1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vụ án xưa (về Nguyễn Trãi) - mong khoa học pháp lý xét lại

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi longthanhbac, 25/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Sau khi các bạn longthanhbac đưa ra topic rất hay này, tớ theo dõi từ đầu nhưng quả thực chúng ta chưa đưa ra được nhận định gì cả.
    Bản thân tớ cũng đi kiếm đọc các tài liệu liên quan tới lịch sử và cũng kiếm được một số thông tin. Tớ xin tổng hợp lại để các bạn tiện theo dõi:

    Vụ án Lệ Chi Viên​
    Trong khi Nguyễn Trãi được vời ra làm quan, thì người vợ lẽ của ông là Nguyễn Thị Lộ vẫn được Lê Thái Tông giao giữ chức Lễ nghi học sỹ, được ra vào trong cung cấm dạy học các cung phi. Thời gian này, các phi tần đã 16, 17 tuổi, bắt đầu có con: Cuộc tranh chấp ngôi Đông cung thái tử cho con mình và ngôi Chính Cung cho bản thân mình trở nên quyết liệt. Lúc này, trong hàng phi tần, có 3 người được vua Lê Thái Tông yêu dấu hơn cả là: Dương Thị Bí, Nguyễn Thị Anh và Ngô Thị Ngọc Dao.
    Dương Thị Bí vừa sinh hoàng nam Nghi Dân, đứa con trai đầu lòng của Lê Thái Tông. Ba tháng sau khi sinh, tức tháng Giêng năm Canh Thân (1440), Nghi Dân được phong Thái tử, Dương Thị Bí được phong Thần Phi.
    Cuối năm 1440, Nguyễn Thị Anh có mang. Cuộc tranh chấp ngày càng trở nên ác liệt hơn. Các phi tần tranh chấp thì các cung nữ hầu hạ các phi tần cũng chia thành phe cánh xung đột lẫn nhau. Trật tự trong hậu cung không được bảo đảm. Trước tình hình đó, Nguyễn Thị Lộ phải vận động Lê Thái Tông hạ lệnh tuyển cung nữ mới, để thay thế những cung nữ mà sử cũ gọi là ?ongỗ nghịch?.
    Tháng 6 năm 1441, Lê Thái Tông hạ lệnh tuyển tú nữ ở các huyện vào làm cung nữ. Tháng 9 năm 1441, có một số cũng nữ mới tuyển. Nguyễn Thị Lộ đề nghị bắt giam những cung nữ ngỗ nghịch. Tuy nhiên, biện pháp tích cực đó của Nguyễn Thị Lộ không ngăn chặn được cuộc xung đột ngày càng gay gắt trong hậu cung. Và trong cuộc xung đột này, cuối cùng Nguyễn Thị Anh đã thắng thế.
    Tháng 7 năm 1441, Nguyễn Thị Anh sinh hoàng tử Bang Cơ. Tháng 12 năm 1441, Bang Cơ được phong làm Thái Tử, Nguyễn Thị Anh được phong làm Thần phi, Nghi Dân bị giáng xuống làm Lạng Sơn Vương, Khắc Xương, em của Nghi Dân chỉ được phong làm Tân Bình Vương, Dương Thị Bí bị giáng xuống làm ?othứ phụ? (một người phụ nữ thường, không có chức tước gì).
    Khi Dương Thị Bí và Nghi Dân bị đánh đổ, Bang Cơ được lập làm thái tử thì cũng là lúc Ngô Thị Ngọc Dao bắt đấu có mang và có tin đồn đại Ngọc Dao nằm mộng thấy ?oKim tiên đồng tử? giáng sinh, tất sinh quý tử. Lo lắng cho địa vị của con mình, Nguyễn Thị Anh tìm cách trừ Ngô Thị Ngọc Dao bằng cách gièm pha, Lê Thái Tông nghe lời, quyết định đem đày Ngô Thị Ngọc Dao ra châu xa.
    Lúc này, chính Nguyễn Trãi có mặt tại triều đình. Ông được vời từ Côn Sơn ra kinh đô để làm giám khảo khoa thi Tiến sỹ được tổ chức vào tháng 3 năm 1442. Có mặt tại triều đình và trước việc xử lý bất công đối với Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao, ông không thể làm ngơ. Để bảo vệ đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ và cuộc sống của một người đàn bà vô tội, ông cùng Nguyễn Thị Lộ đề nghị nhà vua xét lại việc này vì không có lý do chính đáng. Lê Thái Tông nghe theo, không bắt Ngô Thị Ngọc Dao đi đày nhưng trục xuất khỏi hoàng cung và đưa ra an trí ở ngoài thành. Nguyễn Thị Lộ xin cho Ngọc Dao được an trí tại chùa Huy Văn (trong ngõ Văn chương ngày nay), phía nam kinh thành Thăng Long. Tại đây, Ngô Thị Ngọc Dao được Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ trông nom, giúp đỡ. Nhưng Nguyễn Trãi không ở lâu tại kinh thành. Có lẽ trước khi trở về Côn Sơn, ông đã bàn với Nguyễn Thị Lộ cho bí mật đem Ngọc Dao ra xa kinh thành, đưa về vùng Thái Bình ngày nay để đảm bảo cho Ngọc Dao sinh nở mẹ tròn con vuông.
