1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ điệu quỷ - Jonathan Kellerman

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi CuZin, 15/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fangdi

    fangdi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    2.371
    Đã được thích:
    0
    Gabray cười:
    - Ở đâu? Ở Tia Wanna à?
    - Hãy nói chuyện với tôi đi, Robert.
    - Tôi không biết gì cả.
    - Anh nhìn thấy cô ta cùng với một gã đàn ông?
    Nhún vai.
    - Thế anh đã nói dối những cảnh sát tội nghiệp, tận tuỵ với công việc đó à?
    - Tôi ư? Không bao giờ.
    - Cho tôi biết những gì anh đã nói với họ.
    - Thế họ không ghi cuộc nói chuyện đó lại hay sao?
    - Dù sao thì tôi cũng muốn anh nói lại cho tôi nghe.
    - Lâu lắm rồi.
    - Ba tháng.
    - Đó là khoảng thời gian dài, thưa ông.
    - Có thể thế. Tổng số là chín mươi ngày và tôi nghĩ thế này: Trí nhớ của anh dù có tồi tệ đến đâu thì cũng có thể nhớ được mọi chuyện xảy ra cách đây thậm chí đến cả chín tháng.
    Gabray nhìn tấm ảnh rồi quay đi và lại hút thuốc.
    - Đó không phải là tôi.
    Milo cười:
    - Đó có phải là sự chống chế của anh không?
    Gabray cau mày vo vo điếu thuốc và hút:
    - Ông nói ông có thể giúp tôi phải không?
    - Điều đó còn tuỳ thuộc và anh.
    - Tôi đã nhìn thấy cô ta.
    - Với một người đàn ông?
    Gật đầu.
    - Kể cho tôi nghe toàn bộ câu chuyện đi Robert.
    - Chỉ có vậy thôi.
    - Hãy kể như một câu chuyện có mở đầu có kết thúc.
    Gabray cười khẩy:
    - Ồ được thôi. Một hôm... tôi nhìn thấy cô ta cùng với một người đàn ông. Hết.
    - Ở trong câu lạc bộ?
    - Ở ngoài.
    - Chỗ nào ở ngoài?
    - Cách đó khoảng một dãy nhà.
    - Đó là lần duy nhất anh nhìn thấy cô ta?
    Gabray trầm ngâm:
    -Có thể tôi có nhìn thấy cô ta một lần nữa ở trong câu lạc bộ.
    - Cô ta có thường xuyên đến đó không?
    - Tôi cũng không rõ.
    Milo thở dài và vỗ vai người phục vụ.
    Gabray chùn vai mỗi lần Milo vỗ vào anh ta.
    - Robert ơi là Robert.
    Mỗi lần nghe gọi đến tên mình, Robert lại giật mình đánh thót một cái:
    - Chuyện gì vậy?
    - Đó không giống như một câu chuyện chút nào.
    Gabray châm một điếu thuốc khác. Anh ta chờ Milo châm lửa cho nhưng khi thấy Milo không đưa bật lửa ra, anh ta lấy bao diêm trong túi và tự châm cho mình.
    - Tôi có nhìn thấy cô ta một lần nữa. Vậy thôi, tôi mới chỉ làm việc ở đây có vài tuần.
    - Anh có gặp khó khăn để duy trì công việc ở đây không, Robert?
    - Tôi thích di chuyển.
    - Quả là con người thích ngao du.
    - Thế nào cũng được.
    - Hai lần đến câu lạc bộ trong vài tuần. Có vẻ cô ta cũng thích chỗ đó.
    - Mẹ kiếp! Tất cả bọn họ chỉ đến chơi bời đàn đúm rồi cuốn gói lên xe của mình.
    - Dawn Herbert xuất hiện ở đây như một người giàu có?
    - Tất cả bọn họ đều như vậy, thưa ông.
    - Anh đã bao giờ nói chuyện với cô ta chưa?
    Có vẻ gì đó hoảng hốt trong con mắt người đứng quầy bar:
    - Không, tôi nói tôi chỉ nhìn thấy cô ta một hai lần gì đó thôi. Tôi không thân quen cô ta. Tôi cũng chẳng liên quan gì đến cô ta và chuyện đó cả.
    - Anh có chắc không?
    - Chắc chắn rồi, đó đâu phải là chuyện của tôi.
    - Thế anh nhìn thấy cô ta cùng với một người đàn ông như thế nào?
    - Như tôi đã nói, có một lần tôi đang hút thuốc và có một lần tôi đi lấy thuốc lá thì nhìn thấy cô ta. Lý do duy nhất mà tôi nhớ đó là người đàn ông. Ông ta không phải là một trong số họ.
    - Trong số những người nào?
    - Những tay chơi bời. Cô ta là người như vậy nhưng ông ta thì không. Ông ta dường như khác hẳn.
    - Khác hẳn thế nào?
    - Nghiêm nghị.
  2. fangdi

    fangdi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    2.371
    Đã được thích:
    0
    - Ông ta là doanh nhân à?
    - Không.
    - Thế thì là cái gì?
    Gabray nhún vai không nói gì.
    - Ông ta có mặc com-lê không?
    Gabray rít mạnh điếu thuốc và nói:
    - Không, ông ấy mặc gần giống như ông hôm nay, áo jacket của hãng Sears Roebuck.
    - Ông ta có mặc áo gió à?
    - Vâng.
    - Màu gì?
    - Tôi nghĩ là màu đen, lâu rồi.
    - Thế ông ta còn mặc những gì nữa?
    - Quần, giầy. Trông ông ta cũng như ông hôm nay vậy.
    - Giống thế nào?
    - Tôi không rõ.
    - To cao chắc chắn?
    - Vâng.
    - Cùng tầm tuổi với tôi?
    - Vâng.
    - Cũng cao như tôi?
    - Vâng.
    - Màu tóc giống tôi?
    - Vâng.
    - Anh có hai "chim" à?
    - Hả?
    - Hãy thôi ngay cái trò vớ vẩn của anh đi. Tóc ông ta thế nào?
    - Ngắn.
    - Hói hay không hói?
    Gabray cau mày sờ lên đầu mình nói miễn cưỡng:
    - Ông ta có tóc.
    - Ông ta có để râu hoặc ria không?
    - Tôi không rõ, lúc đó tôi ở xa quá.
    - Nhưng anh không nhớ chút gì về nét mặt ông ta à?
    - Không.
    - Ông ta khoảng bao nhiêu tuổi?
    - Tôi không rõ, khoảng bốn mươi, năm mươi gì đó.
    - Anh mới hai mươi chín tuổi và ông ta già hơn anh rất nhiều?
    - Tôi hai mươi tám, tháng tới tôi mới sang tuổi hai mươi chín.
    - Chúc mừng sinh nhật. Ông ta có già hơn anh không?
    - Già hơn rất nhiều.
    - Có đáng tuổi cha anh không?
    - Có thể.
    - Có thể sao?
    - Không, ông ta không già đến thế, chỉ tầm bốn mươi hoặc bốn mươi lăm thôi.
    - Tóc ông ta màu gì?
    - Tôi không rõ, hình như màu nâu thì phải.
    - Có chắc không?
    - Có thể.
    - Nâu nhạt hay nâu đậm?
    - Tôi không rõ, lúc đó là ban đêm mà.
