1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Với thuyết tương đối rộng Einstein đã ngầm chứng minh không thời gian và ánh sáng là 1

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi eurika, 21/09/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huybo02

    huybo02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    1. Công thức E = mC2 đã được bom nguyên tử chứng minh. Không có gì phải bàn cãi :)
    2. Cái này bắt đầu bằng cái tiên đề cũ rích "Ánh sáng luôn đi theo con đường ngắn nhất" -> dựa vào đó để nói rằng không có không gian phẳng trong thuyết tương đối rộng. Tôi không tin cái này đúng hehe.
    3. Tôi không biết có công trình nào chứng minh bán kính Schwarzshild theo cách khác không, chứ tôi không thích kiểu dùng tốc độ vụ trụ cấp 2 để chứng minh cái này. Thuyết tương đối tổng quát hơn thuyết tương đối hẹp ở chỗ có thêm lực và gia tốc. Nhưng khi áp dụng vào trường hợp hố đen thì lại dùng ánh sáng - thứ không hề có gia tốc và cũng không hề chịu lực tác dụng. Có ai giải thích cái này không?
    4. Thông tin từ hố đen thoát ra là do phản ứng lượng tử tạo hạt từ năng lượng. Nó nói là vùng lân cận bán kính Schwarzshild có sự tạo hạt ( từ E = mC2). Có những hạt may mắn không bị hố đen nuốt thì thoát ra ngoài, được từ trường hố đen tăng tốc và tạo nên tia X. Cũng do đó mà hố đen mất dần năng lượng và sẽ thu nhỏ dần ( lại E = mC2 - mất năng lượng thì khối lượng giảm, dùng Schwarzshild sẽ thấy bán kính nó giảm -> thu nhỏ) cái này gọi là sự bốc hơi lượng tử. Dần dần nó sẽ nhỏ dần và chết :)
    Không thời gian 4 chiều: thuyết tương đối rộng là đủ, nhưng khi nói đến hố đen, phải dùng thêm thuyết lượng tử :|
    Cái topic này hay đó. Câu hỏi của mình là: Tại sao trong thuyết tương đối rộng lại dùng một yếu tố không có gia tốc để chứng minh nó. Phải chăng ta còn có thể "mở rộng" hơn thuyết tương đối rộng???
  2. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.730
    Đã được thích:
    4.761
    3- Cách tính bán kính Schwarzschild bằng cơ học cổ điển thực ra là một chứng minh không chặt, chỉ dùng để minh họa trong các sách dành cho người đọc không chuyên. Trên thực tế, bán kính này là trường hợp đặc biệt của bài toán mà Schwarzschild đã giải vào năm 1915. Trong bài toán này, Schwarzschild giải nghiệm đúng của phương trình trường Einstein (thuyết tương đối rộng) đối với trường hợp trường hấp dẫn hình cầu và tĩnh. Cái này có đầy trên mạng, search với từ khóa "derive Schwarzschild solution" là ra cả đống.
    4- Vụ thông tin có thoát được ra khỏi lỗ đen hay không thì ngay cả ông Hawkings chắc cũng không dám nói chắc chắn 100%, ổng cứ nói đi nói lại hoài làm bà con cũng ngán ngẩm. Trên thực tế đến giờ này vẫn chưa có một thực nghiệm nào quan sát được sự tồn tại của lỗ đen.
    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 15:27 ngày 18/10/2009
  3. SSX999

    SSX999 Guest

    Oạch! Không biết từ cái lò đào tạo nào ra mà phát biểu cái vàng vàng kia có chết không.
    Henri Poincare là cái tên đầu tiên cần được nhắc đến khi viết E=mC2. Còn một ông người
    Ý khác viết E=mC2 trước Einstein ít nhất 2 năm. Bồ tự tìm tên ông ta đi. Nhìn chung E=mC2
    chả liên quan đến tương đối mấy. Chính vì thế mới phải phịa tiếp ra nào là tương đối hẹp
    nào là tương đối rộng!
  4. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.730
    Đã được thích:
    4.761
    Chú mình có phân biệt được hệ quả với tiên đề khác nhau thế nào không nhể. Bộ cứ định lý định luật nào do người đi trước để lại thì thành tiên đề cho người đi sau hả? Trình độ wiki mà cứ thích cãi thầy.
    2 tiên đề làm nòng cốt cho thuyết tương đối chả liên quan gì đến E=mc2 cả nhé.
    Một học thuyết thành công là một học thuyết có thể đưa ra được những hệ quả kiểm chứng được bằng thực nghiệm. Dùng thuyết tương đối có thể chứng minh được E=mc2 (tất nhiên không phải là cách duy nhất), giải thích được quỹ đạo sao Thủy, sai biệt của đồng hồ vệ tinh so với đồng hồ mặt đất ...
  5. SSX999

