1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VÕ VIỆT NAM

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi huynhloc, 10/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    VÕ VIỆT NAM

    Các huynh, tỷ hãy cùng viết về những môn võ truyền thống Việt Nam.
  2. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Võ cổ truyền Việt Nam
    Ngay từ đời nhà Lý (thế kỷ thứ I đến III), nước ta đã có tổ chức phép Bảo Giáp, tức là phép lấy dân làm lính. Một bảo gồm 10 nhà, 500 nhà hợp thành một đô bảo. Mỗi đô bảo có đặt 2 người chánh, phó để dạy dân luyện tập võ nghệ. Nhờ thế mà ở thời kỳ này, nền võ bị nước ta rất nổi tiếng. Năm 1075, đời vua Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem quân sang đánh chiếm Khâm Châu, Liêm Châu, và Ung Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc).
    Sang đời Trần, ngay từ đời vua Trần Thái Tông (1225-1258) đã lập ra Giảng Võ Đường ở kinh thành Thăng Long nhằm làm chỗ luyện tập võ nghệ, trau dồi binh pháp, và khuyến khích tất cả trai tráng trong nước đều phải tập võ. Cũng trong thời kỳ này, Trần Hưng Đạo đã soạn sách Binh Thư Yếu Lược mang đặc thù nghệ thuật dùng binh của nước ta.
    Kỳ thi võ đầu tiên ở nước ta được sử sách ghi lại là kỳ thi năm 1429 do vua Lê Thái Tổ tổ chức. Thi gồm phần lý thuyết (võ kinh) và thi thực hành (bắn cung, phóng lao, lăn khiên, v.v..). Nhà Lê cũng lập ra trường Giảng Võ: học sinh của trường học tập trong ba năm; mỗi năm đến tháng chạp thì có kỳ sát hạch; hết ba năm thì có kỳ thi tốt nghiệp do Bộ Binh chấm; ai đỗ được tuyển làm quan võ. Ngay trong thời kỳ thịnh trị của nước ta là đời vua Lê Thánh Tông (1460-1496), nhà vua cũng rất chú trọng đến việc võ bị. Vua Thánh Tông đặt ra các điều quân lệnh để tập luyện bộ trận, mã trận, thủy trận, tượng trận.
    Sang đến thời Trịnh-Nguyễn phân tranh (thế kỷ XVIII), Trịnh Cương lập ra Sở Võ Học để mở những trường dạy võ, gọi là Học Võ Đường. Chúa Trịnh tuyển dụng những vị quan nổi tiếng làm giáo thụ để dạy cho con cháu các quan lại và những người trong hoàng tộc. Mùa xuân và mùa thu, học sinh tập võ nghệ. Mùa đông và mùa hạ học lý thuyết gọi là võ kinh (binh pháp). Hàng năm học sinh phải trải qua kỳ thi tiểu tập vào mùa xuân và mùa thu; thi đại tập vào tháng 2, tháng 4, tháng 8, tháng 11. Sau đó, cứ đến kỳ thi võ ba năm một lần do triều đình tổ chức theo lệ định, học sinh của Học Võ Đường sẽ cùng với thí sinh trong cả nước dự thi; và khi đấy ai đỗ sẽ được bổ dụng làm quan võ.
    Dưới thời Lê-Trịnh, thi võ được tổ chức 3 năm một lần, gồm các môn bắn cung, múa giáo, múa gươm, phi ngựa bắn cung, chạy bộ bắn cung, và sau cùng là hỏi về binh pháp Tôn Tử và làm một bài văn sách trả lời về phương lược huấn luyện chiến thuật công thủ và trận pháp. Các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, thi ở địa phương, gọi là Sở Cử. Các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì có kỳ thi ở kinh đô, gọi là Bác Cử. Người đỗ được gọi là Cống Sĩ (Cử Nhân Võ), cao hơn là Tạo Sĩ (Tiến Sĩ Võ); và khi đó, được cử làm quan. Nhưng, đã là võ quan rồi, hàng năm, đến mùa xuân và mùa hạ vẫn phải thi sát hạch. Ai đạt yêu cầu thì được thưởng, ai không được thì bị phạt tiền hoặc bị giáng chức.
