1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí hạt nhân (chủ đề không bao giờ tắt)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Hoa_Vu.nw, 19/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoa_Vu.nw

    Hoa_Vu.nw Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    25
    Chúng ta đều biết ngoài các loại vũ khí thông thường (vũ khí quy ước - conventional wearpons), nhiều nước đã phát triển vũ khí hạt nhân (nuclear weapons) và các phương tiện mang vũ khí hạt nhân như là một loại vũ khí chiến lược để răn đe và tiêu diệt các nước khác.

    Hiện nay đã có hơn 10 nước có vũ khí hạt nhân. Trong tương lai gần, với sự phát triển rất nhanh của khoa học kỹ thuật, số nước có vũ khí hạt nhân sẽ tăng rất nhanh mặc dù chúng ta vẫn công nhận hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân của Liên Hiệp Quốc.

    Một số Clip cề thử hạt nhân

    http://www.youtube.com/watch?v=CgOjqHA4L7U&feature=player_embedded

    http://www.youtube.com/watch?v=JzZM1UyiSHw&feature=player_embedded

    http://www.youtube.com/watch?v=KtHFf7ooxHo&feature=player_embedded

    Một số hình ảnh trong vụ thử nghiệm sức mạnh hạt nhân tại Trung Quốc.

    [​IMG]

    Phương tiện vận chuyển vũ khí hạt nhân cho cuộc thử nghiệm.

    [​IMG]

    Nhân viên thử nghiệm thả động vật tại trung tâm vụ nổ.

    [​IMG]

    Súng phòng không tại trung tâm nổ.

    [​IMG]

    Trung tâm vụ nổ đặt một con cáo nhỏ

    . [​IMG]

    Xây dựng 1 tháp có vỏ kim loại gần trung tâm nổ.

    [​IMG]

    Các sỹ quan Hải quân đưa ngư lôi vào nơi thử nghiệm.

    [​IMG]

    Vứt một con cáo vào trong buồng lái máy bay ném bom.

    [​IMG]

    Máy bay ném bom được đẩy vào nơi thử nghiệm.

    [​IMG]

    Chó thử nghiệm.

    [​IMG]

    Để đạt được hiệu quả thử nghiệm cao, máy bay ném bom được các nhân viên thử nghiệm đẩy vào hầm được xây dựng kiên cố.

    [​IMG]

    Tên lửa Đông Phong 1 làm nhiệm vụ làm vật thử nghiệm hiệu quả phá hủy của vũ khí hạt nhân với tên lửa.

    [​IMG]

    Sau vụ nổ, xe tăng Type 63 cách trung tâm vụ nổ không bị lật mà chỉ bốc cháy

    [​IMG]

    Cầu đường sắt bị gãy đôi.

    [​IMG]

    Cỗ pháo gần tâm nổ đã bị biến dạng.
  2. Hoa_Vu.nw

    Hoa_Vu.nw Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    25
    Ai cũng hiểu một khi chiến tranh hạt nhân sảy ra, đó chính là ngày tận thế của nhân loại. Hãy tưởng tượng một quả bom hạt nhân cỡ lớn có sức công phá tương đương với hàng nghìn triệu tấn thuốc nổ, đủ để làm một cái đảo cỡ trung bình chìm hẳn xuống nước hơn 500 mét thì điều gì sẽ sảy ra trong chiến tranh hạt nhân tổng lực, khi mà kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga có đủ khả năng để tiêu giệt toàn thế giới hàng trăm lần.

    Việc phát triển vũ khí hạt nhân và các phương tiện mang vũ khí hạt nhân luôn là điều tuyệt mật gắn với mức an ninh quốc gia cao nhất và được đầu tư lớn nhất, thu hút các nhà khoa học giỏi nhất. Các dự án và các kết quả nghiên cứu thường được giữ kín, không phổ biến ra bên ngoài.

