1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VŨ HỘI CHỮ - Chương trình biểu diễn nghệ thuật thư pháp hành vi.2008 - Kính mời thành viên BOX MĨ TH

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi loa_ken_den_si, 01/02/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    VŨ HỘI CHỮ - Chương trình biểu diễn nghệ thuật thư pháp hành vi.2008 - Kính mời thành viên BOX MĨ THUẬT - khai mạc 18h ngày 17 / 2 /

    THÔNG CÁO BÁO CHÍ


    Chưa bao giờ câu chuyện về thư pháp Việt Nam lại được công chúng quan tâm và nhắc nhiều đến nó như hiện nay. Cuộc nổi chìm của con chữ thánh hiền, lúc trầm lúc bổng, làm nên hình dạng của sự vận động nội tại thư pháp nước nhà, kéo theo các ngã rẽ trong khuynh hướng phân-hợp, hợp-phân, để cuối cùng, nó đến được cái đích: Hợp nhất các khuynh hướng phát triển của thư pháp Việt Nam, bình ổn ?othế chân vạc?: Hán, Nôm ?" Quốc ngữ - Tiền vệ, thiết lập một kết cấu mới, kết cấu của sự phản ánh đa chiều, phô bày tính đa nguyên thẩm mỹ trong nghệ thuật thư pháp.

    Với sự nhận thức ấy, Bà Nguyễn Nga là một người Pháp gốc Việt ?" giám đốc Maison Der Arts gallery đồng ý tài trợ toàn phần kinh phí cho cuộc biểu diễn nghệ thuật Thư pháp hành vi được tổ chức tại tầng 1 số 31A Văn Miếu, Hà Nội. Maison Der Arts gallery mong muốn làm cho câu chuyện về thư pháp Việt Nam được rõ nét hơn, bằng việc đẩy nó đến đỉnh điểm của hành vi, đưa nghệ thuật thư pháp từ tĩnh sang động. Maison Der Arts gallery chủ động mời các thư pháp gia đại diện cho thời đại @ - những người đã từng có những cống hiến nhất định đối với sự phát triển của Thư pháp nước nhà trong những năm gần đây đồng thời tài trợ cho các thư gia toàn phần kinh phí, từ chất liệu sáng tác tác phẩm đến tổ chức trình hiện, triển lãm và biểu diễn.

    Chương trình biểu diễn nghệ thuật thư pháp hành vi lần này, một lần nữa, phá bỏ sự gò túng của không gian chữ thuần túy. Nội hàm cuộc triển lãm là phản ánh sự biến đổi nội tại của nghệ thuật Thư pháp Việt Nam, từ truyền thống đến đương đại, hoặc ngược lại, đương đại đến từ truyền thống. Từ văn hóa xin cho đến mua bán. Ý niệm này được ngưng kết trong tác phẩm thông qua nghệ thuật hành vi. Chữ viết thông qua ba thời kỳ tiêu biểu: Hán Nôm - Quốc ngữ - Tiền vệ tương ứng với 3 Thư pháp gia biểu diễn. Khung cảnh biểu diễn được thiết kế theo nghệ thuật sắp đặt bồi dán từ tường, trần nhà đến các vật dụng, được dán bởi hàng trăm ?omiếng? Thư pháp các thể chữ Hán Nôm, Quốc ngữ và Tiền vệ - Trừu tượng các cỡ, trên giấy Xuyến chỉ với mầu sắc khác nhau (phần tranh bồi dán trên tường sau vứt bỏ). Những tác phẩm làm nên cuộc chắp vá cho con đường phát triển của thư pháp Việt Nam, cũng như phản ánh tư duy-cảm nhận-phê bình của công chúng từ trước đến nay về một bộ môn nói thì dễ nhưng thực hành thì khó này.

    Danh sách các nhóm thư pháp gia trong Chương trình biểu diễn nghệ thuật thư pháp hành vi:

    Thư pháp Hán-Nôm:

    1. Vũ Thanh Tùng (tham gia trình diễn thư pháp)

    2. Đặng Anh Việt

    3. Lê Thanh Hải

    Thư pháp Quốc ngữ:

    1. Trịnh Tuấn (tham gia trình diễn thư pháp)

    2. Kiều Quốc Khánh

    3. Trần Thanh Bình

    Thư pháp Tiền vệ:

    1. Nguyễn Quang Thắng (tham gia trình diễn thư pháp)

    2. Trần Trọng Dương

    3. Nguyễn Đức Dũng

    4. Phạm Tuấn

    (Lý lịch nghệ thuật (trích ngang) của các thư pháp gia trình hiện diễn được đính kèm với thông cáo báo chí này).

