1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vụ án 2 con bò !

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi chingko, 25/06/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chingko

    chingko Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2007
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Vụ án 2 con bò !

    Một ông nông dân đang làm ruộng thấy 2 con bò đang ăn ruộng bắp của mình, nhưng không thấy chủ bò đâu. ông ta mới dắt 2 con bò về chuồng của mình nhốt lại và lấy vật che phủ chuồng để mọi người không nhìn thấy 2 con bò. sau đó ông ta làm thịt 2 con bò bán. lúc này người chủ bò phát hiện và kiện ông ta. vậy xin hỏi các đồng chí, ông nông dân đã phạm tội gì ? căn cứ dấu hiệu nào để định tội ? Mong các cao thủ trong làng giải thích giùm em út !
  2. ltadn

    ltadn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Người nông dân xẻ thịt 2 con bò,làm giảm sức kéo nông nghiệp như vậy là vi phạm nghiêm trọng Luật Nông nghiệp
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0

    Rõ ràng là bác nông dân kia có hành vi lén lút lấy bạt phủ che chuồng lại để tránh bị người ta dòm ngó hành vi lén lút đó có thể phạm vào tội trộm cắp tài sản theo điều 138 bộ luật hình sự. mặc dù con bò có ăn bắp hay tàn phá đám bắp, thì khi bắt gữ bò bác nông dân đó phải thông báo cho chủ bò biết và chủ bò có biện pháp bồi thường.
    Ở đây tôi xin nhắc lại 1 số vấn đề pháp lý nói đến tội trộm, công nhên chiếm đoạt..
    - Trộm cắp tài sản Là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản
    - Cướp giật tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai, không có ý định che dấu hành vi đó. Đối với tội cướp giật tài sản là lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu tài sản, người pham tội nhanh chóng tiếp cận chủ sở hữu tài sản để chiếm đoạt và lẩn tránh
    - Công nhiên chiếm đoạt tài sản thì công khai, lợi dụng hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để chiếm đoạt tài sản.