    SSX999 Guest

    Hay rồi đây. Thật đáng buồn 2 tiên đề lại chẳng phải của Einstein mà là của Fan Einstein bổ xung vào sau này.
    Như vậy lý thuyết Einstein được xây dựng mà chẳng hề có tiên đề gì sất. Nói cách khác đó là lý thuyết không hề
    có nền móng. Về điểm này cứ yên tâm đi Fan Einstein cãi không nổi SSX đâu bồ.
    Hệ quả? đúng thế. Nhưng cũng chỉ cần chỉ ra 1 mâu thuẫn, 1 hệ quả trái với lý thuyết là TOÀN BỘ lý thuyết đó sụp
    đổ. Điều này cũng giống như nói cái xe của tôi hỏng rồi, nhưng thực ra là 1 bộ phận (quan trọng/chủ yếu) hỏng
    khiến cái xe không còn dùng được nữa. Còn cả cái xe thì thực chất không hỏng.
    Không lạ gì mấy trò thực nghiệm, người ta fake số liệu thực nghiệm để nó phù hợp với kết quả mong muốn/biết trước.
    Cả thế giới đều vậy. 2 bài chỉ ra làm thực nghiệm theo Einstein đã cho kết quả Zero ở bên Tin tức thiên văn chắc bác
    đã đọc.
    Làm khoa học ví như đãi cát tìm vàng. Ý nói vàng rất hiếm cả ngàn người đãi may ra có 1 người được vàng, ý khác
    là lao động khó khăn cực nhọc. Ý khác nữa là phải khôn để biết đãi ở đâu, đãi như thế nào.
    Nhưng người ta có cách khác để có nhiều vàng mà không phải khó nhọc là lấy luôn cát mạ vàng. Khi cái cục cát mạ
    vàng đểu ấy được đặt lên bệ thờ và khói hương nghi ngút, nó đã là tôn giáo và những fan cuồng như werty98 chẳng
    hạn sẵn sàng nhảy xổ ra đập chết kẻ nào dám "hỗn" nói cái cục mạ vàng kia bong tróc lộ hết cả rồi kìa.