    Thư pháp Hán-Nôm truyền thống, với danh vị đã được khẳng định từ mấy nghìn năm trong lịch sử văn tự Trung Hoa, và bao trùm cả (hàng) thiên niên kỷ ở Việt Nam dưới các triều đại phong kiến. Tính kế thừa và sự duy trì lặng lẽ của nó vẫn luôn âm ỉ cháy trong lòng những người yêu văn mến chữ thánh hiền. Hàng trăm, hàng nghìn các nhà thờ, đình, chùa, đền, miếu, như hàng trăm hàng nghìn bảo tàng dân gian, lưu giữ và tôn vinh giá trị những tác phẩm thư pháp, dưới dạng những hoành phi, câu đối, thác bản. Cho đến hôm nay, nó vẫn còn nguyên giá trị, nếu xét nó trong khía cạnh về giá trị văn hóa cổ truyền. Với sự cộng hưởng từ các phong trào phát triển nghệ thuật thư pháp, sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ truyền thông, nỗ lực vượt bậc của các thư gia trẻ, thư pháp Hán-Nôm đang được hoằng dương mạnh mẽ.

    Thư pháp chữ Quốc ngữ, hay còn gọi là thư pháp chữ Việt, là một thành phần cấu tạo nên sức-sống-mới cho diện mạo thư pháp Việt Nam. Nó là sản phẩm của xã hội mới, ra đời trong sự vận động tất yếu của nghệ thuật viết chữ. Mang trong mình tính phổ biến, dễ đọc, dễ hiểu, dễ cảm nhận, vì thế, nó cũng dễ làm nên những Câu-Chuyện-Kỷ-Lục. Song, do thừa hưởng và phát triển từ di sản thư pháp Hán-Nôm cũng như di sản thư pháp nhân loại, nên thư pháp chữ Việt bị hạn chế về cơ sở lý luận, khó hoạch định cho mình con đường phát triển sâu về học thuật, để có thể định danh là một cái gì đó của văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, khi băng qua mọi thứ dan díu về mặt lý luận với các di sản thư pháp Đông-Tây, thì cái còn lại của thư pháp chữ Việt là những giá trị văn hóa phi vật thể ghim trong lòng lát cắt lịch sử thời đại này.

    Thư pháp Tiền vệ, chuyển dịch vào Việt Nam một cách muộn mằn, nhưng lại mang hơi thở cuộc sống hiện tại, nói được nhiều câu chuyện hôm nay (rất kịp thời), làm cầu nối se duyên cho cuộc hợp hôn tưng bừng giữa thư pháp Hán-Nôm và Quốc ngữ. Đồng thời, thư pháp Tiền vệ mang tải tinh thần thời đại, cuốn công chúng vào chiều sâu ý niệm, phá dỡ hoàn toàn các khuôn thước, các khái niệm cổ điển, cởi toang nhận thức của cá nhân, nhằm đạt đến cái tận cùng của bản ngã. Phá bỏ tính xem-hiểu, tiến đến tính xem-cảm. Người xem sẽ tự tìm ra cho mình thông điệp gửi gắm trong tác phẩm, mà không có bất kỳ sự chú thích hay lý giải nào. Đó cũng là cách để ?omở cửa? trong nghệ thuật, ở đây, người nghệ sĩ sẽ trao cho công chúng chiếc chìa khóa để bước sâu vào thế giới của sự tưởng tượng.



    Chương trình biểu diễn nghệ thuật thư pháp hành vi VŨ HỘI CHỮ kết nối ba mảng Thư pháp nói trên lại một sân chơi, như một gạch nối giữa truyền thống với hiện đại, giữa nghệ thuật phương Đông với phương Tây, giữa tâm linh với hiện thực, giữa rạch ròi với mơ hồ, giữa hư vô phù phiếm với khuôn thước quy chuẩn v.v?

