1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vọng Sài Thành...(viết cho hề Du Mục)

Chủ đề trong 'Quán trọ Zimbabwe' bởi demtp, 08/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. demtp

    demtp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2003
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Vọng Sài Thành...(viết cho hề Du Mục)

    Hắn vội vã ra rồi hắn vào, hắn chẳng có chút thời gian nào cả! Như ta vậy, hắn mê cái Hà thành...
    Thế rồi cuộc sống cứ trôi đi, nó như những mãnh vỡ vụn vặt, chắp vá, như văn của ta vậy. Thế nhưng tần mẫn, ta và hắn nhặt nhạnh lại, gọi là kí, kí gì nhỉ?
    Ai chẳng biết hắn, và có ai biết hắn đâu, cái tên chỉ là cái nhân xưng hình thức, con cái bản diện của hắn, chắc chi mỗi mình ta biết, thế mà giữa Hà thành, hắn với ta gặp nhau chẳng được nữa giây, lại túi bụi, lại chia tay.
    Nhặt nhanh những kí ức, hắn vùi vào khói thuốc đang bay lơ lưng kia, hắn hút, hắn gặm nhắm, hắn mài mòn cái quá khứ ấy. giống ta, hắn hút thuốc kinh khủng, nhưng hắn bảo hắn không nghiện.
    Những kí ức vụn vặt, chắp vá những mảng khoí trắng vào thành mây rồi chúng lại bay, người ta sợ kí ức, ai cũng vậy chí ít họ sợ những quá khứ, sợ những ngày hôm qua, thế nhưng càng sợ họ càng ám ảnh...rồi lại sợ. Còn hắn với ta thì đem chúngra để nhàu nặn vào khói, vào từng sợi nicotin bé bỏng nhỏ xíu rồi thả bay mất.
    Khói thuốc, cái thứ bàn bạc ấy thế mà hay nhi? Thèm khát chi cái thứ ấy, rồi lại sặc sụa vì nó. Sài thành, Hà thành, những nẽo đường ta từng qua, những kí ức, những mãnh vụn vỡ của đời, chắp vá, thành khói, thành ta, thành hắn... điên dại cho một kiếp người du mục...

    Ta từ du mục dừng chân
    Để rồi từ đó sầu dâng mấy mùa

    (Hà thành vọng Sài thành...có cái tiệc nhậu, chẳng biết có ai uống hộ mình vài chai không nhỉ? thịt chó...cái tớ thèm mà chẳng dám ăn)
  2. vanthesuco

    vanthesuco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    1
    Người từ thăm thẳm tri giao
    Ta từ thăm thẳm niềm đau hội cùng
    Gói sầu vô thuỷ vô vô chung
    Ẩn từ cát bụi găm lòng nhân gian.
    Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu. Chín chữ đơn âm nhưng lượng nghĩa vô cùng. Trời đất từ thuở khởi nguyên đến giờ cũng chỉ nằm trong chín chữ ấy mà thôi. Ta nằm trong ấy, người cũng nằm trong ấy. Ta-Người, cuộc hợp-tan tương khắc lẫn tương sinh. Bất luận thiên địa mang mang nỗi vui niềm buồn thế nào, bất luận quan niệm nhân sinh sai-đúng thế nào, bất luận không gian gấp khúc thế nào, thì cái không buồn, không vui, không sai không đúng vẫn là cái cao hơn tất cả. Cái ấy hiện lên trong khói thuốc bát nhã của người, đi qua ta trầy trật cả căn tính, trầy trật cả khuôn xúc yêu thương. Người dung cho sự ngu muội của ta. Người dung cho sự hẹp lượng của ta. Vì với người, tình cảm người dành cho ta không vì ta là ai, ta làm gì, ta như thế nào. Trên hết thảy, tình cảm đó là tình Thương-Yêu con người trong Người không chỉ cho ta mà cho hết thảy. Người hiện diện ở nỗi buồn trường nhật trong ta, như một hằng số chẳng còn tính năng khả biến. Khối sầu trong Người nuốt chửng cả những toan tính ngu ngơ nhất trong ta. Ta bơi trong đại dương trí tuệ Người, vẫn thấy eo hẹp cõi lòng. Người thánh hóa bản năng ta bằng sự vô ngôn chứa trăm triệu ngữ, từ, cú, pháp. Ta ngưỡng vọng Người, ta khinh ghét Người, ta sợ Người, ta hân hoan đón nhận từ trường trí tuệ Người, ta hơ hoảng bộ hành trên triền sầu nghi ngút trong Người...Ta khốn cùng trong niềm tin của ta về Người. Có lúc ta ảo giác mình là tỉ phú của niềm tin tưởng về Người, rồi có lúc lại thấy mình phá sản bởi chính niềm tin ấy. Người dựng lên một vạn lí trường thành, ngăn lại bất cứ sự đối nghịch xúc cảm nào xuất hiện, biến ta thành người lăn xả vào ước dụ, lăn xả vào từng cỗ-quan-tài đợi sẵn. Người là bạn ta mà cũng là thầy ta. Người cho ta học sự yêu thương từ trong vụn vỡ kiếp người. Người dạy ta thành công từ trong thất bại của khối sụp đổ lòng mình. Ở điểm dừng của cuộc-hành-trình-người, Người thánh hóa sân-si ta bằng cái nỗi sầu khó bề đơn giải. Ta lĩnh nhận được sự CHO trong sự HI SINH từ Người. Sự hi sinh xuẩn ngốc trong bất kì cách hiểu đơn diện nào. Nhưng ta biết, ấy không chỉ là sự hi sinh, mà trong hi sinh Người chứa hi sinh ta và hi sinh thiên hạ trong cách hiểu thiên hạ là một cõi-nhân gian. Nước không vì phải hóa băng mới ngăn được lửa. Người là nước trong nước. Lửa không vì thiêu băng mới làm cho băng chảy thành dòng. Ta là lửa trong lửa từ người thắp nên từ khi Người hiện diện trong ta.
    _________
    ()
  3. Soi_Dong_Hoang_new

    Soi_Dong_Hoang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    demtp,
    Hôm trước bệnh, mệt quá ko nhấc tay lên nghe máy lúc bác gọi được.
    Nhưng cũng đâu cần thiết vì thế mà hai anh em lên đây ném đá hội đồng Sói, hử ?!
    Đâu cũng là người, thế nào cũng là tình, sống cho hết mình là được, nhé.
    Mến.
  4. vanthesuco

    vanthesuco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    1
    Nhiều năm và cũng nhiều những lần thưa bẩm, câu chuyện này vì thế mà cũng có phần trơn tru như gương mặt của người mang nó. Đó là khuôn mặt tẩm liệm bằng sự mặc cả tình người, pha trộn với bụi thời gian. Khuôn mặt ấy hơn một lần bằm dập, hơn một lần giương ra cho thế gian làm đe nện búa, và nó vẫn còn giữ vẹn những vết sẹo, dẫu tự liếm khô bằng cái lưỡi ngỡ đã bị đóng băng trong hơ hoảng.
