1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vụ án 10 tờ vé số

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi phongfa86, 04/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phongfa86

    phongfa86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Thừa kế giữa vợ và chồng trong trường hợp đang tiến hành thủ tục ly hôn:
    Giữ lời hứa, xin post 1 bài báo liên quan đến chủ đề để các bạn tham khảo:

    Cuộc hôn nhân trái pháp luật và 10 tờ vé số độc đắc
    Một phụ nữ ở tỉnh Bạc Liêu đang kiện đòi thừa kế giải độc đắc 450 triệu đồng mà người chồng chưa kịp lĩnh thì đã chết. Vụ việc rắc rối bởi họ về sống với nhau khi chưa đủ tuổi kết hôn, đã ly thân 5 năm nay, và đang chờ tòa giải quyết hủy hôn nhân trái pháp luật.
    Tháng 5/1995, anh Nguyễn Văn Kiểu kết hôn cùng chị Huỳnh Thị Bùi. Lúc đó anh mới 18 tuổi còn chị 16. Tháng 9/1997, hai người có xích mích, chị Bùi bỏ về nhà mẹ đẻ. Đôi bên ly thân và quyết định chia đôi tài sản chung là chiếc ghe trị giá 10 chỉ vàng. Việc này được chính quyền địa phương công nhận. Từ đó đến nay, chị Bùi không có yêu cầu chia tài sản nào khác với anh Kiểu. Tháng 6/2000, chị Bùi sinh một cháu trai, nhưng không đăng ký khai sinh và không nói rõ bố cháu là ai. Năm 2001, anh Kiểu đâm đơn ra tòa xin ly hôn.
    Trong khi việc ly hôn chưa được tòa giải quyết thì ngày 7/9/2002, anh Kiểu bị tai nạn chết. Sau đám tang, người nhà lần ra 10 tờ vé số trúng giải độc đắc anh mua trước đó mà chưa kịp lĩnh. Chị Bùi sau đó lên tiếng đòi được thừa kế di sản anh Kiểu để lại. Đồng thời bố chị tiến hành đăng ký khai sinh cho cháu bé, với tên cha là Nguyễn Văn Kiểu.
    Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 27/9 của TAND tỉnh Bạc Liêu, chị Bùi yêu cầu được chia thừa kế tất cả số tiền trúng thưởng của chồng để lại cho mình và con trai. Các di sản khác anh Kiểu để lại, như dây chuyền 10 chỉ vàng, lắc 7 chỉ vàng..., chị Bùi không yêu cầu chia.
    Khoản 2 Điều 683: "Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người sống vẫn được thừa kế di sản".
    Căn cứ vào Điều 683 Bộ luật Dân sự, tòa nhận định: "Hai người có phát sinh mâu thuẫn, nhưng chưa được toà cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực, nên anh Kiểu chết, chị Bùi vẫn được thừa kế di sản". Toà tuyên chấp nhận yêu cầu của chị Bùi.
    Gia đình anh Kiểu không đồng tình, vì cho rằng hai người kết hôn khi chưa đủ tuổi nên hôn nhân là trái pháp luật. Hơn nữa theo Điều 2 Nghị quyết 02/2000/HĐTP: "Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn nhưng cuộc sống thời gian qua không hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng thì quyết định huỷ kết hôn trái pháp luật".
    Trường hợp hôn nhân trái pháp luật bị hủy, theo quy định của pháp luật, giữa hai người nam, nữ không phát sinh quan hệ tài sản, nên không thể chia di sản thừa kế. Phía gia đình người quá cố cho biết đã kháng cáo.
    (Theo Tiền Phong)

    ----------------------------------
    Từ bài báo này, thấy vấn đề thừa kế giữa vợ và chồng còn liên quan đến các quy định về hôn nhân thực tế trong pháp luật VN. Bạn nào có thời gian và có hứng thú, xin hãy bình luận cho mọi người tham khảo.
    Thân mến.
  2. phongfa86

    phongfa86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài viết của Fsai:

    Ơ kìa, tôi có tự nhận vơ là mình sinh năm 1986 đâu, đấy là Satthu tự nghĩ ra đó nhé (hi hi, tự nhiên cái nick của mình làm không phải 1 mình Satthu bị ... "lừa".
    Trích từ bài viết của Satthu:
    Anh Minh ơi, thầy Nguyễn Đức Hữu của anh có phải là người sau này có 1 thời gian công tác tại TANDTC ở HN không ? Người thầy tầm thuớc, hay đội mũ bê rê, nói năng nhỏ nhẹ, giọng miền Nam, giảng bài rất hay (chuyên về dân sự). Thầy mất quãng những năm cuối của thập niên 80, do bị ung thư phải không ạ ? Nếu đúng là 1 người, thì em ngạc nhiên quá.
