1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vủ khí cá nhân và thao tác sử dụng.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Manual, 04/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0

  2. Manual

    Manual Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Bước 2: Thao tác ngắm.
    Đối với môn súng ngắn, có khá nhiều tư thế thao tác như dứng bắn, quỳ bắn, di chuyển ngang/dọc để bắn, bắn một tay, bắn hai tay (tay tì tay bắn). Đối với tư thế nào củng đều được cả, tuỳ vào sự thích ứng của từng cá nhân mà thôi. Tuy nhiên, dù rằng với tư thế nào thì một cá nhân khi thao tác củng đều tuân thủ chung một lối ngắm.
    Khác với súng dài (rifle), thao tác ngắm khi sử dụng súng ngắn tương đối phức tạp hơn một chút. Đối với súng dài dù thao tác ở tư thế nào (đứng, nằm, quỳ) thì mắt ngắm đả được tiếp cận với rảnh ngắm bắng tư thế tì vai áp má, và đôi khi súng còn được tì trên bệ ngắm; do đó khi ngắm bắn (mục tiêu) người bắn tương đối thoải mái và dể giử vửng đường ngắm mà không bị dao động. Tuy nhiên đối với súng ngắn thì thao tác ngắm đòi hỏi nhiều cố gắng (effort) hơn.
    A) là vì khoảng cách từ mắt tới rảnh ngắm đả là một cánh tay rồi, do đó hình ảnh mục tiêu sẻ trở nên khó tập trung (focal point).
    B) vì không dùng điểm tì cho nên khi ngắm khẩu súng sẻ bị dao động theo nhịp tim và hơi thở.
    1-Đối với vấn đề thứ nhất có hai thao tác ngắm: ngắm bằng một mắt và ngắm bằng hai (2) mắt. Vâng, , nghe có vẻ mắc cười phải không? "Sao lại ngắm bằng hai mắt?" - chắc là bạn sẻ hỏi. Đối với thao tác ngắm một mắt thì chắc là mọi người đả biết rồi (tôi nghỉ là vậy ), còn ngắm hai mắt tức là cùng lúc hai mắt của người bắn sẻ cùng ngắm thẳng hướng (line up) với rảnh ngắm và mục tiêu. Tới đây chính là lúc mà bạn sẻ thắc mắc không biết tại sao khi ráng ngắm bắn mục tiêu thì bạn lại thấy tới hai muc tiêu bạn thật sự không biết phải chọn cái nào thì mới đúng đây, và đôi khi mắt của bạn củng sẻ bắt đầu lé sẹ luôn để mà điều chỉnh mục tiêu cho thích hợp. Xin đừng vội lo lắng, đó chẳng qua là vì điểm hội tụ (focal point) của hai mắt không đồng nhất với nhau mà thôi. Phương pháp để khắc chế tình trạng đó là xác định xem bạn là mắt phải trội hay mắt trái trội (right eye or left eye dominant.Chú thích bên dưới.) Nếu mắt phải trội thì hảy ngắm vào mục tiêu bên phải, nếu mắt trái thì mục tiêu bên trái. Việc ngắm bắn bằng hai mắt này nghe có vẻ phức tạp quá phải không các bạn....Vâng.........tuy nhiên nếu khi thao tác bắn chiến thuật và cần bắn nhanh thì bạn sẻ thấy cách ngắm này hiệu quả lắm. Vấn đề chỉ là tập luyện sao cho quen với cách ngắm này.
    2-Với vấn đề thứ hai, do ảnh hưởng của nhịp tim và hơi thở mà khẩu súng bị dao động làm lệch đi tầm ngắm của bạn. Để khắc phục tình trạng này bạn cần phải làm chủ nhịp thở và giảm nhẹ lại nhịp thở của tim. Theo như nhửng gì tôi học được thì trước khi ngắm bắn một mục tiêu xạ thủ cần nhìn kỷ mục tiêu, ước lượng khoảng cách, thả lỏng nửa phần thân trên, hít một hơi dài, thở ra chầm chậm (đừng thở quá nhanh, tim sẻ đập mạnh!), hít một hơi dài, nâng súng lên tầm ngắm, thở ra 1/3 hơi thở, nín hơi, ngắm chính xác mục tiêu, siết cò. Với 2/3 hơi thở trong phổi bạn có thể thao tác trọn một băng đạn (thường là 10 viên).
    *** Chú thích: để xác định con mắt trội trước hết cong ngón cái và ngón trỏ lại với nhau tạo thành một chử O và đưa lên trước mắt bạn, nhìn vào một điểm cố định nào đó ( mũi giày của bạn chẳng hạn) bằng hai mắt qua cái vòng chử O đó, sau đó tuần tự nhắm từng mắt lại. Nếu nhắm mắt trái lại rồi mà bạn vẩn còn thấy cái diểm cố định đó bằng mắt phải (qua vòng chử O) thì bạn chính là người mắt phải trội. Còn nếu như nhắm mắt trái lại mà bạn không còn thấy điểm cố định (qua vòng chử O) thì bạn chính là mắt trái trội. Dỉ nhiên là bạn có thể nhắm con mắt nào trước củng được miển là với con mắt nào thì bạn sẻ nhìn thấy điểm ngắm qua vòng chử O.
    Chúc vui vẻ. Bài sau mình sẻ viết về thao tác nạp đạn và các cở đạn.
  3. keoximuoi

    keoximuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Bạn Manual viết rất hay, vote cho bạn 5 rồi đây này.
    Tuy vậy tôi muốn hỏi bạn vài câu hỏi:
    + Tư thế bắn đứng: Có mấy loại tư thế bắn đứng cơ bản?
    Tôi thấy trong các phim hình sự của Mỹ, police thường bắn ở tư thế cầm hai tay, hai chân đứng tấn vững (trông giống như trung bình tấn), mốt tay kê, một tay cầm súng bắn. Ở tư thế này bắn rất chính xác vì súng được cầm chắc chắn, không rung là mấy rất dễ lấy đường ngắm. Tôi cũng đã từng thử kiểu này và thường đạt kết quả rất cao. Tuy nhiên theo tôi kiểu bắn này có nhiều nhược điểm vì bản thân người bắn là mục tiêu quá lớn, do vậy nếu bắn không nhanh thì dễ bị kẻ địch bắn trúng trước.
    Các thế đứng khác (modìications) được "chế" ra từ thế đứng này ví dụ như đứng chân truớc chân sau (đứng nghiêng) ... cũng thấy hay được dùng trên phim, tuy nhiên nó rất chậm chạp (ìnflexible) khi phải chuyển mục tiêu.
    Một kiểu dứng bắn cơ bản khác đó là cách đứng bắn nghiêng và cầm súng 1 tay , tôi thấy kiểu này flexible hơn hẳn cách trên, và cũng tự bảo vệ mình được hơn tuy nhiên cầm súng 1 tay dễ bị rung hơn và lấy đường ngắm cũng vì thế khó khăn hơn.
    Bạn Manual có biết thông tin gì thêm thì post lên cho anh em cùng biết với nhé. Cảm ơn.
  4. Manual

    Manual Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    To: Keoximui, cám ơn bạn đã tham gia bài viết và còn phong sao cho Manual nửa chứ... . Về các tư thế bắn đứng mà bạn hỏi thì bạn củng đã trả lời luôn rồi. Tuy nhiên tôi xin bổ sung thêm một vài điểm.
    Giống như bạn nói, có hai(2) tư thế bắn đứng: đứng đối trực diện với mục tiêu và đứng nghiêng vuông góc với mục tiêu.
    **Với lối đứng trực diện với mục tiêu thì tư thế thao tác sẻ là hai tay cầm súng (giống như bạn đả mô tả) ngực hướng về mục tiêu, hai chân dang ra bằng chiều rộng của vai, lưng giử thẳng. Với tư thế này khi thao tác bạn phải sử dụng phương pháp ngắm hai mắt (như đã nói ở bài trên) vì nó đòi hỏi súng và thân hình của bạn phải cùng nằm trên trục thẳng đứng của cột sống. Nếu bạn đứng theo thế dang ngang hai chân như thế này mà ngắm bằng một mắt thì tất nhiên trục đứng của khẩu súng sẻ đưa lệch qua bên trái hoặc phải tuỳ theo mắt ngắm (lệch tâm), do đó khi thao tác lực phản hồi (recoil) của khẩu súng sẻ chuyền qua vai và đi lệch xuống chỉ một bên của cột sống đưa đến tay ngắm sẻ bị dao động, ảnh hưởng tới phát bắn kế tiếp. Cộng thêm nửa là điều này sẻ làm cho cột sống của bạn chịu một lực không đồng đều, sẻ có thể làm cho đau lưng nhức mỏi. Do đó mới hình thành tư thế hai tay cầm súng đứng chân trước chân sau với thân hình nghiêng một góc 45-50 độ, tay phải - mắt phải thì chân phải ở sau (hoặc ngược lại), với tư thế này khi thao tác thì lực phản hồi sẻ qua vai theo trục đứng cơ thể xuống chân và đi xuống dất. (Đây là tư thế mà tôi thấy thích hợp với tôi nhất.)
    **Còn với tư thế bắn một tay và nghiêng người vuông góc với mục tiêu thì giống như bạn đả nói xác xuất chính xác cao hơn. Có 2 lý do:
    1) là vì với thế đứng nghiêng toàn bộ lực phản hối sẻ bị triệt tiêu theo trục thẳng của cơ thể (lúc này hai chân đả trở thành một trục đôi mà không phải là hai trục đơn như tư thế đứng ở trên.)
    2) triệt tiêu xác xuất chênh lệch lực cân bằng giửa hai tay ( nếu dùng hai tay cầm súng lực tương tác giửa hai tay thường không bao giờ cân xứng đưa đến đường ngắm bị dao động theo nhịp tim.)
    + Điều cần bổ sung ở đây là khi thao tác với tư thế này thì với cánh tay tự do còn lại bạn nên cho nó vô túi quần hoặc là móc vào dây nịt để tránh khi thao tác cánh tay đó sẻ đong đưa tạo ra lực đối xứng làm cho cánh tay cầm súng di chuyển lệch mục tiêu.
    ** Còn với vấn đề tư thế đứng để hạn chế "độ rộng" mục tiêu thì theo như ý kiến cá nhân của Manual điều này chỉ thiết thực trên chiến trường khi đôi bên qua lại bằng súng trường với mật độ đạn dày đặc, còn như với súng ngắn và đối đầu trong trường hợp có kiểm soát thì sự chính xác mới là tất yếu. Tuy nhiên đây chỉ là ý kiến của cá nhân Manual thôi. Chúc vui vẻ.
    P.S: Manual rất hân hạnh được trao đổi ý kiến với bạn..
  5. keoximuoi

    keoximuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    To: Manual
    Cảm ơn bạn đã giải thich căn kẽ, mình cũng đã bắn K54, K59 va PM (Pistolet Makarova) của Nga rồi, mình thấy bắn PM khá hay, còn K54 thì nặng lắm Có bạn nào đã bắn súng Mỹ và Pháp thì cho thêm ý kiến nhé.
    Tư thế bắn hai tay và đứng nghiêng mà bạn thích có 1 nhược điểm đó là chậm chạp khi phải chuyển mục tiêu, nhất là khi phải đối đầu với hơn 1 đối thủ. Tuy nhiên tư thế đó bắn khá chính xác và tổng hợp được khá nhiều điểm tốt của 2 tư thế còn lại. (Mình cũng thích tư thế đó). Tư thế đứng nghiêng là tư thế cơ bản được dậy tại hầu hết các trường, với 1 tay cầm súng, vai nâng cao, còn tay kia thi nắm "con đỉa" của quần (hoặc nắm dây lưng, hay dây đeo vai của sỹ quan). Mình cũng đã thử tư thế này nhiều lần trong các tình huống bắn nhanh với mục tiêu ẩn hiện, kết quả khá tốt, nhưng đòi hỏi luyện tập nhiều mới có thể bắn nhanh và đều đạt kết quả tốt cho mỗi phát. Còn tư thế bắn hai tay và đứng nghiêng đạt được kết quả rất cao (thường trên 9/10 cho 3 phát liên tục), tuy nhiên theo mình thì trong tình huống chiến đấu khi bạn không biết kẻ thù ở hướng nào cả thì tư thế này có hạn chế đấy. Thêm 1 điều nữa, theo mình thì việc chọn tư thế bắn để giảm bớt "độ rộng" của mục tiêu cũng cần thiết vì chắc bạn cũng thấy là bắn bia đứng thẳng (số 4 thì phải) dễ hơn nhiều bắn bia đứng nghiêng (số 8) mà.
    Đấy cũng chỉ là ý kiến cá nhân của mình thôi, rất vui khi được trao đổi với những người có kiến thức sâu rộng về vũ khí như bạn và bạn AK_M. Chúc vui vẻ!
    Keo - Xi Muoi
  6. keoximuoi

    keoximuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0

    Mình mượn tạm 2 hình của bạn đongadoan để minh hoạ cho đoạn text trên.
    041_mi.jpeg
    cnd3.jpeg
    Chúc vui vẻ
    Kẹo - Xí muội
  7. vo_quyt_mong

    vo_quyt_mong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0

    Các bác cho em biết phương pháp luyên tập bắn K59, H54 khi đang di chuyển trong các tình huống với
    Chạy
    Đi mô tô, ô tô
    Lộn , lăn vòng
    Nhảy từ trên cao xuống , bắn trong khi đang rơi ( Kiểu này em chỉ biết lượng khoảng cách và trừ hao nhưng độ chính xác tệ quá, hơi bi tốn đạn )
    .....
  8. ak47vn

    ak47vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Các bac ơi .Bác nào biết nhiều thì bác co thể post một số ảnh và hình vẽ minh hoạ về một số các sử dụng của các loại súng của tư bản không .Em ở vn nên chỉ biết cách sử dụng AK thôi .Các bác đi nhiều chắc các bác phải có bác biết chứ nhỉ .Em chơi Half Life thấy có các loai súng lạ ...Tấc nhiên là các loại này am dã nhìn thấy thiều ở sách báo hay trên net .Nhưng chưa bao giờ nhìn thấy tận mắt cả .ví dụ như .AUG Steyr ,SIG 510 / Stgw.57 ,SA80 / L85 ,FAMAS ,
    HK MP-5 ,
    Ingram MAC M10 and M11 ,v..v..v..Thank các bác trước .
  9. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
  10. Manual