    - Thế còn tóc của cô ta màu gì?
    - Ông có ảnh ở đó rồi còn gì?
    Milo chìa tấm ảnh ra cho anh ta xem và hỏi:
    - Trông cô ta có giống như trong bức ảnh này không?
    Gabray ngả người ra và liếm môi:
    - Ơ... tóc của cô ta khác.
    - Chắc chắn rồi. Lúc này đầu cô ta đâu có bị làm gì.
    - Không. Tôi muốn nói màu tóc cơ. Tóc cô ta màu vàng, vàng thực sự như lòng trứng vậy. Ông rất dễ nhận ra dưới ánh sáng.
    - Cô ta dứng dưới ánh sáng à?
    - Vâng, tôi nghĩ thế. Hai người họ đứng dưới ánh đèn đường một thoáng và khi họ nghe thấy tiếng tôi đến thì họ tách ra.
    - Anh không nói với các cảnh sát khác về chuyện ánh sáng?
    - Họ không hỏi.
    Milo cất bức ảnh đi. Gabray hút thuốc và nhìn đi nơi khác.
    Milo hỏi tiếp:
    - Cô Herbert và người đàn ông đẹp trai này làm gì dưới ánh sáng?
    - Họ nói chuyện.
    - Tóc của ông ta màu vàng à?
    - Tôi nói với ông là tóc của cô ta mới màu vàng, ông có thể nhận ra được mà. Màu nó giống như màu vỏ chuối - Gabray bật cười trong họng.
    - Còn tóc của ông ta màu nâu?
    - Đúng vậy. Nếu điều quan trọng thì sao ông không ghi lại?
    - Anh còn nhớ gì về ông ta không, Robert?
    - Vậy thôi.
    - Trạc tuổi trung niên, áo gió màu đen, tóc nâu đen. Như thế chưa đủ để trao đổi, Robert.
    - Tôi đã kể cho ông những gì tôi thấy.
    Milo quay sang nhìn tôi:
    - Chúng ta đã cố giúp anh ta rồi.
    Người trông quầy bar hỏi lại:
    - Phải chăng ông đã bắt được kẻ nào đó?
    Milo không quay lại và hỏi:
    - Anh muốn nói gì?
    - Muốn nói một gã tội phạm nào đó. Tôi không muốn nói với ông chuyện gì để rồi bị kẻ tội phạm nào đó tìm giết.
    - Anh chưa nói gì nhiều với tôi cả, Robert ạ.
    - Phải chăng ông đã bắt được một kẻ phạm tội?
    Milo từ từ quay mặt về phía anh ta.
  3. fangdi

    fangdi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    2.371
    Đã được thích:
    0
    - Kẻ mà tôi bắt được chính là anh đấy, Robert ạ. Anh đang cố quanh co, lừa dối tôi, cố gắng che đậy những bằng chứng về cái gã anh đã chở trên xe. Tôi cứ nghĩ là sáu tháng - hoá ra lại không phải, anh nói với tôi toàn chuyện cách đây cả năm rồi.
    Gabray chìa tay ra:
    - Tôi chỉ không muốn có kẻ bám theo để giết tôi thôi. Người đàn ông này đúng là...
    - Là gì?
    Gabray im lặng.
    - Người đàn ông ấy là gì, Robert?
    - Một kẻ phạm tội - được chưa? Trông gã ta có vẻ nghiêm trọng. Một kẻ tàn nhẫn.
    - Anh có thể nhận ra điều đó từ xa?
    - Tôi có thể nhận ra điều đó. Cách ông ta đứng... giầy của ông ta cũng to và cũ như giầy của ông đang mang hôm nay.
    - Anh có thể nhìn thấy giầy của ông ta sao?
    - Không rõ lắm nhưng giầy của ông ta to, tôi chưa từng thấy đôi giầy nào to như thế bao giờ. Ông muốn gì ở tôi, tôi đang sẵn sàng giúp các ông đây.
    - Đừng lo Robert. Hiện tôi chưa hề bắt giam ai cả.
    -Chuyện gì xảy ra nếu như... - Gabray ấp úng.
    - Nếu như cái gì?
    - Nếu như tôi nói cho ông nghe và có thể ông bắt giữ ông ta. Nhưng biết đâu ông ta lại được thả ra khỏi nhà tù và tìm đến giết tôi thì sao?
    Milo lại đưa tấm hình ra:
    - Hayz nhìn xem ông ta đã làm gì, Robert. Chúng tôi có nên để ông ta tự do không?
    - Điều đó chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi cả. Tôi không tin vào ngành của các ông.
    - Vì sao?
    - Vâng, tôi đã chứng kiến nhiều quý ông làm những điều tồi tệ mà vẫn nhởn nhơ bên ngoài đó thôi.
    - Đừng bi quan quá, Robert. Một khi chúng tôi tìm thấy ông ta thì ông ta sẽ không trốn được nữa. Anh giúp chúng tôi tìm ra ông ta, anh cũng sẽ được tự do.
    Gabray vẫn hút thuốc và chau mày.
    - Thế nào, Robert?
    - Tôi đang suy nghĩ.
    - Ồ vậy thì ta nên giữ im lặng một lát nhỉ - Milo nói với tôi.
    Robert nói tiếp:
    - Tôi có nhìn thấy mặt của ông ta nhưng chỉ thoáng qua thôi.
    - Thế hả? Ông ta có giận dữ hay có thái độ gì à?
    - Không, chỉ nói chuyện với cô ta thôi.
    - Thế cô ta làm gì?
    - Nghe tôi nói đây. Lúc tôi nhìn thấy họ, tôi nghĩ: con điếm này lại nghe cái lão mặt lúc nào cũng nghiêm nghị kia nói chuyện thì thật vô lý quá.
    - Gã trông giống như là tội phạm kia mà.
    - Đúng thế, nhưng cũng vẫn không hợp cảnh. Tất cả những gì người ta có thể nhìn thấy lúc đó là những kẻ quái đản, bọn buôn ma tuý và cớm. Lúc đầu tôi nghĩ ông ta là một tay cớm nhưng sau đó tôi nhận ra lão ta đúng là một tên tội phạm.
    - Họ nói về chuyện gì?
    - Tôi không nghe rõ thưa ông, lúc đó...
    - Ông ta có cầm cái gì đó không?
    - Ví dụ như?
    - Gì đó chẳng hạn.
    - Ý ông là muốn nói cái gì có thể đánh cô ta phải không? Tôi không nhìn thấy gì ả. Ông cho rằng chính ông ta giết cô gái?
    - Mặt ông ta như thế nào?
    - Mặt hình chữ nhật... À không, hơi vuông - Gabray đưa điếu thuốc lên miệng và làm động tác miêu tả khuôn mặt của người đàn ông.
    - Nước da ông ấy thế nào?
    - Ông ấy da trắng.
    - Có xanh xao hay ngăm đen không?
    - Tôi không rõ, có lẽ là người da trắng.
    - Cùng màu da với cô ta?
    - Cô ta trang điểm nhưng có vẻ ông ta không trắng bằng cô ta.
    - Mặt ông ta màu gì?
    - Lúc đó tôi ở quá xa để có thể nhận ra điều đó, thưa ông.
    - Bao xa?
    - Tôi không rõ, khoảng một nửa dãy nhà.