    Mấy tháng sau, ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), Ngô Thị Ngọc Dao sinh được một con trai. Lúc này, Lê Thái Tông đương sửa soạn lên đường đi tuần miền Đông. Được tin Ngọc Dao sinh hạ con trai, Lê Thái Tông rất vui mừng, đặt tên con mới sinh là Tư Thành (tức Lê Thánh Tông sau này). Tin Ngô Thị Ngọc Dao sinh con trai làm cho Thần phi Nguyễn Thị Anh rất lo sợ và căm tức Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ. Nguyễn Thị Anh rắp tâm trả thù và tìm cách trừ hậu họa cho con mình, nhưng chưa tiện dịp vì Lê Thái Tông đi vắng.
    Ngày 27 ?" 7 năm Nhâm Tuất (1442), Lê Thái Tông bắt đầu xa giá rời khỏi kinh thành, đi về miền Đông để duyệt binh tại Chí Linh. Vì có cung nữ đi theo nhà vua nên Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ cũng có mặt trong cuộc tuần hành. Nhà vua xa giá tới đâu thì quan lại địa phương, đương tại chức hay đã về trí sỹ đều phải tới nghênh giá. Chí Linh gần Côn Sơn, Nguyễn Trãi ở Côn Sơn cũng phải tới Chí Linh nghênh giá. Sau khi duyệt binh ở Chí Linh, Lê Thái Tông muốn vãn cảnh Côn Sơn. Nguyễn Trãi đã đưa vua về thăm Côn Sơn. Sau khi ở thăm Côn Sơn, Lê Thái Tông cùng đoàn hộ giá đi theo đường sông trở về kinh thành. Nguyễn Thị Lộ vẫn cùng đi với đoàn hộ giá.
    Ngày 4 ?" 8 âm lịch, vua Lê Thái Tông về tới Trại Vải (tức Lệ Chi Viên) trên bờ sông Thiên Đức (tức sông Đuống) nghỉ lại.
    Trại Vải ở thôn Đại Lai (nay thuộc xã Tân Lập, huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh) là nơi các vua chúa thường dừng chân nghỉ lại trên con đường đi tuần du miền Đông. Tại đây có xây dựng ly cung làm nơi nghỉ của nhà vua. Lê Thái Tông nghỉ tại trại Vải, tới đêm thì lên cơn sốt rét nặng (Các bộ chính sử như Đại việt sử ký tòan thư và khâm định Việt sử thông giám cương mục đều chép rõ như vậy). Nhà vua đi tuần du, bị ốm ở dọc đường, sự chăm sóc thuốc men vẫn rất mực chu đáo như khi bị đau ốm ở hoàng cung, vì có đông đảo quan lại, thầy thuốc ngự y và cung nữ theo hầu. Trong việc chăm sóc Lê Thái Tông đêm ấy có cả Nguyễn Thị Lộ. Nhưng có lẽ Lê Thái Tông bị cơn sốt rét ác tính, nên chết ngay đêm ấy, không chữa được. Trước cái chết đột ngột của nhà vua, các quan hộ giá phải giữ kín không dám tiết lộ ra ngoài, và cho người về ngay hoàng cung báo tin và chờ lệnh. Vua chết, Thái tử còn nhỏ tuổi, thì lâm thời mọi việc đều do người vợ vua cao chức nhất và là mẹ Thái Tử quyết định. Người đó là Thần phi Nguyễn Thị Anh. Lê Thái Tông chết đêm mùng 4 nhưng đến đêm mùng 6 mới đưa thi hài về cung và khi ấy mới phát tang.
    Đây là một trường hợp rất bất ngờ nhưng lại là thời cơ tốt nhất đề Nguyễn Thị Anh trả thù Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, là hai người đã bảo vệ đối thủ cũ của Thần Phi là Tiệp Dư Ngô Thị Ngọc Dao, làm cho Nguyễn Thị Anh phải ngày đêm lo sợ cho ngôi Thái Tử của con mình. Lê Thái Tông cùng đi với Nguyễn Trãi tới Côn Sơn, khi trở về, đi khỏi Côn Sơn thì chết và Nguyễn Thị Lộ có mặt trong khi nhà vua chết. Đó là cái cớ để Nguyễn Thị Anh khép tính mệnh của Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ vào cái chết của Lê Thái Tông.