    Chương trình biểu diễn nghệ thuật thư pháp hành vi sẽ được khai mạc lúc18h ngày 17 tháng 2 năm 2008, tại Maison Der Arts gallery, tầng 1 số 31A Văn Miếu, Hà Nội.

    Chương trình kéo dài đến hết ngày 24 tháng 2 năm 2008
  2. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    VŨ HỘI CHỮ - Ý TƯỞNG VÀ XUẤT PHÁT ĐIỂM

    Văn hóa là một khái niệm chung, rộng, tổng hòa của các giá trị vật thể và phi vật thể của con người trong xã hội không bị giới hạn bởi phân cách về lãnh thổ và khó có thể tìm được một hệ quy chiếu chung, nhưng nếu xét trên từng quốc gia thì văn hóa lại mang đặng trưng vùng miền rất rõ nét. Tuy nhiên có một cách nói khác như của Edouard Heriot: Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã được học tất cả. Vậy ta có thể hiểu thêm, văn hóa không chỉ là một khái niệm có thể định nghĩa được, mà nó còn như một ý niệm tồn tại trong thực thể của con người xã hội không phân biệt ranh giới địa lý nhưng mang đậm đặc trưng vùng miền và luôn hiện hữu trong ý thức của mỗi chúng ta. Nghệ thuật nói chung, là Văn hóa, Thư pháp nói riêng, cũng là Văn hóa, và nghệ thuật Thư pháp ở Việt Nam, của Việt Nam cũng không ngoài ý niệm ấy.
    Thư pháp (Hán và Nôm) thực chất không được định danh ở Việt Nam, qua các sử liệu chính thống hay từ dân gian còn đến ngày nay đều không tìm thấy điều này. Nhưng lại hiển nhiên một điều, cách viết chữ đẹp, dùng văn tự vào các mục đích khác nhau mang tính nghệ thuật thì lại như một điều hiển nhiên. Tuy nhiên, ở nước ta, một nước hệ lụy về văn hóa và văn tự, chịu nhiều ảnh hưởng bởi tư tưởng của Trung Hoa như một đặc trưng xưa kia thường thấy ở phương Đông, nghệ thuật chỉ như một thứ phu phiếm, trò ?ođiêu trùng tiểu kỹ? và ít được coi trọng. ?oDĩ thư tuyển sỹ? (viết chữ kén người có học có tài), việc viết chữ đẹp như một tiêu chí để kén chọn hiền tài được áp dụng một cách triệt để trong khoa cử trời trước, nhưng ?othư như kỳ nhân? (người sao chữ vậy) và thực tế đã chứng minh bao nhiêu văn nhân sỹ đại phu công danh hiển hách, đức dộ hơn người đã để lại những áng thơ văn và những nét bút tài hoa mà nay vẫn còn lưu danh thiên cổ, hình tích vẫn còn. ?oBất bạc kim nhân ái cổ nhân? (không bạc với người xưa mà thêm yêu người nay), trên cái tinh thần ấy, Thư pháp Hán Nôm ở Việt Nam đã trỗi dậy theo sự phát triển và nhu cầu của xã hội. Ban đầu vỉa hè là nơi dung túng cho các ông đồ thất thế, nhưng chữ nghĩa thánh hiền vốn trang nghiêm cũng thích hợp với nơi miếu đường tôn nghiêm sang trọng và vẫn luôn được sủng ái nâng niu. Chỉ có điều, Hán Nôm đã gần như là tử ngữ, nghệ thuật tự thân của chữ nghĩa phải cầu nhiều nơi ngoại bang, nghệ thuật mang nhiều tính đọc-hiểu và áp đặt thẩm mỹ.
