1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí diệt tàu ngầm

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi lu_pang, 31/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. peppercorns

    peppercorns Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Đúng là ban đầu KQ Anh chỉ tính tới quán tính và quả bom sẽ được ném lia thia trên mặt nước rồi khi va vào đập nước sẽ nổ (Việc này cũng làm giảm sự nguy hiểm cho máy bay trước hệ thống phòng không). Nhưng thiệt hại của việc này không cao, chỉ tạo ra "1 lỗ" trên đập nước gần bề mặt nước nên ít thiệt hại hơn với việc nổ lưng chừng đập sâu dưới mặt nước, cùng với áp lực nước sẽ xé "vết thương" ra lớn hơn và do đó sau này KQ Anh đã nghiên cứu thêm về điều mình đã nói ở trên.
  2. hungtranmc

    hungtranmc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2009
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    E 635 - ?oThợ săn? tàu ngầm mạnh nhất thế giới
    12.09.2008 16:01
    12 ngày đánh chìm 6 tàu ngầm mà không hề dính một vết thương, kỉ lục trong lịch sử hải quân thế giới ấy hiện vẫn thuộc về khu trục hạm USS En-glan (DE-635) thuộc phân đội tàu hộ vệ số 40 của Mỹ. Nhờ đó, DE-635 vinh dự nhận được danh hiệu ?oTàu săn ngầm có chiến tích hiển hách nhất thế giới?. Câu chuyện xảy ra vào năm 1944.
    Ngày 19-5-1944, nghĩa là chưa đầy 7 tháng sau khi hạ thủy ở Xan Phran-xi-xcô bang Ca-li (Mỹ), DE-635 có cuộc xung trận đầu tiên. Mục tiêu của nó là chiếc tàu ngầm I-16 của Nhật Bản. Trước đó 5 ngày, tình báo kĩ thuật hải quân Mỹ thu được một bức điện mật kí tên thiếu tá Ta-kê-u-chi, chỉ huy tàu I-16 gửi trung tâm chỉ huy hải quân Nhật Bản. Sau khi giải mã thành công, người Mỹ không chỉ nắm được nhiệm vụ I-16 đang thực hiện, mà còn biết rõ những phương vị mà I-16 đi qua. Dưới sự chỉ huy của trung tá Oan-tơn B. Pen-đen-tơn, hai chiếc tàu khu trục: USS Ghê-oóc-ghi (DE-697), USS Ra-by (DE-698) thuộc phân đội tàu hộ vệ số 39 và một khu trục khác, chính là DE-635 lập tức lên đường phục kích, nhằm tiêu diệt bằng được I-16. Khoảng 13 giờ ngày 18-5, DE-635 dò tìm được vị trí chính xác của I-16 và chỉ còn cách DE-635 khoảng 360m. Khẩu lệnh tấn công được phát ra. Một quả, hai quả rồi ba, bốn quả ngư lôi phóng đi ở những độ sâu khác nhau, đều trượt mục tiêu. Nhưng sau phát thứ 5, một cột sóng lớn dậy lên, trên mặt biển lều phều những mảnh gỗ, bao tải gạo và cả váng dầu... I-16 đã vĩnh viễn nằm lại nơi đáy biển.
    Ngày 20-5-1944, quân đồng minh liên tiếp gặt hái được những thắng lợi lớn trên chiến trường Thái Bình Dương. Nhằm ngăn chặn đà tiến quân của hải quân Mỹ, phân đội tàu ngầm số 51 của Nhật Bản được lệnh ngày đêm hành quân tới khu vực biển phía Đông- Bắc đảo Ma-nớt, đợi thời cơ tấn công các hạm đội tàu chiến của Mỹ. Một lần nữa, hành tung của những chiếc tàu ngầm Nhật Bản lại bị người Mỹ lật tẩy. Kế hoạch chặn đánh nhanh chóng được thông qua và nhiệm vụ ấy tiếp tục được giao cho DE-635, DE-697 và DE-698.
    Ngày 21-5, đài ra đa trên chiếc DE-697 phát hiện một chiếc tàu ngầm Nhật Bản (RO-106) đang chạy nổi trên mặt biển. DE-635, DE-697 và DE-698 cùng được lệnh tiến lên bao vây, tiêu diệt RO-106. Thấy tình thế bất lợi, RO-106 vội vàng lặn xuống, biến mất khỏi mặt biển. DE-697 và DE-635 cùng phát hỏa, nhưng cả hai quả đạn đều không trúng mục tiêu. Thì ra chiếc RO-106 đã không chạy trốn theo cách thông thường. Sau khi lặn xuống, nó liền chạy về phía chiếc DE-635 lẩn vào trong dải sóng sau đuôi chiếc DE-635. Tuy nhiên, chiêu tai quái này của RO-106 đã bị phát hiện sau đó. Chiếc DE-635 quay đầu lại. Thiết bị dò tìm bằng sóng âm thanh nhanh chóng xác định rõ vị trí của RO-106. Quả đạn thứ 2 phóng đi. RO-106 bị tiêu diệt.
    Sau khi tiêu diệt I-16, RO-106, DE-635 tiếp tục đánh đắm thêm 4 tàu ngầm khác của Nhật Bản là RO-104 (ngày 22-5); RO-116, RO 108 (ngày 26-5) và RO-105 (ngày 30-5). Liên tiếp lập công trạng hiển hách, được gắn tới 10 ngôi sao chiến thắng, nhưng DE-635 cũng chịu số phận hẩm hiu. Ngày 9-5-1945, DE-635 đã bị ba chiếc máy bay cảm tử Nhật Bản tấn công, làm 37 thủy thủ thiệt mạng, 25 người khác bị thương. Sau khi sửa chữa tạm thời ở Lây-tê, ngày 16-7-1945, DE-635 về tới Phi-la-đen-phi-a để bảo dưỡng và chuyển đổi thành một chiếc tàu vận tải cao tốc.
    Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc, do bị hư hỏng nặng và đứng trước tình trạng dư thừa tàu lớp Bấc-clây, hải quân Mỹ đã không đưa DE-635 vào hạng mục sửa chữa và bãi nhiệm nó vào ngày 15-10-1945. Hơn một năm sau, con tàu bị xẻ làm sắt vụn để bán.

Chia sẻ trang này