1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vụ án "vi phạm bản quyền" của Cơ Điện Tử - Buồn quá à.....

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi heartsniper, 16/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. heartsniper

    heartsniper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2004
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Hi all,
    Từ 1 topic ban đầu là Tự ái cấp Bộ môn ở trường thôi, bây giờ các bạn dẫn đến tự ái Cấp Trường dạng Quốc tế luôn. Thật là tuyệt vời.
    Nói chung thì việc xin học bổng mình không rành lắm nhưng chỉ biết là VEF 2006 ( http://www.vef.gov ) và Fulbright 2006, tất cả đều học tại Mỹ hết đang nhận hồ sơ nè. Thử xem nào.
    Cấp Quốc tế thì mình không rành nhưng mà Đại Học Bách Khoa TPHCM thì trong Việt Nam sinh viên nào mà lại không biết tiếng tăm và nể phục nè.
    Chắc phải có ai đó tạo ra 1 topic nào khác chủ đề hay hơn chủ đề này nhé. Như vậy mới trúng đề tài hơn.
    Thân chào,
  2. Gresg

    Gresg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Theo bảng xếp hạng 500 trường Đại học hàng đầu trên thế giới và 100 trường ở châu Á mới công bố tại địa chỉ: http://ed.sjtu.edu.cn/ranking.htm ( với 5 tiêu chí rõ ràng: Chỉ số Nobel: số người được giải Nobel, chiếm 20% số điểm; Chỉ số trích dẫn các bài báo khoa học, chiếm 20 % số điểm; Chỉ số các bài báo đăng trên tạp chí Nature và Science, chiếm 20 % số điểm; Chỉ số các bài báo đăng trên các tạp chí nổi tiếng khác, chiếm 20 % số điểm; Chỉ số dành cho giáo viên,chiếm 20 % số điểm ) thì Việt Nam không có trường nào được xếp hạng, cả vùng Đông Nam Á chỉ có 2 trường của Singapore lọt vào top 100 châu Á. Anh chàng AIT mà khối thầy đang giảng dạy ở BK tự hào là đã từng được học Cao Học bên đấy cũng chả có tên nữa là BK. Việc BK SG lọt vào top 500 the gioi hay 100 châu Á còn rất xa vời. Tôi nói thế không phải vì tôi ko yêu BK mà vì đó là thực tế. Một cái trường với số lượng SV khổng lồ như thế, với chất lượng GV còn yếu như thế, với cơ chế đầy bất cập như thế thì đừng có mơ. Ở bến đây, một người mới có bvằng TSĩ thì không được đứng lớp ngay đau mà còn phải đúng phụ giảng một thời gian, phải có được một cái chức danh tương đưông với PGS ở nhà mới có quyền lên lớp. HD Tiến Sĩ thi phải là GS, hoặc tệ nhất là có cái bằng chứng nhận đủ trình độ HD NCS ( đây là một cong trình NC tầm cỡ được một Hội Đòng Khoa Học thẩm định). Mới sơ sơ thế thôi cũng đủ thấy ta còn lâu mới được xếp hạng. Tôi chưa nói đến hệ thống giáo trình, chương trình học, mối liên hệ giữa trường DH với các công ty, các phòng nghiên cứu. Hầu hết các trường KT bên đây đều có các phòng TN, NC riêng, GV cũng phải là nhà NC. Còn ở BK ta thì còn lâu lắm. Rồi thêm cái cơ chế giữ người ở lại trường nữa chứ, hoặc là quen biết, hoặc là học tạm được cộng thêm chịu khó HĐ Đoàn, hoặc là cực xuất sắc. Còn bên đây người ta thi tuyển rõ ràng, có các tiêu chí rõ ràng, ứng viến có thể đến từ bất cứ trường nào. Vị trí GV không phải là của riêng của một số người nào đó nhử ở BK để họ ban phát cho người họ thích. Tôi vẵn còn quên nói về việc NCKH của mấy thầy ở BK nữa, đại đa phần là làm lại cái đa quá cũ, đã được người ta làm từ lâu, có khi còn không biết là làm lại nữa cơ đấy. Trên kia có ai đấy nói đến việc đứng trên vai người khổng lồ trong việc NC, không sai, nhưng kế thừa hoàn toàn khác với ăn cắp. Vả lại, nói ra thì nhiều người nghĩ là hơi quá nhưng thật sự nhiều người có bănggfTS ở chính trường ta cũng không có đủ khả năng làm NC nữa đấy, có khi còn chưa có đủ khả năng đọc hiểu các bài báo QT trong chuyên ngành của họ nữa. Các bạn đừng vội khó chịu, hãy chịu khó hỏi những người đã và đang học ở nước ngoài , Tây Âu hoặc Mỹ thì sẽ hiểu rõ hơn. Cũng thông tin với các bạn để biết rõ thêm rằng, SV VN ta ở nước ngoài không giỏi như các bạn nghĩ đâu, những người đi du học của ta toàn là người giỏi ở trong nước, đem so sánh với những người bình thường ở các nước nên có giỏi hơn họ cũng bình thường thôi, chả có gì đáng phải tự hào hết. Hơn nữa, dân VN có cái thói học đối phó, học để thi nên thi thì cao điểm đấy, nhưng kiến thức thực lại thua người ta, đièu này thể hiện rõ khi bước vào làm nghiên cứu, khi cần vận đụng toàn bộ hiểu biết chứ không phải một số ít kiếnn thức dể làm bài thi. Rồi còn việc những người được đài báo trong nước ca tụng là giỏi, là xếp hạng cao trong lớp ấy học ở trường nào nữa, đa phần là sang học ở những trương bình thường của họ nên có xếp trên thiên hạ cũng là việc thường thôi. Còn vào các trường xịn của chúng nó hả, xin thưa là năm khi mười hoạ mới có người nằm ở top trên, còn xếp hạng 1 thì càng hiếm. Còn cái bằng TS nữa, bọn bên đây xếp hạng: tệ nhất là Xuất sắc, thứ hai là Rất Xuất sắc, còn xịn nhất là Rất Xuất sắc kèm với lời khen của hội đồng. Hehhe, thế là các bố đem cái bằng ttệ nhất trong hệ thống của họ, dịch ra tioếng Vieẹt rồi đưa cho mấy thằng nhà báo không biết thông tin bên này, thế là thành tài năng, là hạng xịn.
    Vài lời thế để các bạn hiểu rõ thêm về mình, tôi cũng là dân BK, tôi cũng buồn vì trường ta không mạnh, nhưng tôi muốn nhìn thẳng vào thực tế để còn hi vọng tìm thấy hướng ra chứ đừng nên tự ru ngủ mình. Ai có khả năng thì có gắng học giỏi đẻ tìm HB mà đi du học, ai co tiền thi nên đi sớm hơn nữa. Phải thay đổi tư duy của cả những người đang đứng lớp ở BK, phải có cơ chế sàng lọc để những người giỏi trở thành GV, dể những kẻ kém tài lại giỏi cơ hội, bị thải loại ra khỏi ngôi đền khoa học. Tôi viết vọi trong những giay phút cận Tết nơi xứ người nên không rõ ràng, mọi người thông cảm.
  3. mechatronics_HCM

