1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vòng tròn ma thuật.

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi aphrodite, 14/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    Vòng tròn ma thuật.

    Vòng tròn ma thuật
    Tiểu thuyết Rumani
    Nguời dịch: Nguyễn Văn Dân
    Dịch từ nguyên bản tiếng Rumani:
    NICOLAE MĂRGEANU: "CERCUL MAGIC"


    LỜI GIỚI THIỆU.​

    Nicôlaiê Mơrgiêannu là nhà văn hiện đại Rumani. Ông sinh ngày 20-9-1928 tại Mêhađia, Carátsơ Xêvêrin. Mơrgiêannu làm công tác biên tập cho các tờ tạp chí thành phố Clugiơ và Bucarét, như Ngọn lửa, Diễn đàn, Cuộc sống quân đội. Ông bắt đầu viết văn từ năm 1945 và cho đến nay, ông đã sáng tác được một khối lượng tác phẩm gồm nhiều tập truyện ngắn và tiểu thuyết về đề tài quân đội, đề tài chiến tranh và phiêu lưu. Nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết của ông đề cập đến những xung đột chính trị mờ ám, những khía cạnh của chiến tranh thế giới lần thứ 2. Đó là các tập truyện ngắn như : Đốm lửa trong rừng (1949), Đại đội thứ ba (1952), Đêm sáng sao (1952), Đêm không trăng thứ ba (1955), Bóng của quả đất (1956), Máu đen (1965), Thời khắc minh mẫn của buổi trưa (1966), Ở Chiuta, một mùa hè (1968), Đêm mơ mộng và súng đạn (1973) và tiểu thuyết Tiểu thuyết giết người (1970). Hơn nữa, tác giả còn tỏ ra là một nhà văn có tài trong thể loại truyện điều tra hình sự qua cuốn tiểu thuyết Vòng tròn ma thuật, xuất bản lần đầu năm 1965 tại Bucarét.
    Với tác phẩm Vòng tròn ma thuật, Mơrgiêannu có tham vọng muốn thẩm mĩ hoá thể loại truyện điều tra hình sự . Bằng cách đi sâu vào tâm lí nhân vật, với những đọan mô tả các sự kiện lịch sử, với những đoạn văn tả cảnh sinh động, Mơrgiêannu đã làm cho Vòng tròn ma thuật trở thành một tác phẩm văn học thực sự.
    Nhưng trước hết phải nói tới nỗ lực một nỗ lực cách tân của tác giả về cấu trúc thể loại này.
    Cái làm cho Vòng tròn ma thuật có giá trị độc đáo là nó đề cập đến một vụ án đúp: một vụ án với hai án mạng và thủ phạm là những kẻ gây án mạng thay cho nhau, tức là kẻ bị tình nghi nhiều nhất trong vụ án này lại là thủ phạm của vụ án kia và ngược lại. Hai án mạng xảy ra tại hai điạ điểm ở hai đầu đất nước, cách xa nhau 600 cây số. Với cách bố trí như vậy, những kẻ tình nghi đã có một chứng cớ vắng mặt (alibi) vô cùng hoàn hảo. Đây là một vụ án hết sức độc đáo và bằng lí trí xét đoán, kẻ chủ mưu đã tin chắc rằng hắn có thể đánh lừa được cán bộ điều tra. Và thực tế bằng phương pháp suy luận của khoa điều tra tội phạm học cổ điển, cán bộ điều tra đã gặp phải những thất bại đáng tiếc như trường hợp kết luận quá vội vàng của ông kiểm sát trưởng Nôđêa, như hành động quá tự tin của đại uý Anđrêétxcu .
    Trong tình hình như vậy, người cán bộ điều tra cần phải vận dụng toàn bộ khả năng nhận thức của mình ở mọi cấp độ. Khi mà óc suy luận thuần tuý lí trí đã tỏ ra không có hiệu quả thì khả năng trực giác và óc nhạy cảm của người cán bộ điều tra hình sự có một vai trò hết sức quan trọng. Nó cần phải được vận dụng để bổ sung ( chứ không phải thay thế) cho suy luận lí trí. Đó chính là một điểm mới mẻ mà Mơrgiêannu muốn đưa ra để đóng góp cho lí luận tội phạm học và cho cấu trúc thể loại này. Quan điểm đó đã được ông thể hiện ở nhân vật chính của mình : đại uý Vigu.
    Vigu đã phát biểu bằng trực giác và nhạy cảm không phải là những phương pháp thường xuyên của tội phạm học, mà nó chỉ được sử dụng trong những trường hợp rất cụ thể như trong trường hợp của vụ án mà anh phải điều tra trong cuốn sách này. Trong vụ án đó, nếu không có khả năng trực cảm thì Vigu khó có thể đi đến kết quả cuối cùng. Khả năng nhạy cảm trước sự việc, khả năng đi sâu vào tâm lí đối tượng điều tra, bằng những xúc cảm kết hợp với nhận thức lí trí đã giúp cho anh xác định được kẻ chủ mưu. Phương pháp phân tích tâm lí đã tỏ ra rất có hiệu quả trong trường hợp cụ thể của vụ án trong Vòng tròn ma thuật, vì ở đây, kẻ chủ mưu thuộc tầng lớp nghệ sĩ, kẻ có một tâm hồn "phong phú" và "phức tạp", là kẻ thích những sự vệc "rắc rối". Tác giả đã tỏ ra là người kế thừa tích cực phương pháp phân tích tâm lí của Đôtxtôiepxki. Trong tinh thần này, có một nhà phê bình Rumani đã nhận xét rất xác đáng rằng: "Công lao của N. Mơrgiêannu trong Vòng tròn ma thuật là đã đề cập song song đến hai cuộc phiêu lưu tinh thần, và ông nhấn mạnh mối liên quan giữa hai cuộc phiêu lưu đó"
    Vòng tròn ma thuật không những chỉ thoả mãn người đọc bởi tính chất độc đáo trong cấu trúc tình tiết truyện của nó, mà còn thoả mãn bởi tính chất già dặn của tác phẩm.
    Với một văn phong hấp dẫn được xây dựng bằng những lời văn ví von, tao nhã, những câu văn châm biếm lạnh lùng, những hình ảnh so sánh tinh tế, những đoạn văn tái hiện lịch sử sinh động, những câu văn tả cảnh mượt mà đầy sức truyền cảm, tác giả đã làm cho Vòng tròn ma thuật vượt lên trên hẳn trình độ thẩm mĩ trung bình. Trong Vòng tròn ma thuật, ngay cả cái chết cũng được tác giả nhìn nhận từ một góc độ thẩm mĩ độc đáo, nhưng không hề mang màu sắc thi vị, giả tạo, mà nó mang một sắc thái trang nhã của cái đẹp, của cái bi, của cái đau thương, nuối tiếc. Nói tóm lại là nó mang sắc thái của cái mà các nhà mĩ học gọi là phạm trù "cái siêu phàm". Chúng ta hãy đọc đoạn nói về cảm xúc của đại uý Vigu khi đứng trước xác chết của nạn nhân, một cô gái 23 tuổi, một cái đẹp thực sự bị tàn phá một cách phũ phàng: "Cuộc khám nghiệm tử thi vừa được tiến hành xong. Thân thể nạn nhân để trần được đặt trên nền đá hoa, nó toả ra một màu trắng toát dưới ánh đèn nêông. Tôi đứng trong căn phòng lạnh ngắt đó khoảng hai, ba phút, cái căn phòng có không gian bốn chiều mà trong đó chiều thứ tư là chiều cuả cõi chết... Đột nhiên, tôi có cảm giác như mình đang đứng trong một căn nhà kính ươm cây, bên ngoài là đêm tối và bão tuyết, còn trước mặt tôi là một nhành hoa loa kèn với những cánh trắng ngần đang rụt rè hé nở..."
    Đọc Vòng tròn ma thuật, chúng ta cũng được thưởng thức những giai điệu văn học bởi những mẩu sáng tác được ***g vào trong đó, cũng như được thưởng thức cái đẹp của tuổi thơ bởi những đoạn văn tả cảnh cuộc sống thiên nhiên với những kỉ niệm thời thơ ấu.
