1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vủ khí Mỹ-Nga ai lợi hại hơn

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Typoon, 09/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Vủ khí Mỹ-Nga ai lợi hại hơn

    Rất nhiều bạn trên box KTQS thường phản ánh là các thành viên thường nghiêng về vũ khí của Nga hơn trong khi thực tế thế giới thấy vũ khí Mỹ chiếm ưu thế thượng phong. Tui xin mạn phép mở chủ đề này để chúng ta xem xét một cách chủ quan vũ khí của ai mạnh hơn. Ở đây chúng ta chỉ xem xét vũ khí của Nga (LX cũ) và Mỹ còn những thằng khác không thèm quan tâm.
    Bất cứ nhận xét nào cũng đều mang tính chủ quan của người viết, như tui thích Soviet thích CNXH nên tui khoái vũ khí của Nga, đứa khác thích Mỹ khoái vũ khí Mỹ. Đó là chuyện bình thường không có gì phải căng thẳng với nhau, cứ đưa ra ý kiến ai phản bác ủng hộ, tùy.
    Trước hết, tui xác nhận một điều đó là vũ khí Nga mạnh hơn, khoảng 1,5 lần (tương đối). Thể nào cũng nhiều tên hét lên "Thằng này láo", nhưng đã nói là chủ quan mà, tui xin đưa ra lập luận của mình các bác xem thử nhé.
    Một ngày đẹp trời, Nga và Mỹ quyết định buồn quá không có thằng nào dám đánh với mình thôi chúng ta đánh với nhau vậy. Mỹ đưa 1 sư đoàn tank M1A2 (đây là loại được trang bị tiêu chuẩn cho quân đội Mỹ) và các lực lượng hỗ trợ. Nga đưa ra 1 sư đoàn T72 (cũng là loại tiêu chuẩn ) và các lực lượng hỗ trợ. Ở đây là box KTQS, tui coi như trình độ, kinh nhiệm, quả cảm ngang nhau.Kết quả Nga thắng chắc 100% (trừ hao chủ quan của tôi còn 90%hihihihi). Lại thêm một lần láo nữa há.
    Để đó, bây giờ Iraq thấy vậy nghĩ thầm xe tank Nga tốt thật, mới loại cũ cũ như T72 đã ngon vậy đời xịn hơn còn ngon nữa phen này Mẽo đừng hòng bắt nạt ta hahaha. Iraq mua ngay 2500 xe T90 và T92 với đầy đủ trang thiết bị, thành lập 10 sư đoàn quyết phen này rửa hận. Hai phe dàn trận, do vội và đường xa Mỹ chỉ huy động được có 1 sư đoàn M1A2 thôi. Kết quả, Mỹ không mất chiếc nào còn Iraq sạch sẽ sau 1 ngày đêm!!!!
    Tại sao?Không lẽ T72 xịn hơn T90 sao? (Đang coi trình dộ binh sĩ ngang nhau).
    Dể hiểu, tầm bắn của T90 khoảng 10 km là hết cót. Nhưng ở khoảng cách 15 km Apache của Mỹ đã làm gỏi cả đám xe tank, chưa kề máy bay ném bom, tên lửa chiến trường. Chưa có chiếc nào kịp vào trận địa đã bị bắn thê thảm rồi.
    Vậy Nga thì sao? Khi lâm trận, Aphache vừa xuất hiện có ngay K50 tiếp đón, A lo thân chưa xong yểm trợ ai. Máy bay và tên lửa xuất kích có ngay S300 hay Antey đón chào, khỏi có đường về luôn nhé. Vệ tinh chỉ đường ư có ngay thằng mìn vũ trụ bên cạnh giã cho mấy cái khỏi chỉ đạo luôn. Cuối cùng chỉ còn mấy trự xe tank đánh với nhau, và trong điều kịện bình nguyên rộng rãi loại nào có tốc độ nhanh hơn, hỏa lực mạnh hơn, hệ thống chắn xung quanh tốt hơn, thì thằng đó thắng chắc.
    Thực tế từ trước tới nay chưa có cuộc đụng độ trực tiếp nào của Nga với Mỹ (may quá), hầu hết là thông qua một nước thứ hai hoặc ba. Tuy nhiên, Mỹ đã rất nhiều lần trực tiếp đánh trong khi Nga chỉ có 1 lần và vũ khí đối đầu cũng là của Nga luôn (chủ yếu, vũ khí Mỹ có nhưng ít và không đóng vai trò quan trọng), ở Afganishtan. Thế nhưng Mỹ từng bại trận với vài nước chỉ được trang bị một số vũ khí của Nga(LX) và cũng không đầy đủ. Trong cuộc chiến đó nếu M thắng đó là chuyện nhỏ, nhưng khi thua lại là chuyện lớn. Và trong những cuộc chiến đó vũ khí Nga nổi tiếng vì chỉ dùng những loại làm nhàm thuộc đời Khốttabit mà đánh thắng hoặc buộc Mỹ phải dùng loại xịn hơn, đắt tiền rất nhiều để đối phó suy ra nếu đích thân Nga dùng loại xịn và cao cấp thì Mỹ khỏi đỡ.
    Như ScudA thuộc loại đưa vào viện bảo tàng mà Mỹ phải dùng Patriod đắt tiền hơn nhiều ứng phó. Scud sx những năm 50 vậy nếu dùng loại 60,70 thì Mỹ phải dùng loại nào đây. Pa được ng cứu chế tạo những năm 80. Suy ra Nga mà dùng những loại chế tạo năm 2001 thì M phải dùng loại 2030
    Như vậy vũ khí Nga lợi hại hơn!!!
    Các bạn thấy tui nói đúng không?


