1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí chúng ta đã dùng tronh chiến tranh

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi minh_mai, 05/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Ban đầu, A-19 122mm được thiết kế làm lựu pháo tầm xa, tiền nhiệm của M-46 130mm. Tuy vậy, thành công lớn nhất của nó lại là ở chức năng chống tăng. Thật ra, A-19 có thể chống tăng tốt, nhưng một khẩu pháo chống tăng chuyên nghiệp cần nhiều điểm khác. Vì vậy mà A-19 không được sản xuất nhiều nhưng các súng có phần bên trong nòng (đường đạn) giống nó thì rất nhiều. A-19 hoá thân thành pháo trên tăng, sự phát triển pháo tăng 122mm dẫn đến pháo tăng 130mm, đến lượt mình pháo tăng 130mm lại liên hệ với M-46 nòng dài 130mm.
    Chỉ cần nói đến pháo kéo, một khẩu chống tăng và một khẩu lựu pháo chỉ giống nhau ở cái nòng dài (đường đạn trong). Cái khác đầu tiên là hệ thóng lùi-đẩy về. Một khẩu pháo chống tăng cần có lự lùi đồng đều, đường lùi ngắn và nhất là cần một đoạn thả tự do không hãm lùi, đây là đoạn mà đạn vẫn còn trong nòng, việc lùi tự do cùng với máng dẫn thẳng sẽ không ảnh hưởng đến đường đạn, tiến trình này mất đến 1cm, sau đó mới hãm. Tiến lên nữa, khẩu pháo trên tăng cần đường lùi rất ngắn hay không lùi, tiết kiệm khoang xe tăng. Thêm nữa là việc ổn định vị trí, cần lực lùi đồng đều. Hệ thống ngắm bắn cũng khắc nhiều điểm.
    Vào thời điểm diễn ra trận đánh Kursk, Liên Xô bất ngờ trước sự xuất hiện của Tiger I. Trận đánh thắng lợi do sự tài giỏi của các tướng Nga, Nguyên Soái giỏi nhất của Đức Manstein tiến quân dọc thep một dòng nước không phải chỗ nào cũng qua được mà ông lại không hiểu rõ, đội hình keó dài và bị T-34 chia cắt, áp sát, bắn từ phía sau...
    Trận đánh thắng lợi, nhưng những nhà quân sự Liên Xô lo lắng, không phải lúc nào Manstein cũng nhầm lẫn như vậy và không phải lúc nào các tướng Nga cúng phát tiết tinh anh, càng không phải lúc nào cũng có đầu nguồn sông Đơ-nhiep. Trong thời điểm đó, A-19 là một trong số ít ỏi vũ khí có thể đương đầu trực diện với Tiger.
    Manstein có một cơ hội trời cho. Jiu-Côv và Kh-rut-sôv liên minh với nhau, trước đó Kh-rut-sôv đã hành động cực kỳ ngu si để Manstein vượt qua phòng tuyến (báo cáo quân Đức là gỡ mìn một phút một quả), Mastein chỉ bị đánh cụt đầu bởi các tướng nắm quân dự trữ. Nếu theo lời các tướng tổ chức phản công ngay thì Kh-rut-sôv là viên tướng bại trận bơ vơ. Jiu-Côv đã quyết định tạm lùi tiến công. Nhờ đó, Mastein bằng tốc độ chậm hơn rùa bò, đã kéo được phần lớn xe tăng hỏng về vị trí xuất phát. Tuy các xe này sau đó lại bị chiếm khi Hồng Quân phản công, nhưng chiến công là của người khác và A-19 có vẻ ít sáng chói hơn.
    Các tướng và các nhà kỹ thuật Xô-Viết viết báo cáo chỉ pháo nòng dài 85mm và 122mm có khả năng xuyên Tiger ngoài tầm 500 mét, trong khi đó pháo 76mm rất ít khả năng. Xe Tiger I và sau đó là Tiger II được kéo về Kublinka, mãi thử và là bảo tàng xe tăng lớn nhất quả đất, thử nghiệm chu đáo. Việc thử nghiệm tiến hành trong nhiều thời kỳ suốt chiến tranh. A-19 vào năm 1943 bắn đạn có khả năng xuyên tốt nhất. Còn khẩu 85mm nòng dài (D-5T, S-53, ZIS-S-53) được đánh giá là hiệu quả nhất nếu tính đến giá thành và giá thành cái xe chở nó (T-34 không cần cải tiến nhiều đã mang được pháo này). Sau này, hai kiểu pháo này được dùng cho hai loại xe tăng lừng danh T-34 và IS-2.
    Phương pháp đánh giá của Liên Xô tương đối phức tạp, được chấp nhận từ năm 1939. Phương pháp đánh giá của Đức cũng gần giống, nhưng trị đánh giá khác nhau nên phải hiểu khác nhau. CÒn phương pháp đánh giá của phương Tây thì hết sức nhảm nhí cảm tính, sau Chiến Tranh Việt Nam, một số nước châu Âu mới tiếp cận phương pháp Đức. Còn Mỹ thì đánh giá vũ khí bởi những thằng ngộ độc theo truyền thống, nên xe tăng Mỹ mới bị đạn 25mm bắn thủng, còn súng trường M16 thì chưa bao h đánh giá tầm bán hiệu quả. Có nhiều khác biệt, ví dụ, B41 Liên Xô đánh giá tầm bắn hiệu quả 350 mét, sức xuyên 280mm, nhưng theo tiêu chuẩn phương tây là tầm bắn hiệu quả 500 mét (hết tầm kính ngắm), sức xuyên 330mm.
    Ở Liên Xô tồn tại hai phương pháp, một là phương pháp đánh giá của Viện thiết kế thử nghiệm số 48 NII-48, một là phương pháp truyền thống của Hội Đồng Pháo Binh (cơ quan thừa kế Hội Đồng Khoa Học Pháo Binh Thế Kỷ 18). Phương pháo truyền thống hay dựa vào các trị thử nghiệm trung bình. Tuy vậy, kết quả đánh giá hai phương pháp này na ná như nhau. Phương pháp NII-48 có điểm tiên tiến là đánh giá những loại đạn mới dùng nguyên lý xuyên mới đúng đắn hơn.
    Tiêu chuẩn đánh giá của Liên Xô nôn na thế này. Một viên đạn được đánh giá là đã xuyên qua khi 75% mảnh đạn tìm thấy sau giáp (điểm này của Đức là 50%). Một viên đạn được đánh giá là bắn gẫy giáp khi nó không đủ số mảnh qua như trên nhưng lại phá huỷ mặt sau giáp. Một loạt đạn được đánh giá là đã xuyên khi 80% số phát bắn thử xuyên qua (trị CP). Một loạt đạn được đánh giá là có khả năng xuyên khi 20% số phát thử xuyên qua.
    Đây là sức xuyên CP của A-19
    tầm: 500 1000 1500 2000
    sức xuyên ở góc chạm 60 độ 125 120 110 100
    90 độ 155 143 132 116
    Nhìn lên biểu đồ, thấy nếu ngắm đâu trúng đấy thì A-19 chơi Tiger ở tầm 1000-2000 mét có xác suất khá. Tuy vậy, với thiết kế Lự pháo, để "ngắm đâu trúng đó" lại là cản trở. Một chiếc xe tăng to tướng nhưng trên xe có những vùng yếu, ví dụ, vùng thân xe, khe tháp pháo... Nhưng vùng yếu có diện tích rất nhỏ, nếu ngắm trúng thì tầm bắn hiệu quả tăng vọt.
    Yêu cầu ở đây là chế tạo pháo chống tăng cho cái nòng của A-19.
    Tháng 8 năm 1943 có một hội nghị về vũ khí chống tăng, ở hội nghị này, A-19 đã được quan tâm. Ngày 10/8, người chịu trách nhiệm về phát triển xe tăng Liên Xô J. J. Kotin gửi thư cho xưởng số 9 "- 9 Narkomat về việc trang bị A-19 cho xe tăng IS. Phiên bản đầu tiên là A-19T, sau này là Đ-25, rồi Đ-25T, cải tiến cuối cùng là Đ-30 (dễ nhầm với Đ-30 122mm lựu pháo nòng trung bình 196x).
    Sau này, S-34 100 mm được phát triển cho T-44, rồi trở thành T-54. Môt phiên bản mở rộng của S-34 là S-34II 122mm được phát triển thay thế các hậu duệ của A-19, trang bị trên IS-4.