    - Thế mà anh có thể nhận ra giầy của ông ta?
    - Có thể gần hơn... Tôi nhận ra giầy của ông ta nhưng không nhận ra màu mắt của ông ta.
    - Ông ta cao bao nhiêu?
    - Cao hơn cô ta.
    - Có cao hơn anh không?
    - Có thể nhưng không nhiều.
    - Anh cao bao nhiêu?
    - 1,75 mét.
    - Vậy thì ông ta cao khoảng 1 mét 78 hay 1 mét 80 phải không?
    - Khoảng đó.
    - Ông ta có to lớn không?
    - Có, nhưng không béo lắm, ông biết đấy.
    - Nếu tôi biết thì tôi đã không làm phiền anh.
    - Trông ông ta to khoẻ như dân lao động vậy.
    - Có cơ bắp không?
    - Có.
    - Liệu anh có nhận ra ông ta nếu gặp lại không?
    - Tất nhiên rồi. Tôi có trí nhớ tốt. Không tin ông cứ đưa ông ta vào một hàng người, tôi vẫn nhận ra.
    - Anh thúc giục tôi à, Robert?
    Gabray cười nhún vai:
    - Chỉ quan tâm đến việc đó thôi.
    Milo nói:
    - Vậy thì hãy quan tâm đến người này xem sao.
  4. fangdi

    fangdi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    2.371
    Đã được thích:
    0
    Chúng tôi đưa Gabray đi qua một khu đất phía sau đầy mẩu cao su ở phía đông ngôi nhà và vòng ra đường. Đám đông ở phía trước ngôi nhà vẫn còn đó. Lần này thì gã thanh niên gác cửa nhận ra chúng tôi khi chúng tôi đi qua.
    Gabray lí nhí câu nói tục gì đó với gã thanh niên.
    Milo hỏi:
    - Gã đàn ông ấy có to bằng James không?
    - Không, không.
    Milo đẩy anh ta lên phía trước và vẫn tiếp tục hỏi trong suốt quãng đường đến chỗ xe của chúng tôi.
    - Xe đẹp quá nhỉ. Ông tịch thu được nó à? - Gabray hỏi khi chúng tôi đi đến chỗ chiếc Seville.
    - Không, bằng lao động đấy. Đúng như nguyên tắc cổ của người theo đạo Tin lành.
    - Tôi là người theo đạo Thiên chúa. Tôi cũng từng theo đạo Tin lành nhưng tất cả các loại tôn giáo đó chỉ là chuyện phù phiếm.
    Milo nói:
    - Đủ rồi Robert, lên xe đi.
    Anh mở cửa xe và hai người cùng ngồi vào ghế sau, cửa sau vẫn mở cho sáng. Tôi đứng ở ngoài và quan sát anh mở chiếc vali trong đó có cuốn sách ghi Indentikit. Milo cho Gabray xem các mảnh ghép hình mặt người ở trong. Gabray chọn một số cái và đặt chúng lại với nhau. Khi anh ta hoàn thành công việc thì khuôn mặt của một người Cáp-ca điển trai hiện lên.
    Milo nhìn kỹ khuôn mặt, viết cái gì đó và yêu cầu Gabray đánh dấu một vài điểm trên bản đồ thành phố. Sau vài câu hỏi, hai người ra khỏi xe.
    - Xong chưa thưa ông?
    - Hôm nay thì xong, Robert. Tôi không muốn nhắc anh điều này nhưng anh không nên đổi địa chỉ. Hãy ở nơi tôi có thể tìm anh.
    - Không có gì - Gabray nói và bước đi.
    Milo khoác vai anh ta và nói:
    - Tôi sẽ viết ba lá thư, một lá cho viên cảnh sát cai quản anh nói anh đang làm việc ở đây mà không nói với ông ta, một lá cho ông Farizad và những người bạn của ông ta nói anh tố cáo họ và lá thứ ba cho cơ quan thu thuế địa phương nói anh đã nhận rất nhiều tiền mà không khai báo nộp thuế.
    Gabray nhăn mặt vặn mình:
    - Ôi... ông...!
    - Và một bản báo cáo tới công tố viên về những tật xấu của anh, cho họ biết anh đã cản trở, không hợp tác. Tôi không thích viết thư chút nào, Robert, nhưng để quan tâm đến anh thì tôi không những sẽ viết mà còn đích thân đưa tận tay họ. Nếu anh biết điều thì tôi sẽ xé chúng đi, anh hiểu không?
    - Ôi, làm thế thì thật ác độc. Tôi đã thành thực mà.
    - Không sao, anh nên tự biết cách xử sự, Robert.
    - Vâng, chắc chắn rồi.
    - Anh sẽ thực hiện chứ?
    - Vâng, vâng. Tôi có thể đi được chưa? Tôi phải làm việc.
    - Anh có nghe tôi không đó, Robert?
    - Tôi nghe rồi thưa ông. Không thay đổi địa chỉ, làm tay do thám bẩn th ỉu, không hé răng, không có ý đồ xấu gì. Tôi có thể đi được chưa?
    - Còn một điều nữa, Robert, đó là người đàn bà của anh.
    - Ồ, vâng, cô ấy thì sao? - Giọng của Gabray nặng trịch vẻ thất vọng.
    - Cô ta chuồn rồi. Đừng nghĩ đến chuyện bám theo cô ta. Và quan trọng là không được làm tổn thương cô ta vì cô ta đã nói chuyện với tôi nếu không tôi sẽ lập tức đến tìm anh và anh cũng chẳng có gì để phàn nàn kêu ca với cô ta cả.
    Mắt của Gabray mở trừng trừng:
    - Chuồn rồi à? - Ý ông là gì?
    - Chuồn rồi, Robert. Cô ta muốn thoát khỏi anh.
    Milo tiếp:
    - Lúc tôi đến nói chuyện với cô ta thì cô ta đang chuẩn bị hành lý. Cô ta có vẻ khá sợ hãi vì anh đấy.
    Gabray không nói gì.
    - Cô ấy chịu đựng thế là đủ rồi đó, Robert.
    Gabray vứt mẩu thuốc lá xuống chân và di nát:
    - Cô ta nói dối. Con chó đẻ đáng ghét.
    - Cô ta bảo lãnh cho anh mà.
    - Cô ta nợ tôi, cô ta vẫn còn nợ tôi.
    - Bỏ qua chuyện đó đi. Robert, hãy nghĩ về những bức thư.
    - Vâng, tôi biết chuyện đó rồi. Tôi biết sống như thế nào mà.
  5. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    24
     
    Khi chúng tôi ra khỏi khu phố trở về San Pedro, Milo bật đèn và xem khuôn mặt xác định ban nãy.
    Tôi hỏi:
    - Có đáng tin cậy không?
    - Không đáng tin lắm. Nhưng dù sao khi mọi điều còn chưa chắc chắn thì nó cũng có ích.
    Tôi dừng lại ở chỗ đèn đỏ và liếc nhìn miếng hình ghép:
    - Không được rõ lắm.
    - Đúng.
    - Đó có thể là Huenengarth, ngoại trừ bộ râu.
    - Vậy sao?