    Dưới thời Nguyễn (từ đầu thế kỷ 19), việc tổ chức thi võ đã hoàn chỉnh. Cũng như thi văn, thi võ có ba kỳ thi: thi Hương ở các địa phương, thi Hội ở kinh đô; thi Đình tại sân triều. Thi Hương gồm có ba trường. Trường thứ nhất thi xách tạ; trường thứ hai thi múa côn, đâm giáo múa khiên và đao; trường thứ ba thi bắn súng. Nếu đỗ cả ba trường vào loại ưu, bình thì được gọi là Cử Nhân Võ; còn đỗ loại thứ là Tú Tài Võ. Chỉ có Cử Nhân Võ mới được vào thi Hội. Nội dung của thi Hội giống như kỳ thi Hương, nhưng yêu cầu cao hơn. Đặc biệt thí sinh phải đấu côn quyền với 5 ngườì lính cấm vệ. Nếu thắng được 3 người mới được xét đỗ. Lính cấm vệ nào thua thì bị phạt lương; nên các trận đấu thường rất quyết liệt. Qua được kỳ thi Hội, thí sinh sẽ vào kỳ thi Đình. Tại kỳ thi này, thí sinh thi võ kinh (tức lý thuyết về binh pháp, trận đồ...). Ai đỗ sẽ được gọi là Tạo sĩ (Tiến Sĩ Võ); nếu đỗ vớt được gọi là Phó Bảng Võ. Sau đó, các vị tân khoa sẽ được bổ dụng làm quan võ. Khoa thi võ đầu tiên mở vào năm Minh Mạng thứ 17 (1837), có 3 trường thi là Thừa Thiên, Hà Nội, và Thanh Hóa. Đến năm Thiệu Trị thứ 5 (1846) ấn định lại thi Hương (lấy Tú Tài Võ và Cử Nhân Võ) vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu; thi Hội (lấy Phó Bảng Võ) vào các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Còn thi Đình (lấy Tiến Sĩ Võ) thì tổ chức ngay sau khi thi Hội.
    Có thể lúc bấy giờ ở các địa phương trong cả nước cũng có lập ra những trường võ, hoặc có những lò võ dân gian nổi tiếng. Điển hình ở miền Trung có vùng đất võ Bình Định với những nhân vật lừng danh giỏi võ như ông Chảng (thầy dạy võ của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ); các tướng lãnh Tây Sơn như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân... - có những lò võ và địa phương khắp nơi biết đến bởi thế mạnh của mình, như "roi Thuận Truyền, quyền An Thái". Các địa danh Bãi Tập Voi, Trưng Võ; câu ca dao:
    "Ai về Bình Định mà coi,
    Con gái cũng biết múa roi đi quyền."
    Là dấu ấn hiển hiện về truyền thống giỏi võ và thượng võ của đất Bình Định. Trường võ Bình Định dưới thời nhà Nguyễn được triều đình cho phép tổ chức các khoa thi Hương để tuyển chọn nhân tài nghành võ, phục vụ đất nước.
    Ở Nam Bộ, cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, nổi tiếng có võ Ba Giồng (nay thuộc Tiền Giang). Dạy và học võ để rèn luyện thể chất, giúp con người vượt qua thử thách, hiểm nguy, bệnh tật ở vùng đất mới. Đồng thời cùng nhằm trau dồi nhân cách theo tinh thần thượng võ có từ ngàn đời của dân tộc ta, tạo nên những con người có phong cách mã thượng, vị tha:
    "Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả
    Lâm nguy bất cứu mạc anh hùng
    Sách "Gia Định Thông Chỉ" của Trịnh Hoài Đức, phần tỉnh Định Tường (nay là Tiền Giang) có nói đến việc người dân ở đây "rất thượng võ và thích diễn võ nghệ" hoặc "Ba Giồng, phủ Kiến An, là đất ưa dụng võ".