    Phiên bản A-19 nguyên thuỷ cúng thược giá lắp trên các pháo tự hành như ISU-122(không nhầm, có hai phiên bản ISU-122 nòng đài và nòng ngắn). Khác với pháo nhòng ngắn, pháo tự hành nòng dài phục kích chống tăng rất tốt.
    [​IMG]
    Được minh_mai sửa chữa / chuyển vào 14:43 ngày 05/08/2008
  2. laviola123

    laviola123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Bác giải thích đoạn này dùm em với !
    Bác tự nghĩ ra à ?
  3. SSX

    SSX Guest

    May mà Đức sản xuất được quá ít Tiger chứ không thì Liên xô chẳng có cháo mà húp.
    Đến hỏi mà cũng chẳng hỏi cho nó tử tế được à cậu?
    Vào www.nuocnga.net hay đi tìm hồi ký Giu-cốp mà đọc đi.
  4. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Sao, bạn bảo tôi nhầm chỗ nào.
    Cái đoạn tôi nói là Mastein bị đánh cụt đầu không phải cái đầu có cái mũi của ông ta. Lực lượng mũi nhọn thọc qua tuyến phòng thủ phía Nam của chiến dịch bị đánh bại ở Prokhôcvka.
    Trận đánh hay là chiến dịch Kusk có hai hướng, Bắc và Nam. Mục tiêu là quân Đức dùng hai cánh quân cắt mấu lồi về phía Đức của Hồng Quân. Mấu lồi này có từ lần phản công trước, thất bại của lần đó cũng gắn liền với Khrusov. Khrusov liên tiếp có những thất bại đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tình hình quân sự. Lần tiến công trước, Timonensko cần 600000 quân với số T-34 mới nhất, lúc đó đang là loại xe tăng đỉnh nhất của cả hai bên, tiến về hướng Kharcov. Mastein đã dễ dàng vượt qua tuyến bọc hậu của Khrusov đe doạ chia cắt Timonensko với hậu phương. Cần hiểu là chiến tranh cơ giới khác hẳn bộ binh, mất đường tiếp viện là chỉ sau một ngày, phần lớn xe tăng ở mũi nhọn đã tê liệt. Trong đêm đó, Timonensko hết sức tỉnh táo huy động bộ đội bằng bất kỳ giá nào cũng phải phá vây. Ông đem Hồng Quân về được, nhưng tổn hại rất lớn cả người lẫn xe tăng. Vừa tạo ra mấu lồi Kursk, quan trọng hơn, một lỗ hổng lực lượng Hồng Quân lỡn xuất hiện, Mastein ào ạt tiến về phương Nam qua thảo nguyên, tiến chiếm Stalingrad. Nếu không có công nhân ở đây bám trụ với lượng vũ khí nghèo nàn, hy sinh gần hết thì có thể kết quả chiến tranh đã khác.
    Vì vụ này, Khrusov đáng lẽ bị cách chức. Có tin đồn là Stalin đã tát Khrusov ngay trước mặt các tướng, vì mối thù này mà Khrusov đã đê hèn trả thù thi hài của Stalin. Thế nhưng gã này đã liên kết với một số tướng, trong đó có Giucov, Timonensko không hợp cạ với bè phái này, quay về Capkaz. Lịch sử ít nói đến Timonensko, nhưng ngay cả khi đã về đây, Timonensko vẫn tổ chức phòng ngự tốt, và chiến thắng đẩy lui quân địch khỏi miền dầu lửa này mới thật sự là chiến thắng lớn đầu tiên của Hồng Quân. Cũng chính ở đây, lần đầu tiên máy bay Liên Xô áp đảo máy bay Đức, nhờ thế mà cầu hàng không cho Stalingrad của Tập Đoàn Quân 6 không thực hiện được. Tuy nhiên, các nhà viết sử Xô-Viết dưới thời Khrusov đã thổi phồng Kursk mà ỉm phéng đi chuyện Kapkaz.
    NHờ sự bảo vệ của các tướng Khrusov vẫn giữ nghuyên vị trí chỉ huy tập đoàn quân Ucraina 1, chỉ huy đánh chặn mũi phía nam Kursk. Hắn tổ chức phòng thủ ngu si đến thế nào thì tớ chỉ lấy một ví dụ nhỏ bên trên. Mastein nhanh chóng vượt qua tuyến phòng thủ. Mặt bắc do chính Giucov chỉ huy.
    Cái làm Mastein thất bại chính là việc bài binh bố trận của Stalin, chính vì thế mà Stalin cương quyết không tiến công trước. Nếu Mastein thắng lợi, thì ông ta sẽ rạch hai nhát cắt cắt mấu lồi ra khỏi Liên Xô, trong bài toán của ông ta, mấu lồi là nơi chưa đầy lực lượng Liên Xô, bị suy yếu là Liên Xô hổng lỗ lớn như năm trước. Cái ông ta sai là Stalin không chỉ có hai mặt, mà là 3 mặt. Ngoài phòng thủ 2 cánh do Giucov và Khrusov chỉ huy, tập đoàn xe tăng số năm đứng ở phía sau mấy lồi, ngoài ra cvòn một lực lượng dự trữ nữa. Tập đoàn xe tăng số 5 được che mặt bởi tập đoàn cơ giới 5, ngày đó, xe tăng và bộ binh cơ giới không rõ ràng, cả Mastein, Khrusov và Giucov đều không đánh giá được việc bố trí lực lượng ở đây, mặc dù mọi thứ sự thực không che dấu được nhiều, ý của Stalin chỉ che dấu được bởi cái đầu của ông hơn quá nhiều. Giucov và Khrusov tin răng họ sẽ lập chiến công lớn ở đây, vì quân Đức đã suy mà Liên Xô tập trung được một lực lượng lớn. Theo 2 người này, việc bố trí cánh quân dự trữ là bình thường, không cần chú ý. Mastein nhầm lẫn giữa tập đoàn quân cơ giới 5 và tập đoàn quân xe tăng 5, đánh giá sai lực lượng phía sau.
    Nếu lực lượng mạnh của Hồng Quân ở mấu lồi phía trước thì Mastein đã tính đúng. Nhưng vì quả đấm thép lại lùi sâu về hướng Đông nên khi Mastein khép hai cánh gà thì chính ông ta sẽ tự đưa đầu vào cổ. Chỉ có đức Chúa Trời mới cứu được cánh quân của Mastein nhờ quyết định hoãn tiến công của Giucov.
    Trận Prokhôcvka diễn ra vào những ngày 11,12. Trận đánh do Va-tu-tin chỉ huy, đây là một trong những trận đánh suất sắc nhất lịch sử. Nó giống như "thập diện mai phục" vậy. T-34 chỉ bắn được rất gần đã cắt nhỏ đội hình Tiger-I, tiến sát, vòng ra sau... tiêu diệt hầu hết trong sô 400-500 tăng Đức tham chiến, trong số đó có 200 Tiger-I. Cần tránh nhầm, nhiều người phương Tây gọi trận đánh này là Kursk, còn Liên Xô gọi là trận đánh Prokhorovca, còn Kursk của Liên Xô là cả chiến dịch kết thúc 15/8.
    Giucov bay từ cánh Bắc về Nam tối ngày 12, việc đầu tiên là ông ta hội kiến với Khrusov, việc thứ 2 là ngăn cản Vatutin phản công. Vì lúc này, Phản công là thắng lớn, nhưng làm nổi trội thất bại của Khrusov. Ông ta cầm lực lượng lớn, mạnh, quá dễ dàng thất bại.
    Mọi chuyện này ở Liên Xô rất nhiều, ở ta sách vở thiếu nhưng các bạn có thể đọc hồi kỹ các tướng, trong "Nhớ Lại Và Suy Nghĩ", Giucov cũng không thể che dấu nhiều.
    Lại nói về "Nhớ Lại Và Suy Nghĩ", Giucov đã hành động cực kỳ đê hèn sau đó. Sau khi Stalin chết, các chóp bu Liên Xô đấu đá gay gắt. Giucov cùng Khrusov liên minh với nhau, bất ngờ bắn chết Beria. Tuy nhiên, khi lên cầm quyền thì Khrusov đá veo Giucov về chăn gà và viết "Nhớ Lại Và Suy Nghĩ". Khrusov cầm quyền khá lâu rồi bị các nguyên lão đại thần (trong đó có KV, xe tăng KV, một trong những người thành lập đảng Bolsevic), lật đổ Khrusov vào năm 1965. Nhưng Giucov đã vĩnh viễn thân liệt danh bại. Người ta nhắc đến ông cũng chỉ vì ông đã từng là một người lính của Stalin mà thôi.
