1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vụ án "vi phạm bản quyền" của Cơ Điện Tử - Buồn quá à.....

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi heartsniper, 16/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gresg

    Gresg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0

    Là một người đi trước và rất búc xúc trước thực trạng giáo dục ĐH nên Gresg có vài điều chia sẻ với các bạn:
    Về cách học: Ngày trước, Gresg áp dụng kiểu này và có điểm số khá: Trước khi bắt đầu năm học, Gresg mượn tập của một chị khoá trên( chị này học giỏi nên viết bài đầy đủ, sáng sủa và logique) để chuẩn bị. Trước khi đến trường, Gresg đều cố gắng xem lướt qua bài mình sẽ học trong ngày hôm đố để biết chỗ nào cân tập trung nghe giảng và nên hỏi giáo viên những cái gì trong bài học. Gresg thường ghi lại lời giảng của GV và ghi chú mà mình thấy hay bên cạnh trong tập của mình. Ở nhà, trước khi chuẩn bị bài cho ngày hôm sau, mình đọc lại bài đã học trong ngày và sửa chữa, ghi chú cho bài viết được hoàn chỉnh. Sau đấy dành thời gian để làm bài tập, đối với dân BK thì bài tập chiếm nhiều thời gian học nhất và qua bài tập giúp chúng ta hiểu rõ hơn lý thuyết. Đối với các môn cơ sở thì cần phải đầu tư nhiều thời gian hơn một chút, cần nắm rõ các khái niệm để có thể tiếp thu những cours kế tiếp nhanh hơn. Vào mùa thi, Gresg có một kinh nghiệm có thể coi là chìa khoá cho sự thành công( tức là thi đậu thôi nhé ): Ôn lại lý thuyết của môn học, tóm tắt lại theo từng chương một cách thực sự ngắn gọn, dưới dạng công thức càng tốt. Sau đó là sưu tập và giải đề thi môn học các năm trước (cái này thì bán đầy trong các phòng photo trong trường BK đấy thôi). Với cách học như thế, Gresg không tốn nhiều thời gian cho chuyện học lắm, chỉ bận rộn nhiều vào mùa thi và lúc làm đồ án môn học thôi. Vì vậy mình vẫn đi dạy kèm, đi làm thêm trong dịp lễ như mọi người vậy. Đấy chỉ là KN để không bị rớt ở trường BK thôi, chứ thật ra kiến thức thì mình thấy còn hổng nhiều chỗ. Một phần là do hệ thống giáo trình lạc hậu và chủ yếu là không liền lạc, logique, một phần do trình độ GV còn hạn chế hoặc không có tâm huyết, phần còn lại là do chính khả năng tự đọc tài liệu tham khảo bằng ngoại ngữ của Gresg khi còn học ở BK rất kém. Chính vì những lỗ hổng kiến thức đó mà Gresg vô cùng vất vả trong năm học cao học ở Pháp, phải làm quen với hệ thống ký hiệu của họ, phải đọc rất nhiều chỗ không có trong kiến thức của mình hồi ĐH. Thêm một khó khăn nữa là kiến thức toán cao cấp của mình được trang bị khá hời hợt ( lại do GV yếu và không biết nhiều về ứng dụng của Toán trong các môn khoa học kỹ thuật nên SV học xong rất dễ quên và không biết cái thứ toán mà mình vừa học có ứng dụng như thế nào trong ngành học của mình) nên Gresg đọc tài liệu của họ rất chậm bởi người ta dùng toán học làm công cụ để chuyển tải ý tưởng của vật lý học. Ngay đến bây giờ, dù đang làm luận án TS nhưng rất nhiều khi Gresg phải đọc lại toán cao cấp. Chỉ biết kêu trời khi mình học trong một hệ thống giáo dục còn lạc hậu hơn người ta từ 20 đến 30 năm.
