1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí của ông cha ta cách đây 200 năm

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi BrodaRu, 22/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Vũ khí của ông cha ta cách đây 200 năm

    Chúng ta say mê về binh khí mới và cổ của Tây phương mà chưa hiểu biết gì về vũ khí của ông cha ta cách đây 200 năm.
    Trong khi tìm hiểu về nguyên nhân thất bại của Nhà Nguyễn trước thực dân Pháp và những cuộc cấm Đạo, Broda đã đọc được một số sách trong thư viện Hải quân Pháp. Đặc biệt là các cuốn sách về Phong tục,lịch sử và xã hội của Giáo sư Pierre Huard, ngưòi thầy của các bác sỹ tiền bối Việt nam,nhà Đông dương học xuất sắc nhất .Cuốn Notes pour servir a'''' la rechrche et au classement des monaies et me''''dailles d''''Annam et de la Cochinchine francaise.
    Saigon.1883 của J Silvestre và trên 20 cuốn sách cổ Pháp cũng có nhiều tư liệu thích thú chắc chúng ta chưa biết.
    Tôi muốn post về các hình minh hoạ cụ thể .Nếu các bác thấy hay,tôi sẽ tóm lược vài điểm. Tôi tự scan bằng máy thường nên chất lượng không cao lắm.

    Binh khí của quân đội ta cách đây 200 năm :

    [​IMG]

    Chú thích :
    1.Súng khoá sơn
    2.Súng ngắn của cai,đội
    3.Súng khai phúc
    4.Liều thuốc đạn tọng vào ổ đạn
    5.Đại bác,có cỡ nòng lớn
    6.Súng ngắn nòng dài
    7.Chầy nạp thuốc súng,sau đó nạp viên đạn (lúc đó quân đội ta chưa có đạn có vỏ các-tút)
    8.Súng thần công
    9.Súng bắn bi đá ? ( fusil à pierre)
    10.Súng hoả mai
    11.Vỏ bàu đựng ngòi nổ
    12.Bao đạn đựng thuốc đạn và viên đạn
    13. Viên đạn tròn
    14.Viên đạn đôi : Giữa hai viên đạn có dây dạng dây chuyền bi sắt nhỏ.Khi đối phương trúng đạn,viên thứ hai sẽ quật tiếp vào vết thương
    15. Hoả hổ-súng phụt đạn lửa,kiểu phóng lựu bây giờ
    16.Hoả tiễn-Tên gắn bùi nhùi tẩm dầu
    17. Mã đao,dùng cho kỵ binh
    18.Trường đao
    19.Gươm
    20.Dao găm
    21.Quất
    22.Nỏ
    23.Ống tên
    24.Tên
    25.Cung
    26 và 27 .Môcthựờng là lá chắn ,làm bằng gỗ có khi dát thép
    28 và 29. Khiên làm bằng mây và song,dùng như mộc và còn dùng làm nón hay dùng làm phao vượt sông cho binh sỹ
    Ngoài ra ,18 loại binh khí thời cổ chỉ còn sử dụng được có 7 là phổ biến
    Xem như vậy,vũ khí thời cổ lúc ấy không kém quá với vũ khí bộ binh Pháp. Chỉ quá kém về các khẩu đại bác




    Được BrodaRu sửa chữa / chuyển vào 00:57 ngày 23/05/2006
  2. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Mong bác Broda post thêm nhiều hình để mở tầm hiểu biết cho anh em. Chúng ta quá thiếu tư liệu về vũ khí của cha ông ta . Có 1 vài ý kiến:
    - Hình 09 ta có thể dịch là súng điểu thương theo cách cha ông ta gọi.
    - Hình 14 nên gọi là đạn hồ điệp tử, chuyên dùng cho hải quân. Đạn này dùng để phá mạn tàu.
  3. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    em có mấy cái hình.trong đó có cả súng và gươm:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Còn thiếu 2.000 khẩu súng trường made in France còn mới nguyên trong kho mà quân Pháp thu được khi đánh thành Gia Định!
  5. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Bác có biết tầm bắn và độ chính xác của các khẩu súng nhỏ không?
    Tớ biết súng truờng của quân Afghan năm 1835 đã có tầm bắn tới 700 m, hơn gấp đôi so với tầm bắn của súng truờng Brown Bess của quân Anh khi đó. Không hiểu súng của ta thế nào?
  6. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Tôi chưa thấy viết về việc này.Nhưng các sách đã dẫn viết rằng,đa số súng của Việt nam là mua của Phương Tây rồi chế tạo lại tại chỗ. Họ đánh giá cao khả năng sáng tạo của thợ quân giới Annam
  7. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Cảm ơn bác. Chết chết,thế mà tôi lại hiểu dùng cho bộ binh
    u?c spirou s?a vo 08:27 ngy 25/05/2006
  8. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Hiệu lệnh và binh khí quân đội.
    [​IMG]
    Chú thích
  9. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Tầm bắn súng của ta khá tệ, khoảng 100 bước chân. Có các yếu tố sau ảnh hưởng:
    - Thuốc súng do ta tự chế lấy, chất lượng không bằng nhập khẩu từ Ma Cao hay Bantavia. Nó phụt ra nhiều khói.
    - Thời tiết có độ ẩm cao ảnh hưởng. Ở châu Âu thời tiết khô bọn nó còn phải dùng giấy bìa gói kín. Ở ta chắc không được như vậy.
    - Còn tùy vào loại súng nữa. Cây điểu thương chắc chắn bắn xa hơn cây hỏa mai rồi.
  10. haanh88

    haanh88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi các bác chứ em thấy mấy thứ này dùng 200 trước quá là lạc hậu. Có lẽ nó cũng đã góp phần làm dân ta bị đô hộ trong 80 năm. Nếu do ta chế tạo hoàn toàn thì còn an ủi về trình độ sản xuất. Cái đống bát nháo này phản ánh một kiểu tổ chức tác chiến hết sức ẩm ương lúc bấy giờ, chưa có khả năng dựa hẳn vào hoả khí ( súng đạn) mà vẫn dựa vào hàn khí (gươm đao, cung nỏ). Quân Pháp giai đoạn này cũng trang bị những khẩu súng loại này và quan tây vẫn đeo gươm, nhưng tác chiến đã dựa hẳn vào hoả khí, có thể nói là trình độ tác chiến đã hơn hẳn. Quân triều vẫn tác chiến trên cơ sở giáp lá cà dùng hàn khí, có hỗ trợ hoả khí. Vì vậy các trận phục binh, giáp chiến quân triều có thể giành những chiến thắng vẻ vang nhưng khi phải dàn trận thì chỉ còn những tấm gương liệt sĩ quả cảm để kể lại.
    Điển hình nhất là đại bác, với tầm bắn vượt trội, pháo tây hoàn toàn áp đảo pháo ta. Nhất là những trận ven biển, sông lớn quân tây cho chiến thuyền có pháo lớn vào.
    Một trận mạn Nam Định, quân sĩ ta quyết tâm rất cao, mà chủ tướng hy sinh trong loạt pháo địch mà pháo ta bắn không tới tàu địch.
    Trận thành Hà nội, từ sông Hồng, pháo địch từ thuyền nã vào cửa Bắc bắn tan cổng thành lớn, vết còn in đến ngày nay, thành Hà nội cũng không giữ được.
    Sau này các cuộc khởi nghĩa trụ được trong nhiều năm, căn cứ của nghĩa quân đều phải hạn chế được pháo địch.

Chia sẻ trang này