    Có thể nói, Vòng tròn ma thuật đã có những giá trị nghệ thuật độc đáo bởi những hình tượng nghệ thuật tinh tế, bởi phương pháp phân tích tâm lí sâu sắc, và khả năng tái hiện lịch sử một cách hiện thực, bởi lối kể chuyện xen kẽ, đan chéo từ nhiều góc độ. Vòng tròn ma thuật có thể cung cấp những bài học kinh nghiệm bổ ích cho những ai quan tâm đến vấn đề tội phạm học, có thể thoả mãn thị hiếu của những độc giả yêu thích truyện điều tra hình sự và cũng có thể thoả mãn mọi độc giả văn học bởi giá trị thẩm mĩ không thể phủ nhận được của nó.
    Với những lí do trên, chúng tôi xinh trân trọng giới thiệu tiểu thuyết Vòng tròn ma thuật để đáp ứng nhu cầu bạn đọc nước ta. Hy vọng rằng bản dịch này có thể truyền đạt được đầy đủ ý đồ tư tưởng và nghệ thuật của tác giả.

    NGUYỄN VĂN DÂN.
  2. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    PHẦN THỨ NHẤT
    1.
    Bức trang trừu tượng vẽ bằng máu.

    ----------------------------------------------------------------------------------
    Người ta thường bảo rằng cảnh núi đẹp về mùa đông: có tuyết rơi, có trượt tuyết, có thông...nhưng nó cũng đẹp cả về mùa hè, và thực ra cả trong những ngày mùa xuân và thu nó cũng có một vẻ đẹp tuyệt vời. Nhưng có lẽ tôi sẽ chẳng nói tới cái điều nhàm tai này làm gì nếu như tôi không muốn bằng một cách tương phản để nhấn mạnh rằng thời tiết ngày hôm đó thật là xấu. Hình như đó là một ngày vào tháng mười một thì phải, nếu không thì cũng là vào cuối thu, khi tôi gặp lại người bạn cũ đã lâu không gặp của tôi tại Xianaia: đại uý Mirchêa Vigu.
    Như tôi đã nói, thời tiết hôm đo thật xấu: tuyết tan, trên núi thì sương mù, dưới đất, trong rừng, trên đường cái, chỗ nào cũng sũng nước, đường cái hoang vắng và nghe thấy tiếng nước nhỏ giọt từ trên những cành thông rơi xuống. Đột nhiên, từ một toà biệt thự có hai nguời đàn ông lao ra đường và cười đùa ầm ĩ, xuýt nữa thì đẩy ngã cả tôi. Họ là người lớn mà đuổi nhau như những đứa trẻ. Họ lao vút đi như tia chớp và mất hút sau đám cây; khi đến gần, tôi thấy một ngưòi đang túm lấy người kia, giật mũ bêrê của anh ta xuống, quật vào gáy anh ta và cười vang.
    Cái cảnh đó đáng lẽ phải làm cho tôi vui lên; nhưng mà không, bởi vì khi người ta đang bực dọc thì bất cứ một dấu hiệu vui vẻ nào ở xung quanh cũng chỉ làm người ta khó chịu mà thôi. Tôi dừng lại và ném về phía họ một cái nhìn trách móc. Có lẽ trông mặt tôi có vẻ kì khôi như mặt của bà già đau răng. Nhưng trong lúc co kéo, một người trong bọn họ đã quay mặt về phía tôi. Đúng lúc đó tôi bật kêu to:
    - Sơlốc Hôm ? Cậu đấy ư?
    Anh chàng đuợc tôi gọi bằng cái tên của quân chủ bài trong làng thám tử liền buông bạn mình ra, giơ tay chào và thong thả bước về phía tôi.
    - Xin chào ngài Cônan Đôilơ! - Anh ta vừa nói vừa thở. Sau đó anh ta quay sang bạn mình. - Đây là cái ông đã chế giễu tớ trong một số cuốn sách văn học rẻ tiền của ông ấy đấy. Theo như ông ấy mô tả thì hồi đó tớ chỉ là một anh chàng thiếu uý ngờ nghệch mà bất cứ một kẻ phạm tội nào cũng đánh lừa được... Hơn nữa lại còn đa cảm nữa chứ! Nhưng từ đó đến nay cũng lâu rồi nên tớ cũng tha thứ cho hắn! Các bạn làm quen đi!
    - Đại uý Anđrêétxcu. - Anh bạn kia bắt tay tôi tự giới thiệu và nói tiếp. - Xin anh đừng để ý đến lời nói của cái anh chàng dở hơi này ! Tôi cũng đã được đọc những cuốn sách đó của anh, và nếu như có phải phê bình anh thì ...tôi có thể nói rằng anh đã quá lí tưởng hoá anh ta đấy!.. Trong thực tế anh ta tồi hơn nhiều.
    Anh ta vội né tránh khi thấy Vigu giơ nắm đấm lên.
    - Này! - Vigu quát to. - Vừa rồi chính anh ta đã cứu cậu khỏi nhừ tử đấy nhé, nhưng lần sau tớ không tha đâu!. - Và anh cười.
    - Nào xin mời cậu đến thăm chỗ ở của chúng tôi.- Vigu đề nghị khi đã nén được cơn cười. - Nếu không phải gặp cậu ở đây thì thế nào chúng tôi cũng phải đi tìm cậu.
    - Cậu biết tôi ở đâu à? Tôi ngạc nhiên kêu lên.
    - Cái gì tôi chẳng biết! - Vigu đáp lạ vẻ trang nghiêm. - Không có cái gì có thể giấu tôi được cả! Và cậu thấy thế nào nếu chúng tôi có thể tiếp cậu mấy cốc Bacardi trắng; loại rượu ưa thích của Hêminhuây đấy, cậu biết không?
    - Không, vì ở đất nước này chỉ có mỗi cậu là người còn đọc sách thôi! - Anh bạn Anđrêétxcu không bỏ lỡ dịp châm chọc bạn.
    Mấy phút sau chúng tôi đã ngồi cùng trên đi văng trong phòng khách sạn của biệt thự. Đó là một căn phòng lớn với cửa sổ tròn rộng mở, được bày biện đẹp mắt và hợp thẩm mĩ. Vigu và Anđrêétxcu là những người khách trọ duy nhất của toà biệt thự. Có lẽ vào cái tháng mười một này khó mà tìm thấy những nguời ham thích đi nghỉ phép ở đây... Đại uý Anđrêétxcu nhóm lửa lò sưởi, còn Vigu thì biến vào căn phòng khác với cốc ruợu trong tay. Như có vẻ vô ý, anh ta để cửa bỏ ngỏ. Lúc đó tôi đang ngồi quay mặt về cánh cửa đó, nên tôi có thể nhìn thấy một phần căn phòng trong cánh cửa bỏ ngỏ ấy. Hơn nữa - về sau tôi nhớ lại Vigu đã cố ý giành chỗ ngồi đó cho tôi.
    Chúng tôi ngồi nói chuyện tầm phào độ nửa giờ thì trời cũng tối dần. Ngọn lửa màu xanh đỏ trong lò sưởi hắt những tia sáng kì ảo lên những bức tường xung quanh và lên bộ mặt của chúng tôi. Đằng sau tấm rèm cửa mỏng dính, trong hoàng hôn bao la, tôi thấy hiện lên mỏm Núi Chó đang bị sương mù che phủ gần hết. Hơi bị kích thích bởi chai rượu mùi của vùng biển Caribê, chúng tôi tán gẫu về đủ thứ chuyện linh tinh. Theo thói thường, đến một lúc nào đó thì cuộc tán gẫu bắt đầu nhạt dần; và chúng tôi ngồi im lặng đến vài phút. Tôi nghe thấy ai đó, không biết Vigu hay Anđrêétxcu, rót ruợu và chúng tôi im lặng chạm cốc.
    Giờ đây, khi mà ánh sáng ban ngày đang phải nhường chỗ cho bóng đêm thì cái không khí trong toà nhà biệt thự này trở nên kì lạ, ít nhất là tôi cảm thấy như vậy... Hoàn toàn không phải do tác động của ruợu. Có một nỗi thấp thỏm không thể giải thích được đang len lỏi trong tôi, để sau đó đột nhiên tôi có cảm giác như là ở căn phòng bên kia đang có ai đó hoặc đúng hơn có cái gì đó đang soi mói nhìn tôi. Tôi sợ sệt và thận trọng nhìn kĩ vào căn phòng ấy. Tất nhiên là chẳng có ai cả, mà chỉ thấy ở trên bức tường bên trái hình như có một cái bóng - một vệt đen đang động đậy, một chấm đỏ lấp lánh.
    Tôi đứng lên hỏi gần như thì thầm:
    - Cái phòng kia của các cậu đấy à?
    - Phải.
    - Tôi có thể vào xem đựơc không?
    - Được chứ.
  3. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    Tôi lẻn sang căn phòng để ngỏ và bực mình khi nhận ra là mình đang bước đi rón rén bằng đầu ngón chân. Căn phòng đang chuyển sang cảnh tranh tối trang sáng. Bên ngoài, ánh sáng ban ngày đã tắt, và cả những tia sáng xanh của lò sưởi ở căn phòng khách ngoài kia cũng không chiếu được đến đây. Trứơc hết tôi đứng quay lưng về phía bức tường có cái vệt đen ấy và xem xét các đồ đạc trong phòng: Hai cái giường, hai chiếc đệm ngủ, một chiếc bàn, một chiếc tủ đứng, hai chiếc vai, vài cuốn sách, một lọ hoa bỏ không, vài chiếc áo rét vắt trên lưng ghế. Cuối cùng tôi bất ngờ quay phắt lại phía bức tường có cái vệt đen và chấm đỏ đang soi mói nhìn tôi. Đó là một bức tranh. Một bức tranh bình thường ***g trong một cái khung đơn giản. Tôi thất vọng vì tôi chờ đợi một cái gì khác cơ, mặc dù tôi không thể nói được là cái gì. Đứng tựa lưng vào góc tủ, tôi không thể nhìn xem bức tranh đó vẽ gì, nhưng tôi không thể đoán nổi. Tôi tự nhủ có lẽ do trời tối quá, nhưng tôi lười không chịu tìm công tắc đèn điện. Mặc dù anh sáng rất yếu, nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng bức tranh kia không vẽ các vật thể của thế giới khách quan mà nó là một bức tranh trìu tượng hoặc phi hình thể gì đó. Tôi nhún vai, lắc đầu. Tất nhiên đây không phải là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy một bức tranh trìu tượng. Nhưng những bức tranh mà tôi đã xem, mặc dù đôi khi chúng vượt ra ngoài một số nguyên tắc nghệ thuật nào đó, nhưng chúng vẫn thông báo một cái gì đấy và thậm chí chúng còn làm cho tôi "thích thú" ở một mức độ nhất định, bởi vì trong cái mớ hỗn mang của đường nét, màu sắc, tôi vẫn thấy có một sự gợi cảm cụ thể: Có thể đó là hình ảnh của một thế giới dưới nước, có thể là phong cảnh của một hành tinh khác chưa được con người biết đến, nhưng đó là những phong cảnh có thể có. Có thể là người nghệ sĩ cũng chẳng có ý đồ mà tôi đã gán cho anh ta, nhưng nếu như tác phẩm của anh ta gợi cho tôi một thế giới, một cuộc đời, thì nó sẽ vượt ra ngoài giới hạn của quan niệm nghệ thuật của anh ta và ít nhiều hoà nhập vào thứ chủ nghĩa hiện thực muôn thuở... Nhưng còn bức tranh trước mặt tôi đây? thật kì lạ, sau giây phút trấn tĩnh ban đầu, bây giờ nó lại ám ảnh tôi. Tôi thấy rất rõ là nó có một ý nghĩa gì đó, rằng thực ra là một câu đố hóc búa đến nỗi tôi tin rằng mình không thể nào giải được. Nhưng có thể nói, bức tranh vẫn phát ra một sự gợi ý như là một dòng chảy liên tục, hoà lẫn vào bóng đen và tan biến vào cảnh mờ tối ẩm ướt của chiều tà như là một làn khói vô hình. Hiện tượng này tạo cho chúng ta một cảm giác rằng khi trời càng tối thì bức tranh càng to lên, và nếu như bóng đêm không nuốt chửng hẳn nó, hoặc ánh sáng không làm cho nó mất hiệu ứng, thì nó có thể phát triển đến một kích thước kì quái. Tuy nhiên, tôi không biết bức tranh này mô tả cái gì? Đầu óc của tôi quay cuồng xung quanh bức tranh giống như một con cú chạy quanh cái bẫy; dần dần tôi cảm thấy bực mình, sau đó chuyển sang sợ sệt, nhưng đồng thời lại hy vọng rằng mình có thể giải nghĩa được điều bí mât... Giờ đây, bức tranh đã phát triển ra khỏi cái khung của nó, làm chủ toàn bộ bức tường, làm chủ cả một phần cửa sổ và thậm chí cả một vài mét khối không khí cùng những đồ vật ở gần đó (đấy chẳng qua chỉ là một ảo thị do bức tranh gây ra ). Bức tranh là một bản bố cục các màu tối, đen. ( Về sau, khi xem lại bức tranh ở ngoài ánh sáng thì tôi mới nhận thấy rằng nó cũng được vẽ bằng những vệt đen, nhưng chủ yếu là bằng những màu sắc lục, lam, tím và màu cafe; Ban ngày thì bức tranh không gây ấn tượng gì đặc biệt cả..). Và ở giữa cái đám màu đen ấy có một vệt màu đỏ , cái đốm sáng đỏ, nó có vẻ như đang gầm lên- Tôi không hề phóng đại đâu, mà màu sắc hình như có âm thanh thì phải! Đến nỗi sau đó ít lâu tôi đã cảm thấy trên trán mình có những hạt mồ hôi lạnh lấm tấm...
  4. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    Cảm giác đó hoàn toàn không phải do mấy cốc rượu gây ra, phải công nhận đây là một bức tranh quái quỷ!
    Vì quá bận tâm vào khám phá điều bí mật của bức tranh, nên tôi đã không nghe thấy tiếng bước chân của Vigu, mà chỉ nghe thấy hơi thở của anh ở sau gáy. Tôi chợt rùng mình.
    - Đừng bật đèn! ?" Tôi hấp tấp thì thầm .
    - Tôi không định bật đèn đâu. ?" Anh trả lời cũng bằng giọng thầm thì và rất nghiêm trang. -Tôi hoàn toàn không có ý định là sẽ bật đèn.
    Sau vài giây tôi quay đầu lại và không thấy anh bạn của tôi đâu cả. Anh ta đi ra lối nào nhỉ?... Lúc đó chỉ có một mình tôi ở trong căn phòng tối mặt đối mặt với cái bức tranh quái quỷ kia, cái vệt đỏ như máu của nó cứ lớn dần. Khi thấy cánh cửa sau lưng tôi đã đóng lại, nỗi thấp thỏm trong người tôi liền biến thành một nỗi kinh hãi thực sự, thành một nỗi kinh hoành phi lí và có vẻ mê tín? Tôi vội lao ra cửa. Nhưng cửa bị khóa! Lúc đó tôi mất hẳn bình tĩnh và không còn biết ngượng ngùng, tôi bắt đầu đập cửa thình thình.
    Tôi nghe thấy tiếng vặn chìa khoá, cửa mở và lập tức tôi lao ra khỏi phòng.
    Anđrêetxcu bật công tắc điện và ánh sáng chói loà làm cho tôi chớp mắt một cách kì khôi. Có lẽ là tôi có một vẻ mặt hơi hốt hoảng ? bởi vì tôi thấy Anđrêetxcu, bây giờ đang ngồi ở đi văng và mỉm cười như một con nhân sư, không muốn nhìn thẳng vào mặt tôi.
    - Hình như cậu cũng không phải là bạo gan lắm!...- Vigu đứng gần cửa nói và nhìn tôi vẻ chế giễu.
    - Thế là thế nào?- tôi tức giận nói lầm bầm. - Đồ con khỉ!...
    Hai anh chàng liền nháy mắt nhau và bất chợt cả hai cùng cười phá lên, cười đến chảy cả nước mắt và cuối cùng cũng làm cho tôi phải cười theo, mặc dù tôi cười hơi gượng gạo.
    - Các cậu chỉ được cái bày trò!- tôi càu nhàu khi họ đã nén được cơn cười. Anđrêetxcu rót rượu và chúng tôi cùng chạm cốc.
    - Cũng có tác dụng đấy chứ, Naiê nhỉ?- Vigu xoa tay nói với bạn vẻ hài long. ?" Nhà văn viết tiểu thuyết kinh dị của chúng mình có vẻ hơi mất bình tĩnh trước cái con bù nhìn kia: cái bức tranh quái quỷ?