    Đến thời Pháp thuộc (đầu thế kỷ XIX), Pháp đã ra lệnh cấm dân chúng tập võ. Sự cấm đoán kéo dài gần ngót một thế kỷ này đã làm nền võ thuật cổ truyền Việt Nam bị thất truyền, mất mát rất lớn.
    Do quan hệ lâu đời trong lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc cho nên võ Tàu, đặc biệt là võ Thiếu Lâm, có ảnh hưởng rất lớn đến võ thuật nước ta. Nhiều đợt người dân Trung Quốc sang nước ta lập nghiệp, họ cũng mang theo môn võ Thiếu Lâm để luyện tập, truyền bá ra mãi rồi nhiều người tưởng đó là môn võ bản xứ, như trường hợp các bài quyền Mai Hoa, Liên Hoa, Thập Bát Ban Võ Nghệ... Sự trùng lập này càng về sau càng nhiều hơn vì võ cổ truyền không được dạy một cách bài bản. Nhưng nói chung võ Thiếu Lâm đi quyền một cách cứng chắc, chuyên dùng sức mạnh thì võ ta có tính linh hoạt, thoạt cao thoạt thấp, tránh né nhiều và thừa cơ để tung những đòn bất ngờ, nguy hiểm. Điều này có lẽ do phù hợp với người nước ta nhỏ con hơn người Trung Quốc ở phía Bắc.
    Lược trích từ " võ cổ truyền Việt Nam" tác giả Trường Giang.
    Được huynhloc sửa chữa / chuyển vào 00:57 ngày 10/03/2003
    Được huynhloc sửa chữa / chuyển vào 00:58 ngày 10/03/2003
    Được huynhloc sửa chữa / chuyển vào 01:01 ngày 10/03/2003
  3. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Võ phái Bạch Hổ và ***** Nguyễn hữu Cảnh
    Nguyễn Hữu Cảnh là vị tướng dưới trướng chúa Nguyễn, đã có công bình định và mở rộng lãnh thổ Đàng Trong. Tuy nhiên, ít người biết Nguyễn Hữu Cảnh cũng chính là ***** của võ phái Bạch Hổ - một môn phái võ cổ truyền đang phát triển tại Huế.
    Toàn bộ kỹ thuật võ phái Bạch Hổ được ghi lại trong một quyển võ kinh bằng chữ Hán và chữ Nôm, hiện vẫn đang được bảo quản tại Tổ đình của môn phái Bạch Hổ tại làng Nam Phổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Trình tự huấn luyện của môn phái Bạch Hổ từ thấp lên cao như sau:
    - Quyền pháp, tức kỹ thuật quyền cước, bao gồm năm bài thảo (Mộc thiếu thảo pháp, Song chỉ thảo pháp, Thái âm đấu thái dương thảo pháp, Tứ chi quyền bộ thảo pháp, Độc lập mai hoa quyền thảo pháp);
    - Côn pháp, tức kỹ thuật sử dụng gậy, bao gồm bốn bài thảo (Ngũ môn thảo côn pháp, Trực thủ thảo côn pháp, Ô du thảo côn pháp, Trường côn đấu thế pháp);
    - Kiếm pháp, tức kỹ thuật sử dụng kiếm, bao gồm hai bài thảo (Trường kiếm thảo pháp, Song kiếm thảo pháp);
    - Đao pháp, tức kỹ thuật sử dụng đao, gồm hai bài thảo (Siêu đao thảo pháp, Long đao thảo pháp);
    - Đằng bài pháp (phép đánh lăn khiên), đằng tiên pháp (phép đánh roi mây dài trên 2m), phủ việt pháp (phép đánh búa rìu), sam pháp (phép đánh trường côn đầu gắn hai dao nhọn)...
