1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí cổ trung đại

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chimcanhcutbeo, 12/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chimcanhcutbeo

    chimcanhcutbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Vũ khí cổ trung đại

    Thấy toàn là súng với đạn em ngán quá. Mở topic bàn về vũ trang cổ trung đại của phương Đông bàn luận tí.
    Em xin hỏi:
    tại sao cùng là phương Đông mà Nhựt Bủn thời cổ binh sĩ giáp trụ vững vàng còn Trung Hoa thì binh sĩ toàn áo vải, chỉ vài miếng giáp che thân? bác nào rành về vũ khí thì cho em hỏi sao thời Thương, Chu quân chư hầu dùng kích rất nhiều, mà về sau lại chuyển sang dùng thương đại trà? đến đời minh lại trang bị thêm các loại đao nữa?
  2. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    China mỗi khi thống nhất thì rất đông hơn nhiều nên không cần đầu tư cho vũ khí! Có nghiên cứu cho rằng áo giáp thời Tam Quốc là tốt nhất hơn cả các đời sau. Tiện đây hỏi kỹ kích là gì, thương là gì!!! Đao là gì, là thanh kiếm 1 lưỡi hay là 1 cây dài có lưỡi ở 1 đầu!!
    Được cavalry sửa chữa / chuyển vào 17:07 ngày 12/01/2006
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Thương là vũ khí chỉ dùng để đâm, giống như hình vẽ con tốt trong bộ bài tam cúc. Quân lính hầu hết là nông dân đói ăn nên dùng loại này cho vừa sức, lại có thể chống được cả kị binh. Những vũ khí khác nặng, không phải tất cả mọi người đều sử dụng được.
    Kích là thương nhưng có gắn thêm một cái móc hình lưỡi liềm để chém (xem hình Lã Bố). Kích là một vũ khí trung gian giữa đao và thương.
    Đao là con dao phay, nhưng có cán dài, có thể vừa đâm vừa chém. Do đao nặng nên phải người khỏe mới đánh được. Cũng có loại đao giống như con dao bầu, thường dùng cho đao phủ.
    Khi cận chiến thì người ta có thể dùng kiếm, nhưng mà kiếm 2 lưỡi dễ gãy nên sau này người ta thích dùng kiếm cong, chỉ chém được 1 mặt, nhưng bù lại là bền. Khi chiến đấu ở chiến dịch nhiều ngày thì quân không phải thay vũ khí.
    Từ thời Xuân Thu trở về trước, ở TQ cũng có cách đánh dùng chiến xa và quân lính dùng giáp dày. Tuy nhiên, đến thời Chiến Quốc, có ông Triệu Vũ Linh Vương, học cách đánh của rợ Hồ. Ông cho quân mặc giáp nhẹ, dùng vũ khí linh hoạt. Đội quân này có đặc điểm là cơ động nhanh, chiến đấu kĩ thuật hơn là chỉ dùng sức. Vì thấy cách đánh này hiệu quả hơn nên về sau người ta phổ biến rộng rãi ra. Ở box quân sự này có chủ đề về kị binh và cung tên cũng hay lắm. Bạn nào thử tìm lại mà xem.
    Có gì sai sót, xin mời các chuyên gia góp ý !
  4. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Em thấy thời Chiến Quốc quân lính hay xài lưỡi qua (trông giống như cái lưỡi hái lớn và bản rộng ấy), có loại có thêm mũi nhọn để đâm, có loại không có chỉ dùng để bổ. Kiếm thì thường dùng kiếm lưỡi rộng và rất ngắn (broad sword). Có lẽ do thời đó đồ đồng là phổ biến nên phải làm như vậy để dù có sứt mẻ cũng vẫn chiến được. Các loại vũ khí tinh xảo như kích, mâu mãi sau này mới có (đồ đồng mà tinh xảo như vậy thì chỉ va chạm mấy phát là gãy).