    Gần chục năm cầm quyền của Khrusov là những năm thực hiện những chính sách tàn phá tận gốc rễ các cơ sở phát triển khoa học kỹ thuật, giải tna viện nông nghiệp, giải tán phát triển bán dẫn, dừng phát triển máy bay và tầu sân bay. Dân trí thức Liên Xô cực kỳ căm lăo này, một kiểu học không hay, cày không gỏi nhưng trơn môi.
  5. laviola123

    laviola123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0

    Xin lỗi bác Mod , bác cho em lạc đề 1 bài nhá
    Bác SSX : Em hỏi thế là đủ ý rồi bác ạ , bác HP đọc cái là hiểu ngay em hỏi cái gì và bác í đã trả lời em .
    Còn về hồi kí của tướng tá LX bác nêu bên trên , tất nhiên là cũng phải đọc chứ . Nhưng em không đánh giá cao tính trung thực phần lớn các tp đó
    Bác HP : Trc tiên xin thanks bác 1 cái vì đã nhiệt tình trả lời em
    Nhưng mà em k0 hiểu bác dựa vào đâu để đưa ra những kết luận đó . Tự bác nghĩ ra thì chắc là không phải ! VÌ nếu tự bịa ra thì kiểu gì cũng phải ăn may đc 1 vài ý đúng . Đằng này ...
    Thường khi tranh luận , những chỗ sai người ta hay bôi mầu vàng . Em xin không thế , vì nếu làm vậy chắc phải bôi cả bài của bác mất
    Đầu tiên bác nói tới cuộc tấn công năm 1942 của Timosenko vào Kharcov : khi phát hiện ra Đức tập trung cánh quân Kleist để đánh vào sườn mũi tấn công Kharcov , gần như tất cả các tướng lĩnh LX đều đòi Stalin rút quân . Chỉ riêng có Timosenko , người trực tiếp cầm quân là sống chết đảm bảo : " tình hình vẫn rất tốt , sắp chiếm đc Kharcov rồi ... " Để xẩy ra thảm hoạ đó thì Timosenko chính là người có lỗi . Rất lớn và duy nhất . Không hiểu sao bác lại chèn ông Khơ rút sốp vào đây
    Về trận Kurks bác nhầm rất nhiều : khi xây dựng chiến dịch hè năm 43 tất cả chỉ huy LX đều thống nhất chiến sự sẽ diễn ra ở vòng cung Kurks , chỉ có khác biệt là :
    _ Stalin đòi đánh trước vì lực lượng LX đã có ưu thế .
    _ Jucov muốn đợi Đức đánh trc rồi phản công .
    Cuối cùng đã chứng minh Jucov đúng
    Khi chiến dịch K diễn ra thì bên cánh Nam của LX là phương diện quân Voronez do Vatutin chỉ huy . không hiểu sao bác cũng lại chèn ông Khơ rút sov với cái Ucraina 1 nào đó vào . Em cũng chẳng hiểu sao lúc đó LX lại có Ucraina 1 , và Khơ rút sov lại đc chỉ huy 1 phương diện quân nào đó
    Việc LX biết trc và bày binh bố trận rất hay rồi nhưng quân Đức ở cánh Nam vẫn đột phá đc là chuyện rất bt . Ở cánh này quân Đức mạnh hơn cánh Bắc , với những sư đoàn xe tăng SS nổi danh , lại đc chỉ huy bởi 1 trong những người xuất sắc nhất War 2 như Mainstein
    Nghe bác mô tả trận Prokhovka thì em thấy chính bác mới không nắm rõ thông tin về trận đánh này ...
    Vì bác mô tả sai toàn bộ nên em cũng không biết sửa chỗ nào , chỉ xin giúp bác tường thuật lại trận đánh :
    Nguyên nhân của trận đánh là bởi các đơn vị xe tăng SS đã chọc thủng trận tuyến , quân Đức sắp đưa vào các sư đoàn mô tô cơ giới để phát huy chiến quả ... Vậy nên phía Nga quyết định đưa TDQ xe tăng 5 và cận vệ 5 vào " khắc phục hậu quả "
    Trong kế hoạch phản công của Nga thì 3 quân đoàn xe tăng thuộc TDQ xe tăng 5 làm nhiệm vụ chủ công . 2 quân đoàn cơ giới thuộc TDQ này và các đơn vị bộ binh của TDQ cận vệ 5 đứng ngoài xem , làm dự bị và chờ cơ hội .
    Gần trưa ngày 12 -7 quân Nga bắt đầu tấn công , đối tượng là 2 sư đoàn xe tăng SS ( Đế chế và A.Hitler ) , địa điểm là làng Prokhổvka ...
    Trận đánh kết thúc vào buổi tối cùng ngày với kết quả là quân Nga phải rút lui ( k0 biết là do trời tối hay do thiệt hại nhiều )
    Thiệt hại phía Nga dưới 200 xe tăng , phía Đức hơn 50 , chứ không phải là con số trên trời như của bác
    Tham chiến trong trận đánh Prokhorovka chỉ là 2 sư đoàn SS Đức , và đã bị thiệt hai nhiều trong các trận tấn công trc đó . Không bao giờ có chuyện " 400-500 tăng Đức tham chiến bị tiêu diệt gần hết "
    Nếu bác không tin có thể Google " battle of Prokho " sẽ ra 1 mớ để bác kiểm chứng những lời em nói
    Việc đánh không thắng trong trận chiến cục bộ tại Prokhổvka làm cho Vatutin không thể đưa các đơn vị cơ giới và TDQ cận vệ 5 vào truy kích quân Đức . Các đơn vị đó đều sẵn sàng xung trận rồi , nhưng cửa k0 mở thì xông lên kiểu gì ? Làm mồi ngon cho xe tăng Đức nó thịt à ?
    Về sau , khi thời cơ thuận lợi Vatutin cũng xuất sắc bất ngờ tấn công và chiếm đc Belgorod
    Về phần Khơ rút sov , em không biết ông í giỏi hay dốt ... Nhưng em thấy LX có cái lỗi gì là bác đổ hết cho ông í à Oan wa trời
    Trong thực tế mọi quyết định quân sự của LX tối cao nhất là Stalin , rồi đến Jucov , Vaxilevski , các đại diện đại bản doanh khác , rồi tiếp là các tướng trực tiếp cầm quân ngoài mặt trận ...
    Chứ chẳng bao giờ 1 ông uỷ viên hội đồng quân sự phương diện quân lại có quyền quyết bất kì 1 mệnh lệnh nào . Đóng góp í kiến thì may ra có ...
    Nhưng thường trong thực tế , những ông lãnh tụ sau này mà đang làm công tác CT ngoài trận như Khơ rut sov , Bê Dơ nhép ( trưởng phòng CT TDQ 18 ) đều rất khôn . Vì không biết mấy về quân sự nên cứ tư lệnh quyết gì là các ông í hùa theo ... Vai trò của các ông í trong War rất mờ nhạt .
    Về Timosenko : Chắc ông nì là thần tượng của bác quá à
    Em nghĩ nếu LX mờ có thêm mấy ông nữa như các ông KV , Timosenko , Budionnui ... thì thua chắc à !
    Trình độ thì hạn chế , quan điểm lạc hậu , bảo thủ ... chẳng đc cái nết gì hết .
    Ông nì có những sáng kiến quái chiêu rất ngộ à : khi Timosenko làm đại diện đại bản doanh tại Crimea để chuẩn bị chiến dịch tấn công chiếm lại chỗ này . Trong biên chế có 1 sư đoàn kị binh người Ko dắc , ông ta nhất nhất đòi phải cho đơn vị này mang theo gươm bí mật bò vào tận chiến hào để cận chiến với Đức . Như thế mới đúng với truyền thống và sở trường của kị binh . Các tư lệnh và đại diện bộ tổng tham mưu nghe xong lạnh hết cả người , chỉ huy đơn vị Ko dắc kia chắc cũng run cầm cập ... May mà sau kế hoạch này bị bác bỏ thẳng thừng
    Mà bác ơi Timosenko cũng đâu phải là người chỉ huy PDQ Kavkaz phòng thủ ở đây năm 43 .