    Nhìn chung, võ phái Bạch Hổ, về quyền cước chiến đấu, chú trọng đến kỹ thuật cận chiến, mọi đòn tấn công đều nhắm vào chỗ hiểm trên thân thể đối phương. Đặc biệt, trong kỹ thuật thủ pháp, môn phái này sử dụng khá nhiều đòn tay mô phỏng bàn tay hổ và được gọi là hổ trảo. Còn về binh khí, võ phái này còn lưu giữ được một số khí cụ chiến đấu cổ hoàn toàn mang bản sắc Việt Nam, như: lăn khiên, roi mây, cây sam...
    Tuy nhiên, nếu đi sâu vào so sánh kỹ thuật võ phái Bạch Hổ với võ phái Tây Sơn cũng như võ phái Bà Trà Tân Khánh, người ta có thể thấy khá nhiều điểm tương đồng. Chẳng hạn như bài thảo Mộc Thiếu không khác bao nhiêu so với bài quyền Ngọc Trản của võ phái Tây Sơn và Bà Trà Tân Khánh...
    Hiện nay, địa bàn hoạt động chủ yếu của võ phái Bạch Hổ là tỉnh Thừa Thiên-Huế, với khá nhiều võ đường. Tuy nhiên, vào những năm 80, võ phái này từng mở lớp huấn luyện tại CLB võ thuật Hồ Xuân Hương (quận 3, TPHCM) một thời gian, góp phần truyền bá kỹ thuật đặc thù của võ phái Bạch Hổ cho thanh thiếu niên đang sống trên mảnh đất mà Nguyễn Hữu Cảnh đã có công lớn trong việc hình thành.
    Được huynhloc sửa chữa / chuyển vào 09:22 ngày 14/03/2003
  4. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH
    Nếu đến thăm đất Qui Nhơn quê hương của người anh hùng áo vải Tây Sơn - Nguyễn Huệ, bạn sẽ có dịp được thưởng thức những buổi biểu diễn của môn phái võ cổ truyền Bình Định (CTBĐ) với những động tác uyển chuyển, nhanh nhẹn, nhưng cũng đầy khí chất dũng mãnh, quật cường của các bài quyền, bài binh khí, đặc biệt là bài quyền Ngọc Trản, bài roi (côn) Thái Sơn nổi tiếng đã đi vào lịch sử với câu ca dao:
    Ai về Bình Định mà coi
    Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền
    Nguồn gốc võ CTBĐ
    Từ thế kỷ XV trở đi, cùng với việc tiến về phía Nam của người Việt cổ, nhiều dòng họ đã đến Bình Định khai hoang, lập ấp. Các cư dân đã tiếp nhận và thích nghi với nhiều yếu tố của nền văn hoá địa phương, tạo nên tư chất và cốt cách của con người ở vùng đất mới Bình Định, nơi hội tụ, kế thừa truyền thống thượng võ của dân tộc.
    Người Bình Định vừa có phẩm chất cao quí của cư dân vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ với các đức tính: mộc mạc, cần cù, giản dị, sáng tạo, nhân ái, kiên cường, dũng cảm, vừa mang sắc thái của địa phương: tính khảng khái, hào hiệp, tinh thần thượng võ. Theo Đại Nam nhất thống chí: Người Bình Định tính tình trầm, gan dạ, thích làm việc nghĩa. Người học thức phần nhiều nho nhã, trung hậu. Đồ mặc, đồ dùng giản dị, mộc mạc, không ưa văn hoa. Ngày rảnh việc hay bày hát tuồng, múa võ.
    Bình Định luôn gợi trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam niềm cảm tình sâu sắc về một vùng đất thượng võ lâu đời, với hồn thiêng sông núi đã hun đúc nên khí chất anh hùng bất khuất, làm nên bao sự tích oanh liệt, góp phần tô thắm vào trang sử vàng dân tộc.
  5. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Quá trình hình thành và phát triển
    .