    Ví dụ việc điều khiển phi thuyền Sao Kim chẳng hạn. Làm sao mà bạn có thể gửi và nhận tín hiệu điều khiển đến một phi thuyền không gian nhỏ (vài chục kg) cách xa trái đất tới vài chục phút tốc độ ánh sáng (25 phút x 60 giây x 300,000km/giây) với một máy phát vô tuyến (radio) vài watt (4W) lắp trên phi thuyền? Làm sao thu được tín hiệu của phi thuyền? Việc này cũng giống như làm sao mà bạn có thể nhìn thấy ánh sáng của một que diêm ở khoảng cách hàng chục triệu km. Đấy là chưa kể đến nhiễu sóng vô tuyến.
    Vào những năm 1960-1970 ở Mỹ, người ta đã xây dựng những trạm ra đa cực lớn với những chảo ra đa lớn nhất thế giới có đường kính hơn 500 mét để thu tín hiệu từ vũ trụ. Hiện nay người ta đã sử dụng công nghệ khác - đó là việc nhận tín hiệu từ các tế bào điện tử. Ở các trung tâm điều khiển, bạn không còn nhìn thấy các chảo ăng ten lớn nữa. Tuy nhiên công nghệ làm thế nào để đồng bộ hóa các tế bào điện tử này thì vẫn là điều tuyệt mật không phổ biến.
    Với sự phát triển rất nhanh của khoa học công nghệ, máy bay không ngưới lái, rô bốt bộ binh, vũ khí thông minh trong mọi thời tiết đã được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên trong tất cả các loại kể ở trên thì
    Vũ Khí Hạt Nhân và Các Phương Tiện Mang Vũ Khí Hạt Nhân vẫn luôn chứa đựng những công nghệ tiên tiến nhất, bí mật nhất của mỗi quốc gia.

    Đó là một thực tế. Việc mở chuyên mục này giúp mọi người có kiến thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về lịch sử phát triển và những thành tựu mới nhất về loại vũ khí chiến lược này. :-bd

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Phần 1 : Bom nguyên tử

    A.- Phản ứng phân hạch :

    Việc đầu tiên để biết về bom nguyên tử thì phải biết đến phản ứng phân hạch (phân rã hạt nhân) đó là phản ứng tách một hạt nhân của nguyên tử to thành hai hay nhiều hạt nhân của các nguyên tử bé hơn. Hình dưới đây cho thấy cho thấy khi một hạt nhân uranium U235 kết hợp với một netron chậm sẽ cho ra hai hạt nhân mới và 3 notron mới (notron thứ cấp). Ba netron này sẽ kết hợp với 3 hạt nhân U235 mới và phản ứng tiếp tục theo cấp số nhân cho đến khi hết U235 trong tầm ảnh hưởng.


    [​IMG]
    Vậy năng lượng khổng lồ mà bom nguyên tử sinh ra ở đâu ra ? Đó là do tổng khối lượng các thành phần sinh ra sau phải ứng phân hạch sẽ nhỏ hơn tổng khối lượng của hạt nhân của U 235 và một netron gọi là “độ hụt khối” và chính công thức vĩ đại của Einstein E = m.c2 chỉ ra rằng năng lượng bằng khối lượng ( độ hụt khối) nhân cho bình phương tốc độ ánh sáng (gần 300.000km/s)