    Cuộc sống thời đại công nghệ số cuốn con người vào những vòng xoáy toan tính và lăn xả vào nhau như cơn bão khẩn giật. Người ta quy ra tiền tất cả những gì có thể, và lẽ dĩ nhiên thì biên độ giá cả chung quanh cái trục giá trị những thứ có thể quy ra tiền luôn chẳng giống nhau. Thế mới có chuyện để cười. Cười thì không bao giờ đủ và chẳng bao giờ có thể lấp được những cái hố chứa nỗi đau trầm ẩn. Tuy nhiên, nỗi đau cũng là một phạm trù dễ đánh lừa những ai hay ngộ nhận. Đôi khi, việc có thể không xứng đáng làm nên một vết xước tâm cảm, con người vẫn tự cho mình cái quyền vơ lấy nó để làm nên một sự đau đớn cho mình. Có người ru ngủ mình bằng tiếng ru vô ngôn, vọng ra từ giếng sầu mang mang nào đó. Lại có người cố đấm nắm tay vào cánh cửa cuộc người, nắm đấm vỡ mà cửa người vẫn im ỉm đóng. Khen cho sự an bài. Cứ nhìn vào những ô cửa sổ của từng chung cư trong thành phố mỗi lúc đêm khuya, có mấy ai không thèm một chốn gục đầu vào gối chăn êm để ngủ. Nhưng bên trong từng khung cửa, có hàng tá chuyện vui buồn, có hàng tá những điều khiến người ta không còn dám mơ về một miền êm ấm. Họng súng của đồng tiền và những giá trị đạo đức xuống cấp lạnh lùng chỉa vào bất kì một cái đầu khôn ngoan nào, đương nhiên, cây đời không vì thế mà kém đi phần xanh tươi giả tạo như nó vốn có.
    Rất muốn cho mình một lí do trong việc tôi quay trở về quê cũ, nhưng điều đó gần như thừa thải. Tôi đã trở về nơi tôi được sinh ra. Luỹ tre làng vẫn quện bao những ước mơ xa xưa cựa mình trong làn gai rờn rợn. Tôi biết mình và những cụm gai góc ấy đã tha thứ cho nhau. Đã luôn nhớ đến nhau. Đã thinh lặng hẹn nhau trong một cuộc trở về. Có thể đến ngày ấy, sẽ chẳng ai quẳng xác tôi vào vào lửa như tôi đã từng làm việc ấy với bao người. Nhưng biết đâu, tôi sẽ được mục ruỗng dưới lớp rễ tre đan xoắn, tan xốp cùng thớ đất màu nâu gụ.
  5. vanthesuco

    vanthesuco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    1
    Tôi làm nghề hoả táng đã quá lâu, thiêu bao nhiêu xác người thành tro, chứng kiến bao nhiêu cảnh tượng chung quanh những cái xác chết cứng đờ hoặc mềm nhũn. Con người chân thành khóc nhau cũng có, giả tạo sụt sùi cũng có, hí húi chĩa mũi tranh phần xót đồng loại cũng có. Nói chung là đủ cả. Tôi thấy giữa con người với con người chủ yếu là bổn phận và trách nhiệm. Cái gọi là tình yêu, tình thương, hoặc một thứ tình chết tiệt nào đó, chỉ đóng vai trò nho nhỏ giữa những con người với nhau thôi. Đôi khi, người ta cũng gắn cho nhau những cái bảng hiệu, những tấm pa nô, viết trên đó hai chữ tình yêu, để đánh lừa nhau cho nhọc nhằn trong cuộc sống thường ngày ngắn lại. Nếu có một ai đó yêu mến thật sự một ai kia, thì chắc gì cái tình yêu ấy nó cứ thế, đẹp liên tục như khúc ca dao trong cuộc người dài ngắn được! Tình yêu ấy rồi cũng được đặt lên trên một cái cân so nặng nhẹ, cũng được xếp gần nhau với một tình yêu khác để xét thấp cao. Chỉ khi kết thúc cuộc người trong cái nhà thiêu xác, hay yên phận nằm xuống một nơi lạnh lẽo tối tăm nào đó, con người mới được nói thật với nhau bằng ngôn ngữ của bụi tro, thứ ngôn ngữ của vi diệu âm thanh vĩnh hằng, ngôn ngữ ấy trong cuộc người không bao giờ có được.
    Thật không ngờ đêm nay tôi có thể thức để làm cái việc canh cho nó ngủ và miên man suy nghĩ. Suy nghĩ với tôi trước giờ cũng là điều xa xỉ. Cuộc sống lâu nay quanh quẩn bên những xác chết, khiến tôi quên đi cái não của mình. Buồn thì đi vào nhà xác, mở những cái xác chưa thiêu ra nhìn. Có khi trò chuyện với họ. Tôi thường hỏi họ những câu hỏi rất ngô nghê như, chết có sướng không? Các người sau khi chết có đến được cái cõi nào đó không? Tôi cũng thường gửi họ một vài lời nhắn nhủ: Nếu như có một cái cõi nào đó họ sẽ đến, xin thông tin lại cho tôi, bằng bất cứ một hình thức nào. Nhưng cái con số 619 người tôi đã tự tay đẩy họ vào dòng lửa điện, tiễn họ đi, không ai trả lời tôi. Duy nhất một nhúm tro không đầy một nắm, phải cộng cả tro chân nhang mới đầy một cái lọ con, họ để lại cho người thân của họ. Họ chẳng để lại một thứ gì cho tôi, ngoài một cái vạch trong sổ ghi chép, tượng trưng cho một-con-người. Cứ thế, tôi quên đi mình cũng có cái não để nghĩ. Hoá ra, việc ngồi nghĩ cũng có ý nghĩa tựa thưa thốt với những người chết. Không cần phải trả lời, thích nghĩ gì cứ việc nói ra với chính mình, bằng thứ âm thanh vi diệu nội ngã ghi nhận được.
    Thực lòng, tôi biết mình là một giá trị có nghĩa, đã từng tồn tại trong lòng một số người trong quá khứ. Có thể vì làm công việc thiêu người, tôi đã xem giá trị của mình, hay của bất kì ai nằm trên ngọn lửa chỉ là tro bụi.
    Nhớ có lần tôi thiêu một bà già theo đạo ki-tô, người nhà bà ấy vây chung quanh sụt sịt xót thương. Họ vừa khóc vừa giải thích rằng, đáng ra bà ấy còn có thể sống thêm vài năm nữa. Trăm sự chỉ tại bà ấy thương con thương cháu, không chịu ngậm miếng sâm quý báu của đứa con trai, vượt biên bỏ xứ từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Bà thà chịu chết. Sự ấy hiển nhiên trong thánh ý Đức Chúa Lời. Tôi nhớ mãi đoạn thánh ca trong phúc âm lễ cầu hồn, do ca đoàn giáo phận xứ Trà Cổ hát: ?oĐời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trên cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích??. Đứng phía sau tấm liếp ngăn những thân nhân người quá cố, tôi lờ mờ hiểu được cuộc người là một giá trị, chí ít giá trị ấy tương xứng với cuộc trở về nơi được sinh ra. Dầu rằng, trên con đường của sự-trở-về, đầy ắp sương mù bủa vây từng chiếc lá muốn rụng-rơi đúng chỗ. Sớm muộn nó cũng được thánh hoá thành tuổi tên găm vào đất mẹ. Con đường ấy là con đường bất-khả-tri trong sự xét nó với thời gian tồn tại một-đời-người.
    Tôi không phải nhà văn, càng không phải một nhà viết kịch bản phim như bạn tôi, chỉ đơn giản là nhân viên làm nghề thiêu xác chết. Tất cả với tôi được tính bằng ki-lô-gam. Khi nhập xác vào đây, nhà văn, nhà chính trị, nhà khoa học hay một kẻ ăn mày, đều phải đưa lên bàn cân. Giá trị họ bấy giờ được đo bằng tổng số năng lượng tiêu hao trong lúc hỏa thiêu, giá trị ấy phải hiện nguyên hình bằng con số trên mặt đồng tiền, trong đó, có phần lương trả cho tôi. Họ từ đâu đến? Tôi không quan tâm! Vì sao họ đến? Tôi không cần phải biết! Thứ tôi quan tâm là nhờ có họ, tôi có một-việc-để-làm.
    Điều đó minh chứng một lí thuyết khoa học về y học rằng: Bán cầu não trái của con người là nơi chứa đựng cả nỗi vui và niềm buồn. Dù ở thái cực nào, bán cầu trái cũng là nơi khởi định. Vì thế, niềm vui hay nỗi buồn, tám phần mười do con người tự đeo gông vào cổ. Thực chất, dù buồn hay vui, sự tác động của nó lên cảm giác cũng có chung một hình thức, khiến con người bị lệ thuộc, bị đánh lừa bởi cảm giác của mình.
    Hồi tôi còn nhỏ, sống với gia đình ngoài Bắc, tôi luôn bị những cảm giác đánh lừa, tựa kiểu đánh bạn với máu trong chuyện cùng bố tôi đi đốn tre gai vậy. Môfi lâ?n đi đốn tay tre vê? la?m bơ? ra?o, cha tôi vư?a chặt tay tre vư?a nói, hiếm có loại cây na?o ?ođoa?n kết? với nhau đến thế. Nhưfng cánh tay tre không da?i lắm nhưng thật nhặt mắt, tua tu?a nhưfng gai la? gai. Chúng túm tụm lại với nhau, che cho nhưfng măng non mọc yếu ớt, vọt bắn lên trơ?i. Nhi?n điệu dạng nhưfng búp măng mới mọc, ve? vênh váo ra tro?. Thực chất, chính chúng la? bộ phận có nguy cơ bị tiêu diệt nhiê?u hơn ca?. Na?o con ngươ?i lăm le xơi tái chúng, khi chúng vư?a đội đất lên mơ? một mắt tháo láo. Na?o gió bafo hắt hu?i các anh chị chúng, nga? nghiêng quệt xước va?o chúng khi co?n chưa đứng vưfng. Ấy thế ma?, chă?ng bao lâu, chúng trươ?ng tha?nh nhưfng cây tre bánh te? kho?e mạnh, có sức de?o dai vô địch. Có gâ?n trọn một tuô?i thơ trâ?y xước bên cọc bơ? ra?o tre lá, tôi chă?ng co?n sợ chúng. Mặc du? môfi khi thoáng nhi?n chúng, vâfn có ca?m giác ru?ng ru?ng. Ca?m giác ấy hi?nh tha?nh, tô?n tại đeo bám trong trí nafo tôi, đánh lừa tôi, bơ?i nhưfng gi? loài tre gai găm va?o đất. Đó la? cụm rêf có sự liên kết đáng kinh hoàng trong tất ca? các lọai rêf cây vinh dự có mặt trên trái đất na?y. Chúng ôm ghi? va?o nhau, so le xoắn kép. Tạo ra tư?ng cụm, cắm rêf nọc va?o đất sâu hút chất dinh dươfng. Muốn lấy chúng lên kho?i mặt đất, ngươ?i nông phu pha?i du?ng đến búa chim hai lươfi. Một lươfi du?ng đa?o khoét đất xen kef nhưfng liên kết cu?a rễ, một lươfi chặt đứt nhưfng liên kết ấy. Một bụi tre tâ?m vư?a, cufng tốn va?i nga?y công đối với một nông phu la?nh nghê?, mới có thê? tra? lại đất trống cho vươ?n. Một phâ?n sáu cuộc đơ?i cha tôi va? nom nư?a số thơ?i gian tôi được sống ngoài Bắc, la?m cái việc vư?a mới kê?.
    Tôi lớn lên cùng thứ gai góc óc ấy trong tư duy và cảm giác. Mọi thứ trở nên quen thuộc, không có gì được xem là chát chúa xa lạ với tôi. Tôi thích thỏa hiệp với mình, nhưng luôn giơ đầu ra cho cuộc đời đập búa. Bên trong mỗi thỏa hiệp ấy là sự cào bằng tất cả. Từ nơi tôi cào bằng tất cả ấy, giúp tôi không muốn nhớ một điều gì, càng không muốn nghĩ đến điều gì cả. Tôi chọn nghề thiêu xác người ngẫu nhiên như một sắp đặt trớ trêu có tinh toán. Nó hợp với tôi. Nó cho tôi sống. Chỉ có ánh lửa mỗi lúc loé lên, liếm vào những xác người nằm thẳng đuột không vùng vẫy là khiến tôi thỏa mãn, khiến tôi phủ đầy cặp mắt ráo hoảnh.
  6. vanthesuco

    vanthesuco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    1
    Tôi thích lửa. Sở thích ấy có từ hồi tôi còn nhỏ, sau lần nghe mẹ kể sử thi Tây Nguyên. Cho đến một ngày, tôi được nhờ áp tải tro cốt một người dân tộc Êđê, từ Sài Gòn lên Đắklắc. Tôi đã dạo qua khắp các tỉnh Tây Nguyên, đến từng buôn làng, đi qua các ghềnh, hồ, sông, suối, ngồi uống rượu cần và nghe Khan bên bếp lửa. Tôi truy hoan trong thế giới tự do của lửa. Thế giới lửa đầy tự do chứa muôn ngàn cơn khát. Tôi nhận ra con người đã cố vùng vẫy thoát ly định mệnh, từ chối những điều giàng buộc trong cuộc sống. Con người ở đây thuộc về lửa. Lửa là linh hồn của họ. Lửa cho họ những giấc mơ nằm ngoài Kinh dịch. Những định nghĩa về thế giới văn minh không thuộc về họ, nói đúng hơn, họ mặc nhiên cho những định nghĩa ấy có thực hay không. Tôi được chìm đắm lửa. Lửa được chìm đắm tôi. Nhập giao điên loạn giữa rừng và đàn bà. Từ phút ấy, lửa tồn tại trong tôi như một chỉnh thể của cát bụi. Lửa, người bạn tri kỉ duy nhất bên cạnh những xác chết vây quanh tôi hằng ngày. Tôi đồng loã, đĩ thõa với lửa trong những giấc mơ. Khi nhìn xác người cháy đến giọt lửa cuối cùng, tôi thòm thèm tiếc. Không vì cái xác người ấy đã thành tro, mà vì cái xác người ấy không đủ để nuôi dù chỉ một luồng sinh, một dòng lửa nhỏ.
    K.
    Khu chung cư tôi đang ở, chưa bao giờ mặt trời thèm ngó mặt vào, tôi mong mọi người đừng bao giờ vu khống nó có bình minh mỗi sáng, hay một cái gì tương tự thế. Tôi ở lầu 11, lầu trên cùng. Trước năm 1975, chung cư này là nơi ở của sĩ quan nguỵ quân Sài Gòn. Khoảng mươi năm trước, những hộ ở trên lầu cao còn được đi thang máy, chứ bây giờ thì thang máy đã được tháo ra, thay vào đó là đường ống dẫn rác. Rác được gom lại cho vào túi ni lông, quẳng vào những cửa sổ làm bằng sắt gắn trên mỗi khúc quẹo cầu thang bộ, bên cạnh thang máy cũ. Chung cư có sáu lô, mỗi lô mười một tầng. Tôi ở tầng trên cùng của lô thứ ba, nằm giữa hai cầu thang máy. Điều đó có nghĩa, giờ đây nhà tôi và tất cả mọi gia đình nằm trong lô thứ ba của chung cư sẽ là cái cọc cắm giữa hai đường ống dẫn rác hiện đại vào loại nhất ở Sài Gòn nếu như bạn đi trực thăng và nhìn xuống từ độ cao khoảng hai trăm mét.
    Đó là một lời nhận xét sặc mùi nghề nghiệp của thằng bạn tôi, làm nghề viết kịch. Nó tá túc tại nhà tôi đã được hai năm. Cứ nhìn vào thu nhập của nó kiếm được nhờ những kịch bản phim truyền hình, thì phải cần chín trăm tám mươi mốt năm nữa nó mới có nhà riêng. Nhiều lúc tôi muốn tống khứ nó ra ngoài đường, mặc xác nó với cái nghề của nó. Nhưng cứ thiếu nó vài ngày, tôi không biết phải đấm vào cái gì mỗi khi cần xả streess. Nó không chỉ là bạn mà còn là mẹ tôi mỗi khi tôi say rượu. Không những là mẹ mà còn là vợ hoặc chồng tôi những đêm hết tiền, nhưng cơn thèm tình trỗi dậy. Vì vậy tôi không thế tống nó ra ngoài đường lúc này, nhưng tôi biết cũng sẽ chẳng thể đợi được đến lúc nó tậu được nhà.
    Ở với nó riết rồi tôi cũng đâm ra thinh thích văn chương. Chẳng đêm nào nó không bắt các bậc đại văn hào, đại thi hào đội mồ thức dậy khi nó lôi tác phẩm của họ ra gào thét, sướt mướt, tiu nghỉu vọng kính? bằng cái miệng so le hai hàng tiền đạo, khuyết chân trụ cột, vì có lần vô tình chạm lòng tự ái anh chàng diễn viên đóng thế. Trái với sự buồn cười của những ai đối diện mỗi lần tiếp xúc với nó, tôi thấy hàm răng so le ấy rất hợp với khuôn mặt ba chìm bảy nỗi chín nhấp nhô của nó. Tôi hay bày tỏ sự chân thành của mình bằng cách nói với nó rằng, nếu nó không may mắn bị đấm gãy một cái răng, thì cái mặt nó chẳng khác nào các kịch bản nó viết gửi các hãng phim mì ăn liền vậy. Nó luôn đón nhận những lời chân thành đó của tôi bằng một nụ cười khả ái, đôi lúc gần như giả tạo. Có một điều tôi cảm thấy ghét nó vì nó không biết uống rượu. Làm một thằng nghệ sĩ mà không biết uống rượu thì có khác đếch gì một lão già tum hủm nằm bên một đứa gái giữa độ thừa xuân. Nó thú thực là thích uống rượu, nhưng vì huyết áp cao nên không thể đưa vào máu lượng C2H5OH nhiều được. Tôi ví nó như lão già nằm cạnh đứa gái thừa xuân, nó hẩy cho tôi một-nụ-cười, tiên sư nó, cái nụ cười đến là giả tạo! Tôi muốn đập nó một cái đập yêu nhưng lại thấy việc làm đó quả là xa xỉ.
    Tối hôm qua, chẳng biết thiên địa lộn lèo thế nào, nó đi uống rượu say be bét. Việc bất thường này xem ra nghiêm trọng. Tôi biết sớm muộn gì tôi cũng phải gánh cái hiệp còn lại sau khi nó tỉnh. Nó đi uống rượu một mình, không rủ tôi, lại còn phịa ra lí do là nó thất tình. Cái thằng chết rỗng, tôi vẫn gọi nó thế, nó làm quái gì có đứa gái nào yêu mà vỗ ngực xưng được thất tình kia chứ! Gần hai năm ở với nhau, chưa bao giờ tôi thấy nó dám kì kèo trả giá trước mặt một ả đứng đường, huống hồ gì đủ can đảm ngỏ lời với đứa gái nào, khiến nó phải uống rượu một mình, rồi thất thểu bò về ôm lấy cổ tôi ngủ như ********, áp cái miệng như bệ cầu chưa dội nước bảy ngày vào mặt tôi.
    Tôi muốn oẹ mấy lần và thức luôn đến sáng. Tôi thức để canh nó, sợ nửa đêm nó lên cơn tăng xông, còn kịp nhét vào mồm nó viên thuốc màu vàng vàng. Tự dưng tôi thấy mình nhân đạo. Hình như tôi cũng biết thương người, biết chia sẻ với người, biết nhận ra rằng bất cứ một ai đó làm điều gì, cũng có một lí do. Tôi hiểu điều đó nhờ việc tôi không thấy giận nó. Tôi thương nó trong cái bộ dạng chết dở sống dở này. Bao lâu nay, nó vẫn chửi tôi là đồ không có trái tim, không biết rung động trước con người, trước tình cảm của con người với nhau, vì tôi chẳng bao giờ tin vào điều đó cả. Nhưng hôm nay, thức để ngồi canh cho nó ngủ, tôi thấy mình bị oan trong lời nó chửi.
    Với thằng bạn chết rỗng của tôi, nó sẵn sàng đổi ngay hai kịch bản phim viết trong ba tháng để ăn một lần như thế. Không biết chiều qua nó có bán non kịch bản phim nào để nhậu không nữa. Cái truyền thống bán kịch bản non xuất phát từ đời cha của nó ngoài quê. Nó thường kể với tôi, ngày trước ở quê nó mỗi bận ngày ba tháng tám, là những bận lao đao khốn đốn. Nó là người Thanh Hoá. Gia đình nó thuộc một xã nằm ven sông Chu, phía hữu ngạn, đoạn bên dưới công trình thuỷ điện Cửa Đạt đang xây dựng chừng sáu ki-lô-mét về phía nam. Nó bảo, những khi gia đình cần tiền để lo một việc gì đó, không biết xoay sở đâu ra. Nhìn khắp nhà chẳng có vật gì có thể đem cầm cố. Mọi người đều nhìn ra ruộng. Nhưng lúa ở ruộng đang thì con gái, đành phải bán non cho một nhà nào đó có tiền với giá vô cùng rẻ mạt. Giá bán một sào Bắc bộ, chỉ tương đương một phần ba giá trị số lúa thu được khi đến thời vụ thu hoạch. Còn phải cộng thêm công chăm sóc thửa ruộng đã bán ấy, cho đến khi lúa chín. Do vậy, việc bán lúa non gần như là cho không. Tuy nhiên, theo nó nói thì không thể khác được.
