1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Voyager, người phiêu lưu vũ trụ vĩ đại nhất

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Pluto, 14/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Pluto

    Pluto Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2001
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Voyager, người phiêu lưu vũ trụ vĩ đại nhất

    tàu Voyager, trong năm thứ 26 trong sư mệnh của mình, hiện đang tiếp tục cuộc tìm kiếm của nó để mở rộng biên giới của việc khám phá vũ trụ. Hai tàu Voyager 1 và 2 sinh đôi đã mở ra những viễn cảnh trong vũ trụ bằng việc mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta vế sao Mộc, sao Thổ. Tàu Voyager2 đã mở rộng cuộc phiêu lưu giữa các hành tinh khi nó bay qua Sao Thiên vương và sao Hải Vương, trở thành con tàu vũ trụ duy nhất từ trước tới nay viếng thăm những thế giới này.
    Tàu Voyager 1, biện tại là vật thể do con người chế tạo ở xa nhất trong vũ trụ, còn Voyager 2 đang tiếp tục cuộc hành trình với sú mệnh hiện tại là nghiên cứu khu vực trong vũ trụ nơi tầm ảnh hưởng của Mạt trờì không còn nữa và không gian tối giữa các ngôi sao mở ra.

    Life is More Than the Little Boxes We Live In
  2. Oracle

    Oracle Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    0
    Nói thêm chút về tàu Voyager.
    Trên Voyager 1 và Voyager 2 , các nhà khoa học đều đặt một tấm bảng. Tấm bảng này vẽ hình một người đàn ông và một người đàn bà. Trên đó cũng có những ký hiệu chỉ rõ chúng ta (Earth) ở vị trí nào. Ngoài tấm bảng này mỗi tàu đều có thêm một đĩa phonograph. Trên đĩa này có chỉ rõ cách để nghe được những thông tin trong đó. Những thông tin này bao gồm về hệ thống sinh học của con người, khoa học công nghệ và nên tảng kiến thức của con người. Trong đĩa này cũng bao gôm luôn cả tiếng một đứa trẻ.
    Các nhà khoa học mong rằng đên một ngày nào đó, các sinh vật khác có thể dựa vào những thông tin này mà biết được ta đang ở đâu , rồi họ sẽ đến thăm chúng ta.


    I can't make u laugh, but I can cry with u

  3. Pluto

    Pluto Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2001
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0

    và đây là minh hoạ về hành trình của nó
    Life is More Than the Little Boxes We Live In
  4. Pluto

    Pluto Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2001
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    CHuyến đi giữa các vì sao (interstellar mision)
    Mục đích của chuyến đi
    Mục đích của Chuyến đi giữa các vì sao của Voyager (VIM) là để mở rộng những khám phá của NASA về hệ mặt trời, phía ngoài vùng lân cận của các hành tinh tiến tới những giới hạn bên ngoài của tầm ảnh hưởng của Mặt trời và có thể xa hơn nữa. Chuyến đi này đang tiếp tục xác định đặc điểm của môi trường bên ngoài hệ Mặt trời và tìm kiếm vành đai heliopause boundary, các giới hạn bên ngoài của trường điện từ của Mặt trời và sự chuyển động ra phía ngoài của gió mặt trời, kết quả là cho phép biết kích thước của trường giữa các sao, các hạt, các sóng không bị ảnh hưởng bởi gió mặt trời.
    Đặc điểm của chuyến đi
    VIM là sự mở rộng sứ mệnh của tàu Voyager sau khi đã được hoàn thành năm 1989 với việc Voyager 2 bay sát sao Hải vương. Sao Hải vương là hành tinh bên ngoài cuối cùng được ghé thăm bởi tàu Voyager. Voyager1 cũng đã hoàn thành kế hoạch bay sát sao Mộc và hệ thống sao Thổ
    Vào thời điểm bắt đầu của VIM, 2 tàu Voyager đã bay được hơn 12 năm từ khi được phóng tháng 8 (voyager2) và tháng 9 (Voyager1) năm 1977. Voyager1 đã ở khoảng cách xấp xỉ 40 AU tính từ Mặt trời (AU: đơn vị đo khoảng cách vũ trụ 1AU =khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trơi, 150 triệu km) và Voyager2 ở vào khoảng 31 AU
    vào tháng 5 2003, Voyager1 đã ở vào khoảng 13 tỉ km (88,4 AU) cách Mặt trời và Voyager2 ở vào khoảng 10,5 tỉ km (70,2 AU)
    Voyager1 đang thoát ra khỏi hệ mặt trời với tốc độ khoảng 3,6 AU một năm, 35 độ về phía Bắc so với quỹ đạo dự kiến hình elip theo hướng vận động của Mặt trơì tới các ngôi sao gần nhất. Voyager2 cũng đang thoát ra khỏi hệ Mặt trời với tốc độ 3,3 AU/năm, 48 độ về phía Nam so với quỹ đạo elip sự kiến.
    Cả hai tàu Voyager đang hướng tới vành đai bên ngoài của hệ mặt trời nhằm tím kiếm heliopause - khu vực nới ảnh hưởng của Mặt trời suy giảm và bắt đầu không gian giữa các vì sao. Heliopause chưa từng được một tàu vũ trụ nào đạt tới; 2 tàu Voyager có thể là những tàu đầu tiên bay qua khu vực này, khu vực đựoc người ta nghĩ tồn tại nơi nào đó khoảng 5 đến 14 tỉ dặm từ mặt trời. Một lúc nào đó trong 10 năm tói, 2 con tàu này có thể vượt qua khu vực được biết tới là Termination shock. Đây là nơi gió mặt trời với tốc độ hàng triệu dặm/giờ thổi thổi chậm lại khoảng 250000 dậm/giờ- chỉ dấu đầu tiên cho thấy gió đang ở gần Heliopause. Hai tùa Voyager có thể bay qua Heliopause trong 10 đến 20 năm sau khi tới được Termination shock. Hai con tàu có đủ điện năng và nhiên liệu để hoạt động ít nhất tới năm 2020. Đến khi đó, Voyager1 sẽ cách Mặt trời 12,4 tỉ dặm và Voyager2 cách 10,5 tỉ dặm. Thậm chí, hai tàu sẽ đi qua các ngôi sao khác. Trong khoảng 40000 năm, VOyager1 sẽ trôi giạt trong khu vực ngôi sao AC+79 3888 cách 1,6 năm ánh sáng(9,3 tỉ tỉ dặm), ngôi sao trong chòm sao Camelopardalis. Vào khoảng 296000 năm nữa, Voyager2 sẽ bay qua Sirius, ngôi sao sáng nhất bầu trời, cách khoảng 4,3 năm ánh sáng (25 tỉ tỉ dặm). Hai tàu Voyager đã được định mệnh, có lẽ là vĩnh viễn, đi lang thang trong Milky way

    Life is More Than the Little Boxes We Live In

Chia sẻ trang này