    mechatronics_HCM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2003
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ đã đến lúc khoá cái topic này được rồi đó.Xin MOD có ý kiến đi.
  4. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    không những phải khoá mà còn phải delete luôn ,có ngày ttvnol bị kỉêm duyệt rồi cho mất tích luôn vì những câu phân tích " trắng trợn " kiểu như của bác Griesg đó !
  5. bien_chet_

    bien_chet_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2004
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại phải khóa?? Tui thấy thiệt vô lý. Bản thân tôi đồng ý với nhiều điểm Gregsg nói. Tôi cũng thấy buồn cười một chỗ ai cũng đựơc học Quyền tự do ngôn luận hồi học Công dân ở Phổ thông cả, thế nhưng ai cũng sợ sệt khi thực thi cái quyền đó của mình. Dù bản thân tôi biết có những điều không nên nói ra, nhưng nếu ngay cả những điều u nhọt trên đây mà cũng không dám phát biểu thì thật đáng xấu hổ
  6. htchanit

    htchanit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ ai muốn nói gì cũng được miễn sao ko vi phạm nội quy của TTVNOL là ok rùi. Mỗi người có quan điểm khác nhau nên tranh luận thì tốt thôi đừng để đi đến mức cãi vã mạt sát nhau . Hic huynh đệ cùng một lò cả mừ.......
  7. bigrules

