1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí cổ trung đại

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chimcanhcutbeo, 12/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Mới đây trên bbc vietnamese có bài về Quang Trung của tác giả Nguyển Duy Chính, trong đó có vấn đề bạn hỏi, đây là link: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/01/060126_nguyenduychinhresearch.shtml
    Do bài viết quá dài, bình luận về tất cả các vấn đề của triều đại Quang Trung nên Maseo sẽ cắt riêng để bạn và mọi người tham khảo về hỏa hổ và hoả long:
    "Một trong những câu hỏi lớn mà nhiều sử gia tránh né không muốn đề cập đến là võ khí vẫn được của quân Tây Sơn gọi là "hỏa hổ " thực sự đó là gì.
    ... Về hỏa lực, Quang Trung có khí giới lợi hại nhất là ống phun lửa tục gọi là hổ lửa và lực lượng xung kích lợi hại nhất là voi trận. . Họ chỉ dùng các ống phóng làm lợi khí. Thứ lợi khí ấy cũng gọi là hổ lửa. Trong khi hai bên giáp nhau, trước hết họ dùng vật ấy đốt cháy quần áo người ta để cho người ta phải lui.
    Nhiều người khẳng định rằng đây là một loại súng phun lửa. Thực ra, muốn phun được lửa người ta phải có những loại chất lỏng hoặc hơi có độ bắt lửa cao (chẳng hạn như xăng hay dầu ngày nay) và sức ép mạnh để tống nhiên liệu về phía trước. Vào thế kỷ thứ 18 chúng ta chưa có loại chất lỏng nào có đủ những điều kiện đó. Vả lại dẫu có súng phun lửa, với sức người thì cũng không thể nào phun được xa, chưa tới gần địch e rằng đã bị súng và cung nỏ của họ tiêu diệt trước. Hai tác giả Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng thì lại giải thích rằng hỏa hổ chính là đuốc mà quân Tây Sơn chế tạo ra từ những ngày đầu tiên.
    Thế nhưng ngay từ nhiều thế kỷ trước, những đám hải khấu đã biết dùng một loại bom làm bằng bình đất nung, miệng hẹp trong chứa thuốc súng và miểng, ném ra như một loại lựu đạn chế tạo giản dị. Loại bom này gần đây đã được tìm thấy nơi biển Đài Loan do quân của Trịnh Thành Công sử dụng khi tấn công quân Hòa Lan. Dian Murray cũng đề cập đến việc hải phỉ dùng những loại miểng vụn của nồi sắt hay đinh, có khi còn dùng tiền đồng hay các loại bình chứa. Họ cũng hay đánh hỏa công bằng thuyền chất đầy đồ dẫn hỏa xông thẳng vào địch hoặc ném những loại pháo bằng ống tre để đánh gãy cột buồm.
    Một loại võ khí đặc biệt khác cũng có tác dụng tương tự mà đám giặc biển cũng thường dùng là những bình đất nung chứa thuốc súng trộn rượu mạnh. Diêm sinh được chứa vào nắp bình, treo sẵn, khi xáp trận sẽ ném lên sàn tàu địch, bình sẽ vỡ và bén lửa. Ngoài ra chúng ta không thể không nhắc đến một loại hỏa tiễn hình đầu quạ, thân bằng tre có nhồi thuốc súng. Bốn ống phun ở đuôi có thể đẩy loại tên lửa này bay xa đến 300 mét và thường được dùng để đốt phá doanh trại hay tàu bè của đối phương đã khá phổ biến và thông dụng từ trước thế kỷ 17.