    Chien tranh la dieu xau xa nhat cua con nguoi va la dong luc phat trien nhat cua con nguoi. Nghich ly=chan ly
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Thực ra ý kiến của bạn được rất nhiều người trong đó có tôi và thậm chí các chuyên gia của phương Tây công nhận .Vủ khí Nga thường rẻ hơn tiện lợi hơn của Mỉ cùng loại nhưng mạnh hơn hay không thì khoan bàn ,vẩn có nhửng loại Nga bị thua sút đấy chớ,chẳng hạn như về máy bay ném bom và bom thì Nga thua Mỉ và máy bay do thám và báo động sớm thì Nga củng thua.
    Nói về công nghệ QS thì LX vượt xa Mỉ nhờ sự ủng hộ của các ngành khoa học cơ bản như Toán ,Lí ,Hoá vượt xa phương Tây hàng thập kỉ (các bạn có thể hỏi các giáo sư đứng tuổi về điều này ) Nhưng mà LX lại không có nhiều tiền để sản xuất và duy trì nó ,không có nhiều tiền để tuyển quân và huấn luyện như thế thì khi đánh nhau (không dùng hạt nhân) thì chưa biết chắc ai hơn đâu ,mà khi tôi đánh cược tôi lại nghiên về Mỉ về lí trí nhưng trái tim của tôi nằm ở nước Nga anh em.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  3. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Các bác rất giỏi trong nhờ về tên hiệu hay tính ănng các loại còn tôi thì chịu. Nhưng theo tôi được biết loại máy bay ném bom khủng khiếp nhất là của Nga. Chiếc này không có cánh mà có 16 động cơ phản lực xếp hàng dọc trên thân. Tạp chí QĐND cách đây lâu rồi có giới thiệu nó, nhưng chịu chả nhơ tên gì?.
    Máy bay ném bom thì rất khó nói, vũ khí Nga chủ yếu bán cho những nước có nền kinh tế vủa phải (trừ khối A Rập mua cho sang là chính), nghĩa là không có mục đích tấn công cỡ lớn, dùng các loại cường kích mang bom đủ rồi, đánh nhè nhẹ thôi. Chứ máy bay khỏe nhất thế giới là của Nga đó. Trên thế giới chỉ có mỗi Mỹ là khoái mang may bay ném bom cỡ lớn đi ném người khác, Nga có ném hồi nào đâu mà biết.
    Về các loại máy bay do thám, cảnh báo sớm thì bác Antey nên chú ý về tàu ngầm của Nga. Nga phát triển rất nhiều, mạnh về lĩnh vực tàu ngầm nên cũng chú trọng khả năng do thám của các loại máy bay phát hiện tàu ngầm. Có lẽ do thiếu kinh phí nên chúng ta ít thấy máy bay cảnh báo sớm của Nga (nhiều khi chỉ giới thiệu cho thấy mình có rồi đem cất). Nhưng bù lại hệ thống rada phát hiện từ xa của Nga là tốt nhất thế giới. Nga phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa hạt nhân trên nền này đó.
    Do đó theo tôi nghĩ về mặt vũ khí quân sự Nga hơn đứt Mỹ, nhưng về mặt kiếm tiền thì thua xa. Mỹ có thể dùng chiến tranh nuôi chiến tranh, còn Nga thì chỉ toàn dốc tiền dốc bạc đem vũ khí đi cho là chính mãi sau này mới là bán. Các bác có thể biết ngay B52, B1, B2, F16, tank vv...vv bao nhiêu tiền chứ đó các bác biết Mig21 bao nhiêu đấy, sợ ngay cả Nga cũng không biết nữa là. Vì giỏi kinh tế nên về mặt quảng cáo Mỹ cũng hơn đứt, chúng ta hầu như ai cũng thấy rò rãng, đẹp đẽ các loại vũ khí Mỹ, kể cả các loại tối mật như tàu chiến tàng hình, tàu ngầm vv..vv. = hình dung vũ khí Mỹ mạnh khủng khiếp

