1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vovinam - Võ cổ truyền giữa thời hiện đại

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi duckhang, 27/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Hôm rồi về HN thấy Vovinam tập luyện rất vui, muốn vào tập nhưng bận việc không thể tập cùng các bạn. Hy vọng một ngày nào đó sẽ gặp lại chúc các bạn VovinamHN đoàn kết luôn luôn phát triển trên mọi lĩnh vực...!
    P/s: mình có mấy đứa em sẽ giới thiệu đến đó tập mong các bạn chiếu cố
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, hôm nay đọc lại mới để ý đến địa điểm này .
    Định làm ăn đây và rất nghiêm túc .
    Tôi có ý định cùng anh em audio HN mở 1 quán cafe chuyên về nhạc ( không phải nhạc Vovinam đâu ) mà là 1 quán cafe chơi nhạc thật hay với các máy móc âm thanh thời kỳ 60 . Nếu địa điểm này ngon như thế và ông chủ đất đồng ý cộng tác thì chúng ta xúc tiến nhé .
    Tại SG đã có 1 quán của anh bạn mở, thành công quá nhưng về HN thì chưa thấy quán nào đáng gọi là hi-end cả .
    Vậy nếu ông chủ của địa điểm này có vào đây đọc và có ý định khai thác chung, chúng ta có thể tiến xa hơn . Xin PM.
  3. tadaucosay

    tadaucosay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Hey! nếu em không nhầm thì vị trí đó giá khá đắt đó bác.
  4. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Úp !
    Đọc đến phần chú Đông Hải Long Vương la lối ông QUan Di Ngo về tội gọi ông Long bằng ông tôi thấy buồn cười quá đi mất .
    Tôi thấy từ ông hay anh là hợp lý cơ mà hả ông Đông Hải Long Vương ?
  5. SmartDevil

    SmartDevil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2007
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    DHLV thì cũng như ngày xưa có chức danh gọi là "Mạ thủ" trong quân đó, chuyên trách là để đi la lối người khác. Ngày nay môn phái nào cũng phải có vài bác như vậy để đi tiêu diệt cái ác hoặc cái không đúng môn quy của các bác
    Chưa biết VVN HN của DHLV tài giỏi đến đâu nhưng nghe cái cách mà anh ta nói về người khác thì đủ hiểu tư cách cá nhân DHLV cũng như thày trò anh ta như thế nào rồi
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Thôi xin can quý vị ... 1 TV coi như đã đi xa, chúng ta không cần nhắc đến nữa cho vui vẻ ....
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Lục đống hồ sơ cũ, tôi tìm được 1 bài viết về Vovinam của 1 nhà văn : Bác Phan Lạc Phúc .
    Tôi muốn được đưa nguyên văn bài : Người chưởng môn Vovinam Việt võ đạo này lên đây vì tác giả là 1 nhân vật có sự quen biết rất gần với VS Sáng tổ Nguyễn Lộc, tuy không phải môn đồ Vovinam nhưng ông có liên hệ với hầu hết các VS lãnh đạo môn phái ngày xưa . Đây cũng có thể là tư liệu lịch sử sau này cho môn phái, nếu không được phỏ biến thì cũng là điều đáng tiếc . Nhất là cũng có thể để MSGvovit có thể biết thêm về nguồn gốc đòn thế VVN mà ngày xưa, tôi còn mắc nợ câu trả lời .
    Rất tiếc là không thể đưa lên nguyên bản vì nội quy của TTVNOL, tôi không thể sửa lại lời lẽ vì tôn trọng tác giả nên chỉ còn nước cắt bỏ những đoạn chưa nên viết ra .( có đánh dấu xxx )
    Bạn nào muốn có nguyên bản xin liên lạc .