    - Huenengarth trẻ hơn người mà anh ta miêu tả, khoảng ba mươi thôi và mặt đầy đặn hơn. Nhưng anh ta béo và nét mặt cũng giống như vậy. Ria mép anh ta có thể rậm hơn từ tháng Ba đến giờ và cũng khó có thể nhận ra anh ta từ xa. Và anh ta có vẻ là một gã tội phạm cũ.
    Đèn xanh và tôi rẽ vào đường về nhà.
    Milo cười một mình.
    - Có gì vậy? - Tôi hỏi.
    - Không có gì, tôi chỉ đang suy nghĩ thôi. Nếu như giả thuyết về có kẻ đã giết chết Herbert là đúng thì rắc rối của chúng ta mới chỉ bắt đầu thôi. Tôi sẽ phải đi lấy tài liệu về cô ta, phải dẫm chân vào lãnh thổ của Trung ương, rồi phải bảo vệ Gabray và bản thân tôi không đủ thẩm quyền để ra lệnh. Tôi quả là một nhân viên đáng nguyền rủa.
    - Điều tra một vụ giết người không gây ấn tượng được với Sở cảnh sát hay sao?
    - Không bằng sự phục tùng, nhưng khỉ gió, tôi nghĩ là tôi có thể làm được gì đó trong vụ này. Tôi sẽ đến gặp Gomez và Wicker, đút lót cho họ thứ gì đó vậy, phải làm cho họ thấy được vinh quang và một nửa cái huy chương vàng mới được. Có thể trong quá trình điều tra ta phải đặt Gabray vào vòng nguy hiểm. Thằng cha này cũng không hẳn là vô tội đâu. Phải xoay cho y ra bã mới được. Nếu những thông tin y đưa là thật thì y sẽ được yên.
    Milo đặt hộp đựng ảnh xuống sàn xe:
    - Nghe tôi nói chuyện cứ như một chính khách đáng nguyền rủa ấy  nhỉ?
     
    Đường chúng tôi trở về vắng tanh không một bóng xe cộ qua lại.
    Chúng tôi về đến nhà đồng hồ đã điểm hơn ba giờ sáng. Milo lái chiếc Porsche về còn tôi nhẹ nhàng lên giường, cố gắng không để Robin thức giấc nhưng nàng vẫn tỉnh và lần tìm tay tôi. Chúng tôi cầm tay nhau và cùng ngủ.
    Robin thức dậy, ra khỏi nhà trước tôi, không quên chuẩn bị cho tôi ổ bánh mỳ và ly trái cây vắt.
    Trong khi ăn sáng, tôi chuẩn bị những công việc trong ngày của mình.
    Buổi sáng nói chuyện điện thoại.
    Buổi chiều đến nhà Jones.
    Nhưng chuông điện thoại reo trước khi tôi hoàn thành kế hoạch của mình. Đó là Lou Cestare gọi.
    - Chào Alex, anh đang đầu tư kinh doanh ngân hàng đó à?
    - Chưa, thế chuyến đi du sơn của ông ra sao?
    - Một chuyến du sơn thật dài. Tôi cứ nghĩ thằng bé nhà tôi sẽ mệt nhưng không phải vậy. Tại sao anh muốn tìm hiểu về Chuck Jones?
    - Ông ta là Chủ tịch bệnh viện nơi tôi từng làm việc. Ông ta cũng quản lý danh  mục vốn đầu tư của bệnh viện. Tôi rất thích vị trí này nhưng vấn đề tài chính của bệnh viện không được xuôi chèo mát mái. Đã có tin đồn Jones muốn phá quấy ban đó để giải tán nó nhằm chiếm dụng đất.
    - Nghe không có vẻ gì là kiểu người của ông ta.
    - Ông biết ông ta à?
    - Tôi có gặp ông ta vài lần trong khi dự tiệc. Chúng tôi chỉ chào hỏi qua loa. Ông ta chắc là không nhớ tôi, nhưng tôi thì nhớ phong cách con người ông ta.
    - Đó là gì?
    - Kiểu người muốn xây dựng chứ không muốn phá bỏ mọi thứ. Ông ta là một trong những người quản lý tiền giỏi nhất đấy, anh Alex ạ. Ông ta không thèm quan tâm tới những gì người khác làm và chỉ theo đuổi để mua được những công ty với giá rẻ mạt - một con người giỏi đàm phán, một tay đầu óc chứng khoán mà ai cũng mơ có được.
    - Làm thế nào mà ông ta lại có được khả năng ấy chứ?
    - Ông ta biết cách phân tích và đánh giá tình trạng làm ăn của một công ty. Nghĩa là ông ta biết cách tìm thông tin ngoài những báo cáo hàng quý của doanh nghiệp. Khi đã nhận thấy một cổ phhiếu mất giá trị có khả năng sẽ tăng lên thì ông ta lập tức bỏ tiền ra mua và chờ, sau đó bán, rồi lại mua và chờ, cứ như vậy. Thời gian ông ta căn thật hoàn hảo.
    - Liệu ông ta có tìm cách moi tin nội bộ không?
    - Ồ, mới buổi sáng mà anh đã nghĩ đến điều xấu rồi.
    - Vậy là đúng thế rồi.
    - Alex này, trong việc kinh doanh thì không có định nghĩa nào được xem là chuẩn mực cả.
    - Thôi nào, ông Lou.
    - Anh có định nghĩa chuẩn mực nào chăng?
    - Có - Tôi nói - Sử dụng những dữ liệu mà người bình thường không có được để đưa ra quyết định có nên bán hay mua.
    - Vậy thì nhà đầu tư đãi ngộ một công nhân then chốt của một công ty để biết được công ty đó làm ra sao thì anh gọi là gì? Một người thực sự dành thời gian để nghiên cứu những điểm mạnh yếu của công ty thì sao? Anh gọi đó là tội lỗi hay là sự cặn kẽ?
    - Nếu sử dụng tiền để mua chuộc thì tôi xem đó là tội lỗi.
    - Gì cơ, chỉ có đãi ngộ ăn uống thôi mà? Có khác gì một phóng viên chiêu đãi người cung cấp thông tin cho mình đâu? Mà kể cả cảnh sát cũng dùng tiền hay cà phê để khuyến khích nhân chứng nói ra sự thật đó thôi. Tôi không thấy có luật nào cấm việc ăn uống, chiêu đãi nhau giữa các doanh nhân. Về lý thuyết, tất cả mọi người đều có thể làm như thế nếu họ muốn. Không ai để ý cả đâu, Alex ạ. Đó là vấn đề đáng nói đấy. Ngay cả những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp cũng dùng những biểu đồ, thống kê, con số mà doanh nghiệp cung cấp cho họ. Không mấy ai trong số họ đi tìm hiểu thực tế về doanh nghiệp mà mình đang nghiên cứu.
    - Tôi cho rằng điều đó còn tuỳ thuộc vào những gì mà nhà đầu tư rút ra được từ việc chiêu đãi và mời rượu.
  6. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    - Chính xác. Nếu giám đốc một công ty mà lại tiết lộ thông tin ai đó chuẩn bị mua một lượng lớn cổ phiếu vào ngày này hoặc ngày khác thì điều đó là bất hợp pháp. Nhưng cũng chính người đó nói rằng công ty đang trong tình trạng tài chính tồi tệ cần phải được sáp nhập thì điều đó lại là hợp lệ. Sự khác biệt ở đây rất mong manh, anh hiểu ý tôi muốn nói gì không? Chuck Jones chỉ làm công việc thông thường thôi. Ông ta quả là tay lì lợm.