    bigrules Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0

    hi sư huynh
    rất tiếc phải nói xin lỗi là trả lời chậm trễ. Phải nói là em khá bất ngờ khi biết suhuynh là "bậc đại trưởng lão" trong box này, và qua giới thiệu embe, chắc anh đã đi làm nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm sống cũng như về nhiều vấn đề khác mà chắc chắn là em vẫn là thằng nhóc mới biết tập đi. Em đã vào box, đã đọc bài viết của anh, của meoconsg va nhiều bạn khác, tuy nhiên chưa có thời gian để ngồi một chỗ, để suy nghĩ và viết bài trả lời anh. Mong anh lượng thứ.
    Tuy nhiên, để trả lời ý kiến của anh, xin được phép đưa ra một số ý phản hồi thẳng thắn. Trong bài phản hồi lần trước, em vẫn bảo lưu ý kiến "nói như sách" của anh. Vì sao?
    _Thứ nhất, các trích dẫn của anh không sai về "nghĩa" nhưng sai về "ý". Hơn nữa trong phần anh giải thích "sai lầm thứ 3", các trích dẫn điều 7.3 ISO 9001 và giải thích có một số điểm không rõ ràng.
    Tại sao không phù hợp về "ý"? Khi áp dụng hệ thống giáo dục tín chỉ của Mỹ lên Việt Nam, những nhà giáo đi tiên phong đã dự báo một số ưu điểm tốt đẹp cũng như một số bất lợi, nhiều khi nghiêm trọng ở ĐHBK TPHCM. Nên, hệ thống nay đã có nhiều chỉnh sửa, không phải là một mô hình "nguyên xi" ban đầu và thực sự là khi so sánh với một mô hình hoạt động tại một trường ĐH nào đó của Mỹ, phải nhận xét rằng, hệ thống đã được cải tiến theo môi trường Văn-hóa Việt Nam và được áp dụng rộng rãi tại phần lớn các trường ĐH chính qui. Thông qua thí dụ này, em muốn nói một điều, không phải mô hình nào, không phải cách thức và qui trình nào cũng đúng và cũng áp dụng. Việc áp dụng ác qui tắc trong kiểm soát như vậy chỉ phù hợp với những hệ thống hoạt động "dòng", "có qui mô". Nói nôm na, giống "lấy dao mổ trâu giết gà". Và thực tế, chẳng cần làm như thế, và cũng không ai làm như anh nói. Nói như vậy, nghiên cứu khoa học là hời hợt là qua loa à? Không phải vậy đâu. Em đã từng tham gia một vài đề tài. Làm rất kỹ, rất chi tiết, mọi vấn đề đều được đặt ra, và các câu hỏi cũng như hướng trình bày được tiến hành theo thứ bậc (hierarchy) đàng hoàng. Cách này khác với cách xả thịt con trâu ngay từ phút đầu tiên. Nói như bạn...làm mỗi đề tài nghiên cứu giống như làm dự án là hoàn toàn chính xác. Vì xét về độ tiêu chuẩn (standardization) và sản lượng (volume), dự án nằm ở vị trí thấp nhất so với các mô hình sản xuất& Dịch vụ khác. Mỗi đề tài mỗi khác, thường là hoàn toàn mới. Cách làm phổ biến là cuốn chiếu và triển khai từng bước (ở mỗi bước, phải nghiên cứu nhiều tháng, nhiều năm mới có thể có các kết quả như ý). Các tham khảo về các qui trình khác không phải là không thể áp dụng, theo em dùng làm tham khảo vẫn rất tốt.