    Nguyễn Thị Anh cho tên hoạn quan thân cận là Tạ Thanh, một mặt lo liệu việc tổ chức lễ đăng quang để đưa Bang Cơ lên ngôi vua (Tức Lê Nhân Tông), một mặt đứng ra vu cáo và buộc tội Nguyễn Trãi đã đầu mưu cho Nguyễn Thị Lộ giết vua.
    (Chín năm sau vụ này, Tạ Thanh đã tiết lộ với Thái úy Trịnh Khả và Tư không Trịnh Khắc Phục những việc mình làm khi Thái Tông chết và Bang Cơ lên ngôi. Tháy việc cũ bị lộ và sợ bị vỡ lở rộng ra ngoài, Nguyễn Thị Anh đã giết Tạ Thanh, giết Thái úy Trịnh Khả, Tư không Trịnh Khắc Phục là hai đại thần đầu triều lúc ấy và giết luôn cả những đứa con trai của hai đại thần này là Trịnh Quát và Trịnh Bá Nhai cũng đương làm quan to, một người lại là phò mã. Sử nhà lê như Đại việt sử ký tòan thư không dám đả động đến việc Nguyễn Thị Anh và Tạ Thanh mưu giết Nguyễn Trãi, chỉ chép mơ hồ rằng Tạ Thanh tiết lộ việc dựng Bang Cơ lên làm vua nên cả người lộ chuyện và người nghe đều bị giết. Sự thật, việc dựng Bang Cơ ?" Thái tử lên ngôi vua là một việc tuân theo đúng ý chỉ của vua trước và mệnh lệnh của mẹ Thái tử. Việc đó, đối với mẹ con Bang Cơ, chỉ có công chứ không có tội. Phải giết Tạ Thanh và Trịnh Khả, Trịnh Khắc Phục, chỉ vì Tạ Thanh đã cho nhứng người này biết những hành động xấu xa, tội lỗi của Nguyễn Thị Anh trong việc giết Nguyễn Trãi. Để những người này sống là một mối lo cho Thái hậu Nguyễn Thái Anh. Nhưng, 17 năm sau khi Nguyễn Trãi chết, năm 1459, Nguyễn Thị Anh và Bang Cơ (Lê Nhân Tông) cũng bị Nghi Dân giết chết.)
    Nguyễn Thị Anh nhân danh nhà vua chấp nhận lời buộc tội. Những người có lương tri và những người đi hộ giá, theo hầu Lê Thái Tông trong cuộc tuần du, biết rõ cái chết của Lê Thái Tông, cũng không dám nói ra sự thật để bào chữa cho Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Nói rõ sự thật hoặc bào chữa đều chắc chắn phải chết, vì không tránh khỏi bị buộc đồng lõa trong tội giết vua.
    Nguyễn Trãi bị khép vào tội giết vua là một tội lớn nhất dưới thời phong kiến và bị ?otru di tam tộc?, tức là phải bị giết cả ba họ. Ngày 16 ?" 8 năm Nhâm Tuất 19-9-1442 Nguyễn Trãi và cả ba họ đã bị giết dưới lưỡi đao oan nghiệt của cái triều đình hèn hạ và ngu muội, do chính ông đã chiến đấu hơn mười năm gian khổ để góp phần xây dựng nên. Lịch sử dân tộc đã phải chứng kiến cái chết oan khoất vô cùng thê thảm của Nguyễn Trãi và toàn thể gia quyến của ông.
    Thi hài Nguyễn Trãi được mai táng tại núi Tam Tiên, còn răng và tóc táng ở trang Thượng Thung, huyện Đông Triều, trấn Hải Dương (nay là Quảng Ninh).
