1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Với 30.068 tấn tiêu xuất khẩu trong tháng 3/2018

Chủ đề trong 'Public - Gặp gỡ giao lưu' bởi Vietbizyl, 17/04/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vietbizyl

    Vietbizyl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2017
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Với 30.068 tấn tiêu xuất khẩu trong tháng 3/2018, tăng 132,5% so với tháng trước, đây là tháng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục.

    Mặc dù xuất khẩu hạt tiêu tăng trưởng mạnh trong tháng 3/2018, nhưng lũy kế 3 tháng đầu năm, xuất khẩu tiêu đạt 60.033 tấn, tăng 17,5% về lượng nhưng lại giảm 31,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
    xem thêm nhiều thông tin về giá hồ tiêu tại đây: https://www.facebook.com/thongtinchannuoi247

    Tuần vừa qua, giá hạt tiêu đã bất ngờ quay đầu tăng mạnh trở lại sau hơn 20 năm "xuống dốc không phanh". Từ mức giá dưới 50 nghìn đồng/kg, gần tiệm cận với giá cà phê, thì đến cuối tuần qua, ở Bà Rịa - Vũng Tàu tiêu đen xô đầu giá dao động ở mức 59.000 - 60.000 đồng/kg, ở Bình Phước cũng tăng tốc vượt lên 60.000 đồng/kg, Đăk Lăk - Đăk Nông vẫn ổn định ở 59.000 đồng/kg, trong khi ở Gia Lai 58.000 đồng/kg là đã khó mua.

    Sở dĩ giá tiêu tăng trong mấy ngày qua là nhờ lực mua đầu cơ tại thị trường nội địa khi các nhà đầu cơ nông sản tiến hành thanh lý cà phê và chuyển sang tiêu mà không còn chờ đợi thêm nữa. Thu hoạch hồ tiêu tại Tây nguyên, vùng sản xuất hồ tiêu trọng điểm đã vào giai đoạn cuối.

    Nhìn chung, vụ tiêu năm nay của nước ta mất mùa ở các vùng trồng tiêu cũ nhưng được bù đắp từ những diện tích mới phát triển, nên tổng sản lượng vẫn ở trong mức dự kiến khoảng 180.000 - 200.000 tấn tiêu xô.

    Nông dân trồng hồ tiêu cho biết, từ một tuần trở lại đây, các thương lái Trung Quốc bất ngờ xuất hiện nhiều tại những vùng trồng tiêu trọng điểm và liên tục cho người đến các đại lý đặt hàng. Họ hối thúc các đại lý thu gom nhanh chóng "cho kịp chuyến hàng" khiến giá tiêu đen xô đã tăng nóng.
    đọc thêm các tin về giá hồ tiêu khác https://www.facebook.com/giaheohoihomnay247

    Việc các thương lái Trung Quốc gom hàng đã giúp giá tiêu trong mùa thu hoạch không giảm sâu cũng làm cho nông dân trồng tiêu phấn khởi.

    Tuy vậy, không phải người trồng tiêu nào cũng có đủ tiềm lực để chờ giá. Anh Y Blô Ktla - một nông dân trồng tiêu tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk bày tỏ sự tiếc nuối: "Do cần tiền để thanh toán nợ nần nên buộc phải bán sớm với đầu giá 53 nghìn đồng. Chưa tới một tuần đã lên 59 nghìn đồng/kg. Đúng là làm nông dân khổ thật...".

    Một số nhà phân tích thị trường nhận định, dự báo giá tiêu sẽ tăng trong thời gian từ nay đến hết tháng 6/2018, do nguồn cung ở các nước xuất khẩu tiêu truyền thống, trong đó có Việt Nam ít đi.

    Trong khi nguồn cung Indonesia và Malaysia cũng đang trông chờ vụ mùa mới vào tháng 7 - 8. Có lẽ đó cũng là cơ hội để Việt Nam tăng tốc vươn lên và mở rộng thị phần.

    Tại Việt Nam, sau thời gian phát triển quá nóng, cây hồ tiêu đang khiến nông dân rơi vào vòng luẩn quẩn "chặt - trồng". Ở nhiều địa phương, nông dân đang phá bỏ cây tiêu để chuyển sang trồng cây khác.

    Ông Lê Văn Đức - Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, quy hoạch đến năm 2020, tổng diện tích hồ tiêu cả nước đạt khoảng 50.000 ha.

    Thế nhưng đến năm 2017, con số này đã lên tới 120.000 - 130.000 ha. Sở dĩ diện tích tiêu tăng chóng mặt những năm trước là do với Việt Nam, hồ tiêu là một cây trồng lợi thế với chất lượng tốt, năng suất cao hơn 2,5 - 3 lần so với bình quân chung của thế giới.

    Thời vụ thu hoạch hồ tiêu từ tháng 1 - 7, không trùng với thời gian thu hoạch tiêu của các nước Indonesia, Malaysia... nên rất thuận lợi trong tiêu thụ. Suốt nhiều năm giá tiêu tăng cao, khiến ở nhiều nơi, nông dân trồng tiêu trên những loại đất không phù hợp, đó là chưa kể bà con còn trồng xen tiêu trong vườn cà phê, diện tích trồng xen chiếm đến 15 - 20%.

    Ông Đức cho hay, quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là ngừng mở rộng, không tái canh với diện tích già cỗi; xác định cây trồng phù hợp để chuyển đổi diện tích hồ tiêu không phù hợp, giảm diện tích trồng xen.

Chia sẻ trang này