    Về đội ngũ GV: đây thực sự là một yếu kém của nền GD nói chung và trương BK nói riêng. Thật buồn cười khi có nhiều người đứng trên bục giảng chỉ có trình độ kỹ sư. Không phải coi trọng bằng cấp, nhưng một người kỹ sư, dù là giỏi cũng không thể có kiến thức bao quát để dạy người khác làm kỹ sư. Một nguyên nhân khác của sự yếu kém này là một bộ phân (không còn nhỏ nữa )các vị GV đấy không thực sự tâm huyết với nghề, coi cái vị trí GVĐH là tấm giấy thông hành để làm ăn bên ngoài và lên mặt với người khác. Các bạn thử nhìn lại xem trong khoa của các bạn, có bao nhiêu thầy cô thực sự sống bằng nghề dạy học và nghiên cứu, có được mấy người có làm nghiên cứu (theo đúng nghĩa của nó ), thậm chí có mấy người cập nhật được kiến thức khoa học bên ngoài ? Đời sống lôi các vị GV khả kính của chúng ta ra đường cả rồi, họ đến các công trường, đến các xí nghiệp và các bàn nhậu nhiều hơn là ngồi trong phòng thí nghiệm, nhiều hơn là đọc tài liệu. Không thể đổ lỗi tất cả cho họ, cơ chế cứng nhắc, lương còn thấp nên họ không thể tập trung toàn bộ cho việc giảng dạy và nghiên cứu, vấn đề ở đây là cơ chế nữa các bạn ạ.Đó là với các thầy lớn tuổi, còn các thầy trẻ tuổi thì sao? Ở lại trường rồi bắt đầu nhởn nhơ, coi như có được một chỗ an nhàn, không bị đào thải lại được danh là GVĐH nữa, vì thế họ mất hết tính chiến đấu, mất sự cố gắng trong học tập mà họ từng làm rất tốt thời SV. Và rồi họ theo các thầy lớn tuổi để tập tành làm ăn nhiều hơn là đọc sách, luyên ngoại ngữ để tìm một suất học bổng đi du học, đáng buồn là đa phần mất đi tính năng động vốn có thời SV, họ ngồi chờ sung rụng ( đợi suất HBổng của nhà trường phân xuống các khoa hơn là tự lực mình tìm kiếm qua các trường ĐH nước ngoài, qua các tổ chức quốc tế hay trên mạng). Tại sao họ lại như vậy? Câu trả lời là do họ làm việc không có một áp lực nào cả, do cơ chế không bắt họ phải làm việc. Nếu chúng ta đật ra một quy chế rõ ràng về việc giữ người ở lại làm giảng viên thì sẽ tránh được tình trạng trì trệ này, cụ thể như sau: Hạn chế giữ lại SV vừa tốt nghiệp ĐH ( vì những người này hoàn toàn không thể giảng dạy ngay được mà còn cần phải đào tạo nữa ), giữ lại các học viên cao học có kết quả xuất sắc và tiến sĩ.Tốt nhất là tổ chức những cuộc thi rõ ràng, minh bạch để tuyển giảng viên với các tiêu chí đã được định sẵn trước đó. Ở nước ngoài, người ta chỉ giữ lại tiến sĩ để làm GV, mà phải qua một cuộc thi tuyển thực sự. Đối với những người đang là GV đại học thì phải đưa ra những quy chế để chọn lọc, loại bỏ những người không xứng đáng chứ không thể đã là GV thì ra sao thì ra, chả sợ bị mất việc như hiện nay được. Cụ thể thì có thể quy định: Nếu anh là GV mà mới chỉ có bằng KS thì nếu sau 3 năm nữa, anh chưa học xong thạc sĩ thì mời anh đi chỗ khác. Nếu anh đang là GV có bằng thạc sĩ thì nếu sau 6 năm nữa anh chưa bảo vệ xong luận án tiến sĩ thì mời anh nhường lại vị trí GV cho người xứng đáng hơn anh. Nếu anh đã là TS thì để được tiếp tục đứng trên bục giảng thì ít nhất, sau mỗi 3 năm, anh phải có hai bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học uy tín thực sự trong nước( được hội đồng khoa học quốc gia chỉ định ) hoặc trên các tạp chí khoa học của thế giới. Với những cơ chế cụ thể như thế thì chúng ta hoàn toàn có thể có được một đội ngũ giảng viên có năng lực giảng dạy ĐH. Tất nhiên, để thúc hiện được điều này cần có một chế độ lương bổng hợp lý để người GV tự nuôi sống được bản thân và gia đình. Các bạn đừng lo thiếu người đủ năng lực như Gresg vừa nêu trên. Hiện có rất nhiều người đã bảo vệ LATS ở nước ngoài, sẵn sàng về nước làm công tác giảng dạy nhưng lương thấp và môi trường ĐH không tạo được cho họ động lực để làm việc nên họ đành đi làm cho các công ty bên này, đành đi làm cho các viện NC và làm GV cho các trường ĐH bên này. Gresg quen một anh học xong TS bên này và làm Post Doc cho một viện NC bên này một năm, khi về khoa CNTT để giảng dạy thì được trả lương thử việc, trong khi đó khoa CNTT có được mấy người có trình độ TS, chưa nói là đã làm cho viện NC nước ngoài và giảng dạy ĐH ở bên này. Lương thấp và sự e sợ người có năng lực làm anh ta không trụ lại ở cái chức danh GV ấy nổi, anh ra làm GĐ cho một công ty tin học của Mỹ vói lương tháng vài ngàn USD và nơi đó anh có thể phát huy năng lực chuyên môn đã học.