    Em hết , thôi k lạc đề nữa
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    to Laviola123
    thứ nhất bạn dẫn chứng sai rồi.
    Chính Giucov là người sốt sắng đề nghị tiến công trước, nhưng Stalin kiên quyết phản đối. Cái này thì trong Nhớ Lại Và Suy Nghĩ không dấu, bạn có thể tham khảo điều đó. Cái luận điệu mà bạn nói là thời cải tổ , bè phái bôi nhọ Stalin.
    Cái mà Stalin dự định tiến quân trước là các trận đánh thăm dò lực lượng đối phương. Nhưng điều đó sau này không cần thiết vì bắt được tù binh. Cái này thì bạn cần đọc rõ tránh nhầm.
    Bạn cũng nhầm lẫn về chính trị ở Liên Xô lúc đó. Quếy định của Stálin còn phụ thuộc nhiều vào cuộc đấu tranh chinhs trị nội bộ.
    Về thất bại của Timonensko. Chuyện ai đúng ai sai khó có thể bàn được vì chiến dịch đã thất bại, gây một lỗ hổng lớn trong lực lượng Hồng Quân, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Đức vượt qua thảo nguyên tiến chiếm Stalingrad mà Hồng Quân không thể điều động được.
    Một thất bại nữa ít được nói đến là Đức có trong tay một lượng lớn T-34 thế hệ mới, họ biên chế ngay và tổ chức sản xuất đạn dược, phụ tùng. Quan trọng hơn là họ đẩy nhanh việc đưa Tiger-I vào thực tế. Ở Kursk, mình nói rất ít, nhưng thực ra duy nhất có A-19 đương đầu trực diện được với Tiger-I. Bạn SSX nói đúng đó, nếu Đức không chỉ có 200 xe ở đây thì Liên Xô không còn cháo húp. A-19 bố trí ở Tập đoàn quân cơ giới 5, buộc Tiger vòng tránh thiên về hướng Tây Bắc vì mục tiêu chủ yếu của Mastein là hướng đó. Chính thế này tạo ra trận Prokhorovca.
    Quay lại chiến dịch Kharcov trước. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại là ở tuyến chặn hậu. Khrusov chỉ huy tập đoàn quân sau này đổi tên là Ucraina đã không chặn được bước tiến của Mastein làm Timonensko bị cắt khỏi hậu phương. Thiên tài quân sự của Timonensko thể hiện ở đây, ông lập tức bằng bất cứ giá nào cũng phải phá vây, đưa được một phần quân đội về, nếu không dô dự là mất hết.
    Đánh giá về trận này. Vào thời điểm đó Hồng Quân đã thực hiện các chiến dịch phòng thủ rất tốt, quân Đức không thể vượt qua những tuyến phòng thủ ở Leningrad hay Maxcơva. Nên trận thua của Khrusov trước một lực lượng nhỏ hơn như vậy là không thể cfhấp nhận được.
    Mặt khác, Timonensko đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ của mình, trách nhiệm của ông là tiến công và ông chỉ phải quay lại khi đồng đội không chặn hậu được, thất bại là do chặn hậu chứ việc khắc phục thất bại lại là một điểm sáng của Timonensko. Quân Đức chưa điều động đủ lực lượng đến đây, trong khi đó, Hồng Quân ở đây có khả năng cơ giới vượt xa Đức. Mà ngay cả chiến dịch thất bại thì bạn cũng thấy đấy, ít ra là mấu lồi đã hình thành, tiền đề của trận Kursk. Nếu bạn xem bản đồ thì bạn sẽ thấy, một mấu lồi ở đây luôn đe doạ cắt đôi quân Đức.
    Tài quân sự của Khrusov một lần nữa thể hiện ở cánh nam Kursk, như tớ đã nói đấy, Đức gỡ mìn 1 phút một quả. Bạn hình dung ra không ??? tức là mìn hoàn toàn không được bố trí gì hết, chỉ đặt mìn chống tăng chềnh ềnh lên mặt đất, không có mìn sát thương đi kèm và không nguỵ trang. Một cách bố trí ngu si nhất quả đất. Tuyến phòng thủ vỡ nhanh chóng chỉ sau có mấy ngày (chưa đầy một tuần).
    Cái hay của Stalin là đã nhìn thấy trước thất bại này và bố trí Tập đoàn quân cơ giới 5 làm tuyến 2, bắt Mastein phải bẻ hướng đi và quan trọng nhất là bố trí quả đấm thép Tập đoàn quân xe tăng 5 ở đúng điểm, ghè chết Mastein tắp lự. Bạn có thể thấy, ở hướng Bắc không bố trí như vậy, điều đó cho thấy Stalin đã nhìn thấy trước Khrusov thất bại lần nữa.
    Stalin không bắn chết ngay Khrusov chỉ vì lúc đó Stalin còn bận bịu với một cuộc chiến quan trọng hơn, đánh lại tàn dư của Troky, cuộc chiến chính trị này chỉ kết thúc ở Stalingrad bằng vở kịch "Tiền tuyến" hết sức kịch tính mặc dù chưa công diễn thì phải. Khrusov dù sao cũng cùng phe với Stalin lúc đó.
    Timonensko không chỉ huy trưởng ở Kapkaz nhưng nếu bạn đọc Guicov, bạn cũng thấy ông này đánh giá cao công lao Timonensko ở đây. Timonensko là một trong số ít tướng lĩnh Liên Xô có thể điều hành chiến tranh cơ giới lúc đó. Mặt này thì Giucov không hay ho gì qua vụ dừng tấn công tối ngày 12 rạng ngày 13/7. Giucov và nhiều người nữa đánh giá khả năng tham mưu của Timonensko mới là quyết định ở đây Kapkaz. Mở ngoặc là, ở đây, lần đầu tiên không quân Liên Xô áp đảo Đức, một chìa khoá quan trọng để tiêu diệt Tập Đoàn quân 6 ở Stalingrad.
    Cái tài của Khrusov là luồn lách tránh được các trách nhiệm lớn mặc dù thất bại liên tiếp và về quân sự cực kỳ ngu si. Nếu 12/13-7 mà Giucov không chặn Vatutin tiến quân thì Khrusov không kịp hồi sức tham gia phản công và sự nghiệp kết thúc ở thất bại cai đắng. Đây là quyết định phi lý về quân sự, vì ở cánh Bắc, quân Đức chỉ coi là cánh nhánh chia lực lượng Hồng Quân, lực lượng này không nhiều nhưng cũng chưa hao tổn gì nhiều, phản công nghiền nát không đem lại lợi ích bao nhiêu trong khi Mastein đang hồi sức ở cánh Nam. Ở thời điểm đó, lần đầu tiên Hitler đã công nhận thất bại ở cánh Nam và ra lệnh rút quân (sau trận Prokhorovca 12-13/7), nhưng Hồng Quân đang sung sức không tiến.
    Sau này, cuộc phản công cánh Nam đã thể hiện đúng điều đó, Hồng Quân tiến rất thuận lợi, liên tiếp đánh chiếm các mục tiêu lớn đến tận Kharcov.
    Nói thêm với bạn về chuyện mấu lồi.
    Stalin và Giucov luôn mấu thuẫn nvới nhau về hướng trung tâm. Bao giờ Stalin cũng ưu tiên hướng trung tâm, Kiev, Khrcov và Kursk. Mất Kursk lần nữa là nước Nga bị chia đôi và chỉ có thể thắng lợi bằng ... chiến tranh du kích. Đây là điểm chốt cuối cùng của chiến tranh, không thể lùi thêm được.
    Giucov và các tướng cùng bè phái thường phê phán Stalin cố giữ Kiev hay cố tái chiếm Kharcov... Đây là luận điểm lớn xuyên suốt Nhớ Lại Và Suy Nghĩ. Nhưng nếu nhìn rõ hơn, bạn sẽ thấy, hướng trung tâm đã trở thành hướng quyết định chiến tranh. Hồng Quân thắng lợi ở Kharcov, đợi hồi sức và mở chiến dịch Ucraina, từ đó tiến thẳng sang Ba Lan, trên tất cả các mặt trận khác quân Đức phải tút lui theo, nếu không muốn bị cắt khỏi hậu phương và mất nước Đức khi còn đang bao vây Leningrad hay Crưn. Coi trọng hướng trung tâm là chiến lược xuyên suốt của Stalin trong chiến tranh, Giucov luôn phản đối, nhưng chiến tranh đã diễn ra như vậy. Dù cho Giucov có nói thế này thế nọ thì những trận thắng thua quan trọng nhất cũng diễn ra ở đó.