    - Anh đừng giận, - Anđrêetxcu dàn hoà,- bất cứ người khách nào của chúng tôi đến đây cũng đều được thử thách trước bức tranh ấy? để chúng tôi giải trí mà! tất cả là sáng kiến của cậu Mirchêa đấy?
    - Đối với cậu, quả là nó có một tác động tuyệt vời!- Vigu khoái chí nói.- có lẽ cậu hơi nhát gan đấy, anh bạn ạ, tôi dám cam đoan là có cho vàng cậu cũng chẳng dám đi đêm một mình trong nghĩa địa!
    Cuộc nói chuyện bắt đầu làm cho tôi khó chịu.Tôi liền ngắt lời Vigu với ý định chuyển hướng câu chuyện:
    - cái làm cho tôi ngạc nhiên là sự có mặt của một bức tranh trừu tượng trong một căn nhà nghỉ! Có lẽ nó thuộc quyền của chủ nhân cũ ngôi nhà này, mặc dù cách đây 17, 18 năm thì cái thứ tranh trừu tượng thuộc loại này? có lẽ theo tôi biết thì hồi đó người ta ít vẽ theo kiểu như vậy?
    - kiểu gì? ?- Vigu hỏi, vẻ quan tâm đặc biệt
    - kiểu này này? biết nói thế nào nhỉ tức là một kiểu kỳ lạ hoàn toàn tách biệt với cái cụ thể của thế giới hiện thực. chủ nghĩa lập thể và chủ nghĩa biểu tượng là những trào lưu cũ hơn, nhưng những trào lưu này?
    - Bức tranh kia không phải là của chủ nhân cũ để lại đâu.- Vigu cho biết.- nó là của tôi đấy.
    - Của cậu ư? Sao lại của cậu? thế cậu đi nghỉ mà lại đem cả một nhà báo tang tranh nghệ thuật đi theo à tôi không tin là cậu lại có hành vi kỳ cục như vậy!
    - Tôi chẳng đem theo một ?~nhà bảo tàng?T nào cả,- Vigu mỉm cười.- tôi chỉ đem theo bức tranh này thôi.
    Bị bất ngờ, tôi chẳng biết nói gì hơn. Anh bạn tôi trầm ngâm suy nghĩ, còn Anđrêetxcu thì nhìn lên trần nhà
    - Thế cậu kiếm bức tranh đó ở đâu? - cuối cùng tôi phải sốt ruột hỏi. - về đại thể hình như cậu không phải là người ham mê hội hoạ lắm, nhất lại là thứ hội hoạ trừu tượng. Hơn nữa, ở ta người ta không vẽ như vậy.
    - Thế mà vẫn có những trường hợp ngoại lệ đấy! chính nhà hoạ sĩ đã tặng tôi bức tranh.
    - Tên anh ta là gì?
    - Mihai Ônu.
    - Cái tên nghe cũng quen quen, nhưng không được nổi tiếng lắm?
    Vigu đứng lên và bắt đầu đi đi lại lại trong phòng, hai tay đút túi, Anđrêetxcu vẫn nhìn lên trần nhà, bắt đầu thổi sáo một điệu nhạc môđunnhê.
    - Quỷ bắt các cậu đi!- Tôi quát lên.- Đừng làm ra vẻ bí mật nữa! cái vật gớm ghiếc ấy có cái gì mà phải giấu giếm?
    - Thế anh thấy có cái gì lạ ở bức tranh đó?- Anđrêetxcu hỏi.
    Tôi rùng mình như bị ớn lạnh:
    - Cái gì lạ ấy à?- và, một cách vô ý thức tôi hạ giọng như thể sợ ai ở căn phòng bên kia nghe trộm.- cái bức tranh đó là một đồ vật ma quái gớm ghiếc? và cái vệt đỏ đó, hình như nó được vẽ bằng máu?
    - không phải ?~hình như?T, mà đúng là máu đấy, - Anđrêetxcu bình tĩnh khẳng định.- tất nhiên nó không phải hoàn toàn là máu thật mà là trong đó có pha chút thành phần của máu, nhà hoạ sĩ đã cho một lượng máu người vào, có thể là máu của anh ta, và anh ta đã tiến hành việc đó một cách khéo léo đến nỗi cái vệt đỏ đó đã có hiệu ứng rất mạnh. Sự thật là việc xét nghiệm hoá học đã xác minh việc có mặt của máu trong thành phần pha màu.
    - Thế bức tranh đó cũng có một cái tên chứ?
    - Vâng, tên nó là: ?~phong cảnh đàn trâu?T. ?" Anđrêetxcu mỉm cười nói. ?"anh có nhận xét gì không?
    - Tôi biết là những nhà hoạ sĩ trừu tượng thường hay đặt cho tác phẩm của mình những cái tên kì cục nhất! Mặc dù vậy?- tôi ngập ngừng,- ?~phong cảnh đàn trâu?T à? những vệt đen quái quỷ kia? có lẽ cái tên cũng hợp đấy.
    Vigu dừng lại và đặt tay lên vai tôi.
    - Thôi, hãy mặc xác cái bức tranh ấy!- anh nói.- không biết cái gì đã ngăn không cho tôi quẳng nó vào lửa! chúng mình đang nghỉ phép, vậy hãy nói chuyện gì vui vẻ đi!... cái bức tranh này có liên quan đến một câu chuyện vô cùng ảm đạm cho nên chúng mình hãy để mặc xác nó?
    - Các cậu không muốn kể cho tôi nghe à?
    Hai anh bạn nhìn nhau.
    - Chúng tôi sẽ kể cho cậu nghe, - Vigu quyết định, anh ngồi xuốgn đi văng và vắt chân chữ ngũ- nhưng không phải đơn thuần là để thoả mãn trí tò mò của cậu và cũng không phải để cung cấp cho cậu một đề tài văn học để cậu tập dượt đâu, mà tôi cho rằng cũng nên ôn lại các sự việc cho chính bản thân chúng tôi?chúng tôi sẽ kể tất cả cho cậu nghe, nhưng chỉ với điều kiện là cậu phải tuân theo các điều khoản sau: một là, cậu phải nghe chúng tôi kể luân phiên và không được phản đối nếu như theo cái cách kể này thì thỉnh thoảng sợi dâycủa câu chuyện lại bị đứt quãng ở những thời điểm hồi hộp nhất; hai là, cậu chỉ được hỏi khi chúng tôi cho phép; ba là, cậu đừng có ngáp ngủ, bởi vì chúng tôi phải mô tả sự việc một cách tỉ mỉ; chúng tôi sẽ cố gắng không bỏ qua một chi tiết nhỏ nào?
    - Nhất trí!- tôi kêu lên.- Tôi cũng chỉ muốn có vậy~
    - Ngay từ bây giờ tôi cũng có thể nói với cậu rằng câu chuyện sẽ không làm cho cậu chán ngán đâu, - Vigu mỉm cười nói, - và nếu như sau này cậu có viết thành truyện thì dứt khoát cậu sẽ có thành công lớn! Đây là một đề tài mà ngay cả Gióogiơ Simơnong hoặc
    Agata Critxti cũng thèm muốn đấy!
    - Hừm?
  5. ctci

    ctci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Đệ tử định cho moi người bao giờ thì đọc xong Vòng tròn ma thuật thế........?Hihi.
  6. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    2.
    Vụ ám sát thứ nhất

    Ngay tối hôm đó, sau bữa ăn ở nhà ăn, chúng tôi lại quay về ngôi biệt thự của hai chàng sĩ quan quay về với chai rượu Bacarđi và bên cạnh cái bức tranh kì quái kia; tại đây Vigu đã kể cho tôi nghe câu truyện cho tới quá nửa đêm, nhưng đó chỉ là phần mở đầu của câu chuyện, chúng tôi còn phải gặp nhau nhiều lần nữa.
