1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Với những người dốt nhưng khi bị lòi đuôi lại tìm cách ém nhẹm thông tin có tục ngữ nào để chỉ không

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi vit_nhoi_bong, 14/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duytuan_07

    duytuan_07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Óc bằng quả nhót mà cứ tự nhận mình là Sea-god
    Đầu toàn sơ mít mà cứ tinh vi mình là Fây vờ rit (favourite)
    Còn Trưởng Đ...Ồn[yellow] em ko dám nói, bất lich sự lắm
    [yellow] Vĩnh biệt các bác
  2. vit_nhoi_bong

    vit_nhoi_bong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2004
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Chán lắm các bác cứ nói linh tinh trong này làm em mang tiếng quá
    Nếu topic này bị khóa tại các bác hết cả đấy ,
    Nhưng em rút ra 3 câu hay nhất là "Có tật giật mình", "Lạy ông tôi ở bụi này" nó dẫn đến "Cả vú lấp miệng em" các bác ạ
    Thanks các bác
  3. Ukyo_mitsuruadachi

    Ukyo_mitsuruadachi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    3.738
    Đã được thích:
    0
    3 câu này kô liên quan lắm đến cái sự lấp liếm tội trạng
    Miềng thấy câu lày đúng lày : Đã ngu không chịu tiếp thu lại còn bảo thủ
    ........
  4. larry145

    larry145 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    4.744
    Đã được thích:
    1
    Làm tớ thằng khôn còn hơn làm thày thằng dại
  5. Ukyo_mitsuruadachi

    Ukyo_mitsuruadachi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    3.738
    Đã được thích:
    0
    Nếu mà chửi nó như thế rồi mà nó kô nghẹ thì fải tương câu lày vào mặt ló lày :
    Biết thì khục khặc, không biết thì ngậm *ặc mà nghe!
    ( thôi cháu té )
  6. anhbonchen

    anhbonchen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2007
    Bài viết:
    715
    Đã được thích:
    0
    đã xấu lại còn đái xa
  7. ducthang259

    ducthang259 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2008
    Bài viết:
    638
    Đã được thích:
    2
    Ngu như bò! Chấm hết.