    Chien tranh la dieu xau xa nhat cua con nguoi va la dong luc phat trien nhat cua con nguoi. Nghich ly=chan ly
  4. sli0471

    sli0471 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2003
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Các loại vũ khí thông thường của Nga và Mỹ thiết kế vào thời chiến tranh lạnh đều nhằm cho một cuộc chiến tổng lực trên chiến trường châu Âu. Một cuộc chiến như vậy đã không bao giờ xảy ra nên các loại vũ khí này chưa bao giờ có điều kiện phát huy toàn bộ tính năng tối ưu của chúng, việc so sánh vì thế luôn có phần phiến diện.
    Tuy nhiên, nếu bạn phải phải cân nhắc xem nên mua vũ khí của ai (không tính tới các yếu tố chính trị) thì theo tôi có vài điểm cần chú ý. Tôi chỉ dùng không quân làm ví dụ vì đó là lĩnh vực quen thuộc nhất với bản thân.
    - Tính năng: theo nguyên lý chung trong thiết kế máy móc của phương Tây, human factor luôn là yếu tố quan trọng nhất, nghĩa là cỗ máy được thiết kế xoay quanh người điều khiển nó, sao cho hiệu quả sử dụng đạt mức cao nhất. Trái lại, với người Nga việc cỗ máy có được tính năng mong muốn là điều quan trọng nhất, yếu tố con người bị xem nhẹ trong quá trình thiết kế. Vì vậy dù nhiều vũ khí của Nga có tính năng vượt trội, nhưng rất khó điều khiển, khó đạt hiệu suất sử dụng cao, dễ tai nạn. 1 ví dụ: 1 nửa trong số 24 chiếc Su-27 đầu tiên TQ mua đã bị rơi trong khi huấn luyện.
    - Giá thành: thoạt nhìn thì vũ khí Nga rẻ hơn nhiều, nhưng nếu tính cả chi phí để duy trì hoạt động thì mọi chuyện lại khác hẳn. Vũ khí Nga được thiết kế sao cho giá thành rẻ và dễ chế tạo ở quy mô lớn ngay cả trong những điều kiện khó khăn của thời chiến, để khi chiến tranh xảy ra có thể duy trì sản xuất hàng loạt thay thế cho các vũ khí bị phá huỷ hay bị hỏng. Đó chính là cách đã giúp họ chiến thắng người Đức trong WWII. Vũ khí Đức rất mạnh, nhưng giá thành cao khiến người Đức không thể sản xuất đủ thay thế cho số bị mất. Nhưng đổi lại, các vũ khí hiện đại của Nga có độ bền, độ tin cậy thấp (đây chỉ nói những thứ tinh xảo như máy bay, chứ còn những thứ đơn giản như vũ khí bộ binh thì đồ Nga lại rất bền). Động cơ máy bay chiến đấu của Nga có tuổi thọ ngắn, tiêu tốn xăng, nên chi phí bảo hành và chi phí huấn luyện rất cao. 1 ví dụ: người Đức đánh giá rất cao MiG-29 họ thừa hưởng của Đông Đức, nhưng chi phí duy trì chúng quá tốn kém, nhất là theo chuẩn của NATO yêu cầu số giờ bay huấn luyện lớn (khoảng 100 giờ/năm so với khoảng 10-20 giờ/năm của phi công khối Warsaw), nên bán số MiG-29 đó cho Poland với giá 1 Euro! Máy bay Mỹ có giá thành cao, nhưng độ bền cao và việc bảo hành, sửa chữa cũng khá đơn giản. F-15/16/18 đã có tuổi tới 30 năm, nhưng chưa thấy ai bỏ cả, trong khi một số MiG-29 có tuổi ngắn hơn đã được cho về vườn, chủ yếu do khó khăn trong việc bảo hành.
    - Hoàn cảnh: nếu chiến tranh sắp xảy ra thì mua vũ khí Nga có lẽ lợi hơn vì giá rẻ -> mua được nