1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vụ cô Thái tuyệt thực đang đến hồi gay cấn!

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Mr_phuckism, 29/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. a380

    a380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Cựu giảng viên đại học tuyệt thực để khiếu kiện bước sang ngày thứ 20
    Sunday, April 30, 2006
    HÀ NỘI 30-4 - Một cựu giảng viên đại học, bà Nguyễn Thị Thái, đã công bố tuyệt thực vào hôm 10 Tháng Tư để phản đối công tác của các cấp thanh tra trong việc bà đi khiếu kiện vì bị ép nghị việc một cách oan ức. Tính đến ngày 29 Tháng Tư, bà Nguyễn Thị Thái đã tuyệt thực được 20 ngày và sức khỏe đang cạn kiệt.
    Bà Nguyễn Thị Thái, sinh năm 1956, nguyên là cựu giảng viên bộ môn Hóa Vô cơ, Khoa Hóa học, Trường đại học khoa học tự nhiên thuộc đại học quốc gia Hà Nội. Bà Thái cho biết, bà là con của ông Lê Thành, một cựu Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương đảng CSVN. Bà từng tốt nghiệp đại học tại Moscow của Liên Xô cũ sau đó tốt nghiệp một đại học khác tại Úc. Tuy nhiên bà cho hay là bà đi kiện với tư cách của một người dân bình thường.
    Sự việc đã gây chú ý trong một bộ phận những người làm công tác giáo dục và được thảo luận tại trang web chính thức của Bộ Giáo dục-Ðào tạo Việt Nam.
    Tuy nhiên, cách đây 10 ngày, trang Edu.net của Bộ Giáo dục đã khóa lại mục thảo luận với thông báo ?ovì những lí do nhạy cảm trong thời gian đại hội đảng, chúng tôi sẽ tạm cất mục này, chờ các cơ quan xử lí và báo cáo.?
    Trong lá đơn gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Ðào tạo, Nguyễn Minh Hiển, bà Thái nói năm 1999 bà bị buộc thôi việc trái pháp luật và những lần đi kiện của bà đã không được giải quyết thỏa đáng.
    Mười ngày sau khi thạc sĩ Nguyễn Thị Thái bắt đầu tuyệt thực, được biết Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đã chỉ đạo ÐH Quốc gia Hà Nội có biện pháp điều tra.
    Nói chuyện với đài BBC hôm 20 Tháng Tư, bà Nguyễn Thị Thái nói năm 1999, vì hay lên tiếng chống tiêu cực, bà bị một số cá nhân tại trường buộc bà thôi việc và nói nếu không viết đơn, bà cũng sẽ bị đuổi việc.
    ?oTôi bị buộc phải viết một lá đơn xin nghỉ việc. Ðiều này sau đó tạo khó khăn cho tôi khi đi khiếu kiện, tức là nếu một điều tra viên công tâm họ sẽ tìm hiểu và biết tôi bị buộc viết đơn này. Còn nếu là người không công tâm, họ sẽ bảo ''đây, có cái đơn đây, chị tự nguyện nghỉ việc cơ mà.''?
    ?oKhiếu nại của tôi gửi lên ÐH Quốc gia Hà Nội, họ ra quyết định bác bỏ ý kiến của tôi. Tôi lại khiếu nại tiếp lên Thủ tướng Chính phủ từ 2003. Họ chuyển đơn của tôi về Bộ Nội vụ, suốt từ đó đến nay, người thụ lý vụ việc của tôi không một lần nào tiếp tôi cả. Ðến mức tôi phải nhờ những người quen biết gây áp lực, đến ngày 13-1-2006, người thụ lý mới đồng ý tiếp tôi.?
    ?oKhi tôi đi khiếu kiện với tư cách một người dân, tôi thấy người dân bây giờ quá khổ sở. Tôi quyết định tuyệt thực để phản đối công tác của các cấp thanh tra.?
    ....................
    Đọc những dòng này xong thì rõ ràng cô Thái cũng đã đấu tranh theo phương pháp thông thường chính qui ....nhưng không ăn thua .
    Cho nên hoàn toàn thông cảm với cô về phương pháp mới của cô .
    Nhiều khi giữa ba cái sự hô hào khẩu hiệu bốc phét bốc thơm hươu vượn .... thì cần một điểm nhấn sự thật lồ lộ ra để cho mọi người nhìn thấy rõ cái sự nhố nhăng đó .
  2. code1114

    code1114 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Bài viết:
    1.540
    Đã được thích:
    0
    Mình thì cho rằng còn nhiều uổn khúc trong chuyện này mà các báo nhà ta mới truyền tin theo kiểu phiến diện ủng hộ cô Thái. Đành rằng còn nhiều bất cập trong việc quản lý ở ta nhưng "Không có lửa làm sao có khói" , đọc vài bài báo thấy còn nhiều tình tiết còn sơ hở lắm.
    Phục cô Thái vì tính kiên định nhưng liệu đó có phải là nguyên nhân cho cái QĐ32 kô?
  3. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu với các bác bài báo trên báo tuổi trẻ - hơi lạc đề nhưng không phải.
    Ngay việc kỷ luật - cho thôi việc một giáo viên thường (chưa rõ lỗi của giáo viên vì báo chí cố tình không đề cập kỹ) đã khó như thế này thì cách chức cán bộ lớn hơn như thế nào ?
    Ai bị thôi việc cũng thấy mình thiệt thòi - lên đòi lên công luận cho rằng vì mình chống tiêu cực nên bị thôi việc, thì sao ?. Ai cũng viết đơn khiếu kiện lung tung - tuyệt thực nếu không nhận được kết quả hài lòng mình sao ?
    Chính phủ mạnh phải hội tụ 3 yếu tố