    Hán Nôm được phục hưng yếu ớt và quan tâm một cách dè dặt nhiều ái ngại, Thư pháp Hán Nôm đầy tính bác học như bức vách trước đại đa số dân chúng lâu nay chỉ biết ?okính nhi viễn chi? (đứng xa mà bái vọng) với chữ nghĩa thánh hiền, huống chi là nghệ thuật. Một số người với đôi chút hiểu biết ít nhiều gàn dở vẫn theo bước người xưa, nhưng số ấy không nhiều. Nhu cầu quá phong phú và đa dạng, người Việt cũng có nhiều sáng tạo, và hay thay, không ít người đã mạnh dạn mượn bút long, mực tàu, kỹ thuật viết chữ Hán mà tô son điểm phấn cho chữ Quốc ngữ. Dẫu còn be bét, đây đó lòe loẹt hay nhiều khi lập lờ nhưng phong trào viết ?oThư pháp Quốc ngữ? lại được nhiều người ủng hộ, tán thành và đi theo bởi tính dễ đọc, đẽ hiểu (dù chưa hẳn đã dễ xem) và phổ dụng của văn tự. Mang một chút màu sắc cổ, bản thân là con đẻ của thời đại, mỹ thuật hình thành từ việc viết chữ Quốc ngữ theo lối ấy ít nhiều tiệm cận được với quan điểm mỹ thuật mới. Thập thò biết đứng vài năm nay, đi chữ vững, Thư pháp Quốc ngữ vẫn còn đang trong quá trình đi tìm cho mình một vị trí và con đường dưới khung trời nghệ thuật vốn quá rộng lớn này.
    Sinh sau đẻ muộn là loại hình Tiền Vệ, một cái tên dung không còn quá lạ lẫm với nhiều người trên các lĩnh vực khác, nhưng đỗi với Thư pháp đây là một điều hết sức mới mẻ ở Việt Nam. Văn học tiền vệ đầy dẫy, mỹ thuật tiền vệ nhiều vô kể, Thư pháp tiền vệ thì sao? Thư pháp Trung Quốc đã có tư tưởng ?omới-lạ-khác? từ rất lâu và đi tiên phong trong việc này, nhưng chính người Nhật lại là những người mang đến cho những điều ấy một sức sống thật sự và mãh liệt hơn bao giờ hết, thậm chí trở thành một trào lưu rộng lớn và mạnh mẽ khi đưa tư tưởng tiến bộ, màu sắc hội họa trừu tượng và cảnh giới thiền vào trong con chữ cứng nhắc. Cũng giống như các nước bạn, không hoàn toàn đồng nhất về cách thể hiện với Thư pháp cổ điển dù đều hướng tới giá trị thẩm mỹ và nhân văn chung, Thư pháp tiền vệ ở Việt Nam cũng không ngần ngại tiếp nhận những luồng tư tưởng nghệ thuật mới để điều chỉnh lại mình, truy cầu và lý giải thư pháp theo hướng đa dạng hóa để cố gắng thoát ra khỏi quyền lực của Thư pháp truyền thống. Tính duy nhất và phi cá tính của Thư pháp cũ bị hóa giải, gần như phế bỏ, thay vào đó là những lối biểu cảm duy mỹ và táo bạo. Thư pháp Tiền vệ thiên về lập thể cảm, buông bỏ các phép tắc và nguyên lý tạo tự, hướng nội hàm tác phẩm đến các giá trị thẩm mỹ tự do nghiêng về xúc cảm, tập trung cường điệu các hình thức cá thể, loại bỏ sự thưởng thức mang tính xem-đọc cũ kỹ mà thay vào đó là tính xem-cảm của mỹ thuật hiện đại. Nói Thư pháp Tiền vệ là Thư cũng đúng mà như Họa thì cũng chẳng sai.
    Xuất phát điểm từ bối cảnh tình hình Thư pháp Việt Nam đang ngầm phát triển một cách mạnh mẽ và dần xác lập nên thế chân vạc một cách rõ nét trong thời buổi mới, đó là ba loại hình Thư pháp Hán - Nôm cổ điền, Thư pháp chữ Việt (chữ Quốc ngữ), Thư pháp Tiền vệ - hiện đại cùng xuất phát từ một nguồn, cùng tồn tại song song, biệt lập mà thống nhất trong lối tư duy thẩm mỹ và văn hóa của người Việt, mà đây chính là sự biểu hiện một cách rõ nét bản chất của Văn hóa ở Việt Nam trong một lĩnh vực chuyên môn hẹp. Chính vì thế chương trình biểu diễn này muốn làm một điều gì đó, không đơn thuần chỉ muốn cho quan chúng hiểu rõ hơn về một khái niệm chuyên môn, cũng không đao to búa lớn mới có thể đánh thức, làm trỗi dậy tâm hồn Việt mà chỉ hy vọng mang lại một chút, một chút, một chút ý niệm về Thư pháp, về một hình thái Nghệ thuật mà tất cả những người quan tâm muốn hướng tới trong một không gian Văn hóa đặc trưng.