    Manual Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0

    K54 & K59 mà Keoximui nói có phải là Tokarev của Nga hay là Trung Quốc không? Manual chỉ biết được nhửng loại này qua web thôi chứ chưa có cơ hội sử dụng đến. Nhửng loại mà Manual đả có dịp hoặc là đang sử dụng gồm 380 và 9mm của Beretta, 9mm Sig Sauer P228, Colt 1911A1 .45ACP, Magnum 357 Revolver( khẩu này của bạn ở trong nhóm). Trong các loại kể trên tôi chuộng nhất là khẩu Colt 45 (của Mỷ), loại này tuy hơi nặng nhưng bắn rất đằm dấu đạn gom về cùng một vùng trên bia, sức impact thì khỏi phải nói. Tuy nhiên nhược điểm của loại này là nặng, không có feature an toàn (khi làm rớt có thể phát nổ với viên đạn đả lên nòng cho dù đả khoá an toàn rồi), chứa ít đạn (chỉ có 7 viên), đạn mắc tiền, cấu trúc liên kết phức tạp (mổi khi bắn xong thì cả nhóm cần phải ngồi xuống lau chùi súng, và đây là lúc ghét nhất khi phải đụng tới khẩu này. Của ai nấy lo mà....) Khẩu mà tôi ÍT thích nhất là cây 357(của Mỷ). Khẩu này vừa nặng, vừa chịu nhiều lực phản hồi (recoil) vì không có lò xo giống như nhửng khẩu automatic, vừa công phu khi thao tác, mổi lần xiết cò phải dùng tay cái kéo cái búa(**** the hammer) xuống thì mới mong bắn cho chính xác; còn nếu như cứ để vậy mà ráng xiết cò thì bao nhiêu lực dồn hết lên ngón xiết cò hết rồi lấy sức đâu mà giử súng cho ngay để mà ngắm đây chứ.... Tuy nhiên cái hay của loại này là không sợ kẹt đạn, lau chùi dể dàng, sức mạnh thì khỏi chê, sức xuyên phá rất ghê gớm.
    Với nhửng khẩu còn lại thì tôi rất hài lòng về sự tiện lợi và tính an toàn cao của chúng. Sig Sauer (của Đức) và Beretta (của Ý) có feature an toàn, khi khoá an toàn thì kim hoả sẻ không thế đánh nổ được cho dù có làm rớt xuống đất hay là chấn động mạnh củng không sao. Dể dàng tháo ráp để lau chùi, chứa nhiều đạn (13 viên), đạn rẻ (rẻ hơn nhửng loại kia), gọn nhẹ vì được làm từ các chất liệu hợp kim và composite. Chỉ có một điều tôi không hoàn toàn thoải mái với 2 loại này là chúng quá dể dàng bị vô hiệu hoá. Đành rằng sẻ hiếm khi nào xảy ra nhưng trong nhửng tình huống cận chiến nếu đối phương mà (rành về súng) chộp được tay súng của mình thì chỉ cần bấm và kéo một cái thì cả phần trên (upper receiver) của khẩu súng sẻ bị kéo ra từng phần (điều này đả được chứng thực giửa các thành viên trong nhóm chúng tôi.) Còn loại 380 Beretta thì củng tương tự như 9mm Beretta nhưng có điều nhỏ gọn hơn, thích hợp cho việc mang dấu ở trong người. Tầm chính xác ngắn hơn 9mm (vì nòng ngắn), đạn nhỏ, đạn mắc tiền hơn 9mm.
    Đó chỉ là nhửng gì mà tôi biết, bạn nào có kinh nghiệm với các loại khác hoặc là cùng loại như nhửng loại trên nhưng có cảm nghỉ khác thì xin mời ghóp ý bổ xung thêm. Chúc vui vẻ.
    Dưới đây là một số links tới các loại súng trên:
    http://remtek.com/arms/sig/model/228/228.htm
    http://www.berettausa.com/product/product_pistols_main.htm
    http://www.colt.com/CMCI/1911WWI.asp

Chia sẻ trang này