    Tiến sĩ Võ Trí Thành. (Tuổi Trẻ)
    Chính phủ phải có năng lực về tầm nhìn và làm chính sách; có bộ máy chuyên nghiệp cao; công tâm, biết chia sẻ lợi ích từ tăng trưởng công bằng, vì sự phát triển con người. Đó là khẳng định của chuyên gia hàng đầu về hội nhập kinh tế của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương TS Võ Trí Thành trong cuộc trao đổi với báo giới.
    - Thưa ông, trên thế giới, một Chính phủ mạnh không bao giờ tham nhũng hoặc để tham nhũng có cơ hội phát triển?
    - Không một quốc gia nào trên thế giới lại không có tham nhũng. Một Chính phủ mạnh luôn có cơ chế giảm thiểu tham nhũng, thất thoát. Chính phủ mạnh không phải là không có điểm yếu mà nó phải luôn biết tự đổi mới, vượt lên chính mình.
    Bài học thành công của các nước Đông Á cho thấy để giảm thiểu được khó khăn, tiêu cực trong quá trình phát triển, từ đó vươn tới thành công thì đất nước cần phải có một Chính phủ mạnh. Cũng từ kinh nghiệm của các nước đi trước ta thấy một Chính phủ mạnh phải đáp ứng được ba yếu tố. Thứ nhất, nó phải có năng lực về tầm nhìn và làm chính sách. Thứ hai, phải có bộ máy chuyên nghiệp cao. Thứ ba là phải công tâm, biết chia sẻ những lợi ích từ tăng trưởng một cách công bằng, vì sự phát triển con người nói chung.
    - Vậy theo các tiêu chí đó, Chính phủ của chúng ta mạnh hay chưa mạnh?
    - Ở tiêu chí thứ nhất, ta đã có tiến bộ. Mặc dù quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở VN sinh ra nhiều khuyết tật, nhiều quá trình cải cách còn chậm, nhưng những thành tựu trong hoạch định chính sách đã thể hiện được sức vóc của Chính phủ khi giúp đà tăng trưởng kinh tế của VN lên mức khá cao.
    Nhìn sang tiêu chí thứ hai là bộ máy chuyên nghiệp thì có thể nói ở ta vẫn yếu. Bởi độ chuyên nghiệp liên quan đến con người, bộ máy, cơ chế vận hành và nhiều vấn đề khác. Đây là một trong những điểm kém nhất của VN so với các nước khác mà ta phải cố gắng giải quyết vì nó rất quan trọng. Cái yếu của tính chuyên nghiệp thể hiện rõ trong 5 năm qua, khi quá trình cải cách hành chính ở VN không thể hoàn thành, nếu không muốn nói một số điểm thất bại.
    Còn với tiêu chí thứ ba, phải khẳng định chúng ta mạnh và có thành tựu ở một số điểm như xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ..., nhưng tham nhũng vẫn nặng nề. Nên có thể nói Chính phủ VN mạnh ở một số điểm, nhưng ở một số lĩnh vực cái yếu trội hơn.
    - Nhiều bộ trưởng thời gian qua đã không hoàn thành nhiệm vụ để dư luận phải bức xúc hoặc để cấp dưới tham nhũng, lãng phí kéo dài. Một trong những lý do là cơ chế bổ nhiệm của ta còn khép kín và trách nhiệm chưa rõ?
    - Tại một thị trường tốt, tính lưu chuyển của người lao động rất cao. Áp lực mất việc với công chức, dù ở cấp nào, phải rất mạnh. Sâu xa hơn thì đúng là một trong những nguyên nhân cố hữu khiến một số công chức, kể cả cán bộ cao cấp, trì trệ là cơ chế đào thải không năng động. Công chức thường có xu hướng đứng về phía ổn định trong khi nếu có một quyết sách đột phá sẽ làm bật lên một tiềm năng của đất nước.
    Trong khi đó, trách nhiệm sau khi quyết định của các quan chức ở ta cũng chưa thật rõ ràng. Phải gắn cho được trách nhiệm vào từng hành động của bộ trưởng. Ngay sau đó là cơ chế ?omở? cho văn hóa từ chức. Phải để từ chức là một việc đàng hoàng, là cách lấy lại danh dự chứ không phải ?omất tất?. Với người cực chẳng đã mới từ chức thì hành động từ chức không có nghĩa là trút bỏ được trách nhiệm, chỉ là yếu tố để ?okhoan hồng? thôi. Thứ nữa, vai trò của Thủ tướng rất quan trọng.
    Nếu một bộ tham nhũng thì Thủ tướng phải có ý kiến quyết liệt. Còn nếu xét thấy vấn đề nghiêm trọng xảy ra ở nhiều bộ thì bản thân Thủ tướng từ chức cũng là một văn hóa. Còn hiện tại, có lẽ để có sự dung hòa, xu hướng bổ nhiệm bộ trưởng không phải là ủy viên trung ương, thậm chí ngoài Đảng là câu trả lời tích cực. Và không chỉ dừng lại ở bộ trưởng, có thể để những người tài đứng vào cả vị trí phó thủ tướng nữa để giúp Chính phủ quy tụ được nhiều tinh hoa và năng động hơn.
    Nói chung, trong 2-3 năm tới, cải cách bộ máy nhà nước và cải cách chế độ tuyển dụng nhân tài là vấn đề quan trọng bậc nhất, phải đi cùng với quá trình cải cách cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng...
    - Theo ông, Chính phủ của ta thời gian qua nhiều lúc bị giảm sức mạnh có phải còn vì tình trạng ?otrên bảo dưới không nghe??
    - Cái ấy thì có và lạ là nó được nhắc đến khá nhiều nhưng vẫn còn. Bản chất của hiện tượng đó có mấy lý do. Thứ nhất là mối quan hệ giữa người thực thi và người có khả năng quyết định sinh mệnh chính trị của họ.
    Tại sao sự giám sát ở PMU18 bị tê liệt? Câu trả lời sẽ rất dễ nếu giải đáp được: ai là người quyết định đến miếng cơm manh áo của các nhân viên PMU? Là Bùi Tiến Dũng hay ông cán sự Đảng? Dĩ nhiên là Bùi Tiến Dũng.
    Lý do thứ hai khiến tăng tình trạng ?otrên bảo dưới không nghe?, đó là lợi ích nhóm. Quyết định của trên mà ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân các công chức thực hiện thì họ sẽ tìm cách làm lệch đi. Chống tham nhũng không triệt để được cũng một phần vì như thế. Lý do căn bản cuối cùng chính là do hệ thống luật lệ ràng buộc chức năng thừa lệnh, chấp hành của ta chưa rõ và chưa đủ mức răn đe.
    Thủ tướng không thể quyết định sa thải ngay một ông bộ trưởng, ông bộ trưởng muốn sa thải một ông vụ trưởng, thậm chí một chuyên viên cũng không phải dễ. Nên công chức khi gặp những vấn đề nhạy cảm thường bám theo cách hiểu của mình để làm theo cách dễ, có lợi nhất. Sau đó ?obiến báo?, thậm chí phớt lờ cấp trên.
    - Theo logic kia, để có Chính phủ mạnh, Thủ tướng nên có quyền cách chức trực tiếp các bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Ban bí thư, trước Quốc hội. Đó cũng là cách để Đảng không bao biện công việc của chính quyền?
    - Trong bối cảnh hiện nay thì đúng là vai trò của Thủ tướng phải nâng lên rất nhiều để điều hành bộ máy có hiệu quả. Nhưng hệ thống chính trị của ta có đặc thù. Phải hiểu lại phương thức và nội dung lãnh đạo của Đảng như một số phát biểu bên thềm Đại hội X. Và điều này chắc đang được xem xét giải quyết.
    Còn trước mắt, theo tôi, Thủ tướng phải có quyền cách chức, thay đổi nhân sự từ cấp thứ trưởng trở xuống để bộ máy chuyên nghiệp hơn. Vai trò của ông bộ trưởng hay thủ trưởng cơ quan trong việc tuyển dụng, thanh lọc cán bộ cũng phải mạnh hơn, tránh tình trạng cứ phải đợi một người đến 60 tuổi mới đuổi được.
    - Chế tài, cách chức liệu đã đủ? Để các bộ trưởng phải lao vào việc, có nên buộc các vị ấy trước khi nắm chức vụ phải có đề án hành động cụ thể để sau này còn kiểm tra, đánh giá?
    - Về ý tưởng thì hay vì nhiều bộ trưởng khi mới nắm chức vụ có cái nhìn rất chung chung về lĩnh vực mình phụ trách. Có nhân viên còn nghĩ bộ trưởng không dám làm mạnh tay vì sợ bị bên dưới nó ?olật?. Nên biện pháp để bộ trưởng phải chịu áp lực mạnh hơn là hợp lý nhưng phải theo trình tự chuẩn. Tức là Thủ tướng chọn bộ trưởng, ông ấy phải đưa ra các mục tiêu. Các bộ trưởng chiếu theo đó phải trình kế hoạch hành động. Phải giải trình rõ cả mục tiêu, cách làm để Quốc hội quyết. Nếu không được thì Thủ tướng phải chọn một người khác. Đó cũng là một cách hiệu quả để tăng năng lực làm việc, tăng sức mạnh của Chính phủ.
    - Điều cốt yếu cần phải làm ngay là gì để có một Chính phủ mạnh như mong muốn của toàn dân?
    - Một Chính phủ mạnh không bao giờ là một chính phủ tham nhũng, hoặc để cơ hội cho tham nhũng trở nên nghiêm trọng. Nên thật dễ hiểu, việc cần làm ngay bây giờ để có một Chính phủ mạnh là phải cải cách bộ máy đáp ứng nhu cầu thời cuộc, chống tham nhũng thật hiệu quả.
    Đó là việc nghĩa cần làm, cũng là nghĩa vụ phải làm. Vì nó là cốt lõi của niềm tin, cứ muốn ổn định mà không làm điều ấy thì không được. Quan trọng hơn, đó là cơ sở cho sự thịnh vượng chung của toàn xã hội - một điều không ai có quyền tước đoạt hoặc làm chậm lại.
    Được quyenlinh66 sửa chữa / chuyển vào 18:21 ngày 02/05/2006
  4. dau_duong_xo_cho