    Trước thời Tây Sơn (từ khoảng năm 1600), võ CTBĐ còn ở dạng sơ khai, hình thành chủ yếu dựa trên các thao tác lao động và sử dụng công cụ lao động hàng ngày .
    Đến thời Tây Sơn, bắt đầu có sự giao lưu, hoà nhập giữa các dòng võ và quy tụ nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều võ quan, võ sư nổi tiếng. Võ CTBĐ thời Tây Sơn được sử sách ghi nhận là thời kỳ hưng thịnh và phát triển rực rỡ nhất, được xây dựng thành hệ thống võ học, được đưa vào hệ thống thi cử, đào tạo tướng sĩ, được nghiên cứu và áp dụng triệt để, sáng tạo trong quân sự, trong chiến đấu, phục vụ chiến trường và khuyến khích mở trường dạy võ khắp nơi.
    Võ CTBĐ thời Tây Sơn là sự kết tinh và hoà quyện cao độ giữa các dòng võ, môn võ, phái võ khác nhau (của người bản địa, võ từ Bắc hà vào v.v.) tạo nên sức mạnh tổng hợp, chắt lọc tìm ra cái tinh tuý nhất để bồi đắp, bổ sung vào kho tàng võ học chân truyền của dân tộc.
    Sau thời Tây Sơn, mặc dù khi lên ngôi, Nguyễn ánh đã tiêu diệt mọi thành quả của nhà Tây Sơn nhưng võ CTBĐ vẫn có khả năng tiềm ẩn và sức sống mãnh liệt, "võ vườn" vẫn được bí mật truyền dạy trong các nhà chùa hoặc các bìa rừng, vẫn được nhiều người tâm huyết nghiên cứu, sưu tầm, viết sách lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau.
    Đến nửa đầu thế kỷ XIX, các dòng võ nước ngoài, chủ yếu là võ Thiếu Lâm (Trung Hoa) và nhiều môn võ như quyền Anh, Judo, Karatedo, Teakwondo... đã phát triển khá mạnh ở Bình Định nhưng vẫn không thể lấn át được võ CTBĐ bởi vẫn giữ được những đặc điểm độc đáo của nó.
    Được huynhloc sửa chữa / chuyển vào 03:14 ngày 30/03/2003
  6. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Đặc điểm độc đáo của võ CTBĐ
    Về khía cạnh võ thuật, võ CTBĐ thể hiện rõ tính liên hoàn, tinh tế, uyên thâm, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong (tinh, khí, thần) với bên ngoài cơ thể (thủ, nhãn, chỉ và thân).
    Về võ lý, võ CTBĐ vận dụng triệt để học thuyết âm - dương, lấy phép ngũ hành và phép bát quái làm nguyên lý cơ bản của "Song thủ ngũ hành vi bản", "Lưỡng túc bát bộ vi căn" là cơ sở võ lý cho luyện tập bộ tay và bộ chân trong võ CTBĐ: Tấn pháp trong bát quái và Thủ pháp trong Ngũ hành, có sự phối hợp cả hai phương diện ngoại công và nội công.
    Về võ đạo, còn gọi là cái đạo của người học võ. Ngoài những đức tính mà con người đề cao trong rèn luyện đạo đức là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, võ đạo còn thể hiện ở các mặt truyền thống: thượng võ; uống nước nhớ nguồn; trọng nhân nghĩa...