    Vài lời thế để các bạn thấy rõ hơn thực trnạg của mình, dân BK có một điểm mạnh, đòng thời cũng là điểm yếu, đấy là niềm tự hào quá đáng về chính mình và về chính ngôi trường của mình. Ở trong nước thì BK có tiếng tăm thật đấy, nhưng so với bên ngoài thì không là gì đâu, mà các bạn cũng không muốn nhìn BK ì ạch như thé này chứ???
  2. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của Gresg mờ cả mắt. Viết gì mà dài kinh khủng.
    Xem trước bài và ghi chú bài giảng: Về cách học của Greg thì mèo thấy giống học sinh cấp 4 quá. Thú thật, chỉ vài môn là áp dụng được cách này, còn đa số thì giảng 1 phần thôi, còn lại về tự mà bò ra đọc để hiểu.
    Tóm tắt bài học lúc học thi: Mèo là chúa lười học thuộc lòng nên buộc phải áp dụng chiêu là sớ táo quân này. Giấy A4 xếp làm 4 cột, tóm tắt những gì cần nhớ (ý chính, công thức,...) chép vào. Học tới đâu thì tóm tắt tới đó chứ không để mùa thi mới làm như Gresg. Làm bài mà bí thì lại lôi sớ ra đọc, làm riết đến lúc chẳng cần mở ra nữa. Gần thi xem lại sớ cho ngắn, học ý rồi học trong sách vở sau.
    Làm bài tập nhiều: Đúng, phải "cày" bài tập thì mới nhớ công thức thôi. Nhưng mèo lười học tập cái trò ngược ngạo này từ bọn lớp "chiên xào" thời trung học. Bài tập làm từ dưới lên, có nghĩa từ bài khó làm ngược lên bài dễ. Bắt đầu từ bài khó thì bao nhiêu sớ đem ra hết. là từ từ đến bài dễ thì ngán, không thèm làm nữa, thế là giảm được một số bài không cần làm . "Bệnh" này bọn bạn học chung lúc trước mắc hơi nặng, do vậy có nhiều lúc lật sách như trong phim Tàu. Đến giờ mà có đứa đi mua sách vẫn theo quán tính xem giá trước, mặc dù tiền bạc rất rủng rỉnh.
    Gresg nói kiến thức học hổng rất nhiều chỗ cũng đúng, vì ở trường không thể dạy hết mọi thứ được và giáo viên đôi khi không thể là thánh nhân. Mèo luôn nghĩ ở trường chỉ hướng dẫn cách học và làm việc thôi, còn mọi chuyện khác mình phải tự xoay sở để tìm hiểu. Trước đây, một thầy trong trường rất thích cho thi với đề mở vì quan điểm của thầy là: người kỹ sư là người dùng kiến thức để làm việc. Không cần học thuộc lòng, nếu nhớ được thì tốt, còn không thì phải biết được sẽ tìm thấy ở chỗ nào để lấy ra mà dùng. Mèo thích điều này.
    Gresg đang làm PhD mà phải xem lại kiến thức cơ bản ban đầu cũng đâu có gì mà xấu đâu. Mèo cũng thế thôi. Mèo còn đang làm với subject ở VN chưa bao giờ tiếp xúc nữa kìa. Vậy mà 1 tháng sau khi sang là phải nhảy vào lab làm liền. vừa làm vừa đọc thôi.
    Bữa khác "tâm sự" với Gresg về chuyện đội ngũ GV nhé, hôm nay viết thế là nhiều rồi.