    Phongfa86
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Khó mà biết được bạn ạ . Vì năm 58 thì thày Hữu khoảng 35 tuổi . Giáng người và giọng nói thì đúng đấy nhưng không đủ để khẳng định, chưa kể là vào thời điểm ấy, rất khó để 1 ông thày từ miền Nam mà lại được phép giảng dạy tại HN .
    =======
    Về vụ án tấm vé số, Tôi chưa hiểu lắm về luật hiện nay ở VN .:
    Hai người dưới tuổi vị thành niên sống chung với nhau, nếu cho là KẾT HÔN TRÁI PL là sao ? Có làm được hôn thú không ? Và nếu đã làm được hôn thú ( chắc phải có những điều khoản ngọai lệ để hai người trẻ được phép làm hôn thú ) thì mới có thể nói chuyện ly hôn, ly thân .
    Nếu chỉ là sống chung thì không dùng các điều luật về ly hôn, ly thân vì chưa phải là vợ chồng mà chỉ là sống chung .
    Cứ theo tôi hiểu thì việc anh Kiều ra tòa xin ly hôn và chị vợ tiến hành khai sinh cho dứa trẻ với tên cha là anh Kiều ngay cả khi anh này đã chết thì phải có hôn thú đấy chứ .
    Còn nếu vụ này xảy ra tại Canada, các tấm vé số trên sẽ thuộc quyền sở hữu của người mà anh sống chung liên tục tối thiểu là 2 năm trước khi chết .
    Nếu anh chàng này lại thì thụt mỗi nơi vài tháng thì chắc phải truy tầm " phụ hệ " , nếu đứa bé cùng huyết thống thì không có gì phải bàn cãi nữa .
  4. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Thực ra là chưa học luật hôn nhân gia đình, nhưng đọc bài viết của phongfa86, thấy có hứng thú, lại viết.
    Chúng ta tạm đặt tên vụ án này là ?oVụ án 10 tờ vé số? nhá.
    Câu hỏi của chúng ta đặt ra là: Anh Kiểu và chị Bùi có được coi là vợ chồng vào thời điểm anh Kiểu chết hay không? Con của chị Bùi có phải là con của anh Kiểu hay không? Nếu xác định được vấn đề này mới dẫn đến việc chị Bùi và con chị có được hưởng thừa kế của anh Kiểu hay không?
    Vấn đề 2: Con của chị Bùi có được coi là con của anh Kiểu không?
    Theo Đ5._NQ02: Xác định cha, mẹ, con (Điều 63, Điều 64)
    a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 63, thì về nguyên tắc trong các trường hợp sau đây phải coi là con chung của vợ chồng:
    - Con sinh ra sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng, nhưng người vợ đã có thai trong thời kỳ hôn nhân (trong thời kỳ từ khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khi chấm dứt quan hệ hôn nhân).
    b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien.

    Theo điểm a thì liệu con của chị Bùi có được công nhận là con anh Kiểu hay không? Theo tớ là không. Vì thời kỳ hôn nhân là cho đến trước khi chấm dứt quan hệ hôn nhân. Mà quan hệ hôn nhân giữa hai người chấm dứt từ tháng 9/2000.
    Nhưng theo điểm b thì hòan toàn có thể được (đây là cơ sở để những người có con rơi thường áp dụng để mà kiếm thừa kế từ những ông bố giàu có, hì, giống vụ gần đây có một ông tỷ phú Mỹ chết mà có một lô con rơi, trong đó có 1 cô người VN đấy ). VÌ vậy, nếu chị Bùi có đủ chứng cứ chứng minh đó là con của anh Kiểu thì?
    Vấn đề 1, mà mọi người đang tranh cãi, chị Bùi có còn được công nhận la vợ anh Kiểu hay không?
    Trả lời câu hỏi của bạn phongfa
    Theo tôi, tôi sẽ sử dụng tình huống 2, nghĩa là tình huống bên gia đình anh Kiểu đưa ra.
    Lý luận: Vợ chồng đã li thân từ năm 1997, đến thời điểm anh Kiểu chết là 4 năm. Trong 4 năm đó, không lần nào 2 anh chị tái hợp (về ở chung, còn chuyện có gặp nhau đâu đó để có em bé thì tớ không bàn đến ). Vậy thì không thể nói hai người vẫn còn nặng tình cảm được.
    Nhưng mà lập luận của tớ thì khác, vấn đề nó nằm ở chỗ là anh Kiểu đâm đơn ra tòa xin li hôn. Nếu thế, đương nhiên anh ta công nhận chị Bùi là vợ anh ta cho đến ngày có bản án có hiệu lực pháp luật, nên chị Bùi đến thời điểm anh Kiểu chết vẫn là vợ của anh ta.