    Áo giáp thì em xem phim Tàu cũng thấy đồ sộ phết đấy chứ có mỏng manh gì đâu ạ. Tất nhiên lính trơn thì cũng đâu thô sơ (lính mới bắt thì chỉ áo vải, lính có đào tạo chút thì châu Á có một giáp che ngực bằng những phiến da đính trên vải thô, châu Âu thì giáp lưới). Tướng tá thì khá hơn: châu Âu là những bức tượng sắt di động, châu Á là giáp da thú có đính phiến kim loại, cũng có cầu vai, hộ tâm kính, bao cổ tay...). Tất nhiên trang phục giáp châu Á có kém hơn chút nhưng có lẽ là do châu Á thì qui mô quốc gia có lớn hơn nên dân đông hơn nên khó có thể trang bị chu đáo được như châu Âu. Thêm nữa so sánh thời Chiến Quốc với châu Âu Trung Cổ e hơi khập khiễng vì cách nhau hơi xa, thời Chiến Quốc vẫn dùng đồ đồng khá nhiều (trong bảo tàng Lịch sử có mấy lưỡi qua của quân Tàu (chat bít đời nào) sang đánh ta vẫn làm bằng đồng).
    Em chỉ bít có vậy, sai sót gì các bác đừng mắng em tội nghiệp
  5. chimcanhcutbeo

    chimcanhcutbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    em đọc "sử trung quốc" của cụ Nguyễn Hiến Lê thấy nói đến nhiều về kỵ binh của rợ Hồ rằng rất mạnh. Lại nói muốn đánh Hồ thì phải đầu tư vào kỵ binh như thời Hán tướng Hoắc Khứ Bệnh mấy lần đánh bại Hung Nô, chiếm được địa giới Cam Túc ngày nay là nhờ các đội kỵ binh thiện chiến (tốn rất nhiều tiền trang bị).
    Vậy thì thực ra kỵ binh Trung Quốc so với bộ binh như thế nào?
    Em thấy thương/kích của Trung Quốc bất quá dài 2,5 m, vậy chắc kỵ binh Trung Quốc rất yếu? chứ so với chiến trường châu Âu có kỵ binh mạnh (giáp trụ đầy đủ) thì phát sinh đủ loại vũ khí chống, từ cây thương phalanx dài 4-5 m đến ngọn kích (harberd) gắn lưỡi búa ở đầu (cũng dài trên 3 m).
    Vậy thì phải chăng kỵ binh Trung Quốc (kể cả dân du mục phương Bắc) là rất yếu mà chỉ có cơ động thôi?
    mà sao em thấy trong các phim thời chiến quốc, bộ binh toàn mặc giáp nặng còn thời sau này như Minh, Thanh thì toàn giáp nhẹ? không lẽ kinh tế từng quốc gia thời ấy hợp lại vượt hơn Trung Quốc thống nhất nên đủ chi phí duy trì?
    thắc mắc hơi nhiều, các chuyên gia giúp em với
  6. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Giáp càng đày càng nặng thì cử động càng kém sẽ bị thằng cùng trình độ, cùng loại vũ khí nhưng không giáp đâm, chém nhiều phát hơn (Lính du? kém cufng được huấn luyện, không pha?i cứ đâm la? trúng). Mà như giáp của Nhật bản được làm bằng da thuộc thì bị đâm một phát là xong rùi, chẳng cần phát thứ 2. Thà đầu tư tiền giáp vào tiền vũ khí sắc bén thì hiệu quả sẽ cao hơn.
  7. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Em cũng từng thắc mắc vấn đề này. Theo quan điểm cá nhân thì thời Chiến Quốc chiến tranh liên miên nên cần trang bị tốt, đến khi thống nhất thì đa phần chỉ chống lại phiên bang nhỏ (nói trắng là xâm lược). Hơn nữa trang bị giáp tốt cho tướng sĩ thời Chiến Quốc còn dễ do ít quân (đọc Đông Chu thấy có trận quân sĩ 2 nước be bé thời kỳ Xuân Thu choảng nhau chỉ thiệt hại vài chục đến vài trăm mạng) chứ đến đời Minh trang bị cho vài trăm vạn quân e hơi khó, nhất là chỉ để trị nông dân trong nước là chính.