    _Thứ hai, để nói về "câu chuyện robot" này em thấy chúng ta mổ xẻ, phân tích để rút kinh nghiệm cho bản thân, cho cộng đồng, nó không phải dịp để chúng ta trút giận vào ai đó, cũng như chê trách xã hội. Khi biết chuyện này, em sững sờ, xấu hổ và buồn. "Sững sờ"? Sao nó lại xảy ra, lại xảy ra với người thầy mình có cảm tình. Sao lại là trường Đại học Bách Khoa danh tiếng? Nếu là một ai đó, một trường nào đó, tôi có thể chẳng buồn quan tâm. "Xấu hổ"? Giật mình thật, mình học, có bao giờ mình rất trung thực với mình chưa? Mình làm nghiên cứu có bao giờ tận lực, tận tâm chưa? Hay mình chỉ chê chỉ chê ôi tiền nghiên cứu nghèo? Mình làm chỉ vì tiền à? Quả thật, gieo gì gặt đó.
    Nói nữa, nói mãi cũng lẩn quẩn ở khía cạnh tranh cãi. Ở Việt Nam, chúng ta sống vì tiền nghiên cứu. Ở Mỹ, kết quả nghiên cứu sẽ nuôi sống chúng ta. Điều này giải thích vì sao sự chênh lệch vì trình độ nhận thức, cũng như năng lực cống hiến của ta và họ, chưa nói đến các yếu tố khác.
    Em có tìm một số bài báo mổ xẻ vấn đề này, có nhiều đề xuất mở lối đi rất đáng tham khảo:
    http://www.vnn.vn/khoahoc/trongnuoc/2004/12/358950/
    http://irv.moi.gov.vn/KH-CN/diendan/2004/2/12758.ttvn
    http://www.vnpost.mpt.gov.vn/bao_2002/so3/khoahoc/t12b1.htm
    http://www.cs.tufts.edu/~vanvo/VN/TiaSang.htm
    _Thứ ba. em sẽ trả lời cụ thể như yêu cầu của anh như sau:
    ---------------------------------------------------------------------------------------Lại nảy ra sai lầm thứ hai: Qui trình kiểm soát và thiết kế phát triển nhất thiết phải được kiểm soát thông qua các bước sau:
    Design and Development input
    Design and Development plan
    Design and Development output
    Design and Development review
    Design and Development verification
    Design and Development validation
    Control of Design and Development change
    Nếu vì lí do nào đó (như đã dẫn) mà bỏ qua các tiến trình này, một công trình nghiên cứu có rất nhiều nguy cơ phạm sai lầm và không đạt được hiệu quả (đặc biệt là phần đánh giá -review, xác nhận - verification, xác nhận giá trị sử dụng - validation và kiểm soát thay đổi thiết kế phát triển). Theo kinh nghiệm, bốn phần này rất hay "bị bỏ qua" trong quá trình nghiên cứu tại Việt nam. Do vậy, cái "dở" ở đây là ta hay "làm càn" nên rủi ro trong nghiên cứu rất lớn!...Trong trường hợp này, các chú robot thử nghiệm đã thất bại ngay trong lần "ra mắt" biểu diễn khiến vấn đề trở nên "nghiêm trọng"!
    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ==>
    review - xem xét (ko phải đánh giá, đánh giá là assessment hoặc evaluation)
    verification-sự kiểm tra (mang hàm ý xác minh, "xác nhận" không phù hợp lắp). Trong IE, từ này còn mang nghĩa Làm rõ quá trình
    Anh nói làm "càn" cũng không sai, nhưng không nên quơ đũa cả nắm. Không phải ai cũng bậy bạ được đâu? Trả lời thêm cho phàn này em đã nói ở trên.
    reference: ISO 9001 http://praxiom.com/iso-9001-b.htm
    7.3.1 Plan design and development
    Define your product design and development stages.
    Clarify design and development responsibilities and authorities.
    Manage interactions between design and development groups.
    Update your design and development plans as changes occur.