  6. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.730
    Đã được thích:
    4.761
    Hế hế, tòi ra bản chất học lỏm nghe trộm rồi nhé. 2 cái tiên đề nằm chình ình ở mục 2 bài báo "On the electrodynamics of moving bodies" của Einstein năm 1905.
  7. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.730
    Đã được thích:
    4.761
    Vừa tìm thấy một bài khá súc tích giải thích tại sao E=mc2 không phải do Einstein tìm ra đầu tiên nhưng lại nổi tiếng cùng với Einstein đến vậy:
    Sợi dây kết nối hai bài viết "Poincaré, Perelman, Khâu Thành Đồng và..." của Đỗ Thống, và "E=mc2, Poincaré và Einstein ai dễ biết ai ?" của Phạm Xuân Yêm cũng mảnh mai như... sợi râu cắm cằm Henri Poincaré, song tác giả bài viết về Perelman cũng xin giải toả mọi ngộ nhận chung quanh câu chú thích dưới bài: "Poincaré là người đầu tiên chứng minh phương trình nổi tiếng E = mc2, suy ra từ những công thức chuyển đổi hệ quy chiếu Lorentz trong cơ học tương đối. Còn trong bài viết cơ bản của Einstein, phương trình này chỉ được nêu lên như một khẳng định" mà nhân đọc câu đó, tác giả Phạm Xuân Yêm đã viết bài về thuyết tương đối. Tác giả chỉ xin độc giả đọc trong câu viết ấy những gì, và chỉ những gì, nó chứa đựng.
    Trong một văn bản toán học, nói "chứng minh" đương nhiên là "chứng minh toán học", và trong ý nghĩa đó, Poincaré đã chứng minh công thức E = mc2 (trong đó m chỉ khối lượng ở trạng thái nghỉ) trong bài báo năm 1900 khi ông phân tích tỉ trọng năng lượng và động lượng liên kết với tích điện từ (xin nhắc lại là thí nghiệm của Michelson-Morley đã được tiến hành năm 1887). Còn Einstein, ba tháng sau khi công bố bài viết đặt nền tảng cho thuyết Tương đối hẹp, Về điện động lực của những vật thể đang vận động (tạp chí Annalen der Physik, tháng sáu 1905), Einstein công bố tiếp một bài 5 trang, có thể coi là phụ lục của bài trên: Quán tính của một vật thể có tuỳ thuộc điện dung năng luợng của nó không? Dấu hỏi trong đầu đề bài viết chỉ có chức năng tu từ học, vì cuối bài, tác giả khẳng định rằng "khối lượng của một vật thể là một đại lượng đo lường năng lượng mà nó chứa đựng". "Chứng minh" của Einstein là một chứng minh vật lí học, dưới đây xin tóm tắt nội dung và kết luận, dầu rằng điều này có thể làm phiền những bạn đọc "ngoại đạo". Einstein giả tưởng một vật thể chuyển động tương đối thẳng với vận tốc v, phát xạ ánh sáng năng lượng L. Sử dụng những phép biến đổi "tương đối chủ nghĩa" và vận dụng nguyên lí bảo tồn năng lượng, Einstein suy ra rằng biến thiên động năng do phát quang của vật thể ấy là (L/c2).(v2/2). Tác giả ngừng ở đó và kết luận ngắn gọn rằng "nếu một vật thể mất đi năng lượng L vì phát xạ, thì khối lượng của nó giảm đi L/c2". Đương nhiên một nhà toán học không thể chấp nhận lối chứng minh kiểu đó, vả lại khâu chót của lập luận này không hiển nhiên chút nào : trong cơ học Newton, động năng là mv2/2, chỉ cần làm con tính chia nữa là xong, nhưng trong cơ học tương đối, công thức của động năng (dẫn tới E = mc2/2 mà Einstein cũng không đưa ra một cách hiển minh) phức tạp hơn thế, có chăng có thể nói rằng nhà vật lí đã dùng phép tính gần đúng (trong toán học, gọi là phát triển hạn chế) cho công thức biến thiên vi phân dE = c2dm (mà Phạm Xuân Yêm đã viện dẫn trong chú thích (8)). Nhưng ngay phép tính gần đúng đó cũng dựa trên một khẳng định nguyên tắc mà lôgíc học gọi là tôtôlôgi) theo đó động năng Newton tương đương với động năng tương đối ở vận tốc thấp. Còn lập luận theo đó "một khi tiền đề ?Tnguyên lý tương đối?T được chấp nhận (nguyên lý tương đối là gì sẽ được trình bày trong bài) để làm nền tảng cho thuyết tương đối hẹp (với công thức Lorentz chuyển đổi hệ quy chiếu Không-Thời gian và tìm thấy m(v) = m/k) thì việc suy diễn từ đó ra E = mc² / k chỉ là một bài tập ứng dụng mà sinh viên trình độ cử nhân toán lý ngày nay dễ dàng làm được" (chú thích (8) nói ở trên), rất tiếc chúng tôi thấy khó chấp nhận vì nó đi ngược lại bản chất của phát kiến khoa học (và rộng hơn, của mọi phát kiến về khái niệm, như phát kiến kiểu "Eureka!") : cái mà đối với kẻ đi sau có vẻ như hiển nhiên, thậm chí dễ như bỡn, thì đối với người đi đầu, lại không đương nhiên chút nào. Thí dụ điển hình, mọi người đều biết, là định lí Pythagore, ngày nay được dạy ở cấp 1 trung học, trước đó là đỉnh cao của nền toán học Hi Lạp... Tóm lại, không thể nào nói rằng Einstein đã chứng minh (theo nghĩa toán học của từ này) công thức nổi tiếng E=mc², mà phải đợi đến năm 1912, trong cuốn sách Thuyết tương đối, ông mới viết ra dưới dạng này.
    Nói rõ như vậy rồi, chúng ta có thể trả cho Einstein cái gì của ông: Einstein là người đã trực giác ?" và lẽ ra phải đặt ra như một nguyên lí ?" về sự tương đương giữa năng lượng (E) và khối lượng vật chất (m) ở trạng thái nghỉ, sự tương đương mà quả bom nguyên tử đã xác nhận một cách "long trời lở đất" cách đây hơn nửa thế kỉ. Còn Poincaré, tuy là người đã chứng minh công thức này về mặt toán học, dường như ông không nhận thức được tất cả ý nghĩa của nó, đến mức người ta có thể nghĩ ông đã quên hẳn nó trong những bài viết năm 1908 (xem chú thích (11) bài của Phạm Xuân Yêm). Điều đó minh hoạ một cách điển hình nhất sự khác biệt giữa tinh thần vật lí học và tinh thần toán học. Bình giải Newton trong một bài tổng hợp mẫu mực về sự trong sáng và chính xác, Poincaré đã chứng minh được toàn bộ các công thức của thuyết tương đối hẹp mà chỉ cần khởi đi từ hai tiên đề : sự bất biến của mêtric x² + y² + z² - c²t² trong chuyển động học (thử hỏi có cách nào chính xác hơn để biểu hiện rằng không gian (x,y,z) và thời gian (t) gắn liền với nhau ?) và phương trình lực = (khối lượng) x (gia tốc) trong động lực học. Nhưng Poincaré không bao giờ "đành lòng" bước đi bước cuối cùng : từ bỏ khái niệm ether. Và như thế, chính Einstein đã có công đảm đương toàn bộ những hệ quả phương pháp luận và thực nghiệm, và phát triển hoàn chỉnh lí thuyết tương đối (của vật lí học).
    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 18:44 ngày 19/10/2009
  8. Swing_of_Valma