    Mình rất tôn trọng Stalin, trong mắt mình, ông là một thiên tài của hoà bình, nhưng bị đủ các thứ lôi kéo vào chiến tranh. Chuyện về Kiev Stalin hau Giucov ai đúng ai sai còn phải bàn nhiều, nhưng mình đánh giá Giucov đã thổi phồng sự phản đối của ông trước các quyết định về trận thất bại đó, lúc đó, các thế lực khác còn lớn và Giucov vẫn chỉ có vai trò bé nhỏ, tiếng nói yếu ớt. Ông ta chỉ to còi khi viết sử, làm như là lúc đó tiếng phản đối của ông ta lớn lắm, ông ta đã nắm quyền điều động quân đội rồi.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 11:33 ngày 06/08/2008
  7. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Về chiến dịch Kharkov thì đúng là có lỗi của Timoshenko nhưng người để Timoshenko hở lưng khi chiếm Kharkov là bác Kurutsov, còn về chiến dịch Kursk thì điểm yếu của bác này là bố trí hệ thống phòng thủ chưa khôn ngoan, ai đời mìn bố trí thế quái nào mà nó gỡ 1phút/1quả thì em chịu thua. Đúng là ko thể tội nào cũng đổ lên đầu bác ấy được nhưng có một số sai lầm thì ko thể chốn tránh. Bác Timoshenko thì cũng đã chịu tội hồi đó rồi, có mỗi bác Khurusov thoát nhẹ thôi.
  8. laviola123

    laviola123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0

    Quan điểm phòng ngự trc rồi phản công sau của Jucov đc khẳng định rất rõ trong bản báo cáo của ông gửi tới Stalin vào tháng 4 - 43 . Trong cuốn sách " Sự nghiệp cuộc đời " của Vaxilevski cũng nhắc lại nguyên văn từng chữ báo cáo này của Jucov . Bạn kiểm tra lại xem sao nhá
    Trong chiến dịch Kharcov , Khơ rut sov giữ chức vụ Uỷ viên hội đồng quân sự hướng Tây Nam , và trong cả cuộc đời mình ông ta cũng chưa bao giờ chỉ huy 1 đơn vị quân đội nào để mà " chặn hậu , hay chặn bước tiến của Mainstein cho Timosenko "
    Tất nhiên với trách nhiệm của mình ông ta cũng cảnh báo tới Bộ tổng tham mưu , Stalin nguy cơ của việc Timosenko bị bao vây . Điều này cũng đc thể hiện rất rõ trong các cuộc điện thoại giữa ông ta và Vaxilevski . Ông ta và Malenkov ... Bạn cũng có thể kiểm chứng rất dễ
    Mà bạn ơi , trong thời gian này Maíntein đang ở Crimea cơ mà . Sao lại có thể oánh nhau với Timosenko đáng kính đc ?
    " Gỡ mìn 1 phút 1 quả " . Bạn đề cao những quả mìn làm mình tức cười wa 1 trận chiến quan trọng như vậy mà bạn đổ lỗi cho mấy quả mìn vớ vẩn . Ai không biết mờ đọc bài của bạn chắc sẽ tưởng Khơ rút sov là thằng lính chuyên môn chịu trách nhiệm đi gài mìn cho bên LX
    Cứ cho là quân Nga bố trí phòng ngự cánh Nam k0 đc tốt đi ! Thì sao lại đổ lỗi cho Khơ rút sov đc ? Ông ta là cái gì mà đòi lên kế hoạch tổ chức phòng ngự ? Bố trí đội hình phòng ngự ?
    Tác giả chính của kế hoạch này là 2 đại diện đại bản doanh ( Jucov , Vaxilevski ) , cộng với Stalin đồng ý kí tá ở khâu cuối cùng ...Nếu bố trí phòng ngự có sai thì mấy ông này phải chịu trách nhiệm trước tiên bạn à . Đâu đến lượt Khơ rút sov
    Mờ cho mình hỏi tại sao bạn lại cho rằng Jucov ra lệnh bắt Vatutin dừng tiến công ? Jucov lấy cái tư cách gì mà ra mệnh lệnh đó ? Bạn giải thích hộ mình cái
    Dạo này chất lượng kiến thức của " những đứa con của gấu mẹ vĩ đại " đi xuống quá trời à
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Mình vẫn ở đây đấy chứ, còn bên KTQSNN thì chào. Gần đây có mấy thằng khùng tổ chức "chiến tranh pho rum" theo đúng bài bản của Bush hồi 1997-2000. x vào chúng. Đấy là trò ngu nhất quả đất mà đã được chứng minh rõ ràng, thế mà có những thằng ngu nối bước ngu si, giống ngu si không bao giờ hết thật.
    to laviola123. Bạn thật nhiều chuyện. Mình trả lời bạn lần này kèm luôn việc chứng minh rằng bạn hết sức luyên thuyên, và vì vậy đây là lần cuối mình trả lời bạn.
    Thứ nhất là chuyện Stalin là người chủ trì việc tấn công sau đã được các nhà sử học nghiên cứu kỹ càng. Các nhà sử học phương Tây còn đổ cho việc thua nhiều quá làm ông nhát gan . Thực tế, toàn bộ trận đánh Kursk đã được lập kế hoạch phòng thủ kiên cố ngay từ ban đầu, với tuyến phòng thủ sâu đến nhiều chục km cả ở hướng Bắc và Nam. Nếu chủ ý tiến công thì không mất công làm nhiều đến thế.
    Vì đây là hướng chuẩn bị trận đánh ngay từ đầu nên không có lý gì người tổng chỉ huy lại ngược hướng với điều đó. CHo dù ông có trái ý thì khi kế hoạch đã thi hành, ông cũng phải tỏ ra tuân theo, vì trận đánh mới bắt đầu chuẩn bị mà tổng chỉ huy đã phản đối thì thắng làm sao được.
    Thứ hai, từ tháng 4 đến tháng 7 còn một tiến trình dài. Nếu bạn có điều kiện đọc tiếng Nga và tiếp xúc với các thư viện Nga, bạn sẽ thấy, Giucov được đánh giá là người chỉ huy trận đánh tốt, nhưng chưa thể là người quyết định hướng của một chiến dịch. Thực tế, ông đã một số lần thay đổi quan điểm. Và kể cả nếu ông không thay đổi quan điểm, thì một báo cáo trước đó 3 tháng của Giucov không thể chứng minh Stalin quyết định tiến công trước.
    Bạn đọc kỹ lại quyển sách mà mình đã nhắc đến, nó rất dễ kiếm. Bạn sẽ thất rằng, quan điểm của Stalin vững vàng thế nào và trong sách, Giucov luôn cố chứng minh ông hoàn toàn tán thành quan điểm đó.
    Về Khrusov.
    Ở đây, trước tiên mình chỉ rõ cho bạn người tướng phải thế nào và mìn có vai trò thế nào. Thứ nhất, mìn tiền duyên được cài là để địch tháo. Không ai dựa vào sức mạnh của bãi mìn và yên tâm ngủ say cả. Tuy nhiên, một bãi mìn cài đúng sẽ làm chậm bước tiến quân của địch để các vũ khí khác phát huy tác dụng. Trong một bãi mìn tiền duyên cài đúng, địch phải tiến rất chậm, gỡ mìn rất chậm vì mìn sát thương (đè nổ lực nhẹ, vướng nổ... hay là lựu đạn nổ ngay...), được cài song song với mìn chống tăng. Nếu địch muốn gỡ, phải dò từng bước một cẩn thận. Bước cẩn thận đó chỉ có thể thực hiện lén lút rất chậm, hoặc thực hiện dưới làn mưa đạn, cũng rất chậm. Cộng thêm với hệ thống vật cản bằng ray chéo sẽ cản trở địch dùng bộc phá phá mìn. Mà ngay cả khi dùng bộc phá phá mìn thì chỉ phá được mìn sát thương chứ ít tác dụng với mìn chống tăng, và con đường tạo ra cũng rất hẹp không đủ cho xe tăng tiến lên.