    Nó gửi lại làng quê yêu dấu tất tần tật những gì đẹp đẽ, chỉ đem vào Sài Gòn cái truyền thống bán non bất cứ một cái gì có thể quy được ra tiền. Ngoài những kịch bản phim mì ăn liền ra, thì mọi thứ của nó cũng giống như gia đình nó năm nào trong bận ngày ba tháng tám. Tôi luôn sùng kính việc nó tôn giữ tinh thần chôn nhau cắt rốn. Với nó, quê hương cũng là ruột thịt bên cạnh gia đình. Quê nó thì đẹp vô cùng. Nó rất tự hào về mảnh đất quê Thanh đã sản sinh ra mấy đời vua. Có sông Mã, sông Chu chảy nghiêng trời lịch sử. Có những binh đoàn từng làm cho Hàm Rồng mãi mãi lưu danh. Có những thi sĩ cầm ngang ngọn giáo vẽ lên trời sắc nhọn những bài thơ lửa, rồi có biết bao danh lam thắng cảnh cùng với những đặc sản. Ai đã từng đi qua và dừng chân đất ấy cũng đều tấm tắc ngợi khen. Đã có lần nó kể về lá thư bố nó viết gửi vào, hồi nó học năm thứ hai đại học. Trong thư, bố nó dặn như một lời chỉ thị: ?oNếu anh không làm được điều gì tôn vinh truyền thống tổ tiên và dòng tộc, thì anh cũng không được làm bất cứ điều gì hoen ố đi truyền thống đó!?. Nó xem những lời thư ấy như một tôn chỉ để phấn đấu học tập, rèn luyện nhân cách và đạo đức sống...
    Ra trường, không tiền xin việc, không họ hàng thân thích nơi mảnh đất phù hoa. Nó tự bươn trải bằng chính trí khôn làng xã và đào khoét triệt để những gì nhặt được từ giảng đường, từ những người bạn tưng tửng như tôi. Cái con người làng xã trong nó bị hẩy ra khỏi cộng đồng, bởi một lời chỉ thị mang hàm ý vì danh dự. Không những không cảm thấy đau khổ, mà trái lại, nó cho đó là một vinh dự thật lớn lao. Nó chấp nhận tất cả, nhưng không hề cam chịu hoàn cảnh. Ngày nó mới về ở với tôi, cũng như nó, tôi luôn trong tình trạng đồng xấp nuôi đồng ngửa, được bữa sáng chẳng biết bữa chiều. Tôi là thằng sĩ diện. Sĩ diện quá ư sáo rỗng. Còn nó, chấp nhận làm bất cứ một việc gì để có thể tồn tại, miễn là không phải việc xấu. Khi đêm buông xuống mái phố vắng hơi thở gấp, nó vác bao tải cặm cụi đi lượm ve chai trên từng con phố nhỏ. Nhặt nhạnh mọi thứ có thể chuyển đổi ra tiền. Nó đã làm được cái việc mà hàng tá đứa ở quê vác tổ tiên lên thị thành không làm được. Để lại làng quê niềm xấu hổ, để lại trong lòng những hồng tia mạch huyết xả lăn trên khuôn mặt, mỗi khi tự ái. Sẵn sàng xem bất cứ một lao động chân chính nào, cũng đều vinh quang. Một phần sức mạnh được tiếp bởi những dòng thư bố nó viết gửi vào hằng tháng. Một phần thực tế khác, nó phải làm để tồn tại trước khi có thể xem là được sống. Nó bỏ qua tất cả những thuận nghịch trong ánh mắt bạn bè, cứ như nó làm được cái việc không chịu trách nhiệm với suy nghĩ của người khác vậy.
    Được vanthesuco sửa chữa / chuyển vào 14:45 ngày 11/04/2006
  7. vanthesuco

    vanthesuco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    1
    Tôi đưa mắt nhìn khuôn mặt nó núp sau mớ tóc bờm xờm, cỗi cằn hầm hố trong một bố trí tương đối hợp lí. Nếu như khuôn mặt ấy được chăm sóc kĩ lưỡng một chút, thêm thắt vài ba điểm nhấn, bằng cách nhét vào bên mép phải một điếu xì gà, chắc chắn nó sẽ là một đứa điển trai vướng mùi trác táng. Dĩ nhiên, nó sẽ tự tin hơn khi đứng trước bất cứ một đứa gái nào. Cứ nghĩ đến cảnh hôm nó đi chơi đĩ ở khu phố người Hoa, tôi không thể nhịn được cười. Ai đời đi chơi đĩ mà rụt rè hơn cả việc đứng trước hàng trăm đại biểu dự đại hội mĩ thuật vậy. Nó phải kéo ả đứng đường vào trong góc tối của lùm cây trứng cá, để kì kèo giá cả. Chẳng biết nó làm ăn thế nào, chỉ biết với số tiền nó phải bỏ ra, với tôi, sẽ có cả năm đứa gái quê lên thị thành bán trôn nuôi miệng. Khốn khổ khi xong việc, vừa kéo khóa quần vừa nhìn xuống thằng lỏi một cách ngưỡng mộ, nó đĩ mồm hát đổng một câu nhạc Trịnh: ?oĐàn bò vào thành phố??. Tôi mắng nó và đính chính: ?oChỉ có một con bò chui ra từ gốc cây trứng cá mà thôi!?. Nó nhoẻn cười, nụ cười đến xỏ lá.