    Những loại đạn phóng như thế cũng đã được quân Mông Cổ dùng trong những cuộc tấn kích Nhật Bản và các quốc gia vùng Đông Nam Á mà sử sách còn ghi chép. Việc sử dụng thuốc súng vào trong những loại súng phóng tay (hand-held projectile weaponry) đã được dùng khá rộng rãi trên bộ cũng như trên biển vào thời kỳ đó nhưng cụ thể loại võ khí đó ra sao thì chưa thấy ai đề cập đến. Tài liệu duy nhất miêu tả sơ qua chỉ được thấy trong tờ biểu của Nguyễn Huy Túc như sau:
    Tháng 6 năm thứ 51 (tức năm Bính Ngọ 1786) Nguyễn Nhạc, Nguyễn Văn Huệ công thành, nghe nói có đến hơn 5 vạn quân, khí giới của chúng phần lớn là giáo mác và hỏa đồng, còn có tên là hoả hổ, có bầu (nguyên văn doanh bả) lớn, dài chừng một thước (khoảng 30 cm), khi lâm trận phun lửa, trong ống tống nhựa thông ra, trúng phải đâu, lập tức bốc cháy, có cả hoả pháo nhưng không nhiều .
    Xem như thế, rất có thể quân lính của Nguyễn Huệ đã sử dụng một loại súng phóng loại này để tấn công và đốt cháy đồn quân địch dưới cái tên "hỏa hổ ".
    Một giả thuyết khác mà chúng tôi đưa ra là ở vào thời kỳ này người ta đã biết chế tạo một loại hỏa tiễn đốt theo hai giai đoạn (two-stage rocket) gọi là "hỏa long" (fire-dragon). Con rồng lửa là một loại ống phóng có bốn hỏa tiễn ở thân chính, khi cháy hết sẽ mồi vào những tên lửa ở trong bụng rồng và những tên lửa đó sẽ được bắn vọt ra đằng miệng. Hỏa long được sử dụng trong những trận hải chiến mà hai bên còn cách xa, các bình thuốc nổ ném chưa tới, dùng để đốt tàu địch. Vì chưng hỏa tiễn bắn ra hàng loạt trông như một con rồng lửa bay trên mặt nước nên được đặt tên là hỏa long. Có thể cũng loại võ khí này được cải tiến đôi chút để sử dụng trên bộ nên được đặt tên là hỏa hổ để tượng trưng cho một loại trên bờ, một loại dưới nước nhưng thực chất chỉ là một. Vả lại hỏa long, hỏa hổ chủ yếu đều dùng tre, nứa làm ống chứa thuốc mà tre trúc là một loại thảo mộc rất thông dụng ở phương nam nên việc quân Tây Sơn sử dụng các loại võ khí này cũng không phải là chuyện lạ. Có thể nói, nguyên thủy võ khí đó do người Trung Hoa nghĩ ra nhưng lại được dùng như một thứ võ khí chiến lược của quân Nam để chống lại phương Bắc. Có lẽ vì thế mà người thời đó đã truyền tụng là:
    Hổ tự Tây Sơn xuất
    Long tòng Đông Hải lai
    (Hỏa hổ phát xuất từ rừng núi phía Tây,
    Hỏa long nguồn gốc từ biển cả phía Đông)
    Những loại võ khí đó không phải là một độc quyền hay bí mật quân sự mà bên kia không biết hay không chế tạo được. Có điều quân Tây Sơn vẫn nổi tiếng là phong phú về thuốc nổ và họ cũng mua được những loại thuốc súng của người Âu Châu nhạy hơn và cũng mạnh hơn của quân Thanh nên quân Tây Sơn luôn luôn có uy thế áp đảo trong những trận đánh. Chiến đấu trong tư thế áp đảo bằng lực lượng cũng như về vũ khí vốn dĩ là một lối đánh mà vua Quang Trung thường sử dụng."
    Về rồng cỏ thì chẳng qua là rơm cỏ khô bện lại thành 1 sợi vừa to vừa dài thôi, quân công thành vác đằng trước xông lên xa thì có thể chống được tên đạn, đến gần thì đốt cháy rồi ném vào quân địch rồi xông lên theo, trong bài viết trên bbc cũng nhắc tới như sau:
    "Ngoài súng thần công loại nhỏ được chở trên lưng voi, Nguyễn Huệ không đem theo các loại súng lớn và đã công thành bằng biện pháp sơ đẳng nhất là dùng sức người và các cuộn rơm để xông vào, sau đó đánh hoả công."