    ==
    MINH OAN​
    Nguyễn Trãi bị giết khi Bang Cơ vừa lên ngôi vua ?" tức Lê Nhân Tông (1442 ?" 1459). Nhưng mọi âm mưu đen tối và tội ác là của Thái hậu Nguyễn Thị Anh, còn vua Lê Nhân Tông không chịu trách nhiệm gì trước cái chết của Nguyễn Trãi; bởi lẽ, khi xảy ra vụ án Lệ Chi Viên, ông mới lên 2 tuổi. Sau này lớn lên, chính Lê Nhân Tông cũng phải công nhận: ?oNguyễn Trãi là người trung thành giúp vua Thái Tổ lấy võ dẹp quân giặc loạn, giúp vua Thái Tông lấy văn xây nền bình trị, văn chương đức nghiệp các danh tướng của bản triều không ai bì kịp...? (Trích Dư địa chí Bản dịch của Phan Duy Tiếp). Có thể ghi nhận đây là lần đầu tiên vị vua đương quyền biết đến và đánh giá cao công lao sự nghiệp của Nguyễn Trãi ngay sau khi ông qua đời. Nhưng Lê Nhân Tông không làm được gì hơn để cởi nỗi oan cho Nguyễn Trãi. Việc chiêu tuyết minh oan cho Nguyễn Trãi phải chờ đến khi vị vua ?ohùng tài đại lược? bậc nhất của Việt Nam lên ngội, đó là Lê Thánh Tông (1460 ?" 1497). Tháng 7 năm Quang Thuận thứ 5 1464, Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, trả lại chức tước và truy tặng Nguyễn Trãi tước Tán Trù Bá. Lê Thánh Tông bổ dụng con Nguyễn Trãi là Nguyễn Anh Vũ làm chức Tri huyện (Nguyễn Trãi có người vợ thứ là Phạm Thị Mẫn có mang trốn được thoát án tru di. Sau này bà sinh ra Nguyễn Anh Vũ. Do đó, dòng họ Nguyễn Trãi vẫn được tồn tại cho tới ngày nay)
    Tháng 3 năm Quang Thuận thứ 8 (1467) Lê Thánh Tông sai tìm di cảo thơ văn của Nguyễn Trãi. Việc này được giao cho Trần Khắc Kiệm. Trần khắc kiệm bỏ ra 10 năm mới thu thập được hơn 100 bài thơ, biến thành ba tập gọi là Ức Trai Thi Tập (1480).
    Ức trai tâm thượng sao Khuê tảo (Tâm lòng Ức trai sáng như sao khuê)
    Năm Hồng Thuận thứ 4 (1512), Lê Tương Dực (1509 ?" 1516) đã truy tặng Nguyễn Trãi tước Tế Văn Hầu (Người dùng văn chương để kinh bang tế thế)
    Năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767), vua Lê Hiển Tông ban sắc tấn phong cho Nguyễn Trãi là Tuyên Linh diên khánh đại vương.
    Năm Tự Đức thứ 6 (1853) vua Tự Đức ra sắc chỉ phong tặng cho Nguyễn Trãi là Tuấn mại cương trung trung đẳng tín, và cho dân thôn Hạ, xã Nhị Khê, tổng Cổ Hiền, huyện Thượng Phúc cùng cháu lâu đời của Nguyễn Trãi thờ cúng như trước.
    ==================================================
  2. longthanhbac

    longthanhbac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Con ngừơi thông minh như Thị Lộ có dại gì giết vua trong khi ái ân cùng nàng . Một chứng cớ buộc tội quá rõ ràng, tôi cảm thấy không thuyết phục lắm, Cũng có thể lý luận vô tư là nhà vua bị THượng Mã Phong ?, Nhưng đây không phải chúng ta bàn về bệnh ở đây . Mà chúng ta thử tra xét lại hệ quả oan khiên ra làm sao trong vụ án này,
    + Tôi có một số quan điểm sau :
    Thứ nhất là Bà Thị Lộ là một ngừơi thông minh tột đỉnh . Nếu cùng Đại Thầng Nguyễn Trải giết vua thì không dại gì giết ngay trong nhà mình , với chứng tích rõ ràng . Ông âm mưu sóan ngôi vua chăng ? Giả thuyết này không thuyết phục cho lắm,
    THứ hai là Ông Nguyễn Trải đã chán cảnh công danh phú qúy , từ quan ẩn dật thì vấn đề danh vọng không còn nghĩa lý gì với ông
    THứ ba là : Ông không có tay chân , nội ứng tại Triều Đình .Thử hỏi giết vua xong làm sao ông xưng vương ? Ông cũng chẳng có binh mã tại Chí Linh để kéo về Kinh Đô.
    Thứ tư là : Qua các tác thi văn của ông lúc cáo quan ẩn sĩ .Những bài " Lấy điều ăn ở dạy con " trong tập " Gia huấn ca " .Những bài thơ mang màu sắc Phật giáo của một Đại Thiền Sư . Lấy Từ Bi làm cứu cánh , lấy lễ giáo , đạo đức làm khuôn vàng thứơc ngọc cho cuộc sống , cho gia tộc . Con ngừơi đã xem " Đời là vô thừơng , nay còn mai mất " thì có nghĩa gì với ông về danh vọng , tiền tài ?
    Thứ năm là : Biết đâu riêng Bà Thị Lộ có chủ ý thì sao ? Trừơng hợp này ta thấy , Bà chưa có con dù trai hay gái . Hoặc giả sử biết đâu bà có thai sau đêm giao hoang với nhà vua . Như vậy con của Bà phải đựơc nhà vua phong làm Đông Cung Thái Tử thì Bà mới có cơ lên Chánh Hậu .