    ============
    Người Chưởng Môn Việt Võ Đạo
    Lô Răng Phan Lạc Phúc
    SƠN TÂY: Đất Thiêng Lập Phái
    xxxx ( 11 giòng, 671 chữ )
    Tôi không phải là môn sinh thuần túy Vovinam nhưng tôi cảm thấy rất gần gũi với Việt-Võ-Đạo. Bởi vì người thành lập ra Vovinam (bây giờ gọi là sáng tổ) Võ sư Nguyễn Lộc là người làng tôi, khá gần gũi với tôi. Nhà anh và nhà tôi cùng ở xóm Trại, làng Hữu Bằng, (tục gọi là làng Nưa) huyện Thạch Thất, phủ Quốc Oai, Sơn Tây. Anh là bậc đàn anh của tôi, hơn tôi đến 7, 8 tuổi. Khi tôi còn học trung học ở Hà Nội thì anh đã là một thanh niên trưởng thành ở thành phố. Những kỳ nghỉ hè cũng như các ngày lễ, Tết anh vẫn về làng sinh hoạt với nhóm thanh niên vừa lớn chúng tôi. Làng tôi từ ông cha ngày xưa để lại, vốn có lò vật và lò gậy. Vùng quê tôi từ xưa đến nay vẫn được tiếng về hai môn võ thuật cổ truyền này. Anh Nguyễn Lộc, khi về quê vẫn thường đến với các lò gậy, lò vật nhưng đôi khi rảnh rỗi anh còn truyền thụ cho chúng tôi ít miếng Nhu Đạo và vài lối đánh gần của môn Quyền Anh. Tụi tôi tuy vậy cũng không biết thật sự võ nghệ của anh đến mức nào. Chỉ biết anh biết hết những miếng cổ truyền của vật và lối đánh gậy ?~?~che sương?T?T của anh ra đòn rất nỏ. Nhưng tuyệt nhiên anh không giao đấu với ai bao giờ. Trông bên ngoài anh không có vẻ là một người ?~?~võ nghệ?T?T. Người cao, thanh, da trắng mát, dáng diệu nho nhã. Có lẽ trong anh chỉ có đôi mắt là dữ. Lông mày lưỡi kiếm xanh biếc, mắt dài mà sắc như dao.
    Vào khoảng đầu thập niên 40 ở các thành phố lớn ở miền bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Nam Định) có nổi lên phong trào Võ-Việt-Nam - viết tắt là Vovinam. Người ta theo học khá đông vì nghe nói đây là môn võ tự vệ rất hay; nhưng cái đáng nhớ về phong trào này là ?~?~người Việt Nam học Võ Việt Nam?T?T nên phong trào ngày càng phát triển. Vào khoảng 1944-1945 tôi đang học những năm cuối bậc trung học, khá bận rộn nên ít để ý đến thể dục, thể thao. Nhưng đến đầu năm 1947 khi toàn quốc kháng chiến, tự vệ thành Hà Nội dời khỏi thành phố ra khu, tôi trở về quê thì lúc đó mới biết người sáng lập ra Vovinam chính là anh Nguyễn Lộc... Xưa nay thật gần, thật quen mà không biết ?~?~gần chùa gọi bụt bằng anh?T?T.
    Anh lúc đó đem một số môn sinh về quê và chính thức mở lớp huấn luyện Vovinam cho thanh niên trong làng và vùng lân cận. Anh không đứng ra dậy mà người môn đệ trưởng tràng của anh là anh Lê Sáng trực tiếp truyền thụ Vovinam. Tôi quen biết anh Lê Sáng từ khi đó. Làng tôi đinh đa điền thiểu (nhiều người mà ít ruộng) nên phải làm tiểu công nghệ thêm vào để sống. Làng tôi có nghề dệt vải và nhuộm nâu. Từ bông chuốt thành sợi, từ sợi dệt thành vải - từ vải trắng nhuộm thành vải nâu với nhiều sắc độ khác nhau. Áo nâu ở ngoài bắc ngày xưa phần lớn là do làng tôi sản xuất. Người bạn cũ trong làng, nhà thơ Tào Mạt, một buổi nhớ quê đã viết:
    Em ơi ngày xưa làng ta vui
    Say mộng bình yên làng ta cười
    Tiếng nói mỗi buổi chiều chày đập sợi
    Rộn ràng hát với màu nâu tươi
    Đời lành như lá vải
    Êm êm xa ống quay đều
    Trăng xinh vẫn cười giữa lòng ao nhỏ
    Duyên dáng thì thầm lâng lâng hương yêu
    Đời đẹp tươi như một ngàn bông lúa
    Gió vô biên lành mạnh hát trong veo
    Còn nhớ không em hội hè tháng bảy
    Đồng vong lênh lênh khúc nhạc tiêu thiều
    Đạo ấy xuân chưa về ngực áo
    Em bâng khuâng khuôn cửa trăng treo...
