩ ngợi gì cả.

    Có một điều quan niệm lầm rằng bài thảo là để tập tay chân bộ điệu mà thôi. Chớ khi đấu là lấy thế chớ không cần thảo trong lúc đó. Quan niệm như vậy là khi dạy võ không tập qua 48 thế căn bản. Ðể bắt đầu dạy bài võ thảo rồi thì dạy thế chiến đấu cho nên khi đấu họ lấy thế rình rình dè dè, chờ cho sơ hở rồi đánh càn đá đại trúng trật cầu may, không biết thất dụng môn công là gì nên không dám lấy thảo mà lùng địch.

    Một điều cần nữa là khi muốn lùng địch thì phải so lường ta với địch ai hơn kém nhau về sức lực tài năng, khi biết người biết ta rồi mới lựa bài võ mà lùng, ta không nên khinh địch mà không nên sợ địch.
    Khinh địch thì bị định, sợ định là mất tinh thần. Lúc ấy ta cứ tập trung tinh thần quán tưởng bài quyền thế võ, mới kịp thời chống ngăn với đòn tấn bất ngờ, với số người tham chiến, chớ nếu rình rình, dè dé hoài thì làm sao kịp với số nhiều người được ?

    Bởi vậy cho nên ý chí khôn ngoan trong võ thuật, mánh lới hay ho của một trận đấu gay go, nhờ võ sư loan bố cho qua ba phần lý thuyết của ba giai đoạn của chương trình.

    Lý thuyết là mở cửa lòng cho người học, còn thực hành là đem người học đến chỗ thật của lý thuyết. Nếu thuyết mà không hành thì không kinh nghiệm, còn thực hành mà không lý thuyết thì không sáng tỏ, song song hai điều đó, người học mới biết được điều sai, điều đúng của bài quyền thế võ. Không có một vị võ sư nào muốn môn sinh vào chỗ chết. Hễ là mang danh võ sư thì không một ai lại không biết ba phần lý thuyết của ba giai đoạn của chương trình.
    (trích dẫn từ Thư Viện Việt Nam )
    Được Lonelymanus sửa chữa / chuyển vào 13:06 ngày 27/04/2003
  6. vuhongthai

    vuhongthai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    ...Các bác biết nhìu thật....
    đáng khâm phục...
    Tôi ko bít nhìu về võ dân tộc nhưng tôi cảm thấy Võ mình rất là gọn gàng đơn giản và hiệu quả..Tuy nhiên tôi thấy ko được đẹp mắt cho lắm, hơi thiếu tính nghệ thuật...
    Vũ Hồng Thái
  7. vota

    vota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Cu~ng ddu''ng, :) nhu*ng no''i thie^''u nghe^. thua^.t la` sai . Chi? vi` nhu*~ng ngu*o*`i ddo'' ta^.p chu*a to*''i, ne^n ga^n co^''t ho. kho^ng cho phe''p la`m ca''c ddo^.ng ta''c ddo'' thoa?i ma''i dde^? ma` tro*? tha`nh lu*u thu?y ddu*o*.c . :) Ta.i ca^.u chu*a ga(.p ddu*o*.c cao thu? tho^i . :) Nhu*ng du` kho^ng dde.p dda''nh va~ cha(''n cu'' ho*n ma^''y thu*'' ru*o*`m ra` . :)
    Võ Ta
  8. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam đúng là Việt Nam ! Thầy phải toàn diện thế nên VN ko có nhiều thầy. Lại nữa, thế kỷ 21 rồi vẫn mông muội thế, nhân vô thập toàn, con người chỉ mong phát huy được một điểm mạnh đã là thành công rồi.
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Ừ, bạn Vove viết cũng hay đấy. Cụ ĐTA lấy tên võ phái của mình là "Võ Lâm Chánh Tông Việt Nam" nhưng sở học của cụ lại chủ yếu từ Trung Quốc (Hai phái Thiếu Lâm Bắc phái và Côn Luân). Nhưng biết sao được. Hiện nay, trong Liên đoàn võ cổ truyền Việt Nam (Nhất là ở TPHCM) có hơn 50% bộ môn có nguồn gốc từ Trung Quốc (Không lẽ người ta muốn gia nhập, mình lại đuổi người ta ra). Còn ở phía Bắc, các võ sư lại chủ yếu luyện cho "gà" của mình hai môn wushu và Pencak Silat. Lại còn có Vovinam nữa. Người Việt Nam lúc nào cũng muốn ôm nguyên trái địa cầu. Ôi! Mệt quá.
  10. Cau_be_ngay_tho_new

    Cau_be_ngay_tho_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    thế theo các bác có bao nhiêu môn phái chính gốc Việt Nam,
    tức là do người Việt tự nghĩ ra và truyền thụ lại, chứ ko vay mượn học hỏi từ các môn phái của nước ngoài

Chia sẻ trang này