    Thứ sáu là : Nếu nói vua chết vì phạm phòng như bạn kevin nói thì Trong lúc tiệc tùng vui chơi tại nhà Cụ Nguyễn Trãi . Nếu vua Lê Thánh Tông uống say chẳng hạng . Nếu uống vừa mức thì nó tạo sự kích tăng thêm ******** . Nhưng nếu quá chén đến độ nhìn Gà hoá Cuốc thì ********* sẽ không cương ( Theo nhận định khoa học ) để hành lạc đựơc . Như vậy vua không thể bị trúng Phạm Phòng do hành lạc . Nếu vua còn chơi đựơc mà bị chết vì lạnh từ từ , chứ không chết liền ( đột ngột ) chứng tỏ vua không say bí tỷ ,
    mê man . Có lẽ y học ngày xưa chưa đủ trình độ văn minh như ngày nay để có thể khám nghiệm tìm xem trên thân thể hay phần âm hộ bà Thị Lộ còn dính lại chút tinh trùng nào của nhà vua không . cái này chưa có khám nghiệm tinh trùng,
    THứ bảy nghỉ
    Chủ nhật cũng nghĩ luôn
    Nói tóm lại : Với triệu chứng chết lạnh từ từ đó ngày nay co thể giải đóan trừơng hợp bị TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO , NHỒI MÁU CƠ TIM đưa đến cái chết đột ngột như vậy .
    Với giả thiết này có thể vua bị tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim mà chết thì hợp lý hơn là bị Trúng phòng do hành lạc .Và vụ án Lệ CHi VIên được giải toả,
    Kỳ sau longthanhbac xin post thêm một topic nữa về vụ án Thái Hậu Vương Vân Nga được không ?


  3. longthanhbac

    longthanhbac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Con ngừơi thông minh như Thị Lộ có dại gì giết vua trong khi ái ân cùng nàng . Một chứng cớ buộc tội quá rõ ràng, tôi cảm thấy không thuyết phục lắm, Cũng có thể lý luận vô tư là nhà vua bị THượng Mã Phong ?, Nhưng đây không phải chúng ta bàn về bệnh ở đây . Mà chúng ta thử tra xét lại hệ quả oan khiên ra làm sao trong vụ án này,
    + Tôi có một số quan điểm sau :
    Thứ nhất là Bà Thị Lộ là một ngừơi thông minh tột đỉnh . Nếu cùng Đại Thầng Nguyễn Trải giết vua thì không dại gì giết ngay trong nhà mình , với chứng tích rõ ràng . Ông âm mưu sóan ngôi vua chăng ? Giả thuyết này không thuyết phục cho lắm,
    THứ hai là Ông Nguyễn Trải đã chán cảnh công danh phú qúy , từ quan ẩn dật thì vấn đề danh vọng không còn nghĩa lý gì với ông
    THứ ba là : Ông không có tay chân , nội ứng tại Triều Đình .Thử hỏi giết vua xong làm sao ông xưng vương ? Ông cũng chẳng có binh mã tại Chí Linh để kéo về Kinh Đô.
    Thứ tư là : Qua các tác thi văn của ông lúc cáo quan ẩn sĩ .Những bài " Lấy điều ăn ở dạy con " trong tập " Gia huấn ca " .Những bài thơ mang màu sắc Phật giáo của một Đại Thiền Sư . Lấy Từ Bi làm cứu cánh , lấy lễ giáo , đạo đức làm khuôn vàng thứơc ngọc cho cuộc sống , cho gia tộc . Con ngừơi đã xem " Đời là vô thừơng , nay còn mai mất " thì có nghĩa gì với ông về danh vọng , tiền tài ?
    Thứ năm là : Biết đâu riêng Bà Thị Lộ có chủ ý thì sao ? Trừơng hợp này ta thấy , Bà chưa có con dù trai hay gái . Hoặc giả sử biết đâu bà có thai sau đêm giao hoang với nhà vua . Như vậy con của Bà phải đựơc nhà vua phong làm Đông Cung Thái Tử thì Bà mới có cơ lên Chánh Hậu .
    Thứ sáu là : Nếu nói vua chết vì phạm phòng như bạn kevin nói thì Trong lúc tiệc tùng vui chơi tại nhà Cụ Nguyễn Trãi . Nếu vua Lê Thánh Tông uống say chẳng hạng . Nếu uống vừa mức thì nó tạo sự kích tăng thêm ******** . Nhưng nếu quá chén đến độ nhìn Gà hoá Cuốc thì ********* sẽ không cương ( Theo nhận định khoa học ) để hành lạc đựơc . Như vậy vua không thể bị trúng Phạm Phòng do hành lạc . Nếu vua còn chơi đựơc mà bị chết vì lạnh từ từ , chứ không chết liền ( đột ngột ) chứng tỏ vua không say bí tỷ ,
    mê man . Có lẽ y học ngày xưa chưa đủ trình độ văn minh như ngày nay để có thể khám nghiệm tìm xem trên thân thể hay phần âm hộ bà Thị Lộ còn dính lại chút tinh trùng nào của nhà vua không . cái này chưa có khám nghiệm tinh trùng,
    THứ bảy nghỉ
    Chủ nhật cũng nghĩ luôn
    Nói tóm lại : Với triệu chứng chết lạnh từ từ đó ngày nay co thể giải đóan trừơng hợp bị TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO , NHỒI MÁU CƠ TIM đưa đến cái chết đột ngột như vậy .