    Trong chiến tranh cơ giới, việc gỡ mìn được là điều rất khó khăn nên người ta thường chấp nhật đi qua bãi mìn. Việc di chuyển thực hiện bằng các xe gạt mìn hay cày mìn. là những xe tăng bọc thép rất tốt những tải nhẹ, ủi đất. Như thế, tốc độ tiến rất chậm, hàng một và cái giá phải trả rât đắt trước tuyến phòng thủ bắn ra rất mạnh.
    Như vậy, mìn không phải là bức tường thành cố định không thể vượt qua, mà phải sử dụng đúng khoa học, kết hợp với các tuyến phòng thủ có hoả lực sát thương và chống tăng mạnh, kết hợp với các vật cản, mìn cũng phải được chi viện ngay khi thuyến yếu và được bổ sung khi thương vong hao mất lực lượng...mìn. Khi đó, mìn rất rẻ nhưng lại tác dụng rất mạnh. Mìn không thể tự lao vào xe tăng nhưng bắt xe tăng phơi mình ra cho pháo bắn.
    Bạn hiểu chứ.
    Ở cánh Nam, quân Đức thuê một công ty tư nhân gỡ mìn. Công ty này không có báo cáo cụ thể, nhưng mình đọc lại các văn bản mà các nhà sử học coi như là báo cáo quân sự. Đúng là mìn chống tăng được bố trí rất ngu si, nằm chềnh ềnh trên mặt đất, không nguỵ trang, không cài cùng mìn sát thương. Bạn cần biết là mìn chống tăng người dẫm lên cũng khó nổ. Cảnh gỡ mìn là thế này, mỗi nhân công bước đến quả mìn, tháo chót, bê quẳng lên xe tải đi ngay sau họ, hết. Không có gì ngu si hơn trong lịch sử của mìn.
    Bạn cho rằng mìn không quan trọng, hay cũng quan trọng như quan trọng nhỏ, không đủ đánh giá một vị tướng ???? ừ, nếu trận đánh thắng lợi thì như vậy, nhưng với một viên tướng thua liên tiếp thì không như vậy, ở đây, sự ngu si không phải là hiện tượng đột xuất mà là thuộc tính cố hữu, đặc điểm nổi trội của vị tướng này. Một người tướng dù sơ ý đến đâu cũng không được phép có một bãi mìn như vậy, kể cả khi họ thắng trận thì điều đó cũng đáng để hạ quân hàm, bạn hiểu chứ.
    Cũng như, bạn là người bình thường, mặc kín quần áo... và không thể thủng một lỗ nhỏ nào trên bộ quần áo của bạn, bạn hiểu chứ. Cũng như thức ăn của bạn cả năm không thể có một chút thuốc độc nào, nếu không đó là năm cuối của bạn, cũng như cả đời bạn chỉ một lầ cởi quần áo đi ra đường, thì bạn không còn là người bình thường được. Một vị tướng cũng vậy, chỉ cần có một bãi mìn như thế trong đời, không còn là một vị tướng nữa.
    Ở đây, quá đủ điều kiện để nhìn nhận đánh giá vị tướng này. Một phòng tuyến xây dựng công phu thất thủ chóng vánh chỉ trong chưa đầy một tuần. Và đây cũng không phải là thất bại quan trọng của viên tướng này.
    Cái mà tớ nói ở đây. Trận đánh này Hồng Quân tập trung một lực lượng mạnh hơn Đức rất nhiều, nên cạ Khrusov-Giucov định chơi hai cánh lĩnh trọn công. Tuy nhiên, cái mà cạ này không nhìn thấy, chỉ Stalin nhìn thấy và bố trí quả đấm thép đón sẵn, đó là sự ngu si của Khrusov. Đây là nguyên nhân Giucov cản trở Vatutin phản công. Thực tế, lúc đó quân của Khrusov đã bị đánh tan hoang, thực tế là ông không còn nắm được quân nữa, không thể tham gia phản công. Nếu vatutin phản công thì ông nắm chắc phần thắng vì Mastein đã đi quá sâu, không cần Tập đoàn quân xe tăng số 5, chỉ cần Tập đoàn quân cơ giới số 5 đáng áp sường tiến lên là toàn bộ mũi này của Đức mất sạch. Nhưng nếu như thế thì Khrusov chỉ toàn thất bại, thua trắng, thua liên tiếp, không có chút công lao nào, không thể lấp liếm được cái gì hết, thậm chí đứng trước việc bị Stalin xử bắn. Giucov chấp nhận để Mastein phục hồi dần và huy động lực lượng khổng lồ phục hồi máu với mana cho Khrusov.
    -----------------
    Về việc bạn nói lăng nhăng.
    Khrusov là chỉ huy trưởng phòng thủ cánh Nam. Bạn còn đổ tội cho ai đây ???? Nếu Stalin hay Vaxiliev chịu trách nhiệm, thì đặt ra chức tư lệnh tập đoàn quân làm gì, và Khrusov làm gì khi ngồi ở cái ghế đó.
    Bạn tranh luận đến như vậy là quá cùn rồi, hoặc là bạn từ trước đến giờ chưa hề biết Khrusov làm gì ở đâu. Cả hai lý do đều đủ để cho tớ xin phép bạn.
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165

    Đ-74 122mm
    http://tanksinmoscow.com/Search/guns_1.htm
    http://tanksinmoscow.com/CMSA/Foto2/D-74_01.htm
    http://www.howitzer.dk/vehicles/ANA/2A65.htm
    http://www.snariad.ru/guns_artellery/guns_art-d74/
    Đ-74 là pháo kế tiếp A-19, lựu pháo 122mm nòng dài, nó có cuộc sống nắn ngủi, thế hệ sau cùng cỡ 122mm là Đ-30, nhưng không còn là vai trò lựu pháo nòng dài nữa, mà chỉ là pháo đa năng tiền duyên, cỡ nòng của Đ-30 là cỡ nòng trung bình, do lựu pháo nòng dài M-46 quá thành công.
    Xu hướng tiếp theo ??? pháo kéo bi h được coi là một loại hàng rẻ tiền, bán chợ quê, tuy nhiên không vì thế mà không đầu tư chiến kỹ thuật. 152-мм САУ «"иа?ин,», 152mm SAU «Giasint» xuất hiện, với khóa nòng mới cho phép bắn đạn nặng tốc độ cao, cơ cấu lùi cải tiến từ M-46 130mm. Thế thì chắc lại có kiểu 130mm cỡ nòng trung bình nữa chăng ???? Tuy nhiên, ở đây có một vấn đề, tức là pháo kéo thì phải nạp đạn thủ công, nếu không thì không còn là pháo kéo nữa, nhưng to ra đạn khá nặng. Liên Xô rồi Nga thừa kế 2S7 203mm nòng dài bắn xa 50km, nhưng nó là pháo có động cơ và khó có thể có phiên bản pháo kéo cho nó. M-46 130mm hay Đ-74 122mm nòng dài có cạ là Đ-20 152mm nòng ngắn, nhưng chú 152mm nòng dài thì khó tìm cạ đây.
    Có lẽ pháo kéo kịch trần ở đây rồi, vấn đề bi h chỉ còn là chất lượng.
    Trước đây, A-19 122mm nòng dài chung tiến trình phát triển và phần xe với lựu pháo lai 152mm nòng trung bình ML-20. Thế hệ sau của chúng, D-20 152mm nòng trung bình (nay thuộc về loại nòng ngắn) cũng là anh em với Đ-74 nòng dài. Cả hai được thiết kế ưu tiên bắn gián tiếp ("аfби?а) nhưng không hiểu sao đều manh ký hiệu Đ cho pháo bắn trực tiếp (Yf^ка), thông thường, lựu pháo bắn cầu vồng được ký hiệu là M, như M-30 122mm nòng ngắn hay ML-20 (152mm nòng ngắn kiểu 1937). Còn pháo bắn đường đạn thẳng nòng dài ký hiệu là Đ.
    Nguyên nhân được giải thích: đây là những pháo có khả năng chống tăng. Thực tế, trong chiến dịch Kursk chỉ có ML-20 và A-19 chống nhau trực diện được với Tiger-1 thôi. Từ đó, các loại pháo này có tên là Đ. Tuy vậy, ngay trong Thế Chiến, ML-20 chỉ phục kích tăng được tầm rất gần do sơ tốc thấp, còn A-19 cũng chẳng hơn được bao nhiêu, do không được thiết kế để ổn định nòng bắn chính xác.