    - Tiểu sử ông ta thế nào?
    - Tôi không nghĩ ông ta từng bước chân đến trường đại học. Chúng ta đang nói chuyện làm ăn. Tôi nghĩ ông ta đã từng chăn ngựa hay làm công việc gì đó tương tự khi còn là một đứa trẻ. Ông ta trở thành người anh hùng vì đã bán đổ bán tháo cổ phiếu trước khi nó hạ giá và chuyển sang đầu tư trái phiếu hay kim loại ngay cả khi ở thời điểm đó giá cổ phiếu của ông ta đang lên. Nếu ai đó biết chuyện họ có thể nghĩ rằng ông ta là lão già lẩm cẩm nhưng khi thị trường đổ bể thì ông ta đã có thể mua lại cổ phiếu và chuẩn bị cho phi vụ làm ăn mới.
    - Tại sao không ai biết?
    - Ông ta là con người bí mật. Chiến lược của ông ta chủ yếu dựa vào yếu tố này. Ông ta mua bán liên tục tránh những khoản giao dịch lớn và tránh giao dịch qua máy tính. Tôi cũng chỉ mới phát hiện ra điều này mấy tháng trước đây thôi.
    - Làm thế nào mà ông phát hiện ra?
    - Mọi người thường nhận ra muộn nhưng bọn tôi đã kịp hồi lại được.
    - Làm thế nào ông ta lại biết sẽ có đợt tụt giá mạnh?
    - Đó là do ông ta có khả năng dự đoán trước. Những tay chơi lão làng thường có được điều này. Đó là sự kết hợp giữa cơ sở dữ liệu khổng lồ và giác quan đặc biệt mà anh chỉ có thể có được khi đã chơi lâu năm. Đôi lúc tôi tưởng mình cũng có khả năng ấy nhưng tôi đã lầm. Nhưng Chuck Jones có đấy. Tôi không nói là ông ta không bao giờ bị thua. Tất cả mọi người đều bị thua nhưng ông ta thắng nhiều hơn thua rất nhiều.
    - Hiện tại ông ta đang làm phi vụ gì?
    - Tôi không biết, như tôi đã nói đấy, ông ta rất bí mật. Ông ta chỉ đầu tư một mình thôi. Nhưng tôi không nghĩ ông ta đầu tư bất động sản đâu.
    - Tại sao vậy?
    - Bởi vì bất động sản đang là thị trường kém sôi động. Tất nhiên là không phải với một người như anh mong muốn tìm được một khoản thu nhập ổn định và mua nhà để dành. Tôi cũng mới rút khỏi thị trường này và chuyển qua cổ phiếu. Nhưng Jones khôn ngoan hơn tôi và ông ta còn rút trước cả tôi nữa cơ.
    - Con trai ông ta sở hữu một khu đất rộng ở vùng Thung lũng.
    - Ai nói sự khôn ngoan là bản năng di truyền chứ?
    - Con trai ông ta là giáo sư trường đại học. Tôi không nghĩ ông ta có thể mua được đến năm mươi lô đất cho chính mình.
    - Có thể đó là quỹ tín thác của anh ta - tôi không rõ lắm. Nhưng anh sẽ phải đưa thêm bằng chứng thì tôi mới dám tin Chuck đang đầu tư lớn vào bất động sản. Khu đất của bệnh viện là ở Hollywood có phải không?
    - Vài mẫu được mua từ lâu rồi. Bệnh viện đó tồn tại đã được bảy mươi năm và có thể việc thanh toán đã hoàn tất. Vậy thì kể cả khi đất xuống giá thấp đi nữa thì bán vẫn cứ lãi chán.
    - Chắc chắn rồi Alex, nhưng đó là về phía bệnh viện, còn động cơ của Jones thì sao?
    - Ông ta hưởng hoa hồng từ số tiền bán đất.
    - Khu đó có bao nhiêu mẫu và chính xác là ở đâu?
    - Khoảng năm mẫu - Tôi nói luôn cho ông ta địa chỉ của Bệnh viện Nhi đồng miền Tây.
    - Được rồi, thế thì vào khoảng mười lăm triệu, có thể là hai mươi. Khoảng đất này rất lớn và cần phải chia nhỏ ra thì mới bán được. Vậy là sẽ phải mất thời gian, sẽ phải điều trần, phải xin giấy phép của nhà quản lý, sẽ phải liên quan đến vấn đề môi trường. Phần lớn nhất mà Chuck có thể dành cho mình mà không gây ra tranh cãi là khoảng hai mươi lăm phần trăm - có lẽ mười phần trăm thì đúng hơn. Như vậy cũng có nghĩ là khoảng hai đến năm triệu sẽ rơi vào túi ông ta. Không, tôi không nghĩ là Chuck lại phải cậy cục như vậy để có được số tiền ít ỏi đó đâu.
    - Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông ta có thể có ý khác với mảnh đất ấy? Nếu ông ta không chỉ đóng cửa một bệnh viện mà còn mở ra một bệnh viện mới trên phần đất của con trai mình thì sao?
    - Có nghĩ là ông ta chuyển qua kinh doanh bệnh viện? Tôi nghi ngờ điều đó Alex ạ. Tôi không có ý chê bai nhưng lĩnh vực y tế cũng là một thị trường tồi. Bệnh viện cũng đang phơi bụng ra đấy thôi.
    - Tôi biết, nhưng biết đâu Jones lại nghĩ ông ta có thể làm được tốt việc này, lội ngược dòng một cách ngoạn mục. Ông chẳng đã bảo rằng ông ta không quan tâm tới những việc mà người khác đang làm là gì.
    - Tất cả mọi điều đều có thể Alex, nhưng anh phải chứng minh cho tôi điều đó. Do đâu mà anh lại có được những lý lẽ đó?
    Tôi kể cho ông ta nghe về phát biểu của Plumb trong bài báo.
    - A, một cái tên khác trong danh sách mà anh đưa cho tôi. Tôi chưa bao giờ nghe nói đến anh ta. Vì vậy tôi đã lần tìm trong tất cả các danh bạ mà tôi có. Nhưng tôi nhận thấy anh có xu hướng tìm tới những nhà kinh doanh lớn: anh ta có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh, học cao học để lên tiến sỹ, từng làm nhiều công việc quản lý bây giờ lại biết kinh doanh, quả thật anh ta đang trên đà thăng tiến đó. Công việc đầu tiên của anh ta là ở Hãng kế toán quốc gia Smothers & Crimp. Sau đó anh ta chuyển đến trụ sở chính ở một nơi khác.
    - Ở đâu?
    - Chờ tý, tôi đã ghi vào đâu đó... Đây rồi. Plumb, George Haverford: Ba mươi tư tuổi, lấy mary Ann Champlin; năm 1958 có hai con; năm 1960 có bằng cử nhân và làm cho Smothers & Crimp; từ 1960 đến 1963 chuyển công việc sang làm đối tác điều hành của Hãng Hardfast Steel ở Pittsburgh; 1963 đến 1965 là nhân viên điều hành và quan chức phụ trách hoạt động của Hãng sản xuất Readlite ở Pennsylvania, từ 1965 đến 1968 làm việc cho Hãng kế toán Baxter và ở đó đến tận năm 1971; từ 1971 đến 1974 làm cho Hãng quản lý chuyên gia Advent, thành lập nhóm Plumb; từ 1974 đến 1977 trở lại công việc kinh doanh; năm 1978 làm việc ở Hãng kế hoạch y tế Vantage cho đến tận năm 1981.