    dau_duong_xo_cho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Theo thông tin mới nhận được, cô Thái đã biết thế nào là... cảm giác đói nên quyết định không tuyệt thực nữa!. Cũng theo một nguồn tin riêng, chương trình Chuyện lạ Việt nam đang có kế hoạch đưa cô lên chương trình như một kỷ lục là người nhịn ăn lâu nhất VN. Chúc mừng cô!!!
  5. kasim

    kasim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2004
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    [font=.VnArialH]118 ôtô tay lái nghịch và số phận của Việt kiều Nguyễn An Trung[/font=.VnArialH]

    (Dân trí) - Đầu năm 1994, tôi nhận được tập hồ sơ dày cộp về sự việc oan trái của ông Nguyễn An Trung - Giám đốc Công ty Sài Gòn ôtô, Việt kiều Nhật. Đây cũng là một trong những vụ án có nhiều tình tiết ly kỳ. Tâm huyết của ông Trung với đất nước đã biến thành tai hoạ, khiến ông suýt phải trả giá bằng cả mạng sống...
    Mục đích tốt đẹp lại trở thành hoạ

    Năm 1988, Việt Nam có Luật khuyến khích Đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn An Trung nhanh chóng thành lập Công ty Sài Gòn ôtô, tuyển dụng khoảng 400 công nhân. Công ty của ông nhập khẩu các loại xe ?osecondhand? (xe đã qua sử dụng) như xe buýt, xe tải, xe chở rác, xe hút bùn, xe cần cẩu, xe công trình, giá rẻ, tay lái nghịch, đưa về Việt Nam, chuyển đổi thành xe tay lái thuận, bán phục vụ công cuộc xây dựng đất nước.