    Được huynhloc sửa chữa / chuyển vào 03:10 ngày 06/04/2003
  7. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Về nội dung, võ CTBĐ vô cùng phong phú, đa dạng nhưng tựu trung có 4 nội dung cơ bản là: luyện công, quyền thuật, võ với binh khí, luyện tinh thần. Quyền còn gọi là thảo bộ hay quyền tay không, bao gồm Cương quyền và Nhu quyền. Võ tay không chia thành 4 nhóm: Võ thể dục, võ tự vệ, võ tỷ thí và võ chiến đấu. Binh khí được dùng trong võ CTBĐ bao gồm binh khí dài và binh khí ngắn. Loại binh khí rất cơ bản được lưu hành khá phổ biến ở Bình Định là côn (tiếng địa phương gọi là roi) với nhiều "phách roi" độc đáo chỉ có ở võ CTBĐ: "Đâm so đũa", "Đá văn roi", "Phá vây", "Roi đánh nghịch"... Nói về tận dụng vũ khí thô sơ chống giặc, Bình Định có "Bài kiếm 12" nổi tiếng gồm 12 động tác được rút tỉa trong nhiều bài kiếm tiêu biểu của Bình Định để hình thành một cách ngắn gọn, dễ tập, dễ nhớ.
    Trong các bộ môn về quyền thuật, "Ngọc Trản" là bài quyền tiêu biểu của võ CTBĐ, trải qua thời gian, nó vẫn sáng chói như một "chén ngọc" với những bí quyết võ công vô giá. Để thực hành được một cách nhuần nhuyễn, phải tính đến công sức luyện tập cả về thể chất và ý thức nhằm tạo được sự thống nhất thành một ý niệm duy nhất, như tính thuần khiết của viên ngọc. Đó chính là bí quyết khổ luyện của lối quyền âm - dương trong Ngọc Trản công.
    Trích từ " Võ cổ truyền Bình Định - Nguồn gốc và đặc trưng" của tác giả Quốc Trân
  8. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    LUYỆN TRƯỜNG CÔN
    Đây là cách luyện roi chiến của thầy Hồ Ngạnh, vị võ sư danh tiếng của lò võ Thuận Truyền, và sau này làm quan dạy võ cho triều đình .
    CẮT-CỤP-CẮT
    Cách tập đơn giản, hiệu quả. Bên cây cau chôn một đoạn trúc song song, cao ngang đầu, cách thân cây cau độ một đến hai tấc ta, chôn chặt cố định khoảng cách. Người cầm roi ở tư thế đấu, đầu roi ở trong khoảng cách cau và tre. Tay phải cầm giữa roi, tay trái cầm đốc roi. Tay trước phải thẳng, nắm tay cao ngang vai, cùi chỏ không gập, tay cầm ngửa, đầu roi cao ngang miệng.
    I. LUYỆN TAY TRƯỚC:
    Bước 1: Bàn tay đang ngửa lật úp xuống đồng thời gạt qua bên phải, đầu roi vòng xuống qua nửa vòng và đánh nhằm khúc tre kêu ?ocắt?, thì lập tức phải ngửa bàn tay đưa đầu roi trở qua bên trái đánh vào thân cau kêu ?ocụp?, song phải đáng tiếp vào ?ocắt? và liên tục cắt - cụp - cắt liên hồi. Nếu cắc rồi mà không nghe cụp thì khi đấu thật có thể ta hoặc đối phương đã bị đâm rồi hoặc cả hai đều không thành thạo đã bỏ qua cơ hội, hoặc cả hai cảnh giác đã sang thế. Vì vậy lúc tập phải luôn chú ý nghe nhịp cắc - cụp - cắc - cụp? đều, nhanh, cho quen để khi thi đấu thật khỏi bỏ lửng (không biết tận dụng đòn).
    Thân cau và cái trụ bằng tre đứng cố định nhưng lại thay cho đầu roi di chuyển của đối phương, khoảng cách giữa cau và trụ tre giữ cho đầu roi ta không gạt ra quá xa, trống mặt và ngực hoặc không kịp quay lại để đỡ và tấn công. Tay trước luôn thẳng, chỉ cổ tay chuyển động do đó rất mỏi nên phải luyện cổ tay thật khỏe thật nhuyễn và rất nhạy. Cánh tay chỉ co lại trong trường hợp đặc biệt.