    Trường hợp này nếu anh Kiểu không xin li hôn thì hình như đơn giản hơn thì phải. Vì gia đình anh Kiểu chỉ đơn giản kêu lên là quan hệ hôn nhân đó trái pháp luật và đã không còn tồn tại từ năm 1997. Và chị Bùi cũng khó mà đòi được thừa kế. (mà thật ra tớ cũng chả hiểu, sao anh Kiểu lại phải đâm đơn li dị làm cái quái gì )
    (hí hí, tiện thể để tớ ghi cái định nghĩa mà luật hôn nhân gia đình đưa ra cho việc kết hôn trái pháp luật nhá: là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định. Ặc ặc, thế này suy ra vợ chồng anh chị này không hề kết hôn trái pháp luật, vì có đăng ký kết hôn đâu cơ chứ )
  5. phongfa86

    phongfa86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài viết của MinhTrinh:

    .
    Đúng quá, nhưng anh chỉ toàn tư duy theo kiểu tư duy của người phương Tây (em đùa chút, anh đừng giận ! Nhưng đây cũng chính là tư duy của ông Gsư Pháp hướng dẫn luận án của em đưa ra để phản bác khi em đề nghị đưa đối tượng này - của VN - vào là chủ thể của ly hôn - ở VN). Trong 1 số t/h, Luật Vn cho phép sống chung không giá thú mà vẫn được là vợ chồng, mà vợ chồng xịn hoàn toàn đó nhé. Cái này gọi là "hôn nhân thực tế" - đặc thù made in VN 100% đấy ạ. Nhưng đây là 1 vấn đề có nguồn gốc do "lịch sử để lại" và để viết được tường tận về nó thì rất dài (dù đây là 1 đề tài khá hay, bạn nào - Contansy chẳng hạn vì hình như bạn chuyên về luật HNGĐ ? - có thể và có hứng thú làm 1 topic về vấn đề này không ?)
    .
    Anh sắc sảo khi "đọc" luật quá đấy, dù (hình như) anh luôn tự nhận mình không phải là "chuyên ra" mà chỉ là người yêu thích PL mà thôi. Anh nói rất đúng, về nguyên tắc, khi anh Kiểu đã chết muốn khai sinh cho trẻ với tên cha, thì phải có hôn thú, nhưng em dám chắc là chị Bùi chả có hôn thú gì cả mà vẫn làm được khai sinh cho con với tên cha, thế mới thấy các quan ... xã giỏi thật.
    Kính.
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Fsai lại bị đẩy vào tư thế người bảo vệ cho quyền lợi của mẹ con chị Bùi.
    Ok, fsai sẵn sàng rồi đây.
    Và chúng ta tranh luận linh tinh cho vui thôi nhé ?" Đừng hậm hực vì câu chữ đùa cợt của fsai đấy nhé. ai mà cáu lên là tớ ..
    Bạn phongfa thân mến.
    Bạn lập luận dài dòng quá, mà đọc lại thấy mọi thứ rối bù cả lên, ? phải học tập thêm tính tiếu lâm, tính hiếu thắng và đanh đá nữa.
    Trước hết, cần phân biệt 2 vụ án khác nhau hoàn toàn, vụ án thừa kế, với nguyên đơn là chị Bùi, khác với vụ án đã bị đình chỉ - vụ án ly hôn với nguyên đơn là anh Kiểu. Vụ án ly hôn đã kết thúc, kô ai khiếu nại hay kháng cáo gì. Vụ án thừa kế ?" vụ 10 tờ vé số - thì xét xử sơ thẩm xong, có kháng cáo và lên phúc thẩm tại TAND tỉnh Bạc liêu. Toà án tỉnh ?" với hội đồng 3 thẩm phán cứng khừ - sẽ kô quá tập trung vào nội dung vụ án và bản án mà chỉ tập trung vào hồ sơ vụ án qua các vấn đề sau:
    - Trình tự tố tụng có được đảm bảo kô
    - Việc áp dụng luật của TA huyện là có căn cứ và có cơ sở kô
    - Liệu có chứng cứ mới kô.
    Đương nhiên, TA tỉnh cũng tìm hiểu xem việc thừa nhận quan hệ anh Kiểu + chị Bùi là quan hệ hôn nhân của TA huyện là có phù hợp kô.
    Về thủ tục tố tụng, fsai tin rằng sẽ có nhiều chuyện để bàn cãi, nhưng kô có thông tin, thôi, đành quan tâm luật nội dung như một ls quèn vậy.
    Theo luật hôn nhân gia đình năm 2000, có 3 hướng giải quyết của Toà án cho các vụ xin ly hôn mà kô có đăng ký kết hôn trong giai đoạn 01/01/2001 ?" 01/01/2003, giai đoạn giao thời :
    1. Chấp thuận cho ly hôn theo thủ tục chung ;
    2. Huỷ hôn nhân trái pháp luật ;
    3. Tuyên bố không công nhận là vợ chồng ;
    Hậu quả pháp lý của các văn bản theo 1 và 2 đều là chấm dứt một quan hệ hôn nhân, kết thúc một thời kỳ hôn nhân, ( có và nay hết ) nhưng với 3, đó là không thừa nhận đã từng tồn tại một quan hệ hôn nhân ( chưa từng có lấy đâu hết ).