    - Tôi biết rằng bọn nhà văn các cậu chỉ thích mô tả chúng tôi như là những người trong sạch, sẵn sang hành động bất cứ giờ phút nào, bất kể ngày đêm, là những người cứng rắn, quyết đoán, với trí thông minh và tinh thần cảnh giác luôn luôn tỉnh táo. Theo các cậu thì chúng tôi không biết ngủ là gì, cũng chẳng biết ******** (trừ khi các cậu muốn cho câu chuyện thêm phần rối rắm), cũng không có quyền được mệt mỏi hoặc, lạy Chúa! Không có quyền được choáng váng sau mỗi bữa tiệc? thật khốn khổ cho chúng tôi, trong sách của các cậu, chúng tôi không phải là người mà là những hình mẫu thần kinh thép, không đói, không khát, không biết nhảy chacha?
    - Thôi đừng lý thuyết nữa Mirchêa!- Đại uý Anđreetxcu ngắt lời.- Đúng là cậu chọn nhầm nghề, giá mà cậu làm nghề phê bình văn học thì tốt hơn!
    - Yên nào, Naiê, cứ để cho tớ cạo cho cậu ấy một mẻ, mấy khi tớ có dịp tóm được hắn đâu! Hãy nghe đây, vừa rồi tớ đã đọc một cuốn tiểu thuyết trinh thám của một anh bạn đồng nghiệp với ông này. Chỉ mới đọc xong hai trang đầu là tớ có thể đoán được câu chuyện. Ngay ở trang đầu nhà văn mô tả ?omột người đàn ông ngồi đằng sau vô lăng có khuôn mặt sáng sủa, đường nét cân đối và đôi mắt rắn rỏi? và phía trước là một gã ?ocó vầng trán hẹp, có bộ mặt đầy ác cảm, với một cái nhếch mép thô bỉ? đang lái một chiếc xe chạy như điên trên con đường ngoằn ngoèo mà mỗi khi qua quãng ngoặt, nó lại suýt bị lăn xuống vực sâu? Độc giả sẽ nói gì về cuốn truyện này?...
    - Cậu hãy kể từ năm 48 thôi, Mirchêa!
    - Được? tớ sẽ kể ngay từ năm 64, ngày 20 tháng 7 năm 1964. Hôm đó là vào thứ 2. Thế nào, anh bạn nhà văn, chắc cậu lại muốn đề cao nhân vật chính diện của mình nên thế nào cậu cũng sẽ muốn tôi bảo cho cậu biết rằng vào các buổi sáng đầu tuần đó, anh bạn đại uý cảnh sát của cậu đã đến cơ quan hoàn toàn khoan khoái sau một ngày chủ nhật nghỉ ngơi theo kiểu thể thao khoẻ người, và bây giờ đang khao khát được giao nhiệm vụ nặng nề nhấ và nguy hiểm nhất chăng?
    Thế nhưng, tôi sợ sẽ làm cậu thất vọng: trong buổi sáng thứ hai hôm đó, tôi đã đến cơ quan muộn mười phút, miệng ám khói thuốc lá và đồ uống, với cái đầu?nặng như búa bổ! Cậu có biết cả ngày chủ nhật hôm trước tôi ở đâu không? Ở nhà nghỉ trên núi chăng? Hay ở nhà nằm nghe nhạc cổ điển và tạp chí Nghiên cứu triết học? Lạy Chúa ! Đâu có!... mà là ở xã Đômnetxti, tại đám cưới của một nhân viên cấp dưới: thượng sĩ Tranđaphi Valixê!
    Thế là sau khi tắm nước lạnh xong và uống vội một tách café lớn Thổ Nhĩ Kỳ, tôi đã đến muộn mười phút, và chẳng hề muốn được giao một nhiệm vụ khó khăn nào, lúc đó tôi chỉ thèm được hưởng một bát canh chua và thích nhất là được gục đầu xuống bàn làm một giấc con?
    Tuy nhiên, những ước muốn như thế khó long mà thực hiện được. Đúng lúc tôi châm một điếu thuốc lá thì có một nhân viên của tôi vội vào báo cáo:
    - Thưa đồng chí đại uý, cảnh sát khu vực ở nhà ga Bơnênatxa vừa gọi điện cho biết: bên bờ hồ Hêrơtxtrâu người ta thấy xác một người đàn bà bị bắn vào sọ.
    - Chuẩn bị xe ngay! ?" Tôi ra lệnh và bực mình vứt điếu thuốc vừa châm.
    Khi xuống đến sân, xe ô tô đã đợi sẵn. Tôi nói cho lái xe biết nơi cần đến và ngả đầu ra sau ghế, tôi ngủ một giấc cả quãng đường. Từ trung tâm đến nhà ga Bơnêatxa xe đi hết bao lâu? Khoảng 10 đến 15 phút, tôi đã tỉnh táo hẳn lại. Khi vượt qua hè đường để tiến vào công viên, tiếng rít bánh xe đã làm tôi thức giấc và tôi cảm thấy như mình là một người khác hẳn. Tôi xuống xe và nhìn thấy ngay người cảnh sát khu vực đứng bên mép hồ, cạnh một cây cổ thụ. Cạnh gốc cây là xác một người đàn bà nằm úp mặt xuống đất.
    Tôi thong thả lại gần. Ông kiểm sát trưởng, bác sĩ pháp y cùng các chuyên gia khác vẫn chưa đến. Viên cảnh sát chào tôi và báo cáo:
    - Cách đây nửa tiếng, vào quãng 7g42?T có một công dân đã báo cho tôi biết rằng khi đi qua công viên, ông ta đã nhìn thấy một xác chết. Ông không đụng chạm đến xác chết đó; ông ấy không tin là người đàn bà còn sống. Ông là thợ in và tên là Conxtantinnetxcu Đumittru, trú tại nhà 47 phố Um quận Bơrnêatxa. Tôi liền gọi điện cho đồng chí và quay lại đây ngay. Và tôi nhận ra là người đàn bà đã chết.
    Tôi nhìn kỹ hiện trường.
    - Đồng chí đã đụng đến cái gì chưa?
    - Chưa, thưa đồng chí đại uý, tôi chỉ cầm tay nạn nhân để xem mạch. Nhưng tôi hoàn toàn thất vọng, nạn nhân đã lạnh ngắt từ lâu. Và tôi đã nhìn thấy vết thương: ở đầu, phía trên tai. Đồng chí nhìn thấy chưa? Có lẽ chị ta đã chết ngay lập tức.
    - Còn gì nữa không?
    - Ở đằng kia, cạnh đường cái, chỗ thưa cỏ, tôi nhìn thấy dấu vết của bánh xe mô tô. Tối qua trời mưa vào quãng từ 9 đến 10 giờ rưỡi. Chiếc mô tô có lẽ đã đi qua chỗ đó vào lúc trời mưa, hoặc đúng hơn là sau lúc mưa, vì nếu không thì cơn mưa đã rửa sạch hết dấu vết rồi.
    Tôi nhìn kĩ dấu lốp xe, theo hình dáng và khoảng rộng của lốp xe thì tôi đoán đây là dấu vết của một dấu xe mô tô Simpson 250 phân khối. Dấu xe bị mờ đi khi ra đến đường cái, nhưng trước khi bị mờ hết, dấu xe hình như rẽ về bên phải tức là về hướng Bơnêatxa chứ không rẽ về trung tâm. Tuy nhiên điều này cũng chẳng nói lên cái gì cả- trong những trường hợp tương tự, chẳng có ai chọn con đường ngắn nhất khi quay về. ?~dấu vết này là sau khi trời mưa, nó được bảo quản rất tốt?T- tôi kết luận.
    Chúng tôi thong thả quay lại bờ hồ.
    - Đồng chí hãy ra đứng chắn lối đi, - tôi bảo người cảnh sát,- và đừng để cho ai qua đây.
  7. meo_con_0181

    meo_con_0181 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    0
    Chời ơi, xao nâu xế? Bao rờ thì được đọc típ phần xau đây?
  8. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    hihi thông cảm hôm nay mạng nhà tớ out. Đây rùi:
    Tôi ngồi trên một hòn đá, châm một điếu thuốc lá và trong thời gian mấy phút, tôi quan sát cái xác chết qua làn khói mỏng của điếu thuốc. Nếu không tinh ý có thể tưởng cái xác chết như là một người đang ngủ say: cánh tay trái của xác chết gập lại và đầu của nạn nhân ngã gối lên. Thật là một tư thế kỳ lạ đối với trường hợp bị giết đột ngột! Nhưng nếu nhìn kỹ thì những ai nhát gan sẽ rùng mình ngay tức khắc khi nhìn thấy đôi chân cứng đờ bị phơi trần lên đến quá đầu gối, nhìn thấy cái gáy bất động với mái tóc vàng cắt ngắn theo kiểu Pháp đang phất phơ trước làn gió thổi nhẹ. Trên cái cơ thể cứng đờ đó có vài con ruồi đang kêu vo vo. Một mùi nồng nồng bay thoảng lên mũi tôi. Lúc đó đang là tháng bảy, vào buổi sáng sớm hôm đó đang báo hiệu một ngày oi ả.