    31 Jan 2008 - Xuân Như
    ( www.thuhoavietnam.com )

  3. nhietmacsinh

    nhietmacsinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm!
    Nghe sôi động!
    TUYỆT!

    Ủa ? Thế nhà Quang Dũng lúc bấy chừ ở đâu ? Làm yề ? Mà không thấy có trong danh sách ?
    Được nhietmacsinh sửa chữa / chuyển vào 14:27 ngày 01/02/2008
  4. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Đấy nhà Mạc coi nhá !
  5. linkvespa

    linkvespa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2006
    Bài viết:
    3.714
    Đã được thích:
    0
    em sẽ có mặt đúng giờ
  6. nhietmacsinh

    nhietmacsinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    0

    À, ra là... Cũng vần "K"
    K huyền... Iêu Quốc Khánh = Kèn yêu 2-9
    Chèng! Hay... Hay!
    Yêu người như yêu nước, một công đôi chuyện, hỉ ?
    Phải học hửi! Phải học ngửi...
    Xem... Nhiệt Mặc Sinh... ?... - ... Đẹck iu nước tẹo!
    À, mà Kèn không bĩu yiễn à ?... Tiếc nhở!

    chèng! xơw háng yữ woá!
    Hơi pị nhìu lông đới!
    Được nhietmacsinh sửa chữa / chuyển vào 00:33 ngày 02/02/2008
  7. nhietmacsinh

    nhietmacsinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    0
    Góp vui với Kèn lày!
    Luong thi song Tam: lại công vịêc à ?
    độ này khí bận đồng chí ạ

    sao khong có lão kèn trong danh sách vũ hội ?

    đọc kỹ đi
    Luong thi song Tam: quang dũng ?
    chính lão ấy đấy, he hê
    uhm, nhung xem trong thong cáo báo chí, không thấy
    có, Kiều quốc Khánh đấy
    thế lão ấy không biễu diễn thư pháp mà là trịnh tuấn à ?
    oh
    luân phiên nhau
    Luong thi song Tam: à
    Luong thi song Tam: nghe nhộn nhịp
    Luong thi song Tam: vui thế
    Luong thi song Tam: tôi khá quan tâm đến lĩnh vực thư họa nước nhà
    thế thì còn gì bằng
    Luong thi song Tam: thực lòng thì... không tham gia, chưa có năng lực, nhưng vẫn cứ thấy vui vui
    Luong thi song Tam: cái kiểu truu tuong kia, có the xem như một cuộc cách mạng, và 9chân kia, có thể xem là nhà Kmạng
    có thể nói như vậy
    Luong thi song Tam: còn bác, thì cái cốt phải là cổ điển rồi, chắc sẽ không nghĩ đến mảng ấy
    Luong thi song Tam: tôi lại ưa mảng ấy
    tôi thì lại kiêm cả mảng ấy nữa mới chết chứ
    Luong thi song Tam: oh, thế thì khá bất ngờ í
    vì tôi cũng học mỹ thuật từ nhỏ nên thể nghiệm được
    Luong thi song Tam: lâu rồi, luoi xem thuhoa. của bác, chỉ biết tin tức lào rào
    mỗi người mỗi mảng mà
    Luong thi song Tam: tôi nghĩ, đẩy mạnh cái này càng nhiều càng tốt, mới có thể mang 1 khía cạnh của hội họa, nghệ thuật trưng ra ngoài biên giới Việt được
    chúng tôi đang làm điều ấy rồi
    Luong thi song Tam: cách làm của 9chân kia hoàn oàn đúng đắn
    Luong thi song Tam: thư pháp Hán - Nôm, chỉ dành riêng cho người yêu thư pháp, người hiểu biết thư pháp
    Luong thi song Tam: còn để vuot biên, hầu như vô vọng
    chính xác
    tôi đi nghỉ trước nhé
    chúc vui
  8. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    (ĐCSVN) ?" Chương trình trình diễn thư pháp mang tên "Vũ hội chữ" được khai mạc lúc 18h ngày 17/2 tại 31A Văn Miếu ?" Hà Nội sẽ mang đến cho công chúng thủ đô một món quà nghệ thuật đầy ấn tượng trong những ngày đầu xuân.
    "Vũ hội chữ" là sự hội tụ của 3 mảng thư pháp: thư pháp Hán Nôm truyền thống, thư pháp chữ quốc ngữ - hay còn gọi là thư pháp chữ Việt và thư pháp tiền vệ - có tính chất cầu nối giữa thư pháp Hán Nôm và quốc ngữ, mang đậm tinh thần thời đại. Chương trình được coi như một gạch nối giữa thư pháp truyền thống với hiện đại, giữa nghệ thuật phương Đông với phương Tây, giữa tâm linh với hiện thực, giữa mơ hồ với khuôn thước quy chuẩn v.v?
    Khung cảnh biểu diễn sẽ thiết kế theo nghệ thuật sắp đặt bồi dán từ tường, trần nhà đến các vật dụng, được dán bởi hàng trăm bức thư pháp các thể chữ Hán Nôm, Quốc ngữ và Tiền vệ các cỡ được thể hiện trên giấy xuyến chỉ với nhiều mầu sắc khác nhau. Tham gia chương trình, công chúng có thể xin chữ của các nghệ sĩ thư pháp ?" hầu hết là những người trẻ tuổi - hoặc cùng tham gia viết những điều ước muốn của mình. Chương trình kéo dài đến hết ngày 24/ 2.
    Thương Huyền
  9. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Vũ hội chữ
    Lao Động số 31 Ngày 12/02/2008 Cập nhật: 8:31 AM, 12/02/2008