  3. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0

    cách học này hay quá chị mèo ơi! Tiếc là HK cuối này cũng chả có bao nhiêu BT để áp dụng cách này. Phải chi biết cách này sớm thì giảm được bao nhiêu BT phải làm rồi
  4. AQ

    AQ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2001
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn
    Có người giới thiệu tôi đọc những bài viết của bạn Bigrules, Gresg, Meoconsg, tôi đây cảm thấy mừng lại cảm thấy lo. Mừng vì nếu tôi không lầm thì các bạn là những người còn trẻ, được học hành đầy đủ, đi học nước ngoài, theo đuổi những học vị cao và đặc biệt là có tâm huyết với đất nước. Nhưng lại lo là rồi đây những người trẻ này lại tiếp tục lao vào dòng chảy này. Ngồi đây chê trách chẳng được tích sự gì.
    Những điều các bạn nhận xét chẳng có gì xa lạ và mới mẻ cả, nó là thế, 100 năm trước, 50 năm trước và gần nhất là 25 năm trước cũng đã có người nói điều đó, và hôm nay một lớp trẻ mới cũng thấy điều đó.
    Nhưng dù sao, thời đại mới cơ hội mới, tôi vẫn thấy loe lói một tia hy vọng. Các bạn chính là những người được đất nước trọng dụng, được cho đi học những điều tân tiến của thế giới. Bạn phải hiểu rằng đất nước đặt vào tay các bạn một trọng trách. Hôm nay bạn nhận ra vấn đề, và mong rằng mai sau bạn cùng chung tay giải quyết. Đừng để rồi mai sau về nước các bạn phủi tay chạy theo những lợi ích cá nhân bảo rằng chẳng ai trọng dụng.
    Ngày xưa, tôi cũng như các bạn, vào thời điểm đó. tôi không được cái nguồn gốc sạch sẽ để có quyền được làm điều mình suy nghĩ. Tôi cũng làm theo cách riêng mình, bằng cách này hay cách khác có thể tạo ra của cải cho mình, cho xã hội và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Đối với cá nhân, tôi đành lấy suy nghĩ bàn tay vô hình của Adam Smith để tự an ủi mình.
    Nhưng ngày nay với sự đổi mới của đất nước, những tư tưởng hạn hẹp không còn nữa, nhưng ngày hôm này rất cần sự tâm huyết thực sự của các bạn. Các bạn đã có tiền đề từ năng lực đến thế lực, các bạn là những người sẽ tạo ra ngoại ứng mà đem lại lợi ích cho mình và cho nhiều người.
    Vâng, nhận dạng vấn đề là điều tốt, và mong các bạn tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình. Mong rằng đất nước chúng ta ngày càng tốt hơn, với sự đóng góp của các bạn, tôi tin là có thể.
    Cuối cùng cám ơn bạn AQ đã cho tôi đọc những lời này và giúp tôi gửi vài dòng tâm sự. Cũng nhắn AQ rằng, AQ hay Chí Phèo chỉ sống thời của đó thôi bạn ạ. Đừng tự dối mình.
  5. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Chào anh/chị đã gửi những lời tâm sự thông qua nick của AQ,
    Cảm ơn đã gửi những lời nhắn nhủ rất chân thành của một người đi trước dành cho đàn em. Những chuyện như vậy không phải hiếm mà rất nhiều. Ngay trong đơn vị của mèo, trước đây cũng đã rất nhiều người sau khi học xong là định cư luôn ở nước ngoài hay về VN lập công ty riêng với công việc kinh doanh, chẳng liên quan gì đến những cái đã học.
    Bước chân ra nước ngoài, môi trường mới, cuộc sống mới với nhiều điều kiện tốt hơn dễ tạo nên sự so sánh. Nhưng so sánh để chán nản với cái cũ mà chọn cái mới hay so sánh để tìm cách thay đổi cái cũ cho tốt hơn thì mỗi người có suy nghĩ và lựa chọn khác nhau. Có người nói, du học đối với mỗi người có ý nghĩa khác nhau, là để sưu tầm bằng cấp, thu lượm kiến thức hay tìm kiếm cuộc sống mới, điều đó thì bản thân người đó mới biết được. Thôi thì tùy mục đích là gì, miễn là vẫn hướng về VN, làm gì đó giúp cho VN là được.
    Mèo thì sẽ về VN thôi. Nhớ SG lắm....