    Hì hì ?.. ( giúp đỡ về cơ sở và căn cứ cho đối phương tranh luận đấy ).
    Đương nhiên, không phải vụ án ly hôn kết thúc kô thoả đáng, mà fsai lập luận nó theo hướng có lợi cho chị Bùi. Mà chỉ là lợi dụng nó tí thôi ????..
    Fsai tiếp tục nhé.
    Ai cũng hiểu là cái chết của anh Kiểu khiến quan hệ hôn nhân của anh Kiểu và chị Bùi đương nhiên chấm dứt, mà không cần một văn bản hay quyết định nào của Toà. Nghĩa là, có thể căn cứ vào các nội dung sau :
    - Con của chị Bùi sinh năm 1999 trong thời kỳ hôn nhân 1995 ?" 2002
    Ghi chú :
    Chứng minh chuyện này kô khó, chỉ cần chị Bùi chìa ra đống ảnh cưới năm 1995 là khiến mọi người hiểu và xác định được thời điểm bắt đầu chung sống, và việc năm 2001, anh Kiểu nộp đơn xin ly hôn ?" yêu cầu của anh Kiểu xác định ý thức của anh ấy về mối quan hệ và thời điểm kết thức là lúc anh Kiểu chết. TA ra quyết định đình chỉ vụ án = yêu cầu của nguyên đơn về chấm dứt quan hệ hôn nhân đã được đáp ứng.
    Hai sự việc này đảm bảo xác định quan hệ này là quan hệ hôn nhân ?" có sống chung.
    Về việc khai sinh cho con với tên anh Kiểu thực ra không quá khó, và cũng không phải quen biết đâu, vì cán bộ tư pháp xã hoàn toàn đủ cơ sở và thẩm quyền thực hiện công việc này hợp pháp. Trình tự như sau : thực hiện khai sinh trễ hạn tại nơi thường trú của chị Bùi, phần tên cha để trống, do không có hôn thú.
    Sau đó làm thủ tục nhận cha cho con, cực kỳ đơn giản, nhất là khi người cha đã chết, có giấy khai tử, cán bộ tư pháp hộ tịch căn cứ vào các chứng cứ mà chị Bùi cung cấp, ( lại dùng ảnh cưới chẳng hạn ), thực hiện niêm yết 07 ngày vụ việc tại trụ sở xã. Nếu không ai khiếu nại, ( chết mất tiêu rồi sao mà khiếu nại đựơc ) thì vào sổ bộ - hộ tịch và cấp ra khai sinh cho cháu với tên cha là anh Kiểu. OK ( có người sẽ phàn nàn lại như thế phải đổi tên cho bé, - nhưng không nhất thiết con phải mang họ cha hay có người sẽ phàn nàn là thế thì dễ quá - ặc ặc ? ai nói dễ thì moi ra mấy tấm hình cưới đi mà khai sinh cho con ).
    - Hai người có tài sản chung : vòng, nhẫn, dây chuyền, ?
    để xác định tồn tại quan hệ hôn nhân của chị Bùi và anh Kiểu.
    Cơ sở pháp lý của nội dung này cũng chính là hàm ý thừa nhận quan hệ hôn nhân trong điểm a và b mục 2 của NQ 02/ 2000.
    Đặc biệt, có lẽ, trước Toà cấp sơ thẩm, tên luật sư của chị Bùi đã nhấn mạnh vào việc tổ chức đám cưới cho anh Kiểu của cha mẹ anh ấy và thế là hai cụ tiêu tùng ngay ?" Đáng đời cái tội tổ chức đám cưới cho con rình rang.
    Đến đây, fsai thấy cần cực kỳ nhấn mạnh vào yếu tố thhời điểm của vụ việc này, giai đoạn giao thời của chuyển từ luật hôn nhân 1987 sang luật hôn nhân 2000 với 02 năm cho nhân dân đăng ký hôn nhân trễ hạn của Quốc Hội = ( đồng nghĩa ) với thừa nhận việc không đăng ký kết hôn trước 01/01/2001 vẫn được thừa nhận là quan hệ vợ chồng nếu có đám cưới theo tập quán địa phương, có chung sống, có con chung và có tài sản chung. Sự thừa nhận này lẽ ra kết thúc vào ngày 31/12/2002, nhưng cuối cùng, trên thực tế chỉ đến 31/12/2003 mới thực sự chấm dứt và sao thời điểm này, không có đăng ký kết hôn thì bị tuyên là không thừa nhận quan hệ là vợ chồng (fsai lại bị hở sườn rồi).
    Cuối cùng, fsai sẽ nhân danh bảo vệ quyền lợi người phụ nữ và trẻ em để yêu cầu Toà xem xét.
    Như thê là cũng như tên ls của chị Bùi chiến thắng trong sơ thẩm, tớ cũng sẽ thắng chắc.
    La la ?. La la ???

  7. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    To phongfa86: Việc đưa ra các quy định cụ thể trong các tình huống 1 và 2 cùng với việc viện dẫn một cách trực tiếp quy phạm tại NQ02 vô hình chung khiến người đọc hiểu rằng bạn thừa nhận quan hệ giữa anh Kiểu - chị Bùi là quan hệ hôn nhân trái pháp luật?!
    Để giải quyết vụ kiện đòi thừa kế này, tôi hoàn toàn đồng ý với bạn ở chỗ lấy việc xác định bản chất của mối quan hệ giữa anh Kiểu - chị Bùi để làm cơ sở giải quyết quan hệ thừa kế. Tuy nhiên tôi cho rằng bạn đã sai lầm khi chọn xuất phát điểm là "kết hôn trái pháp luật" để đưa ra các lựa chọn trong các tình huống 1 và 2, ở đây không có việc "kết hôn trái pháp luật" nào cả. Có một sự lẫn lộn giữa các khái niệm "kết hôn trái pháp luật" và "kết hôn không có giá trị pháp lý- hay hôn nhân không tồn tại" trong bài báo nêu trên, từ đó dẫn đến việc phức tạp hoá vấn đề bằng cách đưa vào các yếu tố ly hôn/ hay huỷ hôn nhân trái pháp luật - và sai lầm (có hay là ko có) của phongfa86 hình như cũng là do chưa phân biệt rõ hai vấn đề này.
    Xin bắt đầu bằng việc đi tìm lời giải cho câu hỏi : việc chung sống không có đăng ký kết hôn- giữa anh Kiểu và chị Bùi có được thừa nhận hay không thừa nhận là quan hệ hôn nhân thực tế và có giá trị pháp lý hay không?
    I- Hôn nhân thực tế
    Khi ra Toà, để đòi quyền hưởng thừa kế của anh Kiểu chị Bùi phải chứng minh được mình là vợ hợp pháp của anh Kiểu. Hai người không có đăng ký kết hôn, như vậy cơ sở duy nhất để chị Bùi bảo vệ lợi của mình là đưa ra được các bằng chứng chứng minh việc anh chị có quan hệ chung sống trên thực tế (quan hệ hôn nhân thực tế) cho đến thời điểm anh Kiểu chết.
    Anh Kiểu và chị Bùi bắt đầu chung sống với nhau từ tháng 5/1995 (khi chị Bùi mới 16 tuổi) cho đến 9/1997. Sau thời điểm 9/1997 hai người không chung sống với nhau và không có các quan hệ sở hữu chung về tài sản . Vậy tại thời điểm 2002, khi đưa ra các chứng cứ về khoảng thời gian chung sống đã cách đây 5 năm chị Bùi có thể được thừa nhận là vợ hợp pháp của anh Kiểu hay ko?
    Câu trả lời của tôi là không. Lý do :
    - Tại thời điểm 2 người về chung sống với nhau, chị Bùi chưa đủ tuổi kết hôn theo luật định.
    - Từ năm 1997 đến nay (2002), họ không còn chung sống với nhau . (lưu ý rằng việc thừa nhận hôn nhân thực tế phải có cơ sở (quan trọng) là thực tế chung sống)
    ( Cơ sở -mang tính chất gián tiếp- cho câu trả lời trên là các quy định sau :
    1. Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng; Nghị quyết 35/2000 : điểm b, khoản 3 - hướng dẫn về hôn nhân thực tế
    2. Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. ( Điểm d1, khoản 2 Nghị quyết 02/2000). =====> Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật này cho trường không công nhận là vợ chồng)
    Vậy, tại thời điểm 2002, quan hệ của anh Kiểu- chị Bùi không được thừa nhận là hôn nhân thực tế . Quan hệ (trước đây) của anh Kiểu- chị Bùi hoàn toàn không có giá trị pháp lý
  8. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    II- Quan hệ hôn nhân trái pháp luậtQuan hệ hôn nhân không có giá trị pháp lý
    (1)Quan hệ hôn nhân trái pháp luật : xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định
    (2)Quan hệ hôn nhân không có giá trị pháp lý : Việc xác lập quan hệ vợ chồng thông qua việc chung sống thực tế không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng (không có Đăng ký kết hôn, không thuộc trường hợp được thừa nhận theo diện hôn nhân thực tế)
    Sự khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm này thể hiện những điểm sau:
    - (1) : có đăng kết kết hôn ; (2) : không có đăng ký kết hôn .