    Thằng bạn khốn kiếp của tôi vẫn nồng nặc mùi rượu trong giấc ngủ vùi như chết. Không biết tối qua nó đã uống hết bao nhiêu rượu của nhà hàng, trong khả năng không bị tống ra đường do thiếu tiền chi trả. Nó thích được ngồi vào những cái bàn ăn sang trọng trong các nhà hàng có ông chủ là người nước ngoài. Không uống rượu bia, chỉ đơn giản là gọi món, chén căng bụng, thỏng lưng lên xô pha hình quả trứng ôm gọn lấy cái cột sống dài thườn, cong gập. Miệng nhả những vệt khói xì gà xanh biếc. Nó thích tự thưởng cho mình như thế sau những lần lĩnh tiền nhuận bút. Dĩ nhiên, cơ số thức ăn chất lượng cao nó gọi ra thưởng thức tỉ lệ nghịch với số lần nó đặt chân vào nhà hàng. Nó sẽ gọi món cơm chiên kiểu Ý, làm từ chín trăm hạt gạo. Gạo được chọn từ những vùng đất trồng lúa nước nổi tiếng trên thế giới. Mỗi vùng một vài trăm hạt, trộn vào nhau, đem rưới nước luộc gà tam hoàng làm ướt gạo, để ráo, rồi mới thổi thành cơm. Khi gạo đã chuyển dần thành cơm với tỉ lệ khoảng bảy nhăm phần trăm cơm trong gạo, thì nhấc nồi xuống đất để im năm phút. Độ nóng cộng hưởng từ chín trăm hạt gạo sẽ giúp chúng biến thành cơm, không cần nhiệt bên ngoài tác động. Lúc này, người đầu bếp xốc chúng ra, rải đều lên một cái khay bầu dục, làm bằng thuỷ tinh màu xanh nước biển. Dùng hơi lạnh làm nguội cơm, không dùng quạt gió, vì dùng quạt gió sẽ làm nguội cơm nhanh, tăng độ bốc hơi vitamin trong cơm mới chín. Chờ cơm vừa nguội, cách thử độ nguội của cơm là dùng mu bàn tay áp vào mặt khay đựng cơm, nếu ấm như tay còn lại để vào trong ngực, tức là đạt yêu cầu. Những hạt cơm lúc này sẽ thon hơn khi mới được xới ra. Chúng sẽ được lăn với các hạt thịt đã qua chế biến, tẩm đều lòng đỏ trứng gà đánh tan vào từng hạt. Đợi chừng năm phút, khi những hạt cơm đã định vị, xen kẽ trong lòng đỏ trứng, người đầu bếp nhẹ nhàng đưa cả khay cơm lên bếp ga bật sẵn. Lúc này, lòng đỏ trứng sẽ nhanh chóng khô xốp và ôm lấy từng hạt cơm. Chúng được bưng ra khỏi bếp. Một dụng cụ giống chiếc bồ cào mi ni, gỡ cơm ra từ lòng đĩa và tiếp tục để nguội lần hai. Chảo sử dụng cho việc chiên cơm lúc này mới được dùng trong việc chiên cơm kiếu Ý. Chảo phải là loại chảo không dính, sản xuất theo công nghệ đỉnh cao của Nhật Bản. Sau khi chảo đã nóng bởi nấc lửa ổn định của bếp ga, người đầu bết cho dầu chiên vào chảo. Nếu như chảo rửa không sạch, thì sẽ vang lên thứ âm thanh xèo xèo của nước lã hoặc tạp chất lẫn vào. Chiên cơm kiểu Ý đạt tiêu chuẩn phải không có tiếng kêu xèo xèo ấy. Dầu chiên nóng đều sục tăm li ti từ lòng chảo lên, nếu người đầu bếp cắm cây đũa nấu ăn vào. Khi đó, từ từ cho những hạt cơm đã nguội với lớp thịt chế biến cùng lòng đỏ trứng bao quanh vào chảo. Đến đây mới là công đoạn để người nghệ sĩ nấu ăn trổ tài thao tác. Người đầu bếp không được dùng đũa hay vật dụng nào khác để đảo cơm, mà dùng tay lót giẻ cầm lấy chảo hắt-tung cơm trong chảo lên không khí, rồi hứng lấy chúng ở tư thế đã được lật âm dương. Lửa theo những hạt dầu nhỏ cháy bùng trên mặt chảo, nhìn như một ánh hỏa châu vụt lên rồi tắt ngúm trong thành cổ Quảng Trị những năm 1972 vậy. Đến đây, công đoạn chiên cơm tạm xem như hoàn tất. Phần còn lại là nghệ thuật trang trí cho đĩa cơm có những hình thù theo yêu cầu của khách. Cơm chiên kiểu Ý thường được ăn kèm với rau xà lách son kẹp thịt bò ốp lết. Giá trung bình ở Sài Gòn du di từ tám trăm đến một triệu đồng tiền Việt cho một suất. Ở Hồng Kông khoảng chín mươi đô la, ở Italia hay Pháp thì rẻ hơn một vài sen.
  8. vanthesuco

    vanthesuco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    1
    Tôi ra hành lang nhìn về phía cầu chữ Y. Sài Sòn đêm nhìn từ cao xuống giống một thung lũng hoa đăng. Quá lâu rồi tôi mới có một đêm thế này. Đêm của tử vi, của các vì tinh tú trên trời chụm đầu vào nhau. Đêm của sủng ái giấc mơ lấp liếm, trôi bên những cột đèn cao áp rụng cháy. Đêm cho tôi tạm trú một linh hồn cô độc. Đêm không mang hình thù sự-huỷ-diệt như người ta vẫn tưởng, mà chứa muôn triệu vóc dáng khai-sinh. Đêm thỏa hiệp với nội ngã, chì chiết, cấu xé mọi ngõ ngách tư duy. Đêm bao dung chứa chấp tất cả khổ đau và hạnh phúc. Đêm là tấm bình phong che chắn vĩ đại nhất, cho hàng tỉ những câu chuyện có thể và không thể ở trên đời.
    Từ lầu 11 nhìn xuống đường Trần Hưng Đạo, góc giao nhau với đường Trần Bình Trọng, khu mộ Trương Vĩnh Kí mờ khuất sau rặng bạch đàn. Chẳng biết tự bao giờ, tụi **** đêm tụ tập ở đây đi khách đông như muỗi miền Tây Nam bộ. Trời chưa tối hẳn đã thấy các ả ngoe nguẩy ra đứng đường vẫy khách. Dân xe ôm đặt tên cho khu phố chung quanh khu vực này là ?oPhố vẫy?. Lấy động thái của tụi bán trôn nuôi miệng đặt tên cho khu phố, nghe rất hấp dẫn và đầy tính quảng cáo cho nghề mại dâm không chuyên nghiệp. Việc đặt tên ấy có một hàm nghĩa rất sâu xa, không phải dân ăn đêm thì khó biết được, đó là, ngụ ý đưa nghề mại dâm trở nên chuyên nghiệp và có hệ thống như ở Thái Lan hay một số nước phát triển.
    Đĩ ở đây có đủ các loại hàng: Hàng cao cấp, hàng trí thức, hàng nghệ sĩ, hàng bình dân, hàng đứng đường?Các tay chủ kê cho bọn hàng đứng đường làm mặt tiền khu phố vẫy, các loại hàng còn lại được gói gém một cách cẩn thận trong những vỏ bọc sang trọng. Việc làm đó, không chỉ dễ dàng qua mặt các cấp quản lí nhà nước mà còn vẽ cho tầng lớp gái điếm một diện mạo đáng trân quý.
    Chưa có nơi nào gái điếm được đẽo gọt một cách kĩ lưỡng như ở nơi này. Các nàng xuất thân chủ yếu từ miền Tây Nam bộ, có độ tuổi từ mười bốn đến ba nhăm và cứ như lời các nàng nói thì chưa một ai đã có chồng. Một trăm phần trăm các nàng có những hoàn cảnh na ná như nhau, thí dụ như, nhà nghèo, không được ăn học, lớn lên bị tình phụ, chán đời bỏ lên Sài Gòn kiếm sống, và cuối cùng là làm đĩ. Khi các nàng lỏng mình vào giới mèo hoang, rũ bỏ tấm áo chân quê, khoác lên mình bộ xiêm y thừa trên thiếu dưới, cũng là lúc các nàng dự mình vào cuộc chơi số phận. Phải nói rằng, nghệ thuật đong đưa và ******** của các nàng bây giờ, nàng Kiều ngày xưa phải thưa bằng sư phụ. Các nàng có số đo cụ thể ba vòng trên dưới, được đào tạo ******** bài bản, có hệ thống. Nàng Kiều xưa chỉ đẹp mơ hồ trong sự so sánh chuẩn thước, vây vấy lạch đào nguyên khép mở để buông thỏng thiên hương. Công nghệ phẩm màu dự vào cuộc trang điểm nhan sắc, làm biến đổi và hoàn thiện hóa vẻ bề ngoài tầng lớp đĩ thời hiện đại, không chê vào đâu được. Sức lan tỏa ghê gớm của công nghệ phẩm màu còn tích cực a dua cho cuộc cách mạng trần truồng: kĩ thuật yêu đương dần thay thế trái tim người, những giá trị đạo đức trở nên sa xỉ trong quan niệm, chủ nghĩa hiện sinh đồng lõa cho sự bao biện buông thả. Nơi đây và trong quả tim của các nàng, máu không còn ý nghĩa. Ý nghĩa duy nhất ghì chụm vào một câu nói: ?oHãy chơi đi! Chơi cho liễu chán hoa chê, cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời.*? Đó là tuyên ngôn bất khả bác bỏ trong bất kì hình thức cú thoại nào.