  8. phonglinh360

    phonglinh360 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2008
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Trong tiếng Việt, thành ngữ vụng chèo khéo chống được hiểu khá thống nhất. Người Việt thường sử dụng thành ngữ này để chỉ những người ?olàm kém, làm dở nhưng khéo chống chế, biện bạch?.
    Thí dụ:
    ?oKhen cho ông bạn có tài
    Vụng chèo khéo chống, nói hay hơn làm"
    Về ý nghĩa và cách sử dụng thành ngữ vụng chèo khéo chống, nhìn chung là đơn giản, dễ hiểu, dễ dùng. Nhưng về nguồn gốc và cơ chế hình thành thành ngữ này thì lại được lý giải theo những hướng rất khác nhau.
    Phần lớn, mọi người đều cho rằng thành ngữ vụng chèo khéo chống bắt nguồn từ việc lái thuyền trên sông nước. Theo cách hiểu này, chèo và chống là các động từ. Chèo là dùng mái chèo gạt nước để cho thuyền đi lên phía trước, hướng tới đích. Chống là dùng tay tì vào đầu cây sào để đẩy cho thuyền di chuyển. Trong thực tế, chèo khó hơn chống. Lệ thường, người ta chỉ chống thuyền ở chỗ cạn khi cây sào chạm đến đất, còn những chỗ sâu, nhất là ở giữa dòng thì nhất thiết phải chèo. Người lái thuyền lành nghề phải khéo léo cả chèo lẫn chống. Ai đó mà chèo thuyền vụng, chỉ biết mỗi chống thôi thì chưa lành nghề. Nhưng trên đời cũng có người chỉ biết chống thôi mà không biết chèo, hoặc chèo vụng vẫn lái được thuyền ra sông. Trong trường hợp đó, người lái thuyền thường biết phát huy ?osở trường? chống để bù lấp cho chỗ thiếu hụt hoặc vụng về khi chèo thuyền. Có điều dễ nhận thấy là tuy vụng trong chèo lái, nhưng nếu biết khéo léo thì vẫn chống thuyền đi lại được. Việc làm trên, thực chất là đem cái giản đơn, cái thứ yếu để thay thế cho cái phức tạp, cái chính yếu, khó khăn hơn mà bản thân mình vốn vụng về yếu kém. Đó chính là ý nghĩa của thành ngữ vụng chèo khéo chống hiện đang dùng trong tiếng Việt.
    Có một cách hiểu khác về xuất xứ của thành ngữ vụng chèo khéo chống. Theo cách hiểu này, thành ngữ vụng chèo khéo chống vốn gắn liền với việc diễn chèo. Ở đây, chèo là kịch hát, làn điệu dân ca cổ truyền, còn chống vốn là trống, một nhạc khí thuộc bộ gõ. Người ta đã biện luận khá hợp lý cho quá trình chuyển đổi từ trống sang chống. Chẳng là, chèo xuất hiện và phát triển ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, và ở đây âm tr nhất loạt nói là ch. Đối với dân vùng này, cặp đôi chèo và trống được nói tự nhiên thành chèo và chống. Như đều biết, trống là nhạc khí quan trọng, thường được kết hợp với nhị và một vài nhạc cụ để tạo nền nhạc cho chèo. Vậy thì dạng gốc của thành ngữ đang xét phải là vụng chèo khéo trống, trong đó từ vụng đối với khéo, chèo đối với trống. Cả chèo và trống đều là danh từ. Với một kết cấu như thế, thành ngữ vụng chèo khéo trống tỏ ra cân xứng và hợp lý. Đây cũng là kết cấu ta thường gặp trong thành ngữ tiếng Việt như vụng tay hay con mắt chẳng hạn. Trong diễn chèo, làn điệu chèo mới quan trọng, còn trống và các nhạc khí khác chỉ là thứ yếu. Hát chèo, kém vụng đến phải lấy trống che lấp sự kém cỏi ấy thì quả là đáng chê cười. Nếu cái nghịch lý này thu được thành công gì thì cũng nhờ vào sự khéo lấp liếm của người diễn trò và nhạc công. Phải chăng đây là cơ sở logic về sự hình thành của thành ngữ vụng chèo khéo chống hiện đang dùng trong tiếng Việt?
    Rõ ràng, cả hai cách hiểu về xuất phát điểm của thành ngữ vụng chèo khéo chống đều tỏ ra hợp lý. Chúng đều lý giải được logic nội tại để hình thành ý nghĩa của thành ngữ này. Dẫu vậy ở cách hiểu thứ nhất có phần nào hợp lý hơn, do có chỗ các từ chèo, chống trong thành ngữ hiện đang dùng đều được nhận diện là động từ. Nhưng không phải vì thế mà dễ dàng phủ nhận cách hiểu thứ hai. Có điều đáng lưu ý nữa là ngay cả khi từ chống được hiểu là động từ thì dường như nó cũng chẳng còn liên hệ gì đến việc chống thuyền, lái thuyền mà luôn luôn được liên hệ với chống trong chống chế?
    Do đó vụng chèo khéo chống được hiểu là làm kém, làm dở nhưng lại khéo biện bạch, chống chế. Trong sử dụng ngôn ngữ, khi nói ai đó vụng chèo khéo chống thì cũng giả định rằng người ta đã biết ?otỏng? thực chất cái yếu, cái dở của kẻ ?okhéo biện bạch? rồi.
    Gần nghĩa với thành ngữ vụng chèo khéo chống trong tiếng Việt còn có các thành ngữ vụng hát chê đình tranh và vụng múa chê đất lệch. Ở thành ngữ này, tính chất biện bạch, bao biện đã mất hết vẻ tế nhị. Chúng không có vỏ bọc khéo léo như trong vụng chèo khéo chống mà lại tỏ ra quá thô thiển, lộ liễu, đáng chê trách hơn.
    Theo:
    http://www.quehuong.org.vn/vi/nr050307131435/nr050307110202/nr050307153009/ns080104085356
    Đấy là mạng giải thích thế. . Nhưng từ thời đi học tới giờ tớ thấy cách viết vụng chèo khéo chống phổ biến hơn.
  9. Minwoo_ht

    Minwoo_ht Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2008
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    em thì chả biết có hợp ko?nhưng 1 lần thấy ông già chửi 1 thằng bên cạnh vì tội bằng vớ vẩn nhưng lại thích to mồm câu này :"dốt chuyên tu,ngu tại chức"

Chia sẻ trang này