    Chào thân ái và quyết thắng
    Được maseo sửa chữa / chuyển vào 16:32 ngày 22/03/2006
  2. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Tớ hay dùng quân Ottoman. Bọn này ban đầu chơi khá khó do chỉ có 1 tỉnh Rum duy nhất. Kẻ thù vây tứ bề: Byzantium, Golden Hord và Malemulk. Nhưng quân đội chúng thì tuyệt: quânJanissary, Gulam calvary tinh nhuệ, còn bộ binh saracen thì rẻ. Mà hễ mang quân đi đánh Byzantium là bọn Golden Hord giở trò đánh tỉnh Armenia, nên luôn tốn 1 đạo binh trấn thủ ở đây. Tớ cũng đang rắc rối với laptop. Mua Napoleon Cossack II về chơi như rùa, máy chạy ko nổi. Nói gì đến Rome Total War Barbarian Invasion.
    Rồng cỏ hay thảo long thực chất là bè mang chất dẫn cháy: rơm, củi,.... dùng để đốt tàu địch. Trong cuốn Lịch sử quân thủy VN, in khá lâu rồi, có nhắc tới 1 trận thủy chiến giữa TS và quân Nguyễn Vương ở cửa sông Sài Gòn ngày nay. Có 2 trận, tôi ko nhớ trận năm nào, có thể trận năm 1777. Nguyễn Ánh bày thảo long để chờ quân TS từ biển đánh vào. Dùng thảo long khá nguy hiểm do phải tính toán thời điểm con nước ròng, cầm chân đối phương vào đúng thời điểm đó để thả thảo long. Không may cho Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ đánh tan tiền quân quá nhanh, mà mục đích là cầm chân quân TS, và tràn vào chủ lực của quân Nguyễn. Lúc này hình như thủy triều lên và chính quân TS đốt các bè cỏ ấy khiến cho đội hình quân Nguyễn tán loạn. Chúa Nguyễn bại tẩu.
    Được spirou sửa chữa / chuyển vào 16:40 ngày 22/03/2006
  3. assassin14

    assassin14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    150
    Chơi trò này tớ thích chơi quân Spain, tiến quân qua Phi châu rất tiện (có nhiều mỏ vàng), đặc biệt quân Spain có nhiều kỵ binh mạnh (lancer, gendarmes) có lẽ chỉ thua Gothic Knight của German nhưng chạy nhanh hơn. Ngoài ra chơi quân này ban đầu có thể Ally với Pháp và Anh để tập trung đánh quân Almohad.
    Chơi quân Turkey cũng hay, có quân Janissary là bộ binh đặc biệt thiện chiến (hồi xưa đi khắp Đông Âu) ai xem cuộc chiến thành Eghe rồi thì biết. Trong các đơn vị quân trong trò này mình khoái nhất Chivalric knight recruit ở Toulouse,Lancer,Knight Templar, đặc biệt Templar vừa khoẻ vừa morale cao, (kỵ binh, trừ Royal Knight quá mạnh ko kể). Quân kỵ bắn cung thì có quân kỵ bắn cung của Nga (ko nhớ tên nữa) bắn rất hay mà cận chiến cũng cực khoẻ. Bộ binh thì hay dùng Chivalric Soldier. Quân cung thì dùng Arbarlester,bắn chậm nhưng lâu hết tên mà sát thương cao, tất nhiên vẫn dùng quân cung (nếu thuê được bọn Longbow của Anh thì quá đỉnh) để phủ đầu đối phương.
    Chơi trò này tớ chỉ biết mỗi trò cho bộ binh xông lên trước, đầu tiên là Loose formation sau là Close, phía sau cung thủ yểm trợ. Rồi cho kỵ binh bọc 2 bên sườn và đánh vu hồi vào lưng đối phương (đội hình hình tam giác). Ngoài ra có thể để 1 đội bộ binh và 1 đội kỵ binh để dự trữ, chỗ nào thấy quân ta núng thế thì cứu viện.