    - Ông ta thay đổi rất nhiều công việc nhỉ.
    - Không hẳn vậy đâu Alex, thay đổi liên tục thể hiện xu hướng kinh doanh của anh ta đấy. Đó cũng là lý do tại sao tôi rời bỏ gia đình sớm. Gia đình quả là địa ngục. Tôi cũng đã thay đổi rất nhiều công việc từ Vantage Health sau đó làm cho Hãng an toàn thực phẩm, ba năm làm cho hãng Arthur-McClennan, ba năm làm cho Neo Dyne Biologicals, sau đó là Hãng tư vấn sức khoẻ MGS-Pittsburgh là nơi anh làm tôi để ý đó.
  7. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    - Ông thấy nơi đó thế nào?
    - Một bệnh viện cỡ nhỏ đến trung bình chuyên điều trị các bệnh cấp tính ở những thành phố nhỏ và vừa, được thành lập năm 1982 bởi một nhóm bác sĩ, chính thức hoạt động năm 1985, lục đục nội bộ, hoạt động kém hiệu quả và năm sau bán lại cổ phần - một tay đầu cơ mua lại tất cả và đóng cửa bệnh viện.
    - Tại sao tay đầu cơ đó lại mua nó và dừng hoạt động?
    - Có nhiều lý do. Có thể họ phát hiện ra mua nó là một sai lầm và muốn giảm thiểu một cách nhanh chóng các thua thiệt. Hoặc có thể họ muốn các nguồn lực của công ty hơn là bản thân công ty đó.
    - Đó là nguồn lực gì?
    - Phần cứng, đầu tư, quỹ lương hưu. Còn hãng BIO-DAT mà anh hỏi đến chỉ là một chi nhánh của MGS thôi, đó là cơ quan phân tích dữ liệu. Trước khi được mua lại nó đã được bán cho Hãng Northern Holdings ở Missoula, Montana.
    - Đó là một doanh nghiệp nhà nước à?
    - Không, tư nhân.
    - Còn những công ty khác mà Plumb đã từng làm việc? Ông có biết công ty nào không?
    - Không phải một.
    - Có công ty nào của nhà nước không?
    - Chờ một lát tôi sẽ nói cho anh nghe... Anh muốn bắt đầu từ đâu? Từ Hãng Smothers hay hãng nào?
    - Tùy ông nếu ông có thời gian.
    - Hôm nay tôi rảnh hơn thường lệ. Chờ tôi một lát.
    Tôi chờ và nghe rõ tiếng gõ bàn phím.
    - Được rồi, chúng ta sẽ tìm kiếm... đây rồi... Không có gì trên thị trường New York. Không có tên nào như vậy được niêm yết cả. Để tôi tìm trên thị trường Nasdaq xem thế nào.... Cũng không có gì cả. Chờ một lát nữa Alex, để tôi kiểm tra danh sách các công ty tư nhân... Hình như không có hãng nào cả, Alex ạ.
    - Có nghĩa là không hãng nào trong số đó còn hoạt động?
    - Có thể như vậy.
    - Ông có thấy điều đó bất thường không?
    - Lạ thật, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải đóng cửa chiếm tỷ lệ rất cao và dường như gã Plumb này đến đâu thì nơi đó đều bị đóng cửa.
    - Chuck Jones thuê ông ta điều hành bệnh viện đó Lou ạ. Ông nghĩ gì về ý đồ của ông ta?
    - Tôi nghĩ anh ta là tên phá hoại.
    - Thế còn những hãng mà Plumb đã từng hợp tác?
    - Sẽ khó tìm đấy. Đó toàn là những hãng nhỏ, và nếu là của tư nhân thì sẽ không có chi nhánh về cổ phiếu, có rất ít hoặc không có thông tin trên các báo thương mại.
    - Thế còn báo địa phương?
    - Nếu đó là hãng lớn của địa phương sa thải nhiều công nhân thì có thể có. Dù sao thì cũng chúc anh may mắn sớm tìm được thông tin này.
    - Được rồi, cảm ơn ông.
    - Có thực sự quan trọng không Alex?
    - Tôi cũng không rõ.
    - Nếu biết được những manh mối rồi thì đối với tôi việc tìm kiếm sẽ dễ hơn nhiều - Ông ta nói - Thôi, tôi chơi Tarzan cái đã.
     
    Sau khi nói chuyện với Lou, tôi gọi điện đến Virginia và có số điện thoại của Viện nghiên cứu y tế Ferris Dixon. Một giọng phụ nữ trả lời:
    - Viện Ferris Dixon đây, tôi có thể giúp gì được ông không?
    - Tôi là bác sĩ Schwietzer của Bệnh viên Nhi đồng miền Tây ở Los Angeles. Tôi là cộng sự của bác sĩ Laurence Ashmore.
    - Xin ông vui lòng chờ một lát.
    Tiếng nói trở lại:
    - Vân thưa bác sĩ Schweitzer, ông cần gì ạ?
    - Viện của cô tài trợ cho nghiên cứu của bác sĩ Ashmore?
    - Vâng.
    - Tôi rất buồn thông báo là ông ấy đã qua đời rồi.
    - Ô... vậy sao? - Cô ta thốt lên nhưng nghe giọng nói thì không có gì ngạc nhiên cả - Nhưng tôi nghĩ người có thể giúp ông thì lại không có mặt ở đây.
    Tôi không định yêu cầu gúp đỡ nhưng thuận chiều tôi nói luôn:
    - Thế ai có thể giúp được tôi?
    - Ồ xin lỗi, tôi không rõ, để tôi kiểm tra lại.
    - Phiền cô.
    - Không có gì, xin ông vui lòng chờ giây lát. Nếu không ông có thể cho tôi số và tôi sẽ gọi lại.
    - Tôi phải đi ngay bây giờ. Tôi có thể đến chỗ cô được không?
    - Rất hân hạnh được gặp ông, thưa bác sĩ.
    - Ồ, xin lỗi, cô có thể cho tôi biết một chút về Viện được không? Tôi muốn làm công việc nghiên cứu của riêng mình.
    - Ông muốn biết gì thưa bác sĩ Schweitzer?
    - Những dự án nào thì Viện của cô ưu tiên tài trợ?
    - Câu hỏi này vượt quá phạm vi của tôi, thưa ông, xin lỗi tôi không thể trả lời câu hỏi đó được.
    - Cô có thể gửi cho tôi một cuốn sách nhỏ giới thiệu không? Ví dụ như danh sách các dự án trước đây mà Viện của cô đã tài trợ?
    - Tôi e là cũng không được. Cơ quan của chúng tôi mới thành lập.
    - Vậy sao? Được bao lâu rồi?
    - Xin chờ một lát, thưa ông.
    Lại có tiếng nhạc chuông, rồi cô ta quay trở lại:
    - Xin lỗi vì quá lâu, thưa ông. Tôi không thể tiếp tục được nữa, tôi còn mấy cuộc điện thoại đang gọi đến. Hay là lát nữa ông gọi lại vậy nhé, tôi nghĩ sẽ có người có thể giúp được ông đấy.
