1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí chiến đấu xưa và nay!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi trieudong, 25/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. trieudong

    trieudong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Vũ khí chiến đấu xưa và nay!

    Hi, các Bác bàn nhiều đến vũ khí hiện đại quá.
    Hehe ,, hay chúng ta đổi không khí 1 chút, bàn về các loại vũ khỉcổ đi. Hiểu biết một tý về kỹ thuật, trang thiết bị chiến đấu của các Cụ, cũng hay đấy chứ!
  2. trieudong

    trieudong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Hi, tui có câu hỏi đầu tiên đây: Các Bác làm ơn cho tui biết lịch sử và cơ chế hoạt động của Súng thần công hay thưở sơ khai của các loại pháo hiện đại bây giờ được ko?
    Tui vẫn khoái đọc Napoleon, nhất là khi đọc về nghệ thuật sử dụng Pháo binh của ông ta!
  3. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Theo em nhớ thì pháo thần công đời đầu nó có 1 cục thuốc đạn bỏ vào ,sau đó bỏ đạn vào ,đạn có thể là 1 cục bi sắt hay 1 cục hổn hợp gồm đất sét thuốc đạn miển chai đinh sắt các thứ .
    Đời thứ 2 thì viên đạn làm thuốc tống đi cải tiến hơn và đầu đạn là 1 khối sắt được đúc hình tròn trong đó có thuốc nổ nghĩa là cải tiến hơn và đến thế hệ sau nửa mới có viên đạn hình mô phỏng giọt nước và đến thế hệ thứ 4 mới có viên đạn có catut và đầu đạn luôn .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  4. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay rảnh viết bài. Cơ chế bắn của súng thần công dường như không đổi trong thời gian dài từ 1346 đến 1880. Nguyên tắc bắn như Ăn hành tây nói rồi, mình xin bổ sung thêm chút.
    Người ta cố gắng cải tiến tốc độ bắn bằng cách cho thuốc súng vào bao giấy không thấm nước, khi bắn thì nhồi nguyên bao vào nòng súng. Thuốc súng vẫn chủ yếu làm từ diêm tiêu và bột than nên phải dùng nòng thông súng thông sau khi bắn.
    Đạn thì có nhiều loại. Ban đầu chỉ có đạn đá, sau khi công nghiệp phát triển thì dùng đạn gang tròn. Trong cuốn sách "Lịch sử thuỷ quân Việt Nam" có nhắc 1 số loại đạn như:
    - Hồ điệp tử: đạn gồm 2 nửa nối với nhau bằng 1 dây xích, khi đập vào mục tiêu có tác dụng như 2 phát vậy.
    - Đạn ghém: gồm miểng sắt, mũi tên, chì....dùng để chống bộ binh xung phong.
    - Đạn nổ: một bình bằng gang rỗng chứa thuốc nổ và có dây ngòi. Chủ yếu dùng cho súng cối, VN xưa gọi là súng quá sơn.
    - Đạn hình nón: dùng lần đầu trong nội chiến Mỹ. Có tác dụng xuyên vỏ tàu rất tốt.
    Các loại đạn trên chỉ phát huy trong vây thành, thuỷ chiến. Chứ dùng trong đánh dàn trận thì hù doạ tinh thần là chính. Thấy viên bi sắt lao đến cũng rụng tim rồi. Tỷ lệ phát tán rất cao.
    Trận Crecy năm 1346 lần đầu tiên trong lịch sử quân Anh dùng pháo trong chiến trận. Pháo chỉ là ống đồng đóng cọc cố định trên mặt đất, bắm đạn đá. Chủ yếu là hù doạ, làm cho ngựa của các hiệp sỹ Pháp nghe tiếng nổ mà kinh hoàng bỏ chạy.
    Trong thuỷ chiến do độ tròng trành của thuyền nên tỷ lệ trúng thấp. Do đó phải tăng số lượng pháo nhằm tăng xác suất trúng. Hạm đội Anh vây hãm cảng Alexandri của Ai cập năm 1880 bắn gần nghìn quả chỉ có gần 80 quả trúng.