  4. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    mấy thứ này mà áp dụng khoa học kỹ thuật vô thì không kém gì súng.. đâu. Xem em này, gọn nhẹ, bắn được "đạn xuyên giáp" (armor-piercing bolt!), bắn được dưới nước, có giảm thanh tối đa!, súng gì mà ghê thế?! Không biết thứ này có được sở hữu hợp pháp ở VN không!
    [​IMG]
  5. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.205
    Đã được thích:
    5.438
    Vui nhỉ, đúng là mỗi người 1 sở thích riêng. Nếu nói thích nhất thì tớ thích nhất quân Byzantines đó. Vì bộ binh bọn này rất lì và đông(nhất là cái bọn royal Guards ý). Nhưng bọn nó hơi thiếu hụt quân bộ binh chống ngựa (chỉ có mỗi spearmen hay sao ý). Cộng với ngựa bọn này vừa đông vừa trâu bò. Nhất là cái bọn đi theo hoàng tử vua chúa (tên là gì quên rồi), chuyên giẫm đạp lên quân địch.
    Mình lại không biết dùng bọn ngựa châu Âu, bọn Royal Knight thì đắt và ít quá, có 20 con . Chắc tại tính tớ thích lấy số lượng áp đảo nên chơi bọn phía đông hợp hơn. Khi chơi Nga cũng vậy, tớ lấy 1 số lượng cực lớn steppe (bọn kỵ binh nhẹ rẻ tiền) kết hợp với mounting archer. Số lượng vừa lớn, vừa cơ động. Chơi bọn này mà bọn nó có route hay bị tiêu diệt thì cũng chả tiếc lắm, đi mua bọn mới. Khi chơi nga, chiếm được lithiuana , lại có được 1 bọn kỵ binh đặc biệt nữa.
    Có lẽ tớ phải thử mấy loại quân mà 2 cậu vừa nói mất, lâu lắm rồi kô chơi. À, chơi bọn đạo hồi, bọn nó có trò ném nappa vui phết nhỉ, nổ bụp bụp, ném vào quân đắt tiền cho chúng nó chết, nhìn vui ghê! Có ai thích chơi quân Ai Cập không nhỉ, tớ chưa chơi bọn này, nhưng mấy vùng đất của bọn này rất giàu có, nhiều tiền. Chơi trò này khó nhất và vui nhất là lúc đầu, quân đội nghèo nàn, không có tiền nâng cấp. Toàn phải đi thuê lính đánh thuê, và nhiều lúc bị đánh cho tơi tả rất thảm hại. Mình thường rình rình bắt được Vua hay hoàng tử 1 nước nào thì tiền chuộc nhiều lắm, 2, 3 chục ngàn không, sau đó là quân đội mạnh lên hẳn.
    Còn về sau khi quân đội mỗi lần đánh nhau lên đến cả chục ngàn rồi thì mình toàn cho nó tự resolve thôi.
  6. assassin14

    assassin14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    150
    Kỵ binh Byzantines đi theo hoàng gia là Katafraktoi, kỵ binh nặng. Nhưng ko hiểu sao tui đánh nhau với Byzantines thì cảm thấy bọn này rất dễ bị chết bởi tên (cung thường). Còn quân kỵ nhẹ của Đông Âu được cái chạy nhanh, cho truy sát và tập kích cũng tốt nhưng đối đầu với kỵ binh nặng thì chỉ 1 loáng là chết cả đội. Chơi trò này nếu làm chủ được đường biển giao thương giữa Egypt, Antioch, Palestine, Tripoly, Milan và đặc biệt là Constantinople thì giàu lắm. Tui cũng hay nuôi mấy thằng ám sát luỵên cho nó lên Level cao độ 8-9 thì nó giết vua và cả Pope dễ như lấy đồ trong túi, thích lắm
  7. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.205
    Đã được thích:
    5.438
    wow, nuôi được bọn assasin lên level cao nhỉ? Mình luyện assasin kô được giỏi lắm, hay cho bọn nó đi ám sát bọn truyền đạo vớ vẩn vào nước mình, nhưng bọn đấy chạy lung tung, nhiều khi chạy sang nuớc khác, bọn assasin bám theo và hay bị bắt ở biên giới.