    - (1) : vi phạm điều kiện kết hôn ; (2) : có thể vi phạm hoặc không vi phạm điều kiện kết hôn
    - (1) : đã từng được pháp luật thừa nhận một cách chính thức; (2): chưa bao giờ được PL thừa nhận .
    Vậy, quan hệ của anh Kiểu - chị Bùi không phải là hôn nhân trái pháp luật , mà là hôn nhân không có giá trị pháp lý như đã phân tích ở đoạn thứ nhất .
    III - Huỷ hôn nhân trái pháp luật và Ly hôn
    Huỷ hôn nhân trái pháp luật là gì, đó là việc Toà án ra một phán quyết huỷ giá trị của chứng thư pháp lý ghi nhận quan hệ vợ chồng giữa 1 người nam và 1 người nữ khi quan hệ đó vi phạm các quy định về điều kiện kết hôn. Tức là vấn đề huỷ hôn nhân trái pháp luật chỉ đặt ra trong trường hợp quan hệ hôn nhân (trái pháp luật đó) đã từng được pháp luật thừa nhận (thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn). Nếu nó cuộc hôn nhân đó chưa từng được pháp luật thừa nhận (với một trong 2 hình thức : quan hệ hôn nhân có đăng ký kết hôn và quan hệ hôn nhân thực tế) và thì tức là nó không tồn tại, việc huỷ một cuộc hôn nhân không tồn tại là điều không có ý nghĩa . Tương tự, nếu cuộc hôn nhân đó không tồn tại thì không đặt ra vấn đề chấm dứt hôn nhân thông qua con đường ly hôn.
    Vậy trường hợp của anh Kiểu - chị Bùi không cần đặt ra các giải pháp theo hướng gỡ dần các mắt xích là huỷ hôn/ ly hôn. Theo tôi là chẳng cần tới bất kỳ một phán quyết nào của toà án về quan hệ hôn nhân của họ để làm cơ sở cho vụ kiện thừa kế này, kể cả việc tuyên "không công nhận là vợ chồng" , đương nhiên đã là thế vì quan hệ của họ chưa bao giờ được thừa nhận cả
    -------------------------------------
    Tóm lại, khoảng thời gian chung sống giữa anh Kiểu và Chị Bùi là quan hệ hôn nhân không có giá trị pháp lý . Do vậy, đặt ra các vấn đề về ly hôn, huỷ hôn và thừa kế giữa hai người không có quan hệ hôn nhân là điều vô nghĩa.
    Toà sẽ tuyên : Chị Bùi không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của anh Kiểu và không có quyền hưởng thừa kế.
    ah, nói thêm về việc xin ly hôn: Việc anh Kiểu xin ly hôn trong trường hợp cụ thể này hoàn toàn ko có ý nghĩa gì cả, vì có quan hệ hôn nhân nào tồn tại đâu để mà xin chấm dứt. Chẳng hạn anh Kiểu chưa (kịp) chết , thì Toà chỉ cần giải thích rằng quan hệ hôn nhân đó không tồn tại nên không cần ly hôn, chứ không nhất thiết phải thụ lý để rồi tuyên "không công nhận là vợ chồng " . Vì phán quyết này hoàn toàn chỉ mang tính giải thích chứ không phải là một căn cứ pháp lý có ý nghĩa đối với việc xác lập, chấm dứt quan hệ hôn nhân.
    Được remediot sửa chữa / chuyển vào 23:05 ngày 07/08/2004
  9. phongfa86

    phongfa86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài viết của Fsai:

    Fsai à, dữ liệu bài báo cho là "phiên toà sơ thẩm ngày 27/9 của TAND tỉnh Bạc Liêu" đấy chứ, nghĩa là khi kiện đòi TK số tài sản 450 triệu đồng, TAND tỉnh Bạc Liêu là cơ quan có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Phán quyết cho chị Bùi được hưởng TK là phán quyết sơ thẩm đấy chứ ạ (đề nghị đ/c Lsư fsai đọc lại bài báo nhé, hi hi ).
    ----------------------------------
    Trích từ bài viết của You:
    Khoái quá khi bạn You và bạn Remediot "vào cuộc" và lập luận rất sắc sảo (đây lại là điều mà tớ cần phải học thêm nữa, vì thấy nó cực kỳ quan trọng, nhất là khi chúng mình học luật, nhỉ ?).