    (Tào Mạt 1949)
    Vì có nghề nhuộm nâu như vậy nên trong làng có rất nhiều vườn cỏ xanh phơi vải. Chiều chiều những sân phơi vải trở thành những sân tập võ, tập gậy. Một trong những bài tập đầu tiên của Vovinam thời ấy là tập ngã. Anh Lê Sáng cởi trần, người chắc lẳn như đòn bánh tét vừa biểu diễn một kiểu ngã. Anh phóng người ngã lướt trên sân cỏ rồi cong người lộn vòng đứng dậy, lẹ như một con cheo, đẹp như một con ****. Thanh niên tụi tôi ưa thích mê tơi...
    Ngày đó có một người em con chú của anh Lộc là anh Nhân cũng từ thành phố trở về làng. Anh nhân nghe nói là một võ sĩ nổi tiếng, nhưng anh không đứng trong Vovinam. Đặc biệt là anh Nhân không ưa thích anh trưởng tràng Lê Sáng. Một buổi chiều cuối xuân đầu hạ, chúng tôi được chứng kiến một trận đấu long trời lỡ đất ở Gò Gai, cạnh giếng Bìm ngoài cổng làng. Hai anh Nhân và Lê Sáng đụng nhau trong một trận phân tranh quyết tử. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu nổi lý do của trận quyết đấu này. Một sự thách thức về võ thuật, một sự đụng chạm về môn phái hay chỉ là tranh chấp tình cảm riêng tư, chưa biết được. Trận đánh kéo dài đến 20 phút. Lúc mới đầu còn đánh ở gần rặng tre. Rồi lại tiếp tục đấu ở trên gò Gai, rồi cả hai lăn xuống ruộng. Rồi lại tiếp tục đấu trên gò. Không ai can nổi mà cũng không ai dám can. Hai đấu thủ sau đến gần một cái chòi đựng dụng cụ nhà nông. Một anh cầm một cái xẻng, một anh cái cuốc. Cuộc đụng độ bằng chân tay bây giờ chuyển sang ?~?~binh khí?T?T. Lỡ ra một mất mạng như chơi. Tiếng sắc thép đụng nhau ghê người, tóe lửa. Đang lúc thập phân gay cấn như thế chợt có một bóng người đi lên. Đó là anh Nguyễn Lộc. Thường ngày thấy dáng anh ung dung nho nhã mà sao lúc ấy thấy anh đi lẹ làng như hổ. Anh dõng dạc thét lên ?~?~ngừng tay...?T?T Tiếng thét tuy không lớn như có một uy quyền tuyệt đối. Vũ khí hạ xuống - hai bóng người rời xa. Anh Nguyễn Lộc tiến lên. Không biết anh đã nói những gì? chỉ thấy anh Lê Sáng quỳ xuống và anh Nhân lặng lẽ cúi đầu. Sau 3 người đi về xóm Trại theo lối cổng sau.
    Đã trên nữa thế kỷ trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ lời anh Nguyễn Lộc, Võ sư sáng lập Việt-Võ-Đạo ?~?~Học võ không phải ỷ sức đánh người - mà học võ Việt Nam cốt là để giữ mình, giữ làng và giữ nước?T?T.
    Còn tiếp .
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Dấu hiệu của Võ cổ truyền!!! À không phải!!!! Tinh thần VSĐ Nhật Bản. Khừa khừa... Sến bà cố!!! Ặc!!!
    Hôm trước đi chơi biển bỗng thấy 1 cặp trai gái đang nói chuyện. Bỗng nhiên, chàng trai quỳ thụp xuống dưới chân cô gái. Không hiểu chuyện gì. Hoá ra cách đây 60 năm, "thanh niên" VN cũng xem nhiều phim nhỉ.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 09:08 ngày 28/04/2007
  9. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Hết ngày dài lại đêm thâu, chúng ta đi trên đất Phi Châu, Hết ngày daaài...
    Hì hì, đọc đến đây lại nhớ đến chuyện cụ Ngô Tất Tố bình về hai cụ Phạm Quỳnh-Nguyễn Văn Vĩnh.