    Tôi quay nhìn đi nơi khác.
    Cách gốc cây 2m, ở phía đằng sau xác chết, có một chiếc ví đầm nằm trên mặt đất. Tôi tò mò muốn mở ngay chiếc ví ra, nhưng tốt hơn là hẵng đợi các đồng chí khác đến đã. Có thể là các chuyên gia sẽ phát hiện ra dấu tay, mặc dù tôi chẳng hi vọng gì nhiều ở điều đó. Bởi vì bất cứ một kẻ tội phạm nào, chỉ cần thông minh một chút là hắn ta cũng biết cách không để lại dấu tay. Thế là tôi vẫn để lại chiếc ví đó nằm yên tại chỗ. Và tôi cũng chẳng phải đợi lâu, chỉ sáu, bảy phút sau, một chiếc xe ô tô khác đã đến đỗ bên cạnh chiếc xe của tôi.
    Cậu nên biết rằng trong những trường hợp như vậy, người của chúng tôi rất khẩn trương và thận trọng. Chúng tôi chào nhau ngắn gọn và ai nấy đều bắt tay ngay vào việc.
    - Tôi muốn biết bên trong chiếc ví đầm này có những gì, - tôi nói.- Có lẽ các đồng chí nên bắt đầu từ chiếc ví ấy. Và sau đó, tôi muốn nhìn mặt cô ta.
    Ông kiểm sát trưởng, người mà tôi đã có dịp cộng tác và cũng đã nhiều lần có những bất đồng, kéo tôi ra một chỗ:
    - Đồng chí điều tra vụ này chứ?
    - Một khi tôi đang có mặt tại đây, thưa đồng chí Nôđêa?
    - Tôi hy vọng là chúng ta sẽ không gặp khó khăn?
    - Chúng ta đã gặp khó khăn bao giờ chưa?
    Tôi cân phải nói rõ rằng ông kiểm sát trưởng Nôđêa này là một con người rất nghiêm chỉnh và có ý thức, lại rất cần mẫn, nhưng cũng chính những đức tính đó đã làm hỏng ông ta? tôi muốn được tự xoay xở một mình. Bởi vì ông Nôđêa này mặc dù không phải là người lắm điều, nhưng ông ta cứ nhất định muốn suy nghĩ thay cho cả người khác, cho dù nhiều khi ông ta suy nghĩ cũng không đến nỗi dở?
    - Mirchêa, cậu hơi quá lời đấy, hãy để yên cho ông kiểm sát trưởng nào! Anđrêetxcu nói chen vào.- đây cũng là một nhược điểm của cậu: cậu hay phóng đại lắm? cậu không nên quên rằng cả tớ cũng quen biết ông Nôđêa đấy nhé.
    - Nhưng với tớ thì không hề quá lời đâu!- Vigu phản đối.- thôi được, tôi cũng đã nói khá nhiều về ông ta? lúc đó họ đưa cho tôi chiếc ví đầm. Tôi thận trọng mở ra, bên trong có một giấy chứng minh, một cục son tô môi, một hộp phấn xoa mặt, một ít tiền lẻ- có 80 xu thôi. Tất cả chỉ có vậy, chẳng có gì hơn, kể cả chìa khoá.
    Tôi giở giấy chứng minh: họ tên: Ônu Antoannétta. Tên bố mẹ đẻ: Rađu và Vaxilica Cỗtmơnetxcu. Sinh tại Bucarét, quận Grivitxa Rôsiê, ngày 19 tháng 7 năm 1941, trú quán tại số nhà 29 phố Acrôpôn, quận 1-5 Bucarét.
    Tôi ghi địa chỉ của nạn nhân và trao lại chiếc ví cho các chuyên gia, và tôi hơi ngạc nhiên: người đàn bà bị giết vào đúng ngày sinh của mình! Tôi đến gần xác chết lúc đó đã được lật ngửa lên.
    - Cô ta chết vào quãng 11 đến 11g rưỡi phải không?- tôi hỏi bác sĩ pháp y.
    - Vâng. ?" ông ta ngạc nhiên trả lời. ?" vào quãng 11g đến nửa đêm. Làm sao đồng chí biết?
    Tôi phải mất nhiều thì giờ để giải thích cho ông ta hiện tượng dấu vết xe môtô.
    Tôi nhìn kỹ mặt nạn nhân, có lẽ cậu nghĩ là tôi sẽ mô tả như sau: một khuôn mặt vàng ệch, với những đường nét trong mờ như sáp, như thể đang ngủ say?...chuyện vớ vẩn! Trước hết bởi vì đôi mắt của nạn nhân mở to và có những vết đỏ trong con ngươi thường thấy ở xác chết để mắt mở lâu và có vẻ ngạc nhiên vì bị giết đột ngột (tất cả những người bị giết đột ngột đều giữ một vẻ mặt kinh ngạc như nhau, cho đến nửa ngày sau thì quá trình phân huỷ sẽ làm mất cái vẻ đó đi). Sau đó, bởi vì anh chỉ có thể nhận ra cái đẹp trước đấy của nạn nhân trong cái xác mới chết? đằng này Antoannétta đã nằm chết ngoài trời một thời gian 9 đến 10 tiếng đồng hồ vậy và lúc đó đang là tháng 7 nóng bức, hơn nữa trên trán và một bên má của cô ta có dính vài cọng cỏ và một ít đất?cuối cùng vẫn phải công nhận rằng khi còn sống, nạn nhân là một người đàn bà tuyệt đẹp.
    Cô có dáng người dong dỏng cao, có khuôn mặt của một đàn bà quý phái hiện đại: đôi mắt to màu tro, rất sáng, nhưng hơi có vẻ u buồn, đôi môi thanh tú và một hình dáng kỳ lạ: dài nhưng lại hơi mọng, hai má có một vẻ duyên dáng bất đối xứng? nhưng mà thôi, cái việc tả người này thì để nhường cho các nhà văn. Còn có thể nói gì về cô ta được nhỉ. Xin các cậu hiểu cho, khuôn mặt cô ta, và cả con người của cô ta, vừa toát lên một vẻ tinh khiết, đúng, một vẻ tinh khiết, lại vừa khêu gợi một ******** huyền bí bị kiềm chế. Xin các cậu đừng hiểu lầm tôi, nhưng phải nói rằng tôi rất muốn được gặp cô ta, dù chỉ một lần, khi cô ta còn sống!...
    Bây giờ thì cô ấy đã chết rồi. Chỉ còn là một cái xác. Còn tôi có nhiệm vụ phải khám phá ra kẻ đã nhẫn tâm hoà lẫn vật báu đó với cỏ cây, cát bụi.
  9. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    Tôi đứng quan sát cô ta vài phút. Ở cổ cô có đeo một cây thánh giá bằng vàng. Ngoài ra, cô ăn mặc rất giản dị: một chiếc áo liền váy màu xanh nhạt, một dây lưng to bản khoá đồng, một đôi giầy kiểu bale. Tôi cúi xuống, nâng bàn tay giá lạnh của cô lên và nhẹ nhàng tháo chiếc nhẫn cưới của cô ra.
    Trên chiếc nhẫn tôi đọc thấy dòng chữ ?~Mihai 19 tháng 7 năm 1961?T , điều này thật là quá đáng!
    3
    TRONG CĂN PHÒNG HOANG VẮNG

    Tại số nhà 29 phố Acrôpôn có một toà nhà hộp tám tầng, xung quanh toà nhà còn có những ngôi nhà cổ của tầng lớp quý tộc, có lẽ được xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Xung quanh vườn của những ngôi nhà cổ là những cây cổ thụ và rau cỏ mọc dày hỗn độn.
    Tôi bấm chuông căn phòng của người gác cổng và bước vào phòng ông ta.
    - Gia đình Ônu sống ở đâu?- tôi hỏi
    - Ở tầng trên cùng. Nhưng anh Ônu đã đi khỏi Bucaret cách đây mấy tuần rồi, còn chị ônu thì hình như không có nhà.