    Công việc của Công ty Sài Gòn ôtô tiến triển tốt đẹp. Ông Nguyễn An Trung đã tặng TP. Hồ Chí Minh một số xe buýt chuyển đổi tay lái và có ý định nếu công việc thuận lợi, sẽ có thể trang bị đủ xe buýt cho TP. Hồ Chí Minh.

    Nguyễn An Trung là người An Giang, sang Nhật học về kỹ thuật từ đầu những năm 1960 và đã tốt nghiệp Tiến sĩ kỹ thuật ở Nhật, Nguyễn An Trung tham gia phong trào yêu nước, phản chiến. Vì các hoạt động này, ông đã bị chính quyền Sài Gòn cũ xử vắng mặt, kết án ông 6 năm tù vì tội chống chính quyền. Năm 1975, ngày thống nhất đất nước, ông Nguyễn An Trung là một trong những Việt kiều đầu tiên được chính quyền mới mời về dự lễ mừng Chiến thắng 30/4. Mặc dù đã ở Nhật hơn 10 năm, ông Nguyễn An Trung vẫn giữ quốc tịch Việt Nam vì yêu đất nước.

    Cũng vào năm 1994, Công ty của ông Trung nhập về Cảng Sài Gòn lô xe 118 xe tay lái nghịch. Hàng đã về cảng Sài Gòn được 3 ngày, đang làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu, thì có lệnh cấm nhập khẩu xe ôtô tay lái nghịch, do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký. Như vậy hàng về cảng Việt Nam trước khi có lệnh cấm 3 ngày. Nếu căn cứ trên văn bản của luật pháp thì ông Trung không hề có tội (luật hay các văn bản luôn được coi là ?obất hồi tố?, có nghĩa chỉ có hiệu lực từ lúc ban hành trở về sau chứ không có giá trị trở về trước).

    Tuy nhiên dựa vào lệnh cấm này, Công an TP. Hồ Chí Minh đã lập tức cho khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Nguyễn An Trung vì tội danh buôn lậu. Ông Trung bị bắt tạm giam gần 10 tháng, lô hàng 118 xe ôtô tay lái nghịch trị giá hơn 1 triệu USD nhập khẩu từ Nhật bị Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra quyết định tịch thu. Căn cứ vào giá trị của lô hàng thì VKS đã đề nghị mức án ?ochung thân? với Việt kiều Nguyễn An Trung.

    Sau này ông Trung kể lại: Những ngày nằm trong nhà giam Chí Hoà, ông cảm thấy có những lúc tuyệt vọng. Bởi mục đích của ông chẳng có gì xấu, nhưng khi vấp rào cản của cơ chế hành chính quan liêu, ông đã phải trả một giá quá đắt.

    Phiên toà ?ovô tiền khoáng hậu?

    Có lẽ số phận còn mỉm cười với ông khi luật sư Nguyễn Thành Vĩnh nhận lời bào chữa cho ông. Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh là một luật sư nổi tiếng của Hà Nội và đã từ lâu, ông không nhận bào chữa cho bất kỳ vụ án nào vì lúc đó ông đã xấp xỉ 80 tuổi. Nhưng khi nhận được hồ sơ vụ Nguyễn An Trung do ông Huỳnh Mùi chuyển đến, luật sư Vĩnh đã đọc liền một mạch và ông thấy nếu không bào chữa vụ án này, ông sẽ ân hận.