    + Nói một cái vui vẻ như bác theloner thì nếu bác nông dân dẫn bò về mà chỉ giam thôi mà không giết thịt nếu khi bị chủ phát hiện bác có thể nói là nhặt được sợi dây thừng, mà hổng biết đầu dây bên kia có con bò.
    Theo tôi bác nông dân ngoài phạm tội hủy hại sức kéo ra bác còn vi phạm tội giết ..................mổ gia súc trái phép, không tuân thủ kiểm dịch động thực vật trước khi giết mổ.
    Nội dung tội trộm như sau :
    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Dùng thủ đoạn xảo quyệt nguy hiểm; Hành hung để tẩu thoát; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc chung thân:
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người có tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
  4. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi bổ túc:
    Nếu biết bác nông dân đó xưa nay chưa hề có bò mà nay lại mua thịt bò của bác đem về
    1- bán lại cho người khác
    2 - cho gia đình ăn
    thì có bị tội gì không ?
    Nếu không biết đó là bò bị trộm / cướp thì có tội không ?
    Nếu con bò / thịt bò đã bị hóa giá nhiều lần thì Luật xử ra sao đối với người đang xử dụng bò / thịt bò ? Chính phủ có bồi thừờng không ? nếu lỡ ăn rồi thì có bắt nôn ra ?, đánh cho nôn ra ?)
    3 - Nếu trường hợp bác nông dân kia bảo là dắt bò về cho Hợp Tác Xã thì ai chịu trách nhiệm ?
    Nếu Hợp Tác xã đã mần thịt bò và chia cho các cán bộ HTX thì xử lý ra sao ?
    -Mấy người mua thịt bò
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Đây là một trong những câu hỏi hay các bạn vì nó giúp cho một người đọc phân tích tình huống vấn đề pháp lý của chuyện này là ở đâu (legal issues). Tớ chỉ có một vài ý và sẽ quay trở lại.
    + Trước khi phán quyết cũng nên đọc kỹ câu hỏi trước. Bạn hỏi này nếu là câu hỏi trong trường thì bạn hỏi về lĩnh vực luật gì dân sự hay hình sự. Bạn nói là người kia kiện người này vậy có thể hiệu là dân sự hay không vì hình sự không có một người đi kiện mà phải là report cho police đưa cho prosecutor chứ dân thường không có "kiện" trong luật hình sự.
    + Thứ hai là bạn có thể không nói một việc chung chung là vi phạm luật này luật kia. Nói vậy dễ dàng quá. Vi phạm điều nào khoản nào chương mấy điểm số mấy ở đâu?
    + Khi bạn nói một vấn đề trong exam bạn phải suy nghĩ ra cách cãi cho cả hai phía. Trong đây các bạn nói toàn là cho người đi kiện chưa có bạn nào tìm cách bào chữa cho accused (hoặc defendant) cả. Bạn làm vậy bạn chỉ được 50% điểm thôi ah vì trong thực tế cuộc sống bạn đâu có biết bạn sẽ đại diện cho bên nào.
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Giả sử như là hỏi về luật dân sự (Law of Torts) bạn sẽ tìm những nguyên tắc sau đây trong lĩnh vực này:
    + Con bò đi qua ruộng người khác - vấn đề trespass to land.
    + Bạn chỉ nói chủ của con bò vậy người chủ này có phải là chủ sỡ hữu (owner) hay là người đang thuê con bò (possessor) để làm ruộng. Trong việc này phải cãi ở việc là người "chủ" đó có quyền kiện về trespass to land hay không. Đây là cách defend cho người bắt con bò.
    + Người bắt bò đã giết con bò - vậy là tìm cases về trespass to goods (detinue and conversion) để cho người "chủ" kiện người bắt bò đòi bồi thường.
    + Tính đến contributory negligence khi con bò của người chủ làm thiệt hại để trừ vào tiền thiệt hại nếu có bồi thưòng cho chủ con bò. Xem coi luật pháp có quy định về apportionment of damages hay không.
    (sẽ quay lại câu hỏi của nguyennoi (welcome back bạn)). Chúc bạn khoẻ.
    Về luật hình sự thì lại phải tìm ra cách vừa buộc tội vừa bào chữa chứ không chỉ đưa luật đơn giản ra vậy thôi. Đây là ý kiến của tớ có thể bạn có ý kiến khác.
  7. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Analyst ơi, đây là sự khác biệt của hệ thống common law và Civil law đấy. Hệ thống Việt Nam hiện nay chưa áp dụng án lệ.
    trong những trường hợp vi phạm kiểu này.
    - Thông thường trong những trường hợp như án này thì có thể tình tiết tội trạng sẽ thay đổi theo chiều hướng chủ quan hơn. Nói như vậy không phải kevin đánh giá thấp hệ thống luật Luệt Nam, Nhưng đánh giá chủ quan ở VN luôn mang lại kết quả tốt nhất.
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 09:41 ngày 11/07/2007
  8. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Nhất chí với đồng chí Kevin ! Cho 1 tràng pháo tay an ủi nào .
    Đ lãnh đạo thì luôn mang lại kết quả tốt, lúc nào cũng đúng, ở đâu cũng đúng, hòan cảnh nào cũng đúng .
    Xem nào !
    -Đánh Tư Bản SaiGon 1975-1985 rất tốt, người lãnh đạo hiện nay vẫn được ca tụng, vẫn là Có vấn tối cao .
    -Khuyến khích, Ca tụng và Ủng hộ Tư Bản, nhất là Tư Bản ngọai quốc hiên nay cũng rất tốt thôi . Không những thế, Tư Bản con cháu của các vị anh hùng đánh Tư Bản hiện nay cần Luật để bảo vệ tài sản và cá nhân.
    -Cãi cách Ruộng Đất 1954-1955 rất tốt (chỉ có thiểu số cán bộ cấp thấp làm sai thôi) .
    -Giãi tỏa mặt bằng để phát triễn kinh tế cũng đúng thôi . Chính quyèn sẽ bồi thường thỏa đáng cho nông dân và các cán bộ phụ trách vấn đề .
    -Ông Giáp anh hùng, ông Thanh cũng anh hùng, ông Anh cũng anh hùng, nhiều ông bóp ... lẫn nhau đều là anh hùng . Báo VNNet nói vậy . Vụ kiên Sáu Sứ của ông Giáp đã được giãi quyết mà không cần ra Tòa .
    .......
    Nói tóm lại, tùy đối tượng, thời điểm, hoàn cảnh mà KHPL của VN sẽ xử lý . Không lo . Có Đ lãnh đạo thì không thể sai được .
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Trước khi topic này tiếp tục bạn hỏi đâu tiên vui lòng xin vui lòng có thể quay lại cho biết (a) có phải bạn hỏi về bài học hay không hay là thực tế ngoài đời, và (b) bạn hỏi câu này cho subject nào bạn đang học vì nếu như giả sử bạn đang học luật dân sự mà mọi người lại tranh luận về luật hình sự (hoặc ngược lại) thì nó chẳng giúp gì cho bạn hiểu cách "tackle" câu hỏi.

Chia sẻ trang này