    - Được. Vậy thì ông hãy dẫn tôi lên nhà họ.
    Ở cầu thang máy còn có một người đang đứng đợi. Đó là một người đàn ông khoảng bốn mươi tuổi gì đó, cao lớn, chững chạc, tay xách chiếc cặp da.
    - Xin chào ông kiến trúc sư! ?" ông gác cổng chào ông ta.
    Ông kiến trúc sư chỉ gật đầu đáp lại. Chúng tôi cùng bước vào thang máy.
    - Xin lỗi ông, có phải ông ở trong toà nhà này không? ?" Tôi hỏi ông mang cặp da.
    - Vâng. Ông cần gì ở tôi?
    - Tôi là đại uý Vigu, cảnh sát hình sự. Vâng, tôi cần được sự giúp đỡ của ông đấy. Tôi xin hai ông nửa tiếng đồng hồ để làm chứng cho một cuộc khám nhà. Lệnh khám nhà của tôi đây.
    - Nhất trí.- Ông kiến trúc sư nói thì thầm vẻ hồi hộp.
    Cả ông ta lẫn người gác cổng đều không hỏi xem tôi sẽ khám nhà ai. Nhưng ông kiến trúc sư càng ngày càng hồi hộp khi thấy thang máy cứ lên hết tầng này đến tầng khác và khi thang máy vựơt qua tầng thứ 7 thì ông ta lấy khăn tay lau trán.
    - Có phải là? khám nhà tôi không? ?" Ông ta cố đùa khi bước ra khỏi buồng thang máy.- Nếu thế thì ông phải kiếm một người khác để làm chứng?
    - Không phải khám nhà ông đâu. Như thế có nghĩa là ông cũng ở tầng 8 à? Vậy càng hay.
    Khi chúng tôi dừng lại trước cánh cửa có gắn tấm danh thiếp: ?o Mihai Ônu, hoạ sĩ?, thì tôi thấy ông kiến trúc sư- tên là Ađrian Xtambulin như ông ta tự giới thiệu- tái mặt đi.
    Qua 10phút mà tôi vẫn chưa phá được khoá cửa- Đó là một loại khoá Yêlơ.
    Lúc đó, ông kiến trúc sư không tự nén được nỗi suốt ruột liền hỏi:
    - Tôi có thể biết được điều gì đã xảy ra không?...
    - Tôi sẽ thông báo sau cho ông biết, khi ông cho phép tôi hỏi vài điều.
    Cuối cùng tôi đã mở được cửa. Chúng tôi cùng bước vào tiền phòng, sau đó vào phòng khách. Phòng khách thông với ba phòng khác bằng ba cánh cửa đóng kín. Hai cái cửa được lắp kính và một cửa bằng hai cánh gỗ sồi to dày. Cả căn hộ chìm trong bóng tối vì rèm cửa được buông kín hết. Chỉ có một căn phòng- nhưng ở phòng khách thì không nhận thấy được, và đó chính là căn phòng ở đằng sau cánh cửa gỗ sồi kia- là được chiếu sáng bằng ánh sáng ban ngày, thông qua một chiếc cửa sổ mở trên trần nhà. Tôi liền mở cánh cửa gỗ sồi trước tiên và nhận ra rằng căn phòng này được dùng làm xưởng vẽ nhà họa sĩ. Tôi mở nốt hai cửa còn lại và bật đèn trong phòng khách.
    - Đề nghị các vị ngồi lại ở phòng khách này, từ đây các vị có thể nhìn thấy tôi làm gì ở các phòng kia. Các vị cố gắng đừng đụng vào một vật gì cả.
    Tôi bước vào căn phòng thứ hai: phòng ngủ. Có lẽ các vị làm chứng kia hơi thất vọng, bởi vì sau khi tôi kéo rèm cửa sổ lên thì tôi liền ngồi vào chiếc ghế bành trong góc phòng, cạnh chiếc bàn nhỏ dùng để đặt máy thu hình. Tôi châm một điếu thuốc thong thả hút cho đến hơi cuối cùng. Đây chắc chắn là căn phòng của cô ta, của người đàn bà bị giết, của Antoannétta Ônu. Bây giờ cô ta đang trên đường trở về nhà xác? từ đây, nếu không có gì xảy ra, tôi sẽ đến thẳng đó để quan sát cô ta một lần nữa và để hỏi thêm bác sĩ pháp y.
    Nhưng cái căn phòng này có vẻ như đang đợi cô. Mọi đồ vật ở đây đều có một cái vẻ thân thiết và dịu dàng. Cái không khí trong phòng như vẫn còn giữ lại một hơi ấm của người đàn bà. Một chiếc áo liền váy để quên bên mép giường; trên giường có một chiếc gối nhỏ nhàu nát có một chỗ lõm về một bên- có lẽ là Antoannétta đã ngủ giấc ngủ trưa cuối cùng trong đời mình; trên chiếc bàn nhỏ, có một tách café lớn đã cạn một nửa; một hộp phấn để mở, nắp hộp để ngửa ngay bên cạnh, và trong căn phòng phảng phất mùi nứơc hoa kín đáo và một mùi? Đúng, mùi đàn bà trẻ, mùi cỏ cây. Trong cuộc điều tra, điều quan trọng là phải làm cho quá khứ của nạn nhân trở thành thân thuộc với mình. Nạn nhân không còn nói được nữa, nhưng hình bóng quá khứ của người đó có thể gợi cho ta nhiều điều bổ ích?
    Tôi sẽ không thống kê tất cả mọi đồ vật trong căn phòng này, mà tôi chỉ dừng lại ở nhưữn đồ vật đáng chú ý nhất. Cần phải nói với các cậu rằng, ngay từ đầu, trước cả khi rít hơi thuốc đầu tiên, tôi đã nhìn thấy một mẩu giấy nhỏ, đặt nằm rõ rang trên mặt bàn ngủ, đựa vào tấm ảnh có đế giữ- đó là một tấm hình của cô. Vì tôi có một thị lực rất tốt, cho nên tôi đã đọc được từ xa: ?o Nếu đến hãy đợi tôi không kể giờ giấc. Tôi sẽ giải thích sau. Ciao?
    ?o Ồ, giá mà cô giải thích rõ trong tờ giấy này là cô đi đâu và để làm gì nhỉ?giá mà như thế thì hay biết mấy!...?. Như vậy tôi sẽ phải khám phá xem tờ giấy này viết cho ai: cho một người thân, một bạn gái, hay là một bạn trai?
    Vật thứ hai đập vào mắt tôi là một phong thư không mở, nằm trên một chiếc bàn làm việc đặt cạnh cửa sổ, một cái bàn rất duyên dáng; trên chiếc bàn làm việc xinh xắn này, cũng như trong các ngăn kéo, tôi thấy hàng tập bản vẽ y phục của các thời đại.- Sau này tôi mới biết rằng Antoannétta Ônu mặc dù đang là sinh viên của khoa nghệ thuật tạo hình, đã làm việc với tư cách là người thiết kế y phục cho các nhà hát và rạp chiếu bóng. ?" Cái phong thư đó được vứt một cách vô ý lẫn lộn giữa đống giấy viết và giấy các tong. Tôi cầm lên xem: bức thư gửi cô ta, người gửi: Mihai Ônu nhà 15, phố Hămlét, thành phố Timisoara?
    - Tôi biết phố này ở Timisoara.- Tôi ngắt lời Vigu. ?" Nó ở trên đường tàu điện số 4.
    Vigu có vẻ như không chú ý đến câu nói của tôi. Anh vẫn kể tiếp:
    - Theo dấu bưu điện thì bức thư được gửi từ Timisoara từ ngày 11/7 và đến Bucaret ngày 13 tháng 7. Như vậy, đã qua 6 ngày mà Antoannétta Ônu không hề tò mò muốn đọc bức thư của chồng mình gửi cho. Tôi bóc phong bì và đọc nội dung bức thư:
    Hiện giờ đang ở xa anh, nhưng em mãi mãi vẫn như ở bên anh: em có mặt trong máu thịt anh, trong giấc mơ của anh, trong giấc ngủ của anh. Đúng, cả trong giấc ngủ của anh- đúng là em, không phải ai khác, hoàn toàn không có ai khác nữa! Lí trí ngủ say sẽ sinh ra quái vật- em biết rõ điều đó, vậy tại sao em còn lên án anh vì một vài câu nói mê quái gở? Em hãy cứ cho rằng là em chưa bao giờ nghe thấy câu gì cả!