    Bước 2: Bước tập thứ hai cao hơn trước một chút là dùng cái lắc trả gây luôn cả hai tiếng cụp - cắc. Tay phải (trước) đang ngửa lật sấp xuống hất sang phải va vào cọc tre: cắt, rồi lập tức ngửa ra lắc trái ?ocụp? vào thân cau và luôn thể ngửa cao hơn vặn lắc sang phải va vào tre ?ocắt? cái thứ hai mới trả sấp lại và ?ocụp?. Đó là dùng một đường tạo thành 2 gây thêm tác dụng của động tác thứ ba: cắc - cụp - cắc. Cách này nhanh và gây bất ngờ cho đốI phương, ta có thể nhân gạt đầu roi địch mà tiến công luôn, nhưng cũng rất nguy hiểm cho ta là bàn tay phải vặn ngửa cao quá phải tạo thành một thế chết khó xoay xở.
  9. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Nguyệt San Võ Thuật Bộ II ?" Số 4 (tháng 6 năm 1970)
    LUẬN VỀ ÐƯỜNG THẢO VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
    Võ sư Thanh Long

    Trong môn võ Việt Nam, ta thường gọi quyền là đường Thảo.
    Nếu đã theo học môn võ nầy, hay Thiếu Lâm, từ 3 tháng đến 6 tháng đều hiểu biết qua những bài thảo đó. Tuy nhiên theo thời gian tập càng lâu thì thế thảo càng nhiều, tôi xin tạm luận về một bài quyền chánh gốc trong môn võ Bình Ðịnh mà tôi đã dạy cho võ sinh, để đọc giả tìm hiểu nghệ thuật căn bản của môn võ cổ truyền.
    Vậy ta tìm nghĩa danh từ của nhà võ xem "quyền" thảo" là gì ? Chữ QUYỀN theo chữ Nho nghĩa là tay, là phương pháp đánh bằng tay, không có món binh khí gì. Tuy nhiên không phải ta đánh đá như những thế đơn lúc đấu, hay nhảy múa lung tung mà thành bài đâu. Riêng các đường thảo cổ truyền trước khi tôi thọ giáo, cũng như hiện đang dạy, có rất nhiều bài. Nhưng tôi trích đăng những bài thảo tượng trưng để đọc giả tham khảo. Những ai đã xuất thân từ Bình Ðịnh mà thành võ sư, hoặc ai đã thọ giáo của môn phái Bình Lâm Ðạo cũng đều nghe qua những bài thảo nầy cả.
    Võ cổ truyền Việt Nam : thảo Ðộc Long Tiễn, thảo Ngọc Trản, thảo Tứ Hải, thảo Tứ Môn, thảo Thần Ðồng, thảo Lão Mai, thảo Miêu Tẩy Diện... Các đường thảo Thiếu Lâm như : thảo Song Long, thảo Thiền Sư, thảo Ba Chân Hổ, thảo Mai Hoa, thảo Tứ Trụ... Ðó là tôi kể một ít để tượng trưng sự tập luyện công phu của bài thảo và nhan đề của võ cổ truyền, tránh sự lầm lẫn của võ sinh và đọc giả muốn tìm hiểu. Nói chung các đường thảo Việt Nam, thì có thiệu có lời rành mạch. Và chỉ học thuộc lòng và thầy dạy từng bộ từ đầu đến cuối của bài thảo, nên dễ nhớ hơn, vì lời nào bộ ấy. Còn các đường thảo Thiếu Lâm thì bài có lời, bài không lời, nên khi nghỉ học hay ra dạy thì quên hẳn, không thể nhớ đầu đuôi gì cả. Duy chỉ có ai chuyên tập luyện và dạy thường mới không quên. Ai đã đi học qua nhiều đường thảo bộ rồi, ta sẽ thấy sự thông minh và công trình sắp xếp các thế đánh, công thủ, bộ pháp, tấn thối của thánh tổ là quý giá biết chừng nào. Nếu ai yếu sức hoặc không có chí thì làm sao biểu diễn một đường thảo dài được ? Vì sự tập luyện lâu dài và công phu mới đi đường thảo tròn và sạch được.