    Trong phiên tòa bào chữa cho Nguyễn An Trung, chính luật sư cũng khóc. Ông giơ cao quyển sách ở Nhật viết về Nguyễn An Trung trong phong trào phản chiến, giơ cao những chứng cứ rất thuyết phục về luật ?obất hồi tố? và giơ cao tất cả hình ảnh về 118 xe tay lái nghịch mà UBND TP. Hồ Chí Minh vẫn đang giữ. Tất cả đều là xe ép rác, xe hút bùn. Chi tiết này đã làm ?obật ngửa? tất cả các vị thẩm phán và Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử. Họ đọc hồ sơ vụ án và đều đinh ninh rằng ông Trung đã nhập gần như toàn bộ là ôtô con để trốn thuế và bán kiếm lời ở VN.

    Rất nhiều người ?othấy sự bất bình? đã lao vào giúp ông một cách hoàn toàn vô tư. Như Giáo sư Huỳnh Mùi, ông cũng nguyên là Việt kiều Nhật, du học ở Nhật trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, đã đỗ Tiến sĩ Toán học ở Nhật. Năm 1975, Giáo sư Mùi về nước với hoài bão đem kiến thức phục vụ đất nước. Giáo sư Huỳnh Mùi là bạn học cũ của ông Nguyễn An Trung ở Nhật, và là người giúp kêu oan cho ông Trung ở Hà Nội.

    Lúc này ở TP. Hồ Chí Minh, báo chí cũng chia làm 2 phe. Một phe bênh vực ông Trung, còn một phe lại rất hùng hồn kết tội ông Trung. Tất nhiên, tôi bảo vệ ông Trung, bởi dự cảm và lương tâm của người cầm bút khiến tôi hiểu rằng ông Trung hoàn toàn vô tội.

    Ngày 28/2/1995, phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Nguyễn An Trung đã được mở tại TP. Hồ Chí Minh. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy mặt ông Nguyễn An Trung, trán hói, trông phúc hậu và trí thức. Tôi cũng nhìn thấy một số đại diện của 2 hãng ôtô Itochu và Isuzu của Nhật cũng tham dự phiên tòa. Trong suốt hơn 10 tháng ông Trung bị tạm giam, Công ty Sài Gòn ôtô phải đóng cửa, nhưng ông vẫn chỉ đạo công ty trả lương đều cho hơn 400 công nhân, vì ông không muốn cuộc sống của họ bị điêu đứng.

    Phiên toà diễn ra thật sự căng thẳng. Phía công tố rất hùng hồn đưa ra các chứng cứ, các văn bản để kết tội Nguyễn An Trung, còn luật sư Nguyễn Thành Vĩnh đứng hiên ngang, dáng người nhỏ bé, gầy gò nhưng lời lẽ của ông thật khúc triết, có sức thuyết phục rất mạnh.

    Tại phiên tòa, Nguyễn An Trung đã phải nhiều lần nhắc đi nhắc lại là: ?oTôi chỉ nhập khẩu xe công trình, xe hút bùn, xe chở rác, xe buýt, xe cần cẩu, xe làm đường, làm cầu... chứ không nhập xe du lịch 4 chỗ ngồi?. Tất cả những người ngồi tham dự phiên tòa đều ồ lên ngạc nhiên, nhất là cánh nhà báo chúng tôi.
    Trước những lập luận hết sức chặt chẽ, Nguyễn An Trung chỉ bị tuyên phạt ?oCảnh cáo?, nhưng lô xe của ông lại bị tuyên ?otịch thu?.

    Tôi viết bài tường thuật dài về phiên tòa sơ thẩm, nêu rõ ông Trung cần phải được tuyên không có tội mới đúng, và phải trả lại 118 xe ôtô trị giá hơn 1 triệu USD cho ông. Nhiều tờ báo cũng có các bài viết bênh vực ông Nguyễn An Trung, nêu rõ mức án ?ocảnh cáo? là vô lý với ông Trung. Tất cả đều hi vọng chờ phiên tòa phúc thẩm.

    Nhưng phải 5 tháng sau, ngày 5/7/1995, phiên tòa phúc thẩm mới được mở. Một lần nữa, lập luận vững chắc của luật sư Nguyễn Thành Vĩnh lại vang lên: ?oHãy vì công lý, vì lương tâm và trách nhiệm của Hội đồng xét xử. Nếu thực tâm các vị biết Nguyễn An Trung vô tội, hãy tuyên trả tự do cho ông ngay tại phiên toà này?.