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tiép tục bài viết của bác Phan Lạc Phúc :
    ===========
    Từ VoViNam tới Việt-Võ-Đạo
    Nước giếng bìm vừa trong vừa mát Đường Hữu Bằng lắm cát dễ đi....
    Câu ca dao về làng cũ... dù bây giờ tôi đã ?~?~thất thập cổ lai hi?T?T nhưng vì là một anh con trai nhà quê nên tôi còn nhớ mãi. Cũng như tôi vẫn còn nhớ câu nói của tiền nhân để lại ?~?~người làng Hữu Bằng, uống nước giếng Bìm mà lớn nên...?T?T. Câu nói hàm chứa nhiều hy vọng, nhiều khuyên răn, nhiều nhắc nhở. Làng tôi từ xưa đến nay cũng có nhiều người xuất chính... nhưng người làm được một công việc đáng nhớ, khả dĩ lưu danh đến thế hệ sau, lại là ?~?~nông dân?T?T Nguyễn Lộc - vị sáng tổ của Vovinam Việt-Võ-Đạo. Từ những nhóm người lẻ tẻ học Vovinam để tự vệ ở một số tỉnh thành miền Bắc hồi thập niên 40, bây giờ đã có hàng triệu môn sinh Vovinam ở khắp Nam, Trung, Bắc... và cũng đã có Hội Vovinam hoàn vũ, hoạt động tích cực tại 32 quốc gia trên thế giới.
    Mục tiêu ?~?~người Việt Nam học Võ Việt Nam?T?T - và ?~?~học Võ Việt Nam là để giữ mình, giữ làng, giữ nước?T?T đã là nguyên động lực khiến Việt-Võ-Đạo tồn tại và phát triển qua bao nhiêu lớp sóng phế hưng. Khi nó đã trở là một động lực bắt nguồn từ dân tộc, nó có sự chung lưng góp sức của nhiều địa phương, nhiều thế hệ. Việt-Võ-Đạo đã trở thành một cái nuôi dưỡng môn võ cổ truyền Việt Nam, nuôi dưỡng một ý thức Việt Nam. Sau hiệp định Genève 1954, Võ sư Nguyễn Lộc vào Sàigòn và từ đó lại phát triển. Đáng tiếc là võ sư Nguyễn Lộc không sống lâu. Ông mất vào khoảng giữa thập niên 60 khi ông đang vào tuổi trung niên. Vào niềm Nam, cuộc đời quân ngũ khiến tôi di chuyển hết nơi nay đến nơi khác; Saigòn thành phố ?~?~đèn đỏ đèn xanh?T?T cũng làm cho tôi ít gặp bậc đàn anh khả kính. Tôi nhớ có gặp lại anh Nguyễn Lộc khi anh đứng ra kêu gọi thành lập hội ?~?~Hữu Bằng tương tế?T?T và ?~?~nghĩa trang Hữu Bằng?T?T. Anh dù đã vào Nam, vẫn giữ tâm hồn làng nước. Hôm đó anh nói ?~?~Có một hội tương tế để anh em và bà con trong họ ngoài làng có dịp gặp gỡ nhau khi vui, khi buồn... và cũng có một cái nghĩa trang để khi nằm xuống nó cũng đỡ lạnh lùng trống trải...?T?T. Không ngờ anh Nguyễn Lộc lại là một trong những người đầu tiên nằm xuống ở nghĩa trang này.