    Bọn kị binh cầm giáo dài nặng(Royal Knight, Kat... gì gì đó) đều dễ chết với cung vì không có khiên và số lượng ít. Khi chịu tên thì cho bọn línnh bộ binh cầm khiên ra hứng.

    Kỵ binh nhẹ của Đông Âu khô chỉ dễ chết đâu, mà còn dễ chạy nữa, có lần tớ cho 200 thằng steppe quây 1 thằng vua (exhauted, routing) để bắt mà kô bắt được, lại bị chết bao nhiêu nữa. Và đúng là bọn này kô ai lại đem ra đánh trực diện cả, thường là có 1, 2 quân thiết giáp để đối đầu trực diện. Còn không thì phải tạo thành thế 3 mặt ập vào 1 lúc, không là bọn chính diện chết rất nhanh. Bọn này kết hợp với Boya + mounting Archer, Luthiana Knight cũng tạo thành 1 đội quân kỵ mạnh và cơ động.
    Chơi trò này cũng thấy được vị trí địa lý tạo nên khác biệt về văn hoá cũng như quân đội trong lịch sử. Mình chơi Anh thì hải quân dải khắp, đi buôn kiếm được lắm tiền, còn chơi Nga thì quân đội đông và mạnh trên bộ, và thường dễ tiến xuống phía Nam.
    To Spirou: bọn Mông CỔ chỉ xuất hiện đúng vào năm 1203 gì đó, là thời gian bọn nó đến châu Âu, đến gần giai đoạn này thì phát triển quân đội chờ đợi bọn nó 1 tị.
  8. 313230

    313230 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Cái gọi là kích em thấy thường có một lưỡi cong nhưng không phải cong lồi mà là cong lõm thì chém thế nào được nhỉ?
    Các bác có tài liệu nào mô tả cảnh chiến tranh thực tế một chút không chứ em xem phim thấy không thể hình dung được ngày xưa đánh nhau kiểu gì.
    VD như tướng thì phi ngựa lại gần xong rồi phanh lại đấu võ, nếu thế thì nhảy xuống ngựa cho xong vì ngồi trên ngựa thì làm sao mà vững để múa đao được, cưỡi ngựa phải dựa vào sức ngựa chứ múa đao vừa nặng vừa mất thăng bằng thì ăn thế nào được. Hoặc lính bộ binh thì chạy lại gần rồi chém chém đỡ đỡ xong rồi lại để thằng khác đâm sau lưng.. Nếu em mà là lính thì kiểu gì trước khi vào trận em cũng phải làm quen với vài anh bên cạnh để còn bảo vệ lẫn nhau,.. trông hỗn chiến vô tổ chức rất buồn cười, thân anh nào anh ấy lo. Đâm được một anh thế là bị anh khác nhảy ra chém sau lưng, xong rồi anh chém đó lại bị anh khác đâm,.. vớ vẩn chẳng thực tế tí nào, chẳng có không khí chiến tranh tí nào.
    Hoặc là ra trận đánh đỡ được độ mấy phát thì chết hay là như trong phim anh nào giỏi thì đỡ được hết?
    Các bác có tư liệu nào mô tả thật thật một chút không? Hay phim nào thật một chút
  9. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Chắc cái lưỡi ấy dùng cái ngạnh để giật, hoặc dùng như lưỡi búa nện vào giáp, chứ không chém.
    Có tài liệu cho rằng quân La Mã chiến đấu theo đội hình rất sát, luôn luôn giữ đội hình, chỉ cần quan tâm đến thằng trước mặt mà thôi. chỉ có hàng đầu đánh nhau, nếu mệt thì hàng sau lên thay.

Chia sẻ trang này