    Quân Phổ vây hãm Paris năm 1870 dùng pháo đúc bằng thép của hãng Krupp lần đầu tiên trong lịch sử nên có thể nâng cao tầm bắn, nhồi nhiều thuốc mà không sợ banh nòng súng. Nhưng thiệt hại cho dân Paris cũng tương đối vì chỉ những ai vô phúc bị đạn rơi trúng nhà mới tiêu thôi, chưa có đạn nổ. Tác dụng chính của pháo vẫn là triệt phá các ổ pháo trên tường thành. Nhiệm vụ đốt thành giao cho pháo cối. Thời kỳ này đạn và các tút vẫn riêng. Nhưng người Pháp đã chế ra đạn có các tút cho súng trường bộ binh, tiến bộ nhất trên thế giới lúc đó.
    Thời đó người ta phân loại pháo theo trọng lượng pháo và quả đạn. Pháo 1,2 hay 3 tấn, cá biệt như năm 1590 người Nga đúc pháo 5 tấn ở Tula, ngày nay vẫn còn thì phải. Trận vây hãm Narva của quân Nga 1700, vua Pie cũng cho dùng 2 khẩu đại pháo gần 5 tấn "Gấu" và "Sư tử", mỗi khẩu dùng 20 cặp bò tức là 40 con để kéo. Sau này bị quân Thuỵ Điển cướp mất tiêu.
    Do trọng lượng cồng kềnh nên bộ binh chủ yếu dùng pháo hạng nhẹ, bắn đạn nhỏ cho cơ động. Khi nào công thành mới dùng pháo nặng.
    Napoleon xuất thân từ sỹ quan pháo binh nên ông ưa xài pháo là phải. Trong trận Tulon thời kỳ đầu chế độ Cộng Hoà, ông bố trí pháo hợp lý, bắn có hiệu quả hạ được thành nên từ đó mà thăng tiến. Rồi một trận khác, đánh dẹp bọn bảo hoàng nổi loạn để bảo vệ cho Quốc hội ở Paris, ông không ngại gì mà ko dùng pháo bắn thẳng vào đám đông kẻ thù, khiến cho tiền đình 1 nhà thờ bầy hầy máu me. Trong tất cả các trận của Napoleon, trước khi tấn công bao giờ ông cũng nện bằng pháo trước rồi mới xung phong.
    Tớ có nghe 1 ông kiến trúc sư nói rằng, Napleon III quy hoạch kiến trúc Paris với các giao lộ 3 hay 4 con đường để từ 1 phía có thể bố trí đại bác trấn giữ các mặt còn lại. Ko biết đúng không, các đại gia chỉ bảo thêm.
    Một vài hình ảnh pháo binh của Napoleon.
     Sỹ Phú
  5. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Hừm, thời đó chắc chắn đã dùng đạn nổ bằng ngòi nổ hẹn giờ nếu muốn sát thương bộ binh. Còn đạn chạm nổ thì lúc nào không rõ, nhưng hình như trong thời Pháp đánh nhau ở VN 1858 đã có rồi phải không! Nghe nói Hải quân Pháp là nơi dùng đạn chạm nổ đầu tiên.
  6. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ đạn hẹn nổ chỉ dùng trong pháo cối, với sợi dây ngòi đốt sẵn thôi. Cách nổ cũng là văng miểng như cối ngày nay . Còn dzụ quân Pháp thì phải hỏi anh Ăn Khô Mực, nhờ ổng dịch tài liệu Pháp ra giùm. Đâu rồi đại ca ơi?
    Được spirou sửa chữa / chuyển vào 21:46 ngày 27/11/2003
  7. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Quên bốt hình
     Sỹ Phú
  8. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Mới kiếm được tấm hình minh hoạ loại đạn hồ điệp tử dùng cho pháo hải quân thời Nã phá Luân
    Cái hình này ghi là "capitaine artillerie a cheval garde", mình đoán là đại uý pháo binh.
     Sỹ Phú
  9. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Pháo binh Nã Phá Luân trong chiến dịch nước Nga, loại nhỏ, dã chiến. Quên, pháo binh thời xưa bắn xong phải dùng bao bố thấm nước dấm để làm nguội. Ko biết tại sao dùng nước dấm mà ko dùng nước thường ? Các đại gia chỉ bảo.
    Được spirou sửa chữa / chuyển vào 06:16 ngày 29/11/2003
  10. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Bộ spirou muốn khẩu pháo bị sét te tua hay sao mà đòi xài nước thường ,nên nhớ là ngày nay súng siếc để ẩm nó còn gỉ sét nói chi đến thời công nghệ luyện thép còn sơ khai này .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)

Chia sẻ trang này