  6. polman

    polman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    To Bigrules : tiểu đệ thấy rằng huynh khá đúng. Nhưng về cách học tập thì chưa chính xác lắm. Như đối với nhưng khoa mới thành lập như khoa em thì em tìm đâu ra đàn anh đàn chị để mược tập. Thế nên cũng phải tùy cơ ứng biến thôi. Còn về khoảng các GV thì chưa chính xác lắm. Em thấy các giảng viên trẻ của khoa em khá nhiệt tình với công việc. Nhưng vấn đề tại sao học không thể chất lượng giảng dạy là vì học vẫn chưa thể có tiếng nói trong một tập thể còn nhiều thầy cô theo phong cách cũ. Họ phải giảng thử cho các thầy cô đó trước rồi mới có thể dạy được. Ngoài ra, chủ trương không giữ lại SV vừa tốt nghiệp cũng không hẳn đã giải quyết vấn đề mà lại làm mất tính kết thừa trong lực lược giảng dạy. Các giảng viên tham gia làm kinh tế theo em không có gì xấu. Vì tất cả những gì học tập trong trường lớp vẫn còn môt khoảng cách rất lớn với thực tế. Trong thực tế Việt Nam, nhà nước đầu tư chưa nghiên cứu khoa học còn quá ít, thì việc các giảng viên làm kinh tế bằng chính chuyên môn của mình sẽ càng giúp ích cho việc dạy cho sinh viên hiểu bài. Còn về việc phải quy định về thời gian có được các học vị thì mới có thể giảng dạy thì em thấy càng bất hợp lý. Chẳng lẽ, sinh viên đại học chỉ cần học, chỉ có thể học ở các Tiến sỉ, giáo sư thôi sao. Điển hình như thầy trưởng khoa của em, thầy đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, thầy không chỉ thường xuyên cập nhật thông tin trên thế giới về chuyên môn của thầy mà thầy còn có kinh nghiệm về thực tế sản xuất tại Việt Nam, Khi thầy dạy, tụi em có thể hình dung được hiện nay Việt Nam đứng ở đâu, thế giới đang đi tới đâu. Giúp tụi em định hướng tương lai của mình. Từ khi vào nghề tới nay, thầy vẫn cứ chỉ là Thạc sĩ. Em đã từng hỏi thầy tại sao thầy không tiếp tục học lên Tiến sĩ. Theo cách nói của anh thì thầy có lẽ không đáng ở lại trường em chứ đừng nói là làm trưởng khoa của một khoa đang là tâm điểm hiện nay.
    Em hoàn toàn đồng ý với chị Mèo và sư huynh đã giữ bài qua nick AQ. Dù chúng ta có đi đến đâu, làm việc gì thì vẫn cố gắng hướng về VN. Đòi hỏi đầu tiên chính là không làm điều bất lợi đối với nước nhà. Sau đó mới đòi hỏi là "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
  7. vietthanh84

    vietthanh84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Em có vài thiển ý thế này.
    - Giữ lại sinh viên xuất sắc làm giảng viên là việc nên làm. Khả năng của người giảng viên tương lai đã được chứng tỏ qua kết quả xuất sắc ở DH. Theo em biết thì không phải ai cũng ngồi chơi chờ sung rụng. những người thực sự giỏi, bản lĩnh sẽ rất quý thời gian và sẽ cố gắng chứng tỏ mình và chinh phục mục tiêu. Còn một số những người "chờ sung rụng", cũng ko phải 1 số, đa phần là con ông cháu cha. Đây ko còn là vấn đề của riêng trường chúng ta, mà là vấn đề của cả dân tộc phải vượt qua để phát triển sánh vai với cường quốc 5 châu như Bác Hồ đã mong đợi ( hơi khó nhỉ, bây giờ sánh vai với Mỹ chắc vui lắm)
    - Giảng viên đi làm thêm ở ngoài: đó là chuyện hết sức bình thường như bao chuyện bình thường. vấn đề ở chỗ phong cách quản lý của trường thôi.
    - Chất lượng giảng dạy. Phải thay đổi phương pháp giảng dạy. Không thể có chất lượng tốt với cách giảng dạy thời Chu Văn An: Đọc - Chép - Nói thao thao bất tuyệt chẳng cần biết người nghe thế nào. Và đổi mới giáo trình và phương pháp đánh giá chất lượng sv. Học DH là phải học thực sự và học hết mình chứ ko phải là ngủ và đến lúc thi mới.....vắt chân lên cổ.
    - Vấn đề về tư tưởng: em cũng đang như các bác, đang phí thời gian của mình để than phiền vớ vẩn trên mạng. Chúng ta bức xúc, nhưng vì cái gì? Vì đất nước chúng ta ư? Không phải. Vì đất nước thì các bác hãy bớt để ý lung tung, toàn tâm vào việc các bác đang làm, và sự thành công của các bác, chính là sự đóng góp cho đất nước. Các bác làm gì cũng được, làm giàu cho bản thân là làm giàu cho đất nước, tất nhiên là không phạm pháp.