    Tôi sống trong từ trường gái điếm.
    Cuộc sống mờ nhạt của tôi lọt thỏm trong hấp lực gọi mời của các nàng. Tôi không có sức để chèo chống cho ý nghĩ về một tình yêu hay một cái gì đó tương tự thế. Tôi chỉ đủ sức để ******** xong rồi trả tiền. Cũng có nhiều buổi sáng thức dậy trong oặt ẹo, tôi mơ hồ nhận ra chỗ nằm của con điếm tối qua cuồng lạc với tôi đã bỏ đi, chính là khoảng trống lớn nhất lòng tôi. Gái điếm dạy cho tôi ít nhiều về phương cách ứng xử. Đầu óc tôi không còn bị đánh tráo những khái niệm về tình yêu, nhờ sự sòng phẳng mà bọn bảo kê đã dạy tôi, qua một vài lần chúng tống vào mặt tôi những cú đấm như trời giáng. Trong vòng tay của đĩ, tôi đánh lừa được mình trong nỗi nhớ về em. Nói đúng hơn, tôi nhớ nhiều hơn về những xác chết và quên nhiều hơn về một mối tình cay nghiệt. Nhưng, cũng như việc đốt một các xác thành tro, chỉ là chuyển hóa một dạng vật chất biết cựa quậy sang một dạng vật chất có thể đem bón ruộng, tôi không thể giết được hình ảnh của em. Em và cái mùa-tình-bất-khả ấy cứ trét vào đầu tôi một lớp vữa tình nhầy nhụa. Em thánh hóa tất cả những nhan sắc viên mãn, khiến tôi bất lực trước cám dỗ. Gục mặt trên vú một con đĩ vẫn thèm tình và lạnh. Luồng lạnh tử khí len lỏi dọc cột sống, chui từ ********* lên não bộ, quấn lấy các tế bào cảm giác, rồi oà vào sống mũi cay xé như nấc. Em hiển nhiên trở thành một miền-ảo-giác trước bất kì một con đĩ nào tôi kéo lên giường.
    Cũng đã bốn năm tôi chưa trở lại Kiên Giang, mảnh đất buồn như huyền thoại, nơi mẹ sinh em trong một đêm bà đỡ quên không thắt ruột đói cào. Em vĩnh viễn thuộc về mảnh đất này cùng mối tình tôi trao tặng cho em. Những mảng lục bình trôi trên dòng Kinh Mười Bốn và những liếp trúc bao quanh ấp Cạnh Đền Một, sẽ vĩnh viễn cất giữ ước mơ làm dâu đất Bắc của em. Em chết trong một ngày dân huyện Vĩnh Phong xổ được vô số cá bông lau từ các dòng kinh như cám đặc. Việc em chết trong một ngày trùng như thế, đối với dân ở đây chẳng có một liên tưởng nào hết. Họ có cách hiểu của họ về cá. Cá từ đâu theo con nước về các dòng kinh, họ đều có thể lí giải bằng kinh nghiệm của nghề sống chung với lũ. Tôi thì cứ tin những đàn cá ấy rủ nhau kéo về để truy điệu em, người con gái hóa thân của nước.
    Tôi luôn nghĩ đó là định mệnh và định mệnh là một cái gì đó chẳng cần phải hiểu! Tôi không muốn hiểu và thực sự thì chẳng thể hiểu được nó. Nó đã giằng em ra khỏi vòng tay tôi như một tên trấn lột không chuyên nghiệp, khiến tôi bực mình và khinh tởm. Với tôi, định mệnh giống như một con điếm loại đứng đường, rẻ tiền và trơ mặt. Nơi hai phần tối-sáng giằng nhau trong mỗi con người, con đĩ định mệnh luôn mồi chài bản năng nghiêng lệch về phía bất-kiểm-soát của lí trí, nhưng nó không hề sòng phẳng bằng những con điếm nơi phố vẫy. Chẳng có thằng đàn ông nào thủ dâm với định mệnh của mình, thà ăn bánh trả tiền còn hơn cò cưa số phận. Vì thế, tôi chọn nghề thiêu xác người để kiếm cơm ăn. Đạo đức của việc hỏa thiêu đồng loại nằm trong tro bụi, hiện diện ở ngọn lửa mạnh hơn thần chết. Việc giúp cho một người trở về với nguồn gốc của họ, tôi luôn nghĩ, là việc vĩ đại hơn tất cả việc làm của những quan lại ngồi nhầm ghế. Dĩ nhiên thì những quan lại ngồi nhầm ghế này xuất hiện ở phố vẫy nhiều hơn hết thảy. Bọn gái điếm cũng thừa nhận rằng, chưa bao giờ đi khách với một tay làm thuê phổ thông nào cả, mà chỉ đi với những vị có chức, có tiền. Tiền là một định mệnh của những kẻ bị hoa mắt trước nó. Sức mạnh của tiền lớn hơn sức mạnh của ngọn lửa thiêu người rất nhiều lần, không ai đo cụ thể được cường độ của nó. Nó trùm lên mọi khuôn phép, trùm lên mọi giá trị, trùm lên mọi sự thật?
    Tôi sống trong từ trường của tiền.
    Tiền chắp vá cho tôi những kĩ năng uốn lưỡi trước bao nhiêu khuôn xúc, hoán vị sự đỏ mặt bằng gam màu lạnh như nước của con gái trong cơn động cỡn. Sống giữa từ trường của tiền, con người được hoan ca bài thơ bất niêm được viết trong lúc khổ sai tình. Tiền là bức tranh thuỷ mặc, đẹp, cóng hơn bất kì một sự thật nào. Tiền gỡ những nếp nhăn trên khuôn mặt người già xếp xuống bàn tay người trẻ. Tiền là ngọn gió ngọt ngào hơn bát cháo ngô mùa giáp hạt, bòn rút thần kinh và nước dãi của những bần nông chưa ra khỏi luỹ tre làng. Tiền dạy cho tôi biết hai chữ vô ngôn. Tiền cuốn tôi vào vòng xoáy của cơn bão người nơi thế kỉ hiện sinh gào thét.