    (LĐ) - Có thể nói như vậy về cuộc triển lãm - trình diễn thư pháp độc đáo diễn ra tại Maison des Arts (31A Quốc Tử Giám, Hà Nội) từ ngày 17 - 24.2. Có lẽ chưa bao giờ câu chuyện về thư pháp VN lại được công chúng quan tâm và nhắc nhiều như hiện nay.
    Sự vận động nội tại của thư pháp tạo nên 3 khuynh hướng "thế chân vạc": Hán, Nôm - Quốc ngữ - Tiền vệ, thiết lập một kết cấu mới, kết cấu của sự phản ánh đa chiều trong nghệ thuật thư pháp. Đáng chú ý là có một kiểu thư pháp được gọi là Tiền vệ, người ta hy vọng cuốn công chúng vào chiều sâu ý niệm, phá dỡ các khuôn thước, các khái niệm cổ điển, nhận thức của cá nhân; phá bỏ tính xem-hiểu, tiến đến tính xem-cảm. Người xem sẽ tự tìm ra cho mình thông điệp gửi gắm trong tác phẩm, mà không có bất kỳ sự chú thích hay lý giải nào.
    Với mong muốn làm cho thư pháp VN được rõ nét hơn, Maison des Arts chủ động mời các nhà thư pháp của thời đại @, đã từng có những thành tích trong lĩnh vực thư pháp tham gia triển lãm, biểu diễn. Nội dung cuộc triển lãm là phản ánh sự biến đổi nghệ thuật thư pháp VN từ truyền thống đến đương đại. Khung cảnh biểu diễn được thiết kế theo nghệ thuật bồi dán từ tường, trần nhà đến vật dụng, được dán bởi hàng trăm miếng thư pháp các thể chữ Hán - Nôm, Quốc ngữ và Tiền vệ - Trừu tượng các cỡ, trên giấy xuyến chỉ với màu sắc khác nhau.
    Đặc biệt hơn còn có màn trình diễn viết thư pháp trên cơ thể, chữ và người hoà nhập làm một. Tham gia chương trình, bạn có thể xin chữ của những ông đồ thời mới, hoặc cùng tham gia viết lên những điều ước muốn của mình.
    Theo bà Nguyễn Nga - người tài trợ cho cuộc triển lãm: "Hy vọng những hoạt động tại đợt trình diễn này giúp cho người quan tâm đến "Chữ" hình dung được phần nào con đường phát triển của thư pháp VN, cũng như phản ánh tư duy-cảm nhận-phê bình của công chúng từ trước đến nay về một bộ môn nói thì dễ nhưng thực hành thì khó này".

  10. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Mời anh em bè bạn xem ảnh phóng sự công tác Bồi dán tác phẩm chuẩn bị cho ngày khai mạc ...
    http://www.thuhoavietnam.com/tphanhvi/phongsuanh/index2.html
    Mời !

Chia sẻ trang này