    Với giả thiết này có thể vua bị tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim mà chết thì hợp lý hơn là bị Trúng phòng do hành lạc .Và vụ án Lệ CHi VIên được giải toả,
    Kỳ sau longthanhbac xin post thêm một topic nữa về vụ án Thái Hậu Vương Vân Nga được không ?


  4. longthanhbac

    longthanhbac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn các bạn NOfear , kevin , you know .... đã quan tâm đến vấn đề này, tôi thì yêu thích môn lịch sử, tôi tham gia diễn đàn này chỉ mong anh em ở đây có thể với kiến thức của các huynh đài có thể giúp tôi quay ngược lịch sử minh oan và định tôi cho tất cả các nhân vật có trong lịch sử ( chỉ tới năm 1945 mà thôi nhe.)
    Các huynh vui lòng phân tích tiếp giùm tôi vụ án mà kevinmitknick đã nhắc ở trên được báo chí, cải lương , Phim ảnh, và dư luận quan tâm đó là : vụ án THÁI HẬU DƯƠNG VÂN NGA :
    nào xin mời ..............
    CHuyện kể rằng.......
    .............................................
    Hai vai gồng gánh hai vua
    Hai triều hoàng hậu, tu chuà Am Tiên
    Theo chồng đánh Tống bình Chiêm
    Có công với nước, vô duyên với đời​
    Ấy vậy mà đã bị lên án là một người dâm loàn giết chồng đưa người khác lên làm vua, trong thời kỳ phong kiến như vậy là điều không thể nào chấp nhận được, tuy nhiên lịch sử đã chưởi biết bao nhiêutrang rồi, giờ mới được Minh oan ?
    Dưới góc độ khoa học tại hạ mong các huynh đài suy xét giùm cho, xin cảm ơn các huynh đài quan tâm , xin cáo từ
  5. longthanhbac

    longthanhbac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn các bạn NOfear , kevin , you know .... đã quan tâm đến vấn đề này, tôi thì yêu thích môn lịch sử, tôi tham gia diễn đàn này chỉ mong anh em ở đây có thể với kiến thức của các huynh đài có thể giúp tôi quay ngược lịch sử minh oan và định tôi cho tất cả các nhân vật có trong lịch sử ( chỉ tới năm 1945 mà thôi nhe.)
    Các huynh vui lòng phân tích tiếp giùm tôi vụ án mà kevinmitknick đã nhắc ở trên được báo chí, cải lương , Phim ảnh, và dư luận quan tâm đó là : vụ án THÁI HẬU DƯƠNG VÂN NGA :
    nào xin mời ..............
    CHuyện kể rằng.......
    .............................................
    Hai vai gồng gánh hai vua
    Hai triều hoàng hậu, tu chuà Am Tiên
    Theo chồng đánh Tống bình Chiêm
    Có công với nước, vô duyên với đời​
    Ấy vậy mà đã bị lên án là một người dâm loàn giết chồng đưa người khác lên làm vua, trong thời kỳ phong kiến như vậy là điều không thể nào chấp nhận được, tuy nhiên lịch sử đã chưởi biết bao nhiêutrang rồi, giờ mới được Minh oan ?
    Dưới góc độ khoa học tại hạ mong các huynh đài suy xét giùm cho, xin cảm ơn các huynh đài quan tâm , xin cáo từ
  6. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Điểm quan trọng chúng ta cần phải xác định được theo sử thì vua chết vì lý do gì? Theo tài liệu tớ tra cứu được thì vua chết do mắc bệnh sốt rét ác tính chứ hoàn toàn không phải chết khi ái ân với ai.
    Thị Lộ là người dậy dỗ cung tần trong hoàng cung, chứ không phải là cung nữ mà lại ái ân với vua.
    Mong bạn longthanhbac đọc lại bài viết của tớ. Chúng ta cùng phân định xem thế nào đã. Rồi hẵng đưa ra các giả thiết và chứng minh giả thiết sau.
  7. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Điểm quan trọng chúng ta cần phải xác định được theo sử thì vua chết vì lý do gì? Theo tài liệu tớ tra cứu được thì vua chết do mắc bệnh sốt rét ác tính chứ hoàn toàn không phải chết khi ái ân với ai.