    Tiền hiện diện trong cuộc đời tôi với ý nghĩa của cuộc đào tẩu quá khứ, bất niệm tương lai. Ma lực kinh hoàng của tiền chèo con thuyền mùa xuân của cha tôi qua hai bờ thế kỉ vẫn chòng chành súng đạn, chòng chành áo cơm và chòng chành cả những ăn năn. Cha tôi là một người lính đặc công, thuộc tiểu đoàn đặc công Sông Hương, quân khu IX, Cần Thơ. Ông được đào tạo để hiểu rằng, sự chết mang hình hài sự sống. Nếu cần chết cho một lí tưởng mang ý nghĩa của điều kiện cần và đủ, để sự sống được khai sinh, thì rất sẵn sàng đánh đổi. Ba mươi năm sau ngày ông thôi cầm súng, chỉa vào đầu những người bên kia chiến tuyến, lí tưởng ấy được vận động sang một trường nghĩa khác. Ở trường nghĩa của sự vận động này, tiền là sợi dây nối móc những quan hệ xuyên không gian, xuyên thời gian. Lúc này, tiền hiện diện ở những cái bắt tay và trong chữ kí của những bản hợp đồng kinh tế. Và ở đây, tiền như một bài thơ, với định nghĩa của Lawrence Ferlinghetti: ?oMột bài thơ có thể được làm ra từ những chất liệu thông dụng trong nhà. Nó chỉ đứng vẻn vẹn trên một trang giấy vậy mà có thể choán đầy một thế giới và nằm gọn trong một trái tim.? Tiền cũng choán đầy một thế giới và nằm gọn trong nhiều trái tim với sự bất-khả-kháng.
    Bạn có thể chuốc cho tôi nốc cạn một chai Re?Tmy, để tôi say mèm như chết, nhưng bạn không thể xóa được những gì tôi đã thấy trong chuyến đi cùng cha tôi trở lại chiến trường xưa: Xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ. Đây là một xã mà không có bất kì loại cây nào được xem là cổ thụ, bởi trong những năm kháng chiến chống Mỹ, các loại bom và pháo của Nguỵ đã dội cho toàn bộ cây cối nát tươm như cám. Sau những trận đánh, cây cối và thịt người có chung một dạng thể: Nhầy nhầy, gấp khúc, loang lổ, bầm dập, tả tơi, hỗn độn, be bét, ủ rủ, phờ phạc, tang tóc?Máu và nước mắt không còn đủ để chảy. Chỉ còn tên của dòng kinh Xẻo Rán là mang mãi mối hờn cây cỏ. Dòng kinh được đặt tên để nhắc nhớ về một tội ác man mọi kinh tởm của giặc, những tên ác ôn trong vùng chiến lược. Chúng cắt tai của những người theo cộng sản, xâu thành từng chuỗi đeo vào ngực, xem đó là những bông mai chúng tự gắn cho mình. Chúng mổ bụng, moi tim gan cộng sản rán xào uống rượu. Cái tên Xẻo Rán mỗi lần nhắc đến khiến người ta muốn buông chèo, ói mửa ra dòng kinh đổ về sông Hậu.
    Giờ đây, cái tên ấy chỉ là hóa thạch của ngôn từ. Những điều vừa kể hoàn toàn xa lạ với tôi. Tôi được sinh ra trong ổ rơm không có mùi thuốc súng, chỉ có đọt rau má rau bần vắt sữa xanh xao. Tôi theo cha về đây để thăm lại những người đã từng đùm bọc, che dấu và chia máu với cha suốt một thời đánh giặc. Nhưng những gì tôi thấy, tôi nghe, tôi tham dự, đều là những cái được xâu trong sợi dây cáp có tên là tiền. Mảnh đất này giải phóng đã ba mươi năm có lẻ, nhưng vẫn chẳng thiếu người không biết chữ. Nhà nào cũng treo cái bảng màu xanh có dòng chữ gia đình văn hoá, nhưng có nhà còn treo ngược. Gia đình Nội, người nhận cha tôi làm nghĩa tử, cũng có một cái biển xanh như thế. Nội có sáu người con. Cô Hai lấy chồng là một thiếu úy địa phương quân đặc ước, một quân hàm mà quân đội Việt Nam cộng hòa dành cho những sĩ quan chưa có bằng tú tài. Chồng cô sau khi đi học cải tạo trở về làm nghề thợ mộc. Chú Tư thì hi sinh bên chiến trường C, không lấy được xác, Nội tôi làm mộ phong sau vườn, lấy ngày 22 tháng 12 làm ngày cúng giỗ. Cô Út lấy chồng người Tây Ninh, theo đạo Cao Đài. Chú Sáu thất học ở nhà chăn vịt, chưa lấy vợ. Chỉ có hai vợ chồng chú Ba và chú Năm hiện ở cùng xã với Nội. Nhà nước tặng nhà tình nghĩa cho Nội trên nền nhà xưa đã từng đào hầm nuôi cộng sản, vợ chồng chú Ba lừa ông bà nội đi vùng kinh tế mới ở Đồng Tháp Mười để cướp nhà, còn giữ luôn sổ lương. Chú Năm lấy được vợ là dân gốc Sài Gòn, chạy giặc hồi 1968 xuống Cần Thơ lánh nạn. Bên gia đình vợ chú, có người anh thứ hai định cư ở Mỹ, hằng tháng gửi đô la về nuôi cả nhà. Vợ chồng chú thừa tiền gửi ngân hàng Cái Răng, nhưng chưa bao giờ mua một mâm trái cây cúng anh trai. Có khi giỗ chú Tư, nếu Nội không cho người qua nhà gọi, chú cũng chẳng thèm sang dự giỗ. Hôm cha con tôi vào thăm Nội, các cô chú đều có mặt. Nhưng đến khi mỗi người nhận một cân bột sắn dây là quà của mẹ tôi gửi, thì chú Năm và chú Ba bỏ về lúc nào không biết. Nghe đâu khi cầm cân bột sắn dây về nửa đường, chú Ba quẳng xuống dòng kinh Xẻo Rán, chửi thề: ?oĐù mẹ! Nghĩa tử nghĩa tiếc *** gì. Làm quan cấp Cục mà hỏng có tiền dựng cho Ông Già cái lều, còn mò vào thăm với nom.? Cha tôi cũng nghe được câu chửi ấy. Cha tôi chỉ im lặng nhìn Nội. Nội tôi im lặng nhìn hình chú Tư trên bàn thờ, tấm hình chụp cả thân chú Tư đang nhìn cò súng?
  9. thatwhy

    thatwhy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    3.842
    Đã được thích:
    1
    Tam bạn cùng tiến nào!
    Trên cái tầng đó hút nhiều thuốc lá kinh khủng.
    Kỹ niệm bao giờ cũng đẹp.
    Hiện tại mù mịt quá
    Mãi sau này khi có dịp ngồi nhớ lại, gặp KH hồi nào nhỉ ? Lại nhớ bài Dáng Xưa, những hôm qua khói thuốc nhìn SG mưa bên dưới, nỗi nhớ kỳ lạ biết bao.
  10. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Sài thành lại một ngày mưa bất chợt ....VTH , tdct,DMH,sđh....và các bạn hẹn tối gặp nhau tại saigonvechai.com vui lắm ....chị gà ko biết có tới ko....
    Mừng !
    Dêmtp à.... có em phải vui hơn ko?
    Nhớ những lần leo 11 tầng lầu bác Định nhở !

Chia sẻ trang này