    ở trong này
    http://www.snariad.ru/guns_artellery/guns_art-d74/
    có đoạn "122-мм пf^ки "-74 и 152-мм пf^ки-гаfби?< "-20". Tức là: "pháo bắn thẳng 122mm Đ-74 và pháo lai bắn cong-thẳng 152mm Đ-20". Điều này cho thấy, Đ-20 là pháo lai, ngày nay tỷ lệ cỡ nòng này là lựu pháo nòng ngắn thuần chủng, do các cỡ pháo dài nòng ra, nhưng ngày đó là pháo lai, người ta ưu tiên chữ Đ vì truyền thống Thế Chiến II, trận đánh Kursk nổi tiếng, khi Khrusov để thủng phòng tuyến.
    D-20 được phương Tây ghi là M1955 hay M-55, đây là điều sai, M-55 có vẻ như ký hiệu Liên Xô nhưng thực chất là M-55 chỉ là một bản sao của M1955 thôi, không hề liên quan gì đến Liên Xô. Cải hai khẩu đều được phương Tây biết đến trong lễ duyệt binh thàng 5 năm 1955. Đ-74 được các nhà sử học Liên Xô ghi là chấp nhận sử dụng năm 1954m, nhưng tớ có một thắc mắc chưa giải thích được, ít khi người ta đưa một vũ khí mới được chấp nhận sử dụng một năm diễu binh khoe khoang. Cũng trong đó có nói đến đoạn
    На базе п?оек,а 122-мм ко?пfсной пf^ки "-71 б<л ?аз?або,ан нов<й п?оек, ко?пfсной пf^ки "-74. Yе?в<й оп<,н<й об?азе? 122-мм пf^ки "-74 б<л изго,овлен заводом "- 9 в на?але 1950 года и в "енO Сове,ской А?мии 23 "ев?аля 1950 года впе?в<е оп?обован с,?елOбой на заводском полигоне.
    Pháo được thiết kế trên cơ sở pháo Đ-71 trước đó với mã tên Đ-74, mẫu thử đầu tiên được sản xuất ở Quân Xưởng số 9 vào năm 1950 và được bắn thử nhân ngày Quân Đội Liên Xô 23/2/1950 trong trường bắn của Quân Xưởng. Điều này cho thấy một số cái vô lý, pháo đã được thử nghiệm kỹ càng người ta mới tin chắc là nó thành công và bắn thử nhên kỷ niệm này lễ. Phỏng đoán, nhắc lại là tớ chỉ phóng đoán, pháo không khác gì nhiều những mẫu thử trước đó, cũng như các thử nghiệm khác, các thay đổi xuất hiện và Đ-74 chỉ là thành phẩm cuối cùng, trong khi các mẫu thử trước mang tên khác. Và như vậy, năm được chấp nhận trang bị, hoàn thành thử nghiệm... phải là năm 1950 chứ không phải 1954. Năm 1950-1954 là thời gian xây dựng phương tiệnh sản xuất và sản xuất tích lũy, khi mà cả tốc độ sản xuất và thành phẩm đã đạn mức nào đó, người ta mới trang bị đồng loạt, đó là 1954. Điều này giải thích việc nó được tham gia duyệt binh năm 1955. Đoạn sau có nói đến việc Đ-74 được sửa lại thiết kế cho liều kiểu M-62, đồng thời năm đó Quân Xưởng số 9 sản xuất mẫu Đ-72, ngoại trừ việc Đ-72 có khóa nòng khối đơn (giống như M101 Mỹ ở nhà Vịt) và máy lùi hơi khác thì nó dùng chung các bộ phận với Đ-74. Điều đó có vẻ khẳng định điều tớ phỏng đoán, có nhiều khẩu có tên khác nhau nhưng đều là các mẫu thử khác nhau của một chương trình Đ-74, điều đó giải thích Đ-74 ra đời đánh uỵch một cái chỉ chưa đầy 2 tháng đầu 1950.
    Tuy vậy, ở đây là trang web chính thức của Quân Xưởng số 9 (thường trước đay ta hay dịch là nhà máy số 9 vì có chữ ja vốt, như ở đây là Quân Xưởng). Họ nghi năm bắt đầu nhận lệnh sản xuất hàng loạt Đ-74 là 1954. Trong khi đó, như dưới đây, trong bảo tàng, một khẩu Đ-74, không thể nhầm, gắn biển 1952 to tướng. Tóm lại là chuyện này rối tinh rối mù.
    http://www.zavod9.com/?pid=10093
    Đ-74 và Đ-20 không chỉ chung nhau phần xe, chúng có khóa nòng giống hệt nhau, cùng biên chế ở các lữ đoàn pháo binh thuộc quân đoàn như các tiền bối ML-20 và A-19. Khóa nòng Đ-74 cũng thuộc loại khóa nòng đặc sắc của pháo Liên Xô thời kỳ này, có tốc độ bắn rất cao, một trong những chìa khóa để chúng chiến thắng M107. Trong ảnh dưới đây các bạn đã hình dung phần nào loại khóa nòng này, ngày nay nó là loại khpoa nòng tiên tiến nhất, áp dụng cho các pháo bán tự động và tự động, Đ-20, Đ-74 và M-46 được Đức-Mỹ sao chép cái khóa nòng này trên xe tăng M1 (nhưng dùng động cơ kéo), còn Liên Xô hoàn thiện thành tự động hoàn toàn trên T. Nói qua về nguyên lý chúng một cái, đây là loại khóa nòng khối trượt đứng bán tự động, khi khối này dâng lên thì đóng khóa nòng, khi khối này hạ xuống thì mở khóa, khi khóa mở, trên mặt khối mở có khét lỗ thạo thành máng nạp đạn. Trong Đ-74 và Đ-20 khóa được mở tự động bằng năng lượng lùi, nên khi bắn xong thì vỏ đạn vả liều tự tụt ra, không phải làm động tác mở khóa. Động tác tiếp theo là nạp đạn và tùy loại pháo mà nó tự đóng hay đóng thủ công. Do tiết kiệm được động tác đóng mở khóa nòng nên được gọi là bán tự động và bắn rất nhanh. Kiểu khối đơn như M101 thao tác nhanh hơn chút so với kiểu ren cắt cổ lỗ, nhưng vẫn là thủ công so với kiểu Đ-74.
    Do đạn thuận tiện hơn nên tốc độ bắn của pháo rất cao, cao hơn M-46 và Đ-20 cùng kiểu khóa nòng, đạt 6-7 phát phút, đây là một trong những điểm quan trọng để M1 203mm Longtom cúi đầu chịu thua.
    Khác với A-19 và ML-20, Đ-74 có khả năng chống tăng tốt, giống như Đ-44 chuyên nghiệp chống tăng nổi tiếng, Đ-74 có máy lùi thả tự do nòng khi đạn còn trong nòng, chống lực giật đẩy lệch hướng đường đạn, rất cần cho việc chống tăng yêu cầu bắn cực kỳ chính xác so với lựu pháo. Máy lùi-đẩy về của Đ-74 cũng có nguyên lý giống Đ-44 luôn, gồm hai máy lùi và đẩy về rời nhau bố trí trên nóc pháo, đường lùi ngắn. Vị trí máy lùi và đẩy về, cùng hới hình thức máng pháo, giống như của Đ-25 và Đ-25T của IS-II. Cái máy lùi này rất nhiều chiện, lúc nào tán phét cho dzui. M-46 có máy lùi thay đổi đường lùi theo góc đứng. Khi bắn ngang, nó lùi dài để lực lùi nhẹ đỡ nẩy pháo, khi bắn đứng nó lùi ngắn vì lực đập bánh xuống đất ít gây lệch, đồng thời tránh nòng chạm đất. Đ-74 không hỗ trợ khả năng đó, mà có đường lùi ngắn, cho thấy, khi thiết kế người ta đã ưu tiên theo hướng pháo trên xe tăng IS-II Đ-25, và Đ-74 là loại pháo vừa chống tăng, vừa làm lựu pháo nòng dài được, nhưng ưu tiên khả năng chống tăng. Ở ta. pháo không chống tăng chẳng qua đầy B-41, ĐKZ và AT-3 Bé Con rồi.