    Người thay thế chưởng môn Nguyễn Lộc, tất nhiên là anh trưởng tràng Lê Sáng. Trong khoảng một thập niên (từ giữa 60 đến giữa 70) Vovinam đã âm thầm nhưng vững chắc hiện diện ở nhiều nơi. Ở tỉnh thành nào niềm Nam cũng đều có võ đường Vovinam. Không những thế, Vovinam còn thấm thấu vào những cơ sở hạ tầng: học đường, các tổ chức quân sự, và bán quân sự... Một người anh em đồng nghiệp, một chuẩn hồng đai Vovinam có nói với tôi: ?~?~Ông thầy của tụi em (trưởng môn Lê Sáng) ông ấy nghiêm lắm. Thi lên đai rất ?~gay?T. Cả phần Võ-Thuật lẩn phần Võ-Đạo?T?T. Tôi thấy người môn sinh Vovinam chào nhau bằng cách đặt tay mặt lên ngực trái. Giải thích ?~?~đó là một mệnh lệnh của Vovinam Việt-Võ-Đạo: Bàn Tay Thép Trên Trái Tim Từ Ái?T?T. Tôi không phải là một môn đệ Việt-Võ-Đạo nhưng tôi mơ hồ nhận thấy Vovinam không những chỉ bảo tồn tinh túy của võ thuật cổ truyền, mà còn thâu tóm những tinh hoa của những môn võ khác. Dù Vovinam không có lên đài tranh đua cao thấp với ai - nhưng nó phải là ?~?~một bàn tay thép?T?T. Một bàn tay thép để đủ sức giữ mình, giữ làng, giữ nước (như lời võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc ngày xưa đã nói) và một trái tim từ ái để nếu cần giữ lấy lẽ phải, giữ lấy niềm tin. Phải chăng đó là cao vọng, là triết lý sống còn của Việt-Võ-Đạo?
    Hồi cuối năm 1973 tôi được dịp gặp lại cố nhân anh trưởng tràng Lê Sáng - bây giờ anh là chưởng môn Vovinam Việt-Võ-Đạo. Dạo ấy tôi phụ trách chiến tranh chính trị ở Quân Đoàn 3. Gặp nhau hồi 1947, tóc hãy còn xanh mà bây giờ tái ngộ mái tóc đã bắt đầu điểm bạc. Anh tiếp tôi niềm nở lắm. Tôi muốn đến nhờ anh một việc. Quân đoàn mới xây đựng được một khu gia binh cho quân sĩ, trong đó có trường học, có khu dạy nghề, có sân vận động - Tôi muốn mở một võ đường để nhờ Việt-Võ-Đạo dạy cho thanh thiếu niên hiếu động ít miếng võ tuy thân đồng thời trao cho chúng chút tự tin khi bước vào đời... Chưởng môn Việt-Võ-Đạo đồng ý ngay và để đi vào chi tiết, anh giới thiệu tôi với một võ sư phụ tá anh, phó chưởng môn Trần Huy Phong.
    Làm việc với anh Trần Huy Phong, tôi thấy giống như một Tham mưu trưởng trong đơn vị. Anh là người nắm mọi đầu mối của công việc, chuyển một mệnh lệnh thành hiện thực bằng những quyết định nhanh và gọn. Về phương diện Võ sư, anh mở hồ sơ cho tôi biết là trong thành phần cơ hữu của Quân Đoàn, đã có sẵn những môn sinh Vovinam đủ khả năng phụ trách một võ đường. Điều này chứng tỏ anh nắm vững cơ cấu và phương vị các môn đệ của anh. Không những ở các Quân Đoàn mà các Sư Đoàn thống thuộc nếu sau này mở võ đường cũng vẫn đủ võ sư phụ trách. Chỉ cần làm thủ tục thuyên chuyển trong nội bộ... Tổng đoàn thanh niên Việt-Võ-Đạo chưa cần huy động đến nhân sự ở Saigòn. Anh Trần Huy Phong sau đó đồng ý trang bị cho võ đường thảm, huy hiệu, y phục võ sinh và một số dụng cụ cần thiết khác. Võ sư phụ trách võ đường là một đại úy (đại đức Tuyên úy Phật Giáo). Một ngày cuối năm 1973, trường học và võ đường Việt-Võ-Đạo được cắt bằng khai mạc bởi 3 người: Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn, Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo (tức Thượng tọa Thích Thanh Long người bạn tù đáng kính của tôi sau này đi cải tạo) và phó trưởng môn Việt-Võ-Đạo Trần Huy Phong.
    Trước hình tượng Tổ Quốc được biển hiện bằng giải đất Việt Nam hình chữ S từ Nam Quan đến mũi cà Mau, trước các môn sinh võ phục chỉnh tề đang đứng ngay hàng thẳng lối, trước ánh đạo vàng của thiền sư, màu xanh lục của quân nhân, màu đen của kẻ sĩ, trước tiếng trống đại cổ đánh 3 hồi 9 tiếng... tôi như thấy lại một ảnh tượng Tam giáo đồng nguyên, những con người thời đại đang mang gương đi giữ nước và đựng nước...

Chia sẻ trang này