    Swing_of_Valma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    Thực ra khi vào vấn đề thuyết tương đối thì phải hiểu rõ vấn đề đã,
    Thuyết tương đối hẹp có nghĩa là vận tốc ánh sáng là hằng số trong mọi hệ qui chiếu quán tính và mọi định luật vật lý có cùng một dạng ở bất kỳ hệ qui chiếu quán tính nào. 2 tiên đề này không chứng minh nhé
    Còn thuyết tương đối rộng : Vận tốc ánh sáng là không đổi, nhưng không gian và thời gian thì thay đổi.
    Vấn đề là trong lý thuyết tương đối hẹp thì thường qui về một hệ qui chiếu quán tính, còn lý thuyết tương đối rộng thì tất cả các hệ qui chiếu.
    Còn hệ qui chiếu quán tính là gì?: Là có vật làm mốc tuân theo định luật 1 Newton : Chuyển động thẳng đều hoặc đúng im.
    Lý thuyết tương đối rộng thì xét tất cả các hệ qui chiếu khác ( hệ qui chiếu phi quán tính, chuyển động có gia tốc)
    Ở đây là vật chọn làm mốc nhé,
  9. Swing_of_Valma

    Swing_of_Valma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    Tớ học Khoa Vật Lý trương Tự Nhiên Hà Nội, học khá dốt và ra trường vài năm mới bắt đầu thích vật lý , hồi học ở trường thì thường quay cop hoặc học tủ khi thi, trình độ có hạn thôi, Nhưng với các nhà Vật Lý thì phải nghiêm túc đánh giá đúng công lao của họ, Có thể ông bạn nào đó CM công thức E=mc2. nhưng ông ta chỉ CM thôi chứ không hiểu bản chất vấn đề, và bài báo viết ra theo kiểu đúng cũng được mà sai cũng chả sao. Nhưng Einstein thì khẳng định nó như một tiên đề. Ví dụ Lorentz là người tìm ra phương pháp biến đổi mang tên ông và chứng minh chuyển động của ánh sáng ở 2 hệ qui chiếu quán tính khác nhau thì có độ lệch về thời gian gọi là thời gian riêng v..v., nhưng đơn giản là Lorentz chứng minh điều đó để phù hợp với kết quả của Michelson thôi chứ không hiểu vấn đề, Einstein mới là người hiểu vấn đề đó là không, thời gian không phải hằng số, chỉ có vận tốc ánh sáng là hằng số. Thiên tài là ở chỗ đó, Cũng như phát biểu : Tổng năng lượng của một vật = tổng khối lượng nhân với bình phương vận tốc ánh sáng trong chân không.
  10. Swing_of_Valma

    Swing_of_Valma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này