    Về phần anh, anh sẽ quên đi tất cả những gì em đã làm, những gì em đang làm bây giờ, ngay cả trong giây phút này?
    Nếu em vẫn còn có một chút cao thượng, thì em hãy rũ sạch mình đi, hãy ngẩng cao đầu mọt lần nữa và đến với anh! Hãy đến với anh bằng chuyến tàu đầu tiên, bằng chuyến máy bay đầu tiên, hãy bay nhanh đến với anh, anh van em! Đừng nhẫn tâm nhìn sự đổ vỡ! Hay là em muốn mỗi chúng ta sẽ tự giam mình trong cái vòng tròn của mình, tách biệt nhau mãi mãi?Nollo tangere circulos meos ?Điều đó thật kinh khủng, anh biết là như vậy, và em cũng biết là anh biết như vậy.
    Đến đi em. Đến với chuyến tàu đầu tiên, với chuyến máy bay đầu tiên. Đến đi em.
    M.

    [nick]
    Được aphro***e sửa chữa / chuyển vào 16:07 ngày 14/11/2006
  10. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    Thật là một bức thư kì lạ, có phải không? Nhưng bây giờ chưa phải lúc để chúng ta bình luận nó. Tôi nhét bức thư vào túi cùng với mẩu giấy để trên bàn ngủ kia, và tiếp tục xem xét các giấy tờ để trên bàn làm việc. Có một bức thư nữa làm tôi chú ý, đó là một tờ giấy viết đề ngày 18 tháng 5. Với một văn phong nịnh đầm tỉnh lẻ, có ai đó kí tên là Êmin đang van nài Antoannétta hãy đến với anh ta trong đêm hôm đó, ?obởi vì anh không thể chịu được cái cảnh phải khát khao em một cách vô ích, anh phát điên lên vì nhớ em.. tại sao em lại đùa giỡn với anh? Em để cho anh hy vọng và nhử anh! Đã 6 ngày nay anh chỉ nghĩ về em thôi! Làm mà em lại có thể thờ ơ đến thế đựơc, hả con người sắt đá kia? Anh có thể phạm tội giết người vì em- chỉ cần anh có được em và giữ được em mãi mãi??. Và cứ thế đặc kín cả 2 tờ giấy. Tôi cũng lại nhét bức thư này vào túi.
    Sau đó tôi thấy một tờ thông báo của ?oChương trình xổ số thể thao?, và tôi định quẳng nó sang một bên thì không biết cái gì xui khiến đã làm tôi giở tập thông báo này; ở trang hai tôi thấy có một bức ảnh được khoanh bằng bút chì đỏ. Thật ngạc nhiên khi thấy đó là ảnh chụp Antoannétta Ônu khi cô đang nhận khoản tiền trúng thưởng xổ số 78.324 lây ! Tôi huýt sáo thú vị. Tôi xem ngày thông báo: nó được in cách đó gần ba tuần.
    Tôi liền lục tìm sổ tiết kiệm vì tôi nghĩ rằng trong đấy phải có ghi khoản tiền lớn kia, hoặc nếu không thì cũng sẽ tìm thấy những tờ ngân phiếu giấu ở đâu đó. Tôi sẽ không bắt cậu phải nghe tỉ mỉ về cuộc lục soát này, mà tôi chỉ nói ngắn gọn rằng tôi chẳng tìm thấy một đồng nào hoặc một sổ tiết kiệm nào cả. Chẳng thấy gì cả. Số xu lẻ trong ví Antoannétta có lẽ là cả gia tài của cô ta, người vừa được giải lớn xổ số cách đây chưa đầy một tháng.
    Tất nhiên, cuộc khám nhà được tiến hành đối với toàn bộ căn hộ. Tôi sẽ không mô tả căn hộ, cũng như không còn có dịp quay trở lại. Có một điều không tránh khỏi là tôi đã để tâm đến nhiều vật mà về sau chúng tỏ ra là chẳng có tầm quan trọng nào cả, cũng như tôi đã bỏ qua nhiều cái khác mà chúng có thể giúp ích nhiều cho tôi, nhưng phải nói thật là lúc đó tôi không hiểu được giá trị của chúng. Trong số những vật này phải kể tới tập ảnh, cũ có mới có, ở cả trong xưởng vẽ của nhà hoạ sĩ lẫn ở trong phòng ngủ của vợ anh ta. Đó là những tấm ảnh chụp hai vợ chồng, cả chung và riêng, từ lúc bé đến nay. Đó là những tấm ảnh của nhiều người khác nữa mà tôi không biết là của người nhà hay bạn bè của họ. Cũng có cả những bức ảnh chụp lại các bức tranh của hoạ sĩ. Và mặc dù tôi đã mất nhiều thời gian xem xét từng bức ảnh, nhưng tôi không thu hoạch được điều gì cả. Nhưng rồi tôi sẽ kể đến đoạn đó sau.
    Tóm lại, tôi có nhận xét sau khi khám nhà ngoài những điều mà tôi đã nhắc đến?
    a) Trong toàn bộ căn hộ, khỏi nói đến xưởng vẽ, tất cả các bức tường đều được treo đầy tranh của Mihai Ônu: tranh sơn dầu, thuốc nước, phác thảo bằng bút sắt hoặc bằng than chì. Còn trong phòng ngủ, hình như dành riêng cho người vợ, thì không hề có một bức tranh nào cả, nhưng trên tường, ta có thể nhận thấy những khoảng vôi màu sáng hơn so với phần tường còn lại, điều này chứng tỏ những bức tranh treo ở những chỗ đó vừa mới được tháo gỡ xuống.
    b) Trong xưởng vẽ cũng có một chiếc đivăng với đầy đủ cả bộ khăn trải giường, cùng với nhiều đồ dùng vệ sinh khác.
    Như vậy, cùng với bức thư không mở và giả thiết về sự tồn tại của một người tình của Antoannétta, người mà có lẽ cô ta đã viết cho mẩu giấy để trên bàn ngủ, chúng ta có thể kết luận rằng: hai vợ chồng này đang sống ly thân, có thể họ sắp sửa ly dị.
    c) Khi bước ra sân thượng (có cửa thông với phòng khách), tôi thấy nó được nối liền với sân thượng của căn hộ bên cạnh bằng một cái gờ tương chỉ rộng độ hai hoặc hai bàn tay rưỡi thôi. Nếu người nào lanh lợi và chủ yếu là dũng cảm- vì đây là đang ở độ cao của tám tầng nhà- thì có thể đi từ căn hộ này sang căn hộ bên kia qua cái gờ tường nhỏ hẹp đó. Tuy nhiên tôi sẽ chẳng muốn mình phải đóng vai cái con người dũng cảm ấy?(lúc đó tôi đâu biết rằng chính tôi sẽ là người phải? nhưng khoan đã, tôi sẽ kể sau).
    - Ai sống ở căn hộ bên cạnh?- Tôi quay vào phòng khách và hỏi.
    - Tôi.- Ông kiến trúc sư trả lời.
    Đúng lúc ấy có tiếng chuông điện thoại. Tôi nhấc ống nghe lên.
    - Tôi nghe đây.
    - Nêtta đấy à?...- Trong ống nghe có một giọng đàn ông hỏi hấp tấp. Sau đó anh ta trấn tĩnh lại vì thấy người trả lời cũng là một đàn ông:- Làm ơn cho tôi gặp nữ đồng chí Ônu.
    - Ai hỏi đấy?
    Một tiếng động nhẹ. Ở đằng kia đã đóng máy. Ai thế nhỉ? Ai mà hỏi ?oNêtta? có vẻ thân mật vậy. Tình nhân chăng? Tôi quay về phía hai người làm chứng.
    - Tôi đã giữ các vị hơi lâu: một tiếng rưỡi thay vì nửa tiếng như tôi đã hứa? Thưa ông Xtambulin, chúng ta có thể nói chuyện trong nhà ông được không?
    - Được chứ.
    - Cảm ơn. Còn ông,- Tôi quay sang người gác cổng, - Ông hãy đợi tôi ở dưới cổng, trong phòng của ông.

Chia sẻ trang này