    - Người có thể giúp được tôi sao? - Tôi hỏi lại.
    - Vâng thưa bác sĩ. Chúc ông một ngày vui vẻ.
    Cô ta gác máy. Tôi gọi lại nhưng đường dây bận. Tôi yêu cầu cô nhân viên tổng đài nối cho tôi vào đường dây khẩn cấp và chờ cho đến khi cô ta xuất hiện trở lại:
    - Xin lỗi, thưa ông, số máy đó đang bị hỏng.
    Tôi tiếp tục nghe được giọng nói dễ chịu của cô nhân viên. Giọng nói thật êm... chắc là phải luyện tập khá nhiều.
    Một thông tin mà cô ta cung cấp khiến tôi thấy gờn gợn: "Cơ quan chúng tôi mới thành lập".
    Dù từ "cơ quan" để gọi một doanh nghiệp tư nhân thì thật là hơi lạ.
    Tôi thử quay lại số đó nhưng vẫn không liên lạc được.
  8. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Tôi kiểm tra lại những nghiên cứu đã được Viện này tài trợ.
    Zimberg, Walter William. Đại học Maryland, Baltimore.
    Có gì đó liên quan tới thống kê khoa học.
    Hay ông này ở trường y, khoa Toán hay khoa Y tế cộng đồng gì đó?
    Tôi lấy số điện thoại của trường đại học này và liên lạc. Không có tên Zimberg nào trong khoa Y cũng như khoa Toán của trường.
    Tôi liên lạc với khoa Y tế cộng đồng. Một giọng nam trả lời:
    - Xin cho tôi gặp giáo sư Zimberg?
    - Xin lỗi, không có ai là giáo sư Zimberg ở đây.
    - Xin lỗi, có lẽ tôi đã nhầm thông tin. Xin hỏi chỗ anh có danh sách nhân viên các khoa không?
    - Xin chờ một lát... Có, ở đây có giáo sư Zimberg nhưng ông ấy làm việc ở khoa Kinh tế.
    - Xin anh vui lòng nối máy cho tôi nói chuyện với ông ấy.
    Một tiếng tách nhỏ vang lên và một giọng phụ nữ trả lời:
    - Khoa kinh tế xin nghe.
    - Xin cho tôi gặp giáo sư Zimberg.
    - Xin ông chờ một lát.
    Lại một tiếng tách và giọng phụ nữ khác:
    - Văn phòng của giáo sư Zimberg xin nghe?
    - Phiền cô cho tôi gặp giáo sư Zimberg.
    - Giáo sư Zimberg ra khỏi thành phố rồi thưa ông.
    Tôi đoán bừa:
    - Liệu ông ta có ở Washington không?
    - Xin lỗi, ông là ai ạ?
    - Tôi là giáo sư Schweitzer, đồng nghiệp cũ của giáo sư Zimberg. Xin hỏi có phải ông ấy đi họp rồi không?
    - Họp gì cơ, thưa ông?
    - Cuộc họp của Hội những nhà thống kê sinh học bên đồi Hilton. Tôi có nghe nói ông ấy chuẩn bị trình bày vài dữ liệu mới về phí giới hạn. Nghiên cứu do Viện Ferris Dixon tài trợ.
    - Hừm. Giáo sư có thể sẽ sớm gọi lại cho ông. Xin ông vui lòng để lại số của ông, tôi sẽ nói giáo sư gọi lại cho ông.
    - Rất cảm ơn cô nhưng tôi sắp phải lên máy bay rồi. Vì vậy tôi không đến cuộc họp được. Xin hỏi giáo sư có để lại bản tóm tắt trước khi ông ấy đi không?
    - Xin ông vui lòng hỏi giáo sư về chuyện đó.
    - Khi nào ông ấy trở lại?
    - Ông ấy đang nghỉ phép thưa ông.
    - Ông ấy không báo trước à? Tôi không nghe nói về chuyện đó... Ông ấy nghỉ ở đâu vậy?
    - Rất nhiều chỗ, thưa giáo sư...
    - Tôi tên là Schweitzer.
    - Rất nhiều chỗ, thưa giáo sư Schweitzer. Tuy nhiên, ông ấy thường xuyên gọi điện lại. Ông nên để lại số và tôi sẽ nói với ông ấy gọi cho ông.
    Cô ta nhắc lại từng câu từ vừa nói trước đây mấy phút.
  9. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    25
     
    Tôi quyết định trực tiếp đến một địa chỉ. Có một chỗ đậu xe miễn phí thuộc khu đất của trường đại học. Tôi đi đến văn phòng đăng ký và hỏi nhân viên gốc Ấn Độ tra tên Dawn Kent Herbert.
    - Xin lỗi ông, chúng tôi không cung cấp thông tin cá nhân.
    Tôi đưa tấm thẻ của trường y trong thành phố ra và nói:
    - Tôi không cần thông tin cá nhân. Tôi chỉ muốn biết cô ấy thuộc khoa nào. Tôi có việc muốn kiểm tra về học vấn.
    Cô nhân viên kiểm tra thẻ, hỏi lại tôi cái tên Herbert và đi ra.
    Một lúc sau cô ta xuất hiện:
    - Herbert là nhân viên của khoa Y tế cộng đồng nhưng cô ta không còn học ở đây nữa rồi, thưa ông.
    Tôi biết khoa Y tế cộng đồng ở trong toà nhà này nhưng chưa bao giờ đến đó. Tôi đi xuống phía nam khuôn viên trường đại học đến Trung tâm ở đầu phía nam gần khoa Nha.
    Trung tâm Y tế cộng đồng nằm gần thư viện nơi tôi đã tra cứu về Ashmore. Trên tường có treo ảnh của tất cả các khoá học đã tốt nghiệp. Các bác sĩ mới tốt nghiệp trông mặt non nớt như những đứa trẻ. Khi tôi đến nơi thì hành lang đã vắng. Một nhân viên đang rời văn phòng hành chính, tôi giữ cửa cho cô ta và bước vào.
    Nhân viên thu tiền và nhân viên văn phòng làm việc trong một khoảng không chật hẹp.
    - Tôi là bác sĩ Delaware của Bệnh viên Nhi đồng miền Tây. Một sinh viên đã tốt gnhiệp ở trường bạn đã từng làm việc ở chỗ tôi và tôi muốn biết cố vấn khoa của cô ấy là ai?
    - Được thôi, thưa ông. Tên cô ấy là gì?
    - Dawn Herbert.
    Không có phản ứng gì.
    - Cô ấy thuộc khoa nào?
    - Y tế cộng đồng.
    Cô ta cười ngoác miệng:
    - Đây là Trường Y tế cộng đồng thưa bác sĩ. Chúng tôi có rất nhiều chuyên ngành và mỗi chuyên ngành lại có thể có nhiều khoa - Cô ta đưa ra một cuốn sổ tay và chỉ vào bảng mục lục.
    Các chuyên ngành của trường:
    Thống kê sinh học
    Khoa học sức khoẻ cộng đồng
    Khoa học sức khoẻ môi trường
    Khoa học môi trường và kỹ thuật
    Khoa dịch tễ học
    Khoa dịch vụ y tế
    Dựa trên công việc mà Ashmore đã làm tôi nói:
    - Có thể là khoa Thống kê sinh học hoặc khoa Dịch tễ.