    Sau đây tôi chép nguyện văn lời thiệu trong những bài thảo của phái võ Bình Ðịnh để đọc giả tham khảo.

    Thảo Ngọc Trản :
    Ngọc trản, ngân đài, tả hữu tấn khai, Thập tự. Luyện diệp liên ba, đã sát túc. Tạ hồi mai phục. Tấn đả tam chiến. Thối thư nhị linh. Hoành tả tạ, bạch xà lan lộ. Hoành hửu sát, thanh long biên giang. Phụ tử tương tì. Hồi phát địa hổ song phi triển dực. Hạ bàn đoản đả. Hồi tiểu tạ khai cung. Huỳnh long quyển địa. Tấn đả song quyền. Hoành tả phục hạc khai linh. Hoành hữu phục hạc khai linh. Trực tiền quyển địa. Vấn đả song quyền. Tí ngọ hồi hậu. Ðả thập tự. Hồi tẩu mã dương tiên. Tam bộ lập như tiền.
    (Hết)
    (Trích dẫn từ Thư Viện Việt Nam)
    Được Lonelymanus sửa chữa / chuyển vào 13:11 ngày 27/04/2003
  10. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Luyện trường côn (tiếp theo)
    II. LUYỆN TAY SAU: (tay trái). Tay cầm đốc. Đó là hậu vệ, có hai tác dụng:
    1) Đỡ đòn
    2) Trợ thủ tấn công
    Hai tác dụng trên không thể tách rời.
    Đỡ đòn có hai cách:
    Một là bị động: mũi roi của đốI phương bị mũi roi của ta khắc nhưng không phục được mà lách đâm vào, vô hiệu hóa đầu roi ta.
    Hai là chủ động bằng cách để đầu roi ta bỏ roi địch, không kềm chế để nó đâm vào. Lúc ấy nhiệm vụ của đốc đồng thời là nhiệm vụ kiềm chế đầu roi địch để cho đầu roi ta rảnh rang tấn công địch bất ngờ. Đốc đỡ mà lại điều khiển ngọn tấn công. Đó là chức năng tác dụng điều khiển tấn công của đốc.
    Ngay trong trường hợp bị động chống đỡ thì cũng phải đồng thời tạo điều kiện và hướng ngọn tấn công cho nên hai tác dụng đỡ đòn và trợ thủ tấn công của đốc luôn gắn liền nhau.
    Tập tay sau đồng thời với tập tay trước và tùy theo ý đồ kỹ thuật của tay sau ở 3 tư thế tĩnh và động sau:
    1. Tư thế tĩnh: khi tay trước tập bước 1 cắt - cụp, cắt - cụp, tay sau tuy không đổi vị trí nhưng cũng phải theo đúng tay trước mà lắc cổ tay. Khi tay trước tập bước 2 thì sau cắc - cụp phải nhích tay trái lên rất mạnh theo để đưa động tác 2 của tay phải vượt nhanh và mạnh sang cắc thứ hai, có thể tay trái vượt cắc đến tay phải. Khi kéo lại về cụp thì dùng tay mặt quay lên hay quay dưới tay trái có thể lặn xuống hoặc vượt lên tay phải. Đây là cách tập rất thú vị và khéo.
    2. Tư thế động: hoặc vòng lên hoặc vòng xuống dưới tay phải để đón và gạt ngọn roi đối phương , tay phải cũng vặn theo ăn nhịp.
    3. Nhân đỡ mà đâm-đâm xong đỡ. Tay sau vừa vòng lên (hay xuống) gạt ngọn roi đối phương, vừa đẩy roi ra trước đâm hoặc cùng tay trước cộng sức đâm.
    Trích bài " Luyện roi trường " của tác giả Quách Tạo
    Được huynhloc sửa chữa / chuyển vào 03:33 ngày 03/05/2003

Chia sẻ trang này