    B.- Bom nguyên tử
    Bom nguyên tử ứng dụng phản ứng phân hạch trên. Nói thì dễ quá nhỉ nhưng làm thì không phải dễ. Hai loại nguyên tử có thể dùng để chế tạo bom nguyên tử là Uranium (U) 235 và Plutonium (Pu) 239. Nhưng trong tự nhiên quặng Uranium đã ít mà chiến đến 99.284% là U 238 (không nổ được chỉ dùng làm đạn cho quân Mỹ: đạn Uranium nghèo) và 0.711% U235 vì vậy để có U235 nguyên chất ( 95% với lò phản ứng hạt nhân, 98% đối với bom nguyên tử) người ta phải dùng máy li tâm cực lớn để tách dần U 235 ra (gọi là làm giầu Uranium) do trọng lượng riêng của U238 nặng hơn một chút, sau mỗi lần ly tâm một tấn nguyên liệu có hàm lượng U235 tăng lên 1% thì có 10 tấn U238 bị thải ra ngoài vì vậy nơi để máy li tâm dễ bị phát hiện. Còn Plutonium (Pu) 239 ngoài tự nhiên có rất ít nhưng người ta gọi nó là sản phẩn phụ của của nhà máy điện nguyên tử vì khi phân hạch hạt nhân có những hạt anpha (hạt nhân của nguyên tử He 4) ngẫu nhiên “đâm đầu” vào một hạt nhân U 235 và bị hạt nhân này “bắt lấy”. Nhưng cũng không phải dễ ăn. Thứ nhất là cái sự “ngẫu nhiên” này đâu phải dễ, thứ hai nếu có sinh ra Pu 239 rồi mà nếu có một anh netron “đi lạc” nào đó cũng “đâm đầu” vào hạt nhân của Pu 239 này thì sao? Kết quả là “bùm”, xôi hỏng bỏng không! Chính vì vậy hàm lượng Pu 239 sau một mẻ phản ứng của lò chỉ là 0,047% trên tổng số khối lượng nguyên liệu còn nhỏ hơn cả khối lượng U235 dư chưa phản ứng hết khoảng 0,14%.
    Vấn đề tiếp theo gọi là khối lượng tới hạn. Như các bác đã biết, để bắt đầu phản ứng phân hạch ta cần một netron chậm để kích hoạt, làm sao có nó đây ? Trong tự nhiên U235 (và đồng vị phóng xạ khác) cũng có phản ứng phân hạch (gọi là bán rã) tạo ra những netron nhưng những netron này bay quá nhanh, không kịp để hạt nhân U235 tiếp theo bắt được, vậy phải làm sao đây ? Thì khối lượng của khối U235 phải lớn đến mức nào đó mà nôm na là anh U 235 bên này bắn netron thì anh U235 bắt được đó chính là khối lượng tới hạn. Khối lượng tới hạn của U235 và Pu239 là bí mật quân sự nhưng với U235 là khoảng vài tấn (nhưng đừng lo một tấn U235 chỉ khoảng 62 cm3) còn Pu239 cũng phải vài chục ký. Nhưng đây cũng là vấn đề kỹ thuật khá thú vị : nếu có khối lượng tới hạn thì quá lắm quả bom nguyên tử bây giờ chỉ mạnh gần gấp đôi quả đã ném xuống Hiroshima thôi chứ sao tôi lại nói ở bài trước là bây giờ nó mạnh hơn 200 lần ? Vậy các bạn hãy nhìn hình sau, quả bom ném xuống Hiroshima cấu tạo theo phương pháp lắp ráp kiểu đại bác, còn bom bây giờ là lắp ráp theo kiểu kín, thì có thể ráp mấy trăm mảnh dưới tới hạn mà chẳng được.


    [​IMG]

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Phần 2 : Bom Khinh Khí

    A.Phản ứng nhiệt hạch :
    (Còn gọi là phản ứng nhiệt hạt nhân, phản ứng tổng hợp hạt nhân).
    Là phản ứng tổng hợp hai hạt nhân nhỏ thành một hạt nhân to hơn (khác với phản ứng phân hạch là từ một cái to sang hai hay nhiều cái nhỏ)

    [​IMG]
    Nguồn nguyên liệu cũng “dồi dào” hơn : Deuterium (Hidro 2 : gồm một proton và một netron), Tritium (Hirdo 3: gồm 1 proton và 2 netron), Litium và các phản ứng như sau:
    D + D = He + 64 * 10^-13 J
    T + D = He + n + 28.2 * 10^-13 J
    Li + D = 2 He + 35.8 * 10^-13 J
    (10^-13 J đọc là 10 mũ trừ 13 jun)
    Vậy làm sao có năng lượng này ? Đó cũng là độ hụt khối, nghĩa là hai khối lượng hai cái nhân nhỏ lớn hơn khối lượng của cái nhân to, khối lượng mất đi này nhân cho bình phương vận tốc ánh sáng thì bằng năng lượng sinh ra! Đây cũng chính là phản ứng đang diễn ra trên Mặt trời