    Cô ta đến chỗ giá hồ sơ lấy ra một tập bìa màu xanh gáy ghi dòng chữ: Thống kê sinh học.
    - Có đây rồi. Cô ấy là nghiên cứu sinh về thống kê sinh học và người hướng dẫn là tiến sỹ Janosh.
    - Tôi có thể tìm tiến sỹ Janosh ở đâu?
    - Xuống tầng dưới, văn phòng B, số 345. Ông có cần tôi gọi điện trước không?
    - Vâng, phiền cô.
    Cô ta nhấc máy điện thoại và gọi:
    - Tiến sỹ Janosh à? Xin chào chị, tôi là Merilee đây. Có một bác sĩ muốn gặp chị nói chuyện về sinh viên của chị, cô Herbert... Ồ được thôi... - Cô ta cau mày quay sang hỏi tôi - Tên ông là gì thưa ông?
    - Delaware từ Bệnh viên Nhi đồng miền Tây.
    Cô ta nhắc lại tên tôi qua điện thoại và nói tiếp:
    - Vâng, được rồi. Tôi có thể xem giấy chứng nhận của ông được không, bác sĩ Delaware?
    Tôi đưa cho cô ta tấm thẻ.
    Cô ta gác máy và quay sang nói với tôi:
    - Chị ấy không có nhiều thời gian nhưng có thể gặp ông ngay bây giờ.
    Nghe giọng nói của cô ta có vẻ bực tức.
    Khi tôi đi ra đến cửa, cô nhân viên hỏi với:
    - Cô Herbert bị ám sát à, thưa ông?
    - Tôi e là như vậy.
    - Thật tồi tệ.
  10. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Tôi đi xuống tầng bằng thang máy và đến phòng B-345. Cửa phòng đóng và khoá trong. Bên trên có biển hiện ghi: Alice Janosh, Tiến sỹ tâm lý.
    Tôi gõ cửa và có tiếng nói ở trong vọng ra:
    - Xin chờ một phút.
    Có tiếp dép và cửa mở. Một phụ nữ trạc năm mươi tuổi hỏi tôi:
    - Ông là bác sĩ Delaware?
    Tôi chìa tay ra, bà ta bắt tay nhanh và mời tôi vào phòng.
    Bà ta hơi thấp, mập, mái tóc hung búi gọn gàng, mặc váy đỏ trắng, đi giầy đỏ và đeo trang sức bằng vàng. Mặt bà ta nhỏ và khá xinh xắn. Khi còn trẻ có lẽ bà ta phải là hoa khôi của trường.
    Tôi bước vào phòng, bà ta để cửa mở và vào sau tôi. Căn phòng thoảng mùi nước hoa, trên tường treo các bức tranh nghệ thuật của các tác giả như Miró, Albers, Stella và một tác giả nữa tôi không nhớ tên nhưng ông ta đã có triển lãm ở bảo tàng Boston.
    Một hộp sôcôla đặt trên bàn kính và cạnh đó là hộp kẹo bạc hà. Trên bàn làm việc của bà ta có máy vi tính, máy in và hộp đựng hồ sơ. Trên máy in là chiếc ví da đỏ.
    Bà ta ngồi cạnh hộp sôcôla, chân bắt chéo, bắp chân khá to.
    - Ông là bác sĩ?
    - Không, tôi là nhà tâm lý.
    - Ông có quan hệ gì với cô Herbert?
    - Tôi đang tham khảo một trường hợp ở bệnh viện. Dawn đã lấy bệnh án của người nhà một bệnh nhân và không trả lại. Tôi nghĩ cô ấy để lại nó ở đây.
    - Tên của người nhà bệnh nhân ấy?
    Tôi hơi do dự và bà ta nói luôn:
    - Tôi không thể trả lời câu hỏi của ông mà không biết phải tìm kiếm cái gì.
    - Tên là Jones.
    - Charles Lyman Jones đệ tứ?
    Hơi ngạc nhiên tôi hỏi:
    - Bà có nó sao?
    - Không. Nhưng ông là người thứ hai hỏi nó. Liệu có vấn đề gì về gen khiến các ông khẩn cấp đến thế không? Mẫu mô của người họ hàng chẳng hạn?
    - Đây là trường hợp phức tạp - Tôi nói.
    Bà ta thả chân xuống và nói:
    - Người thứ nhất cũng không cho tôi lời giải thích hợp lý.
    - Người ấy là ai?
    Bà ta nhìn tôi có vẻ nghi ngờ:
    - Xin lỗi bác sĩ, tôi có thể xem tấm thẻ mà ông cho Merilee xem ban nãy không?
    Lần thứ ba trong vòng hơn một giờ tôi phải trình tấm thẻ khoa của mình.
    Bà ta đặt lên bàn rồi đeo kính kiểm tra. Số chứng minh của bệnh viện có vẻ làm bà ta quan tâm.
    - Người kia cũng có tấm thẻ thế này. Anh ta nói là phụ trách an ninh của bệnh viện - Bà ta nói và trả lại tôi tấm thẻ.
    - Anh ta tên là Huenengarth?
    Bà ta gật đầu:
    - Tôi nghĩ hai vị làm việc trùng nhau rồi.
    - Anh ấy đến đây khi nào?
    - Thứ Ba trước. Bệnh viên Nhi đồng miền Tây có dịch vụ này cho tất cả các bệnh nhân, thưa ông?
    - Như tôi đã nói, đây là trường hợp phức tạp, thưa bà.
    Bà ta mỉm cười:
    - Về mặt y tế văn hoá xã hội?
    - Xin lỗi, tôi không thể nói chi tiết được.
    - Sự bí mật của người làm công tác điều trị tâm lý ư?
    Tôi gật đầu.
    - Tôi hoàn toàn tôn trọng điều đó, bác sĩ Delaware. Huenengarth dùng cách giải thích khác để giữ bí mật của anh ta: thông tin riêng. Nghe có vẻ hơi trinh thám và tôi đã nói thế với anh ta. Tôi thấy thái độ của anh ta nghiêm túc.
    - Bà có đưa cho anh ta bệnh án đó không?
    - Không, bởi vì tôi không có nó, thưa bác sĩ. Dawn không hề để bất kỳ bệnh án nào ở đây. Xin lỗi vì đã làm ông thất vọng nhưng những việc cô ấy làm gần đây khiến tôi chú ý, tất nhiên là cả việc cô ấy bị ám sát. Khi cảnh sát đến đây kiểm tra, tôi đã đưa tất cả các tài liệu liên quan đến việc học của cô ta. Chỉ có một vài quyển vở ghi, vài đĩa vi tính.
    - Bà đã mở những đĩa đó chưa?
    - Câu hỏi đó có liên quan đến trường hợp bệnh nhân phức tạp của ông không?
    - Có thể.
    - Có thể - Bà ta nhắc lại - ít nhất thì ông cũng không huênh hoang như Huenengarth bắt tôi phải mở chúng.
    Bà ta bỏ kính ra, đứng dậy trả tôi tấm thẻ và ngồi trở lại ghế:
    - Dawn liên quan đến điều gì không tốt hay sao, thưa ông?
    - Có thể.

Chia sẻ trang này