    Như vậy, khi giới thiệu về pháo này, gọi nó là howitzer tiếng Anh là hoàn toàn sai, đa phần các trang web sai be bét như vậy, kể cả các trang chuyên ngành pháo Mỹ, (nhưng bọ Đức bình luận cực đúng, một phần ý tớ là copy từ bọn hít ấy). Cứ đúng ra mà dịch, Yf^ка là Gun, là Đ-74, là pháo bắn thẳng. "аfби?а là howitzer, là lựu pháo, pháo bắn cầu vồng. Thêm nữa, tớ đã giới thiệu về khẩu 152mm nòng trung bình kiểu 1934 và kiểu 1937 (ML-20), cũng như các lựu pháo Liên Xô khác, yêu cầu của ML-20 là có góc bắn quá 45 độ, vì góc bắn khoảng 50-55 độ là góc bắn xa nhất, còn góc bắn lớn hơn nữa dùng bắn gần quá sơn, bắn quá sơn 60 độ là một cách bắn hiểm hóc, địch có dùng đến loại radar hay kính ngắm của thần tiên cũng chịu chết không phản pháo được. Đ-74 có góc tối đa 45 độ là chưa phát huy hết tầm xa, không phải là một lựu pháo đúng nghĩa Liên Xô, góc đứng này rất đúng là các pháo bắn thẳng Liên Xô. Một lần nữa tớ khẳng định rằng, Đ-74 là một pháo nòng dài đa năng, nó được dùng hiện nay chủ yếu với chức năng lựu pháo nòng dài, nhưng thật ra là một pháo chống tăng.
    Để tăng cường khả năng bắn góc đứng lớn, Đ-74 có đệm kích đất, bẩy hai bánh lên chứ không dựa vào hai bánh. Góc đứng giới hạn ở 45 độ, hơi thấp, góc ngang 58 độ, như các lựu pháo nòng ngắn (vốn có góc quay tốt). Phần xe phụ dùng để gác càng lên bỏ đi, nên triển khai và thu hồi nhanh hơn.
    Pháo có chụp đầu nòng chữ V hai tầng. Kiểu chụp đầu nòng chữ V được học của Đức đầu Thế Chiến, đến cuối Chiến Tranh Vệ Quốc Vĩ Đại, Hông Quân cải tiến thành kiểu chụp đầu nòng chữ V hai tầng, giảm khả năng đất đã bắn vào cũng như tăng khả năng phân tán khí đầu nòng, nhưng làm dài ra chút. Kiểu này an toàn cho người đứng xung quanh pháo và hiệu quả sử dụng cao, được dùng rất rộng rãi ở Liên Xô thời này, Đ-20 cũng vậy.
    Tuy máy pháo giống Đ-25, nhưng Đ-25, Đ-25T, A-19 chung một đường đạn, còn đường đạn của Đ-74 giống như của S-34II, kiểu 122mm nòng dài dùng trên xe tăng IS-IV. Loại nòng-đường đạn này rất ít dùng, được phát triển song song với 130mm (sau này thành M-46), nhưng vì các MBT xuất hiện dùng pháo nòng trơn và lựu pháo nòng dài xoắn truyền thống thì M-46 thắng thế nên loại 122mm cũng như Đ-74 ít được nhắc đến. Dẫu sao, chũng đã có một trận thắng oang liệt Đường 9 Nam Lào. Quá quang vinh, 175mm vưa chiến trường, 203mm Longtom cùng hàng ti tỷ loại pháo cối khác lanh tanh bành trước kiểu đường đạn này. Kiểu đường đạn này thích hợp trên pháo tăng hơn, dơ tốc rất mạnh so với các loại đạn cùng cỡ nòng đương thời.
    Đ-20 có đạn cối quay, loại đạn dưới cỡ ổn định cánh đuôi bắn từ nòng xoắn, có cối quay để đạn không quay, nhưng mình chứ tìm thấy loại đạn này của Đ-74, tìm được mình bốt ngay. Đạn trái phá 27,3kg có sơ tốc 780m/s, các đạn chống tăng có sơ tốc đến trên 900m/s, đối với ngày đó là hàng khủng. Tầm bắn đạn trái phá là 24km.
    Đ-74 không được ưa chuộng không phải vì nó tốt hay xấu, vì ở Liên Xô, nó chỉ được trang bị hạn chế một thời gian, trước khi các phương tiện vận tải nặng, đường xá... đáp ứng được một cách tin cậy cho M-46. Ở Tầu, Đ-74 được sản xuất với tên "66 thức". Ở Việt Nam, lịch sử tham chiến của Đ-74 cũng ngắn gọn, trận đánh Đường 9 Nam Lào là trận chiến lớn nhất, đầu tiên và cũng là cuối cùng mà nó làm chủ lực. Sau đó, Đ-74 vẫn tham chiến mạnh, nhưng M-46 xuất hiện nhiều hơn. Sau này, Đ-74 được trang bị như là pháo tầm xa của những đơn vị pháo binh thuộc quân khu. Trong khi đó, M-46 là chủ lực của các quân đoàn và bộ tư lệnh. Thực ra, trong kháng chiến chống Mỹ, Đ-74 có phần tuyệt vời hơn M-46 ở điểm nhẹ gọn, tốc độ bắn cao và có khả năng chống tăng tốt. Nhưng pháo rất ít (hình như là không) được dùng để chống tăng. Một điểm hơn nữa là nó triển khai và thu hồi nhanh hơn nhiều M-46. Tuy nhiên, M-46 được thiết kế làm lựu pháo tầm xa quá chuyên nghiệp, cộng thêm tầm xa hơn, đạn nặng hơn, và là thế hệ sau.
    Có cần so sánh với đối thủ không nhỉ ???? M109 nòng ngắn tũn, ừa, có thể coi nó là loại pháo khác, không chấp. Cái chụp đầu nòng chữ T vẫn còn phổ biến trong pháo, tăng và M109, cái của nợ này lúc thử không sao, nhưng vào trận giết không biết bao nhiêu đồng đội. Đây là bề ngoài. Bên trong, bạn nào ham tìm hiểu kỹ thuật sẽ thấy cái máy lùi-đẩy về điều tiết tiết diện lỗ tiết lưu nó phức tạp và ưu việt thế nào. Cũng như khóa nòng, M109 tuy là xe có động cơ nhưng dùng kiểu ren cắt cổ khủng bố: mở cần khóa, quay, mở khóa nòng... trong khi khóa nòng bán tự động giật cò xong là phòi cát tút ra, cái khóa nòng hiện đại nhất của tăng-pháo Mỹ ở Miền Nam là M101 105mm, loại "pháo còi" dễ làm, nhưng cũng chỉ là súng khai hậu so với súng trường bán tự động, nếu so M101 với Đ-74 về khóa nòng.
    Đ-74 thua tầm bắn của M107, nhưng chẳng sao, pháo nhẹ hều, lội rộng đi rừng dễ hơn. Cái quan trọng khi đối phó với M107 như vậy, nó dễ luồn vào trong tầm, dễ rút quân, dễ làm công sự và "tốc độ sản xuất khối lượng đạn" cao hơn, quan trọng hơn cả là M107 rất tồi, dễ đánh. Còn cả hai thể loại Longtom 155mm và 203mm đều chấp một mắt trên tất cả các phương diện. Nếu tầm ngắn thì chỉ có hai thể loại M114 155mm nòng ngắn và M101 105mm nòng ngắn là choảng nhau được, nhưng cũng chưa ngang cơ với Đ-74. Trong số các pháo lớn của Chiến tranh Việt Nam, đây là loại có tốc độ bắn phát một cao nhất. Hài hước nhất là tốc độ bắn quá cao của nó tạo điều kiện cho mấy lão tướng ngụy có cớ chạy khi báo cáo có đến hàng trăm khẩu pháo đổ lên đầu họ .
    Một vài số liệu
    Pháo nòng dài chiến thuật 122mm Đ-74.
    Cỡ nòng: 121,92mm
    Khối lượng khi hành quân 5,5 tấn
    Khối lượng khi chiến đấu 5,5 tấn
    Chiều ngang lớn nhất: 2400mm
    Chiều dài lớn nhất 8630mm
    Chiều cao lá chắn 2000mm
    chiều dài nòng 6450mm
    Tỉ số chiều dài nòng CaL 52,9
    Góc quay ngang 58 độ
    Góc đứng -5 độ đến 45 độ.
    Tốc độ bắn đều 6-7 phát phút
    Tốc độ hành quân tối đa trên đường 60km/h
    Tốc độ hành quân tối đa trên ruộng 15km/h
    Khối lượng đạn tái phá và tầm bắn tối đa: 27,3kg - 24km.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 02:19 ngày 07/08/2008

Chia sẻ trang này