    B. Bom Khinh Khí :
    Bom Khinh Khí ứng dụng phản ứng nhiệt hạt nhân này nhưng có một số vấn đề cần phải giải quyết các vấn đề sau:
    a. Nhiệt độ kích hoạt :
    Nhiệt độ kích hoạt để phản ứng nhiệt hạch là khoảng 1 triệu độ Kenvin (tương đương (1 triệu – 273) độ C) điều này có thể xẩy ra trong ba trường hợp sau : 1- ở cạnh mặt trời, 2- ở giữa một vụ nổ nguyên tử, 3- ở cạnh một vụ nổ bom Khinh Khí (có thể quay về trường hợp 1 hì hì) . Chính vì vậy bác KZViệt phải làm xong quả bom nguyên tử của bác rồi mới nói chuyện đến bom Khinh Khí.
    b. Khai thác nguyên liệu :
    Nguyên liệu thì dồi dào hơn U235 và Pu239 chút xíu nhưng tách lọc cũng không kém phầm phức tạp bởi khoảng 1,2 ngàn nguyên tử Hidro thường thì có một phân tử Deuterium(đọc là đê-tơ-ri) và khảng 0,006 nguyên tử Tritium, Ấy nhưng mà Hidro có đầy trong nước (H2O) đấy thôi. Chính vì vậy mà tại sao hai siêu cường Nga, Mỹ khoái dùng tên lửa nhiên liệu Hidro lỏng, vì họ có thể “hớt cặn” được D và T (do tỉ trọng lớn hơn Hidro ) còn các nước “ăn theo công nghệ” thì ngu ráng chịu! Còn Liti, ừ thì dễ tách lọc hơn D và T đó nhưng nếu xem lại bảng tuần hoàn hóa học Mendeleev thì Liti ở chung nhóm 1 với Natri, Kali vì vậy Liti “khoái” ở dạng hợp chất (muối, hidroxit) hơn là dạng đơn chất do vậy việc bảo quản để giữ ở đơn chất với thành phần tạp chất không đáng kể (0,01%) để chuẩn bị đáp trả chiến tranh hạt nhân là không dễ.
    c. Dễ cháy trước :
    Các bác cũng biết D hay T đều là Hirdo vì vậy khi thấy anh Ôxy kế bên thì mừng muốn chết, chỉ cần thêm một tia lửa nhỏ là thành một vũng nước “nặng”. Cái anh Litium còn “háo sắc” hơn ngoài Ôxy, ảnh còn “khoái” cả nước (thành Hidroxit), cả các gốc Axit (thành muối Liti) vì vậy, tính xóa sổ cả một nước của người ta mà bị “xịt” trong khâu bảo quản, vận chuyển, cả khi thả, bắn nên chỉ xóa sổ được một huyện (do trái bom nguyên tử kích hoạt nổ) thì người ta đánh lại cho chết luôn.
    Nhưng bên cạnh hai nhược điểm trên thì bom Khinh Khí có ưu điểu sau :
    - Sức mạnh gần như vô hạn bởi không có khối lượng tới hạn vì vậy bơm đây nguyên liệu vào một bình Gas cũng được, một xe bồn cũng được, mà cỡ như…mặt trời cũng được … Nhớ lại chiếc VT-Atlats mà bác Trungfbi xếp vào dòng “quái dị”, nhưng chiếc đó mà bơm đầy Deuterium kèm thêm một trái bom nguyên tử, cộng thêm “nghệ thuật” Thần Phong của Nhật Bản và chỉ cần “quá cảnh” ở Cuba thì gần như toàn bộ nước Mỹ (và Trung Mỹ) sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới.
    - Không có phóng xạ (khi chưa nổ) trừ trái bom nguyên tử kích hoạt. Do đó có thể “để” sẵn bên sân đối phương rồi dùng đầu đạn nguyên tử bắn chính xác vào nó.
    - Nhẹ, dễ vận chuyển, dễ tách lọc, dễ bảo quản, ít lộ hơn anh nguyên tử nhiều chính vì vậy nước nào đã có 1, 2 trái bom nguyên tử rồi thì trước sau gì cũng nghiên cứu sang anh Khinh Khí này và thành công nhanh hơn nhiều .


    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Phần 3 : Bon Netron (neutron)

    Đây là con "ngáo ộp" của Hoa Kỳ vì vậy được giữ khá bí mật cũng vì vậy mà có những "truyền thuyết" "trời ơi" về nó mà các bác phóng viên hùa vào để dọa thiên hạ, đơn cử như:


    http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi...6/04/3B9E8878/

    Như bài trên các bác đã biết bom Khinh Khí không có Uranium chỉ có Uranium ở trái bom Nguyên Tử kèm theo để kích hoạt phản ứng Nhiệt Hạnh và cái gọi là "vỏ bọc Uranium" này chính "phương pháp lắp ráp kiểu kín" vật tách bỏ nó đi thì trái bon Kinh Khí chỉ còn là bình chứa Hidro nặng (có thể cả Liti)! (phải chi các nhà báo này chịu khó hỏi sang viện hạt nhân thì có phải đỡ hơn không)