    Tớ dẫn chiếu tình huống 1 và 2 của NQ 02 không có nghĩa là tớ thừa nhận quan hệ anh Kiểu chị Bùi là quan hệ HN trái PL. Trong bài viết của mình, tớ đã nói rõ rằng, tình huống 1 là tình huống mà TAND tỉnh Bạc Liêu đã sử dụng để cho chị Bùi được hưởng TK, còn t/h 2 là t/h mà gia đình anh Kiểu dựa vào để kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bạc Liêu. Những tình huống trên được đưa ra để cung cấp thông tin cho tất cả chúng mình cùng tranh luận, còn thì tớ đã kịp phát biểu quan điểm của mình đâu, vì ở cuối bài gần nhất, tớ đã viết rằng:
    Trích từ bài viết của phongfa86:
    Thực ra, nếu Remediot và các bạn đọc kỹ lại các bài viết của tớ, thì sẽ thấy rằng chính là trong các bài viết của mình, tớ đã cố gắng để hướng mọi người vào việc phân biệt 2 khách thể: huỷ HN trái PL và việc công nhận hay không công nhận quan hệ anh Kiểu chị Bùi là quan hệ vợ chồng (tiếc thay, có lẽ tớ đã không thành công vì hình như các bạn đều không nhận thấy điều này, xin tự nhận đây là lỗi của bản thân vì đã không viết được 1 cách giản dị và dễ hiểu).
    Trích từ bài viết của phongfa86:
    Sự khác nhau giữa tớ và Remediot là ở chỗ: trong khi Remediot phân biệt 2 khái niệm " kết hôn trái PL" và "kết hôn không có giá trị plý hay HN không tồn tại", thì tớ lại phân biệt 2 khách thể (mà toà án - cần hay không cần - đưa ra để xem xét và giải quyết vụ vụ việc): "huỷ hôn nhân trái PL" và công nhận hay "không công nhận quan hệ anh Kiểu chị Bùi là QH vợ chồng".
    Về thực chất, cách đặt vấn đề của tớ và Remediot rất gần nhau: bằng các lập luận của mình, Remediot muốn chứng minh quan hệ anh Kiểu chị Bùi là "hôn nhân không có giá trị Plý", trong này bao hàm cả ý nghĩa là nó cũng không được chấp nhận là HN thực tế, còn tớ thì muốn chứng minh rằng QH anh Kiểu chị Bùi "không phải là QH vợ chồng", ngay cả là QH vợ chồng theo kiểu HN thực tế cũng không. Tớ cũng nghĩ rằng, chính vì hôn nhân của anh Kiểu chị Bùi "không có giá trị Plý" - cách dùng thuật ngữ của Remediot - mà toà án cần tuyên bố "không công nhận họ là vợ chồng" - cách dùng thuật ngữ của phongfa86. Tuy nhiên, "không công nhận là vợ chồng" là thuật ngữ mà các VB của TATC trong đó có TT 02 chính thức sử dụng.
    Dự kiến của tớ là những bài viết đầu tiên thì trình bày các quan điểm của "thiên hạ", cung cấp các quy định PL (mà tớ có trong tay), và quan trọng nhất là chỉ ra 2 t/h của NQ 02 mà "bên nguyên" và "bên bị" đã dựa vào (xin nhắc lại là tớ chỉ đưa ra 1 cách khách quan thôi đấy nhé). Tớ định week end , có thời gian hơn sẽ viết tiếp bài để trình bày quan điểm của mình (như đã hứa) và giữa tuần sau thì sẽ tạm dừng các bài viết của mình (vì có thể tớ phải sang UK 1 tuần chắc chả có hy vọng vào mạng được). Thế nhưng tớ chưa kịp viết thì Remediot đã viết gần hết những thứ mà tớ định nói mất rồi, "tức" thế cơ chứ (đùa đấy nhé, đừng giận !).
    Vậy nên, tớ đành nhắc lại các luận điểm mà Remediot đưa ra mà tớ đồng ý , như sau:
    - Anh Kiểu chị Bùi không đăng ký KH nên cơ sở duy nhất để chị Bùi đòi TK là chị phải chứng minh được chị có quan hệ hôn nhân thực tế với anh Kiểu.
    - Việc thừa nhận HN thực tế phải có cơ sở quan trọng là thực tế họ có chung sống với nhau. T/h anh Kiểu chị Bùi: cưới nhau tháng 5/1995, nhưng tháng 9/1997 chị Bùi đã bỏ về nhà mẹ đẻ rồi (thực tế là sau đó họ không chính thức trở lại "chung sống bình thường" với nhau nữa, thế mà năm 2000 vẫn có 1 đứa con với anh Kiểu mới ... hay chứ, hi hi). Tuy nhiên, chính vì đã không có ĐK kết hôn, lại còn mâu thuẫn, lại còn không chung sống bình thường với nhau (họ chỉ chung sống hơn 2 năm trên tổng số 7 năm "lịch sử của đời họ), nên không có đủ cơ sở để công nhận họ có quan hệ HN thực tế.
    - Vì không thể công nhận là họ có quan hệ HN thực tế, chị Bùi không thể được TK theo PL của anh Bùi.