    7.3.2 Define design and development inputs
    Specify product design and development inputs.
    Record product design and development input definitions.
    Review product design and development input definitions.

    7.3.3 Generate design and development outputs
    Create product design and development outputs.
    Approve design and development outputs prior to release.
    Use design and development outputs to control product quality.

    7.3.4 Carry out design and development reviews
    Perform product design and development reviews.
    Record product design and development reviews.

    7.3.5 Perform design and development verifications
    Carry out product design and development verifications.
    Record product design and development verifications.

    7.3.6 Conduct design and development validations
    Perform product design and development validations.
    Record product design and development validations.

    7.3.7 Manage design and development changes
    Identify changes in product design and development.
    Record changes in product design and development.
    Review changes in product design and development.
    Verify changes in product design and development.
    Validate changes in product design and development.
    Approve changes before they are implemented.
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Ở đây, không đề cập đến việc "đạo văn, đạo kết quả nghiên cứu" gì sất! Ta còn cứ phải "đạo" nhiều vì ta đi sau Thế giới cả hàng trăm năm trong nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng. Nhưng "đạo" cũng nên "đạo" cho phải phép...Ghi chú vài dòng vào reference, gửi email xin được phép sử dụng (họ cho ngay vì có những công nghệ đã quá hạn đăng ký bản quyền hoặc họ sẽ rất nhiệt tình hướng dẫn) và hãy trung thực với những kết quả mà ta đã làm...Ai cũng hiểu chuyện này! Ai cũng biết người Nhật, Hàn quốc, Trung quốc...cũng còn phải đi "sao chép" công nghệ huống gì chúng ta? Thế thì mạnh miệng kiểu "cái này tôi sáng tạo hòan toàn" có lẽ chỉ nhận cái cười mỉm mỉa mai và nhiều khi "nghe thấy ghét ....đập cho mxxx chết!"
    ---------------------------------------------------------------------------------------Em không đồng ý dùng chữ ?ođạo?, đạo nghĩa là ăn cắp, dù là trong ngoặc kép hay không, dù là cho phép hay không!!. những công trình nghiên cứu đã phổ biến, đã xuất bản thành sách thì công trình đó hiển nhiên ngầm hiểu đã được đóng góp vào kho tàng tri thức chung của mọi người, thì việc sử dụng để công bố công trình của mình chỉ cần dẫn ra tham khảo (references), không cần xin phép. Nhiều nhà khoa học khi công bố công trình của mình vẫn sử dụng nhiều công trình của các bậc tiền bối làm cơ sở lý luận cho mình. Thí dụ, để chứng minh được bài tóan Ferma lớn, Andrew Wiles đã sử dụng kết quả nghiên cứu của 2 nhà tóan học khác, dĩ nhiên là có trích dẫn (khi phát hiện kết quả trích dẫn này sai với một số trường hợp, Wiles đã chứng minh lại và đã thành công. Ông nhận giải Wolfskehl Prize, tương đương với giải Nobel về tóan học). Một thí dụ khác, luận án tiến sĩ của thầy em đưa ra một nhánh nghiên cứu mới về Tối ưu hóa trong mô phỏng (Optimization in Simulation) cũng đã phải sử dụng hơn 30 công trình nghiên cứu của các nhà khoa học khác nhu J. Nash, R.E. Steuer (hình như là trưởng khoa danh dự khoa quản lý công nghiệp). Để làm tiến sĩ, dĩ nhiên hướng cứu đặt ra phải hòan toàn mới!!
    Nước ta còn nghèo, trình độ khoa học còn kém, dĩ nhiên là phải sử dụng nhiều, rất nhiều công nghệ của nước ngoài để làm động lực đẩy mình đi. Em vẫn nhớ câu nói của thầy em, nghe mà thấm thía, "ta phải biết đứng trên vai người khổng lồ các em ạ". Quả thật, bức xúc thì nói sao cũng được. Ngẫm lại, chỉ muốn "mình ta với ta mà thôi"
    các câu trả lời sau của meoconsg và embe rất khách quan và chân tình:
    -------------------------------------------------------------------------------------
    2.Các bước của cái quy trình kiểm soát thiết kế phát triển bạn đưa ra là đúng. Thế nhưng các sếp ở đây khoán trắng cho SV làm thì kiểm soát được gì?? Gặp em nào thực tâm làm thì may, còn không thì từ chết đến bị thương. Có những SV làm LV nhưng chỉ gặp GVHD 2 lần: 1 để nhận đề tài và 1 để ký luận án, thế nhưng kết quả thì GVHD vẫn dùng để báo cáo khắp nơi đấy. Những trường hợp như thế này thì ngay từ bước thứ nhất đã bị bỏ qua rồi chứ nói gì đến 4 bước cuối.