    Thị Lộ là người dậy dỗ cung tần trong hoàng cung, chứ không phải là cung nữ mà lại ái ân với vua.
    Mong bạn longthanhbac đọc lại bài viết của tớ. Chúng ta cùng phân định xem thế nào đã. Rồi hẵng đưa ra các giả thiết và chứng minh giả thiết sau.
  8. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Theo tài liệu tra cứu thì ?oKhâm Định việt sử thông giám cương mục? có đề cập rằng vua bị sốt rét mà chết. còn ?oĐạI việt sử kí tòan thư? thì ko đề cập gì về vấn đề này.
    Trích nguyên văn trong ?oĐạI việt sử ký toàn thư?
    :?trước đây, vua thích vợ của thừa chỉ NT là Nguyễn Thị Lộ, ngườI rất đẹp, văn chương rất hay, gọI vào cung phong lễ nghi học sỹ, ngày đêm hầu bên cạnh. Đến khi đi tuần miền đông, xa giá về tớI vườn vảI, xã đạI lảI, ven sông Thiên Đức, vua thức suốt đêm vớI Nguyễn Thị Lộ rồI băng, các quan bí mật đưa về?. Ngày 6 về tớI kinh, nửa đêm đem vào cung rồI mớI phát táng. MọI ngườI đều nói là Nguyễn Thị lộ giết vua??. ?o trước đây, Nguyễn Thị Lộ ra vào cung cấm, Thái Tông trông thấy rất ưa, liền cợt nhả vớI thị. Đến đây, vua đi tuần về miền đông, đến chơi nhà Trãi rồI bạo bệnh mà mất, cho nên Trãi bị tộI ấy?.
    Giả thiết của NF là NT chết vì sốt rét, điều này nên xem lại. Nên nhớ là lúc đó vua mớI 20 tuổI, lạI sống trong nhung lụa luôn, về mặt y học mà nói thì khó mà bị bệnh sốt rét được.
    Giả thiết của longthanhbac là vua bị tai biến mạch máu não, nhồI máu cơ tim mà chết thì cũng khó chấp nhận về y học. Theo tớ được biết, 2 bệnh này thường chỉ gặp ở những ngườI cao tuổI (>50). Vậy thì vớI tuổI 20 trẻ trung phơi phớI, lạI văn võ song toàn (có sức khỏe rất tốt) liệu có khả năng mắc bệnh về tim mạch hay tai biến mạch máu não được ko?
    Giả thiết về việc Nguyễn Thị Lộ và NT có âm mưu giết vua thực thì bỏ qua, điều này đã được longthanhbac bác bỏ vớI lý do chính xác.
    Giả thiết mà tớ đưa ra là do uống quá nhiều rượu, rồI bị trúng gió mà băng. Tuy nhiên, ko loạI trừ trường hợp bị Thượng mã phong vì gặp ngườI đẹp, chuyện gì xảy ra thì chỉ có trờI biết, đất biết, vua và ngườI đẹp biết (tuy nhiên, một thắc mắc nhỏ là vua lúc đó mớI 20, bên cạnh có bao nhiêu cung tần mỹ nữ xinh đẹp, còn Thị Lộ đã gần 40 rồI, sao vua dạI thế nhỉ???).
    Ý các bác thế nào, để xử xong vụ này chúng ta còn xử tiếp vụ khác nữa chứ.
  9. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Theo tài liệu tra cứu thì ?oKhâm Định việt sử thông giám cương mục? có đề cập rằng vua bị sốt rét mà chết. còn ?oĐạI việt sử kí tòan thư? thì ko đề cập gì về vấn đề này.
    Trích nguyên văn trong ?oĐạI việt sử ký toàn thư?
    :?trước đây, vua thích vợ của thừa chỉ NT là Nguyễn Thị Lộ, ngườI rất đẹp, văn chương rất hay, gọI vào cung phong lễ nghi học sỹ, ngày đêm hầu bên cạnh. Đến khi đi tuần miền đông, xa giá về tớI vườn vảI, xã đạI lảI, ven sông Thiên Đức, vua thức suốt đêm vớI Nguyễn Thị Lộ rồI băng, các quan bí mật đưa về?. Ngày 6 về tớI kinh, nửa đêm đem vào cung rồI mớI phát táng. MọI ngườI đều nói là Nguyễn Thị lộ giết vua??. ?o trước đây, Nguyễn Thị Lộ ra vào cung cấm, Thái Tông trông thấy rất ưa, liền cợt nhả vớI thị. Đến đây, vua đi tuần về miền đông, đến chơi nhà Trãi rồI bạo bệnh mà mất, cho nên Trãi bị tộI ấy?.