    Những luận điểm nói trên của Remediot (mà tớ, do chậm trễ, đã được "ăn theo") cũng chính là để trả lời cho các lập luận của luật sư fsai).
    PS: A, mà tớ chả biết cách làm sao để chèn được các biểu tưởng nhảy nhót rất vui vào bài viết , lại còn bia bọt được với nhau nữa mới khoái chứ (tớ chỉ biết viết mỗi 2 chữ hi hi để ... diễn tả "tình củm" của mình), để quote các bài viết của người khác mà vẫn giữ được cả ngày tháng của nó, để tự sửa, xoá bài viết sau khi đã gửi đi ? Bạn nào có nhã ý PM hướng dẫn tớ vài chiêu được không ạ ? Cám ơn nhiều.
  10. phongfa86

    phongfa86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Như vậy, cá nhân tớ không "tâm phục khẩu phục" bản án sơ thẩm ngày 27/9 của TAND tỉnh Bạc Liêu khi đã ra phán quyết cho chị Bùi đưởng hưởng TK theo PL di sản của anh Kiểu.
    Tớ cũng xin cung cấp thông tin "nghe hơi nồi chõ" (vì khi ấy tớ đã rời khỏi Vn mất rồi) là vụ kiện này cũng gây tranh luận ra phết đấy giữa các luật gia, các thẩm phán của Vn. Nhưng rất tiếc là tớ chả có thông tin chính thức về các tranh luận này (bài viết của các tác giả, các hướng dẫn hay công văn). Có thể, họ chỉ tranh luận trong các hội thảo chăng ?
    Tuy nhiên, trong tay tớ lại có Báo cáo tổng kết ngày 24. 12.2002 của Toà Dân sự TANDTC, trong đó Điểm 5.2 đề xuất (1)hướng dẫn về TKế như sau (những đoạn tô màu vàng là trích nguyên văn của Báo cáo):
    Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 và trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ 03/01/1987 dến ngày 01/01/2001 mà có 1 bên chết trước, thì bên vợ hoặc chồng còn sống có được hưởng di sản của người chết hay không thì các TA giải quyết khác nhau, nay hướng dẫn như sau:
    - Theo QĐ tại điểm 3 NQ35/2000/QH10, thì trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước 03/01/1987 được PL công nhận là vợ chồng, dù họ có ĐK hay không ĐK kết hôn theo luật HNGĐ năm 2000, nên nếu có 1 bên vợ hoặc chồng chết trước, thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại.
    - T/h nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ 03/01/1987 đến 01/01/2001 mà có đủ ĐK kết hôn theo QĐ của luật HNGĐ năm 2000 thì có nghĩa vụ ĐK kết hôn trong thời hạn 2 năm kể từ 01/01/2001 đến 01/01/2003 (Theo fsai - và tớ cũng biết là đúng vì đọc được ở đâu đó là Bộ trưởng Tư pháp có 1 báo cáo về vấn đề này : "Sự thừa nhận này lẽ ra kết thúc vào ngày 31/12/2002, nhưng cuối cùng, trên thực tế chỉ đến 31/12/2003 mới thực sự chấm dứt ". Từ sau ngày 01/2003 mà họ không Đk kết hôn thì không được công nhận họ là vợ chồng. Do đó, cho đến trước ngày 01/01/2003 mà có 1 bên vợ hoặc chồng chết trước thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản.
    Áp dụng hướng dẫn này, thì luật sư fsai thắng rồi, tuy vậy tớ vẫn nhắc lại là không "tâm phục khẩu phục" cách giải quyết và cả hướng dẫn của TA. Rất tiếc, không biết án phúc thẩm xử vụ này thế nào nhỉ (hỏi chỉ để mà hỏi thôi, chắc là y án sơ thẩm ?!)? Tớ mà ở Vn thì thế nào cũng mò cho ra bản án này.
    ----------------
    Chú thích (1): Tuy chỉ là "đề xuất", nhưng tuyệt đại đa số các đề xuất của các toà chuyên trách thuộc TATC đều sẽ được đóng triện chính thức (mà ko cần sửa chữa gì) của TATC và sau đó đều trở thành kim chỉ nam cho các TA cấp dưới.
    Túm lại:
    Cám ơn Satthu, You và mọi người đã đưa ra 1 đề tài thật hay và bổ ích để thảo luận. Tuy nhiên, các bạn ơi, tại sao chưa có ai nghĩ đến việc biến các tranh luận trên diễn đàn này thành các bài viết nghiêm chỉnh hơn (tức không có hi hi và bia bọt), đầy đặn hơn và gửi cho các tạp chí chuyên ngành để tạo thành doctrine nhỉ ? Là 1 người cũng đang NC về KHPL, tôi thấy là chúng ta rất, rất thiếu doctrine về luật nói chung và chuyên ngành luật DS nói riêng để NC và tranh luận.

Chia sẻ trang này