    Thật ra thì nguên lý của bom netron đã được dậy tại lớp 12 hiện tại (em phải mượng câu Aziz Nesin : "Con cháu chúng ta giỏi thật") nhưng không ai để ý đến nó mà thôi. Đó là phản ứng hạt nhân thu năng lượng, Khác với phản ứng hạt nhân của bon Nguyên Tử (phân hạch) và Kinh Khí (hợp hạch) là tỏa năng lượng.

    Đây là một ví dụ trong sách lớp 12 :
    Cl (37;17) + H (1;1) = Ar (37;18) + n -1,583MeV

    (với 1 megaelectron volt = 1.60217646 × 10^-13 jun)
    điều đó nghĩa là có nếu có Clo và Hidro và cung cấp 1,583MeV thì ta xẽ được một Argon, một netron và một mớ tia gama. (còn những loại nguyên tử khác có thể cho nhiều netron hơn nữa)

    Nhưng năng lượng cho phản ứng này lấy ở đâu ra? Lấy từ chính vụ nổ nghuyên tử chứ ở đâu! Ở bom Netron có hai quá trình gần như đồng thời diễn ra Bom Nguyên Tử nổ, cung cấp năng lượng để phản ứng Phân Hạch hoặc Hợp Hạch thu năng lượng xẩy ra, giảm được sức tàn phá do nhiệt lượng của bom nguyên tử tạo ra vừa tăng đáng kể lượng netron và phóng xạ gama để giết người . Vì vậy chính xác của cái gọi là "Vũ khí gia tăng phóng xạ ERW" là một vụ nổ nguyên tử nhỏ (thường là bom Pu239) và giảm đi năng lượng và tăng phóng xạ (netron và tia gama).
  3. Hoa_Vu.nw

    Hoa_Vu.nw Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    25
    Ai biết thêm chi tiết thì đóng góp nhé..! =D>
  4. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Cháy nhà máy hạt nhân giờ qua đến vũ khí hạt nhân thật kinh
  5. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1.563
    Sẽ có bom kinh khí nổ tại TTVNOL. Chủ đề cũng được. Chủ thớt tiếp đi để anh em còn vung dao chém
  6. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8
    Bom khinh khí bạn ạ.

    Còn bạn chủ topic viết dài nhưng biết nói thế nào, chả ai chỉnh được chỗ nào vì chả có chỗ nào vào chỗ nào.

    Bom nơ tron thì về nguyên lý là bom nhiệt hạch/khinh khí/hydrogen bomb theo sơ đồ Ullam-Teller (mà anh Ulam hình như ghét anh Teller lắm thì phải) có điều ở giai đoạn hai, giai đoạn phân hạch bỏ quách cái lớp vỏ/tamper hội tụ năng lượng nổ đi, điều đó dẫn đến phản ứng nhiệt hạch giảm công suất nhưng các sản phẩm như sóng hạt thay vì hướng về tâm nổ thì tỏa ra ngoài diệt nhiều sinh vật hơn.

    Còn Teller coi đó là sane weapon (vũ khí sáng suốt) nhưng nói gì nhiệt hạch vẫn là nhiệt hạch: mặt trời chả có vỏ U ran hội tụ nhưng cứ thử đến gần xem.
  7. A_Heroes

    A_Heroes Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    vậy ra chủ thớt lập ra để nâng bi cho khưa à =))

    [​IMG]

    Sau vụ nổ, xe tăng Type 63 cách trung tâm vụ nổ không bị lật mà chỉ bốc cháy
  8. luongmy

    luongmy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2010
    Bài viết:
    1.559
    Đã được thích:
    1
    Bác đưa hình này vào đây em chả hiểu gì hết ~X Chắc ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân à ???????
  9. kjd_bombi

    kjd_bombi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2011
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Eo ôi khiếp cho mấy thèng hạt nhân mai mốt em ráng tìm ra thứ tiêu diệt chúng xem sao hehe
  10. BAPCUONG

    BAPCUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    87

Chia sẻ trang này