    Giả thiết của NF là NT chết vì sốt rét, điều này nên xem lại. Nên nhớ là lúc đó vua mớI 20 tuổI, lạI sống trong nhung lụa luôn, về mặt y học mà nói thì khó mà bị bệnh sốt rét được.
    Giả thiết của longthanhbac là vua bị tai biến mạch máu não, nhồI máu cơ tim mà chết thì cũng khó chấp nhận về y học. Theo tớ được biết, 2 bệnh này thường chỉ gặp ở những ngườI cao tuổI (>50). Vậy thì vớI tuổI 20 trẻ trung phơi phớI, lạI văn võ song toàn (có sức khỏe rất tốt) liệu có khả năng mắc bệnh về tim mạch hay tai biến mạch máu não được ko?
    Giả thiết về việc Nguyễn Thị Lộ và NT có âm mưu giết vua thực thì bỏ qua, điều này đã được longthanhbac bác bỏ vớI lý do chính xác.
    Giả thiết mà tớ đưa ra là do uống quá nhiều rượu, rồI bị trúng gió mà băng. Tuy nhiên, ko loạI trừ trường hợp bị Thượng mã phong vì gặp ngườI đẹp, chuyện gì xảy ra thì chỉ có trờI biết, đất biết, vua và ngườI đẹp biết (tuy nhiên, một thắc mắc nhỏ là vua lúc đó mớI 20, bên cạnh có bao nhiêu cung tần mỹ nữ xinh đẹp, còn Thị Lộ đã gần 40 rồI, sao vua dạI thế nhỉ???).
    Ý các bác thế nào, để xử xong vụ này chúng ta còn xử tiếp vụ khác nữa chứ.
  10. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Giả thiết của NF là NT chết vì sốt rét, điều này nên xem lại. Nên nhớ là lúc đó vua mớI 20 tuổI, lạI sống trong nhung lụa luôn, về mặt y học mà nói thì khó mà bị bệnh sốt rét được.
    Giả thiết của longthanhbac là vua bị tai biến mạch máu não, nhồI máu cơ tim mà chết thì cũng khó chấp nhận về y học. Theo tớ được biết, 2 bệnh này thường chỉ gặp ở những ngườI cao tuổI (>50). Vậy thì vớI tuổI 20 trẻ trung phơi phớI, lạI văn võ song toàn (có sức khỏe rất tốt) liệu có khả năng mắc bệnh về tim mạch hay tai biến mạch máu não được ko?
    Mình không theo cùng các bạn về chuyện này nhưng cũng xin đóng góp chút công sức cho anh em bằng việc giải quyết 2 nhận định của bạn ở trên.
    * Thứ nhất nói rằng vua không thể chết vì bệnh sốt rét là sai bởi vì tuy vua đưọc sống trong nhung lụa từ bé nhưng không thể xem như vậy là không thể không mắc bệnh sốt rét. Vi trùng sốt rét có khả năng kí sinh trong cơ thể con người thời gian rất lâu sau đó, đến thời điểm thích hợp sẽ bùng phát. thời điểm này là lúc mà kháng thể của con người không chóng lại đưọc với sự phát tác của vi trùng sôt rét này. Vua đi dọc miền Đông, lên Côn Sơn...ặc ặc...tôi lên CÔN SƠN một lần khi trở về bở cả hơi tai chứ nói gì đến vua suốt ngày kiệu võng tự dưng leo núi thì mệt mỏi là đương nhiên...mà đã mệt mỏi thì rất dễ bị cảm...người đang cảm sốt là điều kiện tốt nhất đề trùng sốt rét phát tác đáy các bạn ạ. Như vậy, nói rằng vua không thể bị sốt rét là chưa chính xác, điều này vẫn có thể xảy ra.
    * Nhồi máu cơ tim vẫn có thể xảy ra với vua 20 tuổi được, thực tế mình đã thấy có rất nhiều trường hợp là thanh niên trai tráng chết đột tử vì bị nhồi máu cơ tim. Mình vẫn nhớ ngày học năm thứ 3 cả lớp đi TAM ĐẢO, thằng bạn mình đã cứng đơ trên tay mình khi ngồi trên xe ôtô...vì bị tai biến mạch máu não...Nếu lúc đó mà không phải đang trên đương cao tốc THĂNG LONG- NỘI BÀI...đang rất gần Sân bay nội bài để đưa vào Trạm y tế của sân bay cấp cứu thì...Như vậy không thể nói vua không thể bị nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não. bạn nào muốn kiểm nghiệm lời này của mình thì cứ hỏi bất kì một bác sĩ nào, họ cũng nói như vậy {HIHI...vì tôi hỏi rùi mà...}.
    Có chút đóng góp thế thôi, mong anh em xem xét và tìm hiểu để đánh giá tốt hơn về vụ án trên.
    Thân mến !

Chia sẻ trang này