    Những gì các bác suy nghĩ, các bác hãy học hỏi bạn bè thế giới, tìm ra cách để giúp đất nước chúng ta thoát khỏi tình trạng hiện nay nhé. Các bác hãy đưa mình đến vị trí có thể thực hiện những gì mình muốn và làm thôi, đừng lên mạng cãi nhau, tốn thời gian lắm.
    Chúc các bác thành công trên con đường của mỗi người.
    Được vietthanh84 sửa chữa / chuyển vào 19:30 ngày 25/02/2005
  8. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Hứa ?otâm sự? với Gresg về chuyện đội ngũ giáo viên nên hôm nay rảnh rỗi mới viết đây. Không phải mèo nói bạn nói sai, vì những điều bạn nói cũng là những tồn tại của BK mình và cũng như của giáo dục VN. Mèo chỉ trao đổi những vấn đề liên quan để hiểu rõ hơn thôi.
    Chuyện kỹ sư giảng dạy: Theo quy định, để dạy những môn cơ bản, cơ sở thì phải có bằng cấp cao hơn trình độ giảng dạy. Còn những môn chuyên ngành, thi nghiệm thì không quá khắc khe như thế mà tùy thuộc vào khả năng, kiến thức người đứng lớp. Còn nói kiến thức của Kỹ sư không bao quát thì cũng không chính xác lắm, vì có người trình độ rất siêu, chỉ vì hoàn cảnh, không có điều kiện để nâng cấp cái bằng thôi. Đối với một số môn, do quá thiếu người hay để tập sự thì KS được giảng dạy một số phần.
    Chuyện giáo viên già và giáo viên trẻ: Đồng ý với bạn là một số giáo viên thích làm ăn hơn nghiên cứu, không tâm huyết với nghề. Già cũng có mà trẻ cũng có. Nhưng nếu nói các GV trẻ như hình ảnh của một lớp thanh niên thực dụng, thụ động như vậy cũng không chính xác, vì có người này người khác chứ. Muốn xem CB trẻ cần làm gì thì vào đây.
    (http://www.hcmut.edu.vn/phongban/tchc-cd/tchc/qcgd.htm#5) Có cái Thạc sĩ thì mới được đứng tên dạy chính thức. Lâu lâu có đợt thi tuyển vào biên chế, nếu đậu mới được gọi là Giảng Viên, còn không thì cứ CBGD hoài hoài dù là Tiến sĩ.

    Giữ người làm giáo viên: Không trồng cây mà có quả để ăn thì ai mà không thích. Nhưng đâu phải muốn là được đâu. (giống như chuyện mong chờ Ronaldo về đá cho Vietnam với mức lương của Lê Huỳnh Đức). Mức độ ưu tiên khi xét tuyển hàng năm theo mình được biết theo thứ tự là Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư và ưu tiên tốt nghiệp nước ngoài. Xem quy trình tuyển dụng ở đây nhé: http://www.hcmut.edu.vn/phongban/tchc-cd/tchc/DOC/quytrinh-1
    v à xem thông báo tuyển CBGD: http://www.hcmut.edu.vn/phongban/tchc-cd/tchc/
    Thế nhưng sức hấp dẫn bên ngoài không thể cưỡng lại được nên hầu như hằng năm thì danh sách ứng cử viên chỉ toàn KS mới tốt nghiệp. Không nhận cũng không được, vì không đào tạo thì lấy đâu lực lượng sau này bù đắp vào các GV già nghỉ hưu và các đồng chí vi vu nước ngoài một đi không trở lại?? Lý do luôn là đồng lương thấp không đủ sống và không có điều kiện làm việc tốt.
    Giới hạn thời gian để nâng cao trình độ: chuyện này BK không tự đưa ra được mà nó phải nằm trong luật, phải quy cũ. Buộc người ta nghỉ việc thì đụng đến luật lao động và nhiều thứ linh tinh khác. Mèo cũng đã nghe có dự thảo về chuyện này rồi, hình như sau 5 năm phải có master và 10 năm phải có doctor (ko nhớ chính xác).
    Vài điều trao đổi với bạn. Mình hy vọng với thiện chí của bạn, một ngày nào đó trong tương lai, mèo có cơ hội vào trường Bk để tìm Tiến sĩ Gresg mà nhờ vả giúp đỡ.

Chia sẻ trang này