    3."Đã nhận thì thực hiện cho đàng hoàng, thực hiện thật nghiêm túc, thực hiện cho đáng công đáng sức". Người thực sự làm thì tiền ít hay nhiều vẫn cứ làm. thậm chí nhận tiền về còn chia 5 xẻ 7 ra để "nuôi" những đề tài khác (cơ chế chỉ cho đăng ký cùng lúc 1-2 đề tài). Thế thì "ngu" thật, không có tiền mà còn ôm đồm. Còn người không làm thì nhận tiền về chia 5 chia 7 ra, chạy đâu không rõ nhưng đến giai đoạn cuối vẫn có kết quả hoặc sẽ có những nguyên nhân khách quan chủ quan khó khăn tồn tại... mà không hoàn thành như dự kiến ban đầu. Vụ án này nằm trong trường hợp này thì phải. Và mới đây cũng đã có scadal của BK mình về các đề tài chưa nghiệm thu rồi.
    *****huynh: vì ai cũng nghĩ "ngu" khi làm như thế nên VN mình "nhái" mấy chục năm rồi mà vẫn chẳng bằng được Nhật, Hàn.
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Nha? khoa học hafy cư xư? như nhưfng nha? doanh nghiệp (hafy khiến chất xám sinh ra tiê?n chứ đư?ng khiến nó pha?i ngư?a tay xin hôf trợ...)--->nội cái chuyện na?y thôi đaf thấy nhục.
    Nếu nhà KH nào cũng cư xử như doanh nghiệp thì chẳng có gì cho sự tiến bộ cả. Theo mèo nghĩ NCKHsẽ có 3 dạng:
    1.Các NC ứng dụng tức thời thì doanh nghiệp trả tiền, đặt hàng làm ngay
    2.Các NC ứng dụng trong tương lai, ít doanh nghiệp nào dám mạo hiểm đầu tư, nhưng sau này khi cần thì họ sẽ mua.
    3.Các NCKH cơ bản, mang tính xã hội, phi lợi nhuận hoặc lợi ích quốc gia
    Cái chất xám nào cũng có giá trị, sinh ra "tiền" cả. Còn nếu muốn chất xám sinh ra tiền kiểu "tiền trao cháo múc" thì cchúng ta chẳng bao giờ có được ông Enstein, bà Marie Curie,...
    Nhà khoa học là nhà khoa học, còn doanh nghiệp là doanh nghiệp. Phân định trong xã hội đã rạch ròi, nếu không người ta sẽ dùng chung một từ, chẳng ai lại đi phân biệt như thế. Và chính vì vậy dù doanh nghiệp đó có phòng kỹ thuật, phòng thí nghiệm, có NCKH đi nữa thì chẳng ai dám đi tuyển ông kinh tế, bà ngoại thương vào làm vị trí này. nếu nhà KH có đầu óc của doanh nghiệp thì rất tốt, nhưng con người ta chỉ có một cái đầu, share bên này nhiều thì phía bên kia sẽ ít đi.
    Trong xã hội, mỗi ngành nghề và lĩnh vực đều có những khó khăn nhất định. Nếu nhu tiền bối thấy chuyện nhà KH ngửa tay cầm tiền hỗ trợ là nhục vậy nhà doanh nghiệp cảm thấy thế nào đối với tiền đầu tư của các đối tác???
    Đây mới la? ý chính cu?a SH đây...Nha? nước hafy qua?n lý như nhưfng nha? doanh nghiệp với tinh thâ?n doanh nghiệp (tức la? trong NCKH hafy đặt ha?ng chứ đư?ng ban phát kinh phí hôf trợ......).
    Chuyện chẳng ai cần bàn cãi. Vì nhà nước có quản lý doanh nghiệp như nông dân đâu?? Và tiền bối hơi nhầm chỗ này thì phải. Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất, làm ra tiền (không biết định nghiã này chính xác không??) thì nhà nước hỗ trợ kinh phí để NCKH làm gì?? Nếu có hỗ trợ thì lại là hỗ trợ doanh nghiệp chứ. Và mà dám đặt hàng một doang nghiệp nghiên cứu một đề tài KH?? Anh NC được thì anh sản xuất, bán để thu lợi nhuận. Chắc gì anh sẽ bàn giao lại cho người khác?
    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Em be:
    ------------------------------------------------------------------------------------------
    1. Không đồng ý với SH là khi nào có đủ tiền thì mới làm. Tiền thế nào thì gọi là đủ hả SH. Nếu nghiên cứu chỉ vì tiền hay nghiên cứu được phải đợi tiền thì phong trào NCKH, tinh thần KH chắc là không tồn tại nhỉ . Hi hi đúng là mấy người làm CEO rồi thì bao giờ cũng thấy chi phí và lợi nhuận trước hết
    2. Đọc mấy dòng SH viết về Qui trình kiểm soát và thiết kế phát triển gì đó thấy rối beng lên . Bản thân em-be thì thấy mấy công trình KH này như một dự án. Nghĩa là phải có nghiên cứu tiền khả thi, NC khả thi, phân tích lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội?. Hì lĩnh vực này còn non kém, không dám lạm bàn
    --------------------------------------------------------------------------------------
  8. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0
    Hix anh bigrules để nguội lạnh hết rồi mới vào, mất hứng tranh luận rùi còn đâu
    À quên, khi nào anh [nick] bigrules [/nick] và chị [nick] meoconsg[/nick] có mặt ở Sài Gòn thì nhớ nhắn nhé, Sư huynh có lời mời đi cà fê (đặng tranh luận tiếp hi hi )
  9. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Gửi lời cảm ơn trước nghen. Nghe tranh luận nữa thì cũng thấy hơi ngán hihihi
  10. bigrules

    bigrules Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    ha`ha` hân hạnh quá, cảm ơn anh suhuynh va embe nghen

Chia sẻ trang này