  8. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Nhưng hình như trên các phim về thời Chiến Quốc thì lưỡi qua dài lắm, trên 3m là cái chắc. Thời đó bộ binh cần chống lại chiến xa sử dụng khá phổ biến, thương ngắn chắc không chống nổi
  9. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    CÁC VŨ KHÍ TẦM GẦN (PHẦN 1)
    +Bladed (kiếm) :
    Các loại vũ khí này có chung một đặc điểm : có cán ngắn, và lưỡi dài ,gọi chung là kiếm .
    Các loại kiếm thì có rất nhiều loại .Chúng được chia theo 2 cách .
    1/Chia theo kích cỡ :
    -Dagger/Knife (dao) : Thực ra cũng là kiếm .Vừa là vật dung sinh hoạt, vừa là vũ khí .Vì lưỡi dao rất ngắn, dài không hơn cán dao là mấy nên nó không thích hợp với chiến trận .Nhưng vì dao nhỏ, gọn dễ giấu trong người nên được các sát thủ ưa thích .Nếu biết đâm vào đúng các vị trí hiểm yếu như họng, tim thì một lưỡi dao cũng có thể nguy hiểm như thanh kiếm .
    Ngoài ra, dao cũng có thể coi như một loại vũ khí tầm xa .Bởi người ta có thể phóng dao .
    -Short sword (kiếm ngắn/đoản kiếm) : là vũ khí thứ 2 bên cạnh cây giáo ,được ưa thích bởi quân La Mã thời xưa khi mà họ thường phải vác theo một chiếc khiên tháp to đùng .Hay người La Mã khi chiến đấu trên mình ngựa .Kiếm ngắn đơn giản là dài hơn dao một ít .
    Các Ninja khi ám sát cũng dùng đoản kiếm (không phải Katana như trong phim thì phải ^^)
    -Sword (trung kiếm/kiếm thường/ hay đơn giản là kiếm) : không ngắn quá cũng không dài quá .Kiếm là loại vũ khí phổ biến rộng rãi .Nó có lưỡi đủ dài để tạo nên một khoảng cách có lợi trong chiến trường .
    -Long Sword (kiếm dài/trường kiếm) : chẳng hạn như kiếm Nhật Katana .Trường kiếm có lưỡi dài hơn và dĩ nhiên là nặng hơn .Tuy vẫn, nhưng chiến binh khỏe mạnh vẫn có thể cầm chúng chỉ với một tay .Trường kiếm sẽ tạo ra khoảng cách khá an toàn trong chiến đấu .Đồng thời vì có lưỡi dài, một nhát vung kiếm có thể gạt ra 2 đối thủ cùng lúc .Các kị binh thường sử dụng trường kiếm, bởi chúng có lưỡi dài, dễ quét các đối thủ dưới chân ngựa .
    -Bastard Sword/Broad Sword (tạm dịch : đại kiếm/kiếm lớn) : Ít phổ biến .Loại kiếm này có lưỡi rộng bản và thường phải cầm bằng 2 tay .Nó không chém nhanh bằng các loại kiếm 1 tay nhưng sát thương mạnh hơn .Các loại kiếm to hơn hay bằng loại này trở đi thường mang cảm giác nặng nề chứ không được thanh thoát cho lắm .^^
    -Great Sword (tạm dịch : vĩ kiếm/kiếm siêu lớn) : loại này phổ biến hơn, thường được các hiệp sĩ sử dụng kèm với một bộ áo giáp cồng kềnh .Nó là loại sát thương mạnh nhất, và cũng là loại đánh chậm nhất .Kị binh không dùng loại kiếm này, bởi nó phải dùng cả 2 tay và thường quá nặng để có thể dùng trên mình ngựa .(lẽ dĩ nhiên, có trường hợp cá biệt)
    -Giantic Sword (tạm dịch : khổng kiếm/kiếm khổng lồ) : loại này rất hiếm thấy, và chỉ có một số ít người thực sự khỏe mạnh như Barbarian hay Dragon Slayer mới dùng được .Lưỡi lớn và dài gần bằng một người lớn .(Các bác hãy nghĩ đến kiếm của Cloud trong FF7 hay Nanh Thép của Inu Yasha)
    2/Chia theo loại kiếm :
    -Claymore (kiếm châu Âu, hay chính xác hơn là kiếm kiểu Scotland) : Loại thường thấy, với lưỡi kiếm được mài sắc hai bên và một đường rãnh nổi lên (hoăc chìm xuống) ở giữa .Vì có lưỡi được mài sắc hai bên nên có thể vung theo 2 chiều .
    -Katana (kiếm Nhật) : thường dài nhưng nhẹ hơn Claymore, và lưỡi chỉ được mài sắc một bên .Cán kiếm khá dài .Lưỡi kiếm hơi cong .Được các Samurai sử dụng .Katana chỉ có thể chém được theo 1 chiều .
    -Scimitar và Falchion (kiếm kiểu Ả Rập) : Lưỡi cong hình trăng khuyết .Falchion thường to và nặng hơn Scimitar .Loại kiếm này thường được trang trí cầu kì .Đây cũng là một loại kiếm có lưỡi được mài sắc một đầu .
    -Cutglass (kiếm cướp biển) : gần giống với Scimitar ở chỗ lưỡi kiếm cong, nhưng thường ngắn và nhẹ hơn, dễ dùng trên biển .Ở cán đôi khi có quai bảo vệ tay .
    -Rapier (kiếm lá lúa hay kiếm đấu) : cũng là một loại vũ khí ưa thích của cướp biển .Kiếm kiểu ngự lâm quân Pháp thời xưa .Thường không có lưỡi mà chỉ có một sợi thép nhọn, uyển chuyển .Ở tay cầm thường có quai rộng để bảo vệ .Loại này thường chỉ có thể dùng để đâm chứ không chém được .Rất nhẹ và khó sử dụng .Một loại kiếm được ưa dùng trong môn thể thao quý tộc : đấu kiếm .
    Một biến thể của Rapier ,đó là làm cho nó có lưỡi, tuy nhiên lưỡi này cũng khá mảnh và hơi cong .
    -Kukri (dao quắm/rựa) : một loại dao với lưỡi cong gập hình bu-mê-răng, và dài hơn cán dao .Nó có nguồn gốc là một công cụ, nhưng ngày càng được phát triển để sử dụng cho chiến tranh và tôn giáo .
    -Sabre (kiếm lưỡi cong) : một loại kiếm lưỡi cong, dài, nhẹ .Thường được sử dụng bởi kị binh .
    -Matchette/Cleaver (dao bầu) : loại dao mà chúng ta thường dùng để chặt thịt gà ấy .Có lưỡi rộng bản .Nó chẳng phải là một loại vũ khí đúng nghĩa, nhưng đôi khi không còn lựa chọn khác ^^ Mà thực ra cũng nhiều người dùng nó làm vũ khí lắm .
    Vào thời cướp biển Caribê ở vùng Nam Mĩ có nhiều ngươi dùng dao bầu làm vũ khí .
    -Wakisashi (kiếm Nhật ngắn) : các Samurai thường đeo một kiếm ngắn, một kiếm dài, trong đó kiếm dài là Katana và kiếm ngắn là Wakisashi .
    -Tanto (dao Samurai) : loại dao các Samurai thường mang theo người .Chuyên dùng để ... mổ bụng tụ tử (seppuku)
    Dân thường ở Nhật không được mang theo Katana, Wakisashi hay Tanto .
    -Bokken (kiếm gỗ) : giống Katana, nhưng bằng gỗ ,để luyện tập
  10. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Destructive Blue Lion :
    -Nodachi/Oodachi (đao Nhật) : Nodachi, có tên gốc chính xác là Oodachi (greatsword) nhưng lại bị dịch nhầm thành Nodachi. Điều đó dẫn tới một giả thuyết: Nodachi trong Shogun ý muốn nói kiếm dùng trong chiến trận (là nghĩa đúng của Nodachi) hoàn toàn không phải là Oodachi. Cái này cũng chỉ là suy đoán của tôi dựa trên những gì trang web nói, chưa qua nghiên cứu chuyên sâu.
    Nếu đối với người Nhật, Katana là kiếm, thì Oodachi là đao. Oodachi có lưỡi dài và cong hơn nhiều so với Katana, nếu chống xuống đất có thể cao đến ngực, đầu hoặc thậm chí hơn cả người cầm. Không cần nói thêm, Oodachi hoàn toàn không thể cầm bằng 1 tay. Thường thì người sử dụng cũng không thể cầm giơ ra phía trước theo kiểu Katana mà phải vác lên vai. Lấy Vd cây Mumei của Tomoyuki có lưỡi kiếm dài 180cm, hay rõ hơn nữa là cây Masamune của Sephiroth trong FF 7. Cái thứ này coi bộ còn khó xài hơn cả Great Sword của mấy hiệp sĩ bàn tròn nữa.
    -Damacus Steel Blade/Damascene (Loan đao) :Loan đao là tên tôi tự dặt (thường được gọi là Damascus Steel Blade) nó là một loại đao của chiến binh Hồi giáo trong khoảng thế kỉ 10-13, và chất lượng thì phải nói là ngang ngửa, nếu không phải là hơn, so với kiếm Nhật. Lưỡi kiếm rất cong (hình trăng lưỡi liềm), mỏng, dẻo và bén kinh khủng. Về độ bén, nó có thể chém đứt áo giáp lẫn vũ khí của đối phương dễ dàng mà không hề bị sứt mẻ; còn về độ dẻo thì người ta nói là có thể uốn cong lưỡi kiếm lại cho mũi kiếm đụng vào chuôi kiếm tạo thành một vòng tròn luôn vẫn được. Loan đao bắt đầu trở nên nổi tiếng khi những đạo quân thập tự chinh của Châu Âu (đặc trưng với cách đánh lấy thịt đè người, chuyên dùng áo giáp dày cui) chạm trán với những chiến binh Hồi giáo chủ trương tốc độ. Rất tiếc là từ sau thế kỉ 13 thì không rõ vì lý do gì kĩ thuật rèn loan đao đã thất truyền, và cho đến tận thời nay người ta vẫn chưa thể phục hồi lại hoàn toàn qui trình tạo ra loại thép kì diệu có thể tạo thành thứ vũ khí lợi hại đó, ngoài giả thuyết cho rằng nó được tạo ra bằng cách thấm axit cho lưỡi thép (cái này tôi không rõ lắm - bản thân không giỏi hóa). Nhưng mà với cả kĩ thuật tiên tiến ngày nay thì cũng chỉ rèn được 3/4 mẻ là có chất lượng đủ tốt. --> cũng tương tự như bí mật về kim tự tháp vậy ấy. Nếu không phải vì vậy thì cái kĩ thuật rèn "gấp rồi băm" của Nhật Bổn chưa chắc đã ở vị trí đứng nhất đâu.
    Ngoài ra, cả cái tên của loan đao cũng có nhiều giả thiết khác nhau, mỗi cái đều có căn cứ, cơ sở. Có người cho rằng nó có tên đó từ chữ Damas nghĩa là "nước" trong tiếng Ả Rập, có nơi lại cho nó từ tên người thợ rèn Damasqui, một nguồn tin khác lại nói vì nó được rèn ở Damascus và đặt tên cho món vũ khí này là Damascene.

Chia sẻ trang này