    Và cuối cùng, chân lý đã lay động lương tâm các thành viên của Hội đồng xét xử. Phiên tòa này đã tuyên ông Trung ?ovô tội?. Nguyễn An Trung đứng dậy bật khóc. Những giọt nước mắt của một người đàn ông đã ngoài 50 tuổi thật tội nghiệp. Có lẽ đây là một trong những bản án từ ?ochung thân? thành ?ovô tội? rất hiếm hoi trong nền tư pháp của VN từ trước đến nay. Nhưng 118 xe ôtô lại không được trả cho chủ nhân.

    Phiên phúc thẩm kết thúc được vài tháng, tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 1995, một quan chức cao cấp của Quốc hội gặp tôi và nói là Chính phủ đã bị cơ quan có trách nhiệm báo cáo sai sự thật về vụ ông Nguyễn An Trung, nói rằng ông Trung chuyên nhập lậu xe ôtô 4 chỗ ngồi, nên đã có sự chỉ đạo sai trái về vụ ông Trung. Vị quan chức này nói việc xử lý oan ông Trung quả là điều rất đáng tiếc. Nhưng việc làm oan ?ođáng tiếc? đó không làm quan chức nào ở TP. Hồ Chí Minh mất chức cả.

    Về số xe ôtô của ông Trung, trước khi phiên tòa xử ông Trung kết thúc, người ta đã cho hóa giá bán rất rẻ và đã gây ra một vụ án tham nhũng do biển thủ tiền bán xe ôtô của ông Trung. Với giá trị nhập khẩu từ Nhật khoảng trên 10.000 USD một xe, 118 xe ôtô trị giá khoảng trên 1 triệu USD. Nhưng nghe nói, cơ quan định giá ở Sài Gòn chỉ định giá khoảng 8 tỉ và người ta bán cho ai đó với giá khoảng 5 tỉ, ăn chênh lệch khoảng 3 tỉ , thời giá năm 1995.

    Một kết thúc buồn

    Cuối năm 2000, tôi sang Nhật và thật tình cờ, tôi gặp thầy giáo tiếng Việt Huỳnh Trí Chánh, nguyên Chủ tịch Hội Việt kiều yêu nước ở Nhật. Thầy Chánh là người đã tập hợp đông đảo ý kiến của các Việt kiều trên toàn thế giới lên tiếng bênh vực ông Nguyễn An Trung. Tôi cũng biết thầy Chánh là người tích cực tham gia phong trào phản chiến trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam cùng với ông Nguyễn An Trung và cũng là người chỉ đạo việc cướp Đại sứ quán Việt Nam của chính quyền Sài Gòn cũ ở Tokyo, khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, để giữ nguyên cơ sở vật chất của Đại sứ quán cho chính quyền mới.

    Tôi cũng mới nghe nói là ông Nguyễn An Trung không còn làm việc ở Sài Gòn nữa. Sau khi vụ án kết thúc năm 1994, ông Nguyễn An Trung vẫn ở lại Việt Nam làm đại diện cho hai Hãng Itochu và Isuzu của Nhật ở Việt Nam. Nhưng sau đó ông Trung đã đưa cả gia đình sang Úc sinh sống. Có lẽ suốt bao năm tranh đấu cho sự nghiệp giải phóng nước nhà ông Trung không sợ bắt bớ tù đầy của kẻ địch, nhưng nay trước đòn đánh của cơ chế bảo thủ của thời kỳ đó, ông Trung cảm thấy thực sự sợ hãi.

  6. au999

    au999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Không biết cái anh nhà báo nào viết bài này, thối không ngửi được. Lẽ ra không cần thêm cái đoạn bôi đỏ vào thì đọc xuôi hơn.
    Cái này bác nào ở nước ngoài nhiều chắc rõ, nhiều quốc tịch đi lại thuận tiện, làm ăn dễ dàng , trước mắt là lợi cho bản thân. Còn chuyện yêu nước ai mà chẳng yêu, chả có ai sinh ra ở VN hay bất kì nơi nào, mà lại không yêu cái nơi đó.
  7. au999

    au999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Đây là chuyện nghiêm túc không nên bôi bác kiểu thế này.
  8. OrientalMeteor

    OrientalMeteor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Có những nước mà muốn nhập quốc tịch của họ, bạn phải bỏ quốc tịch gốc của mình, không được giữ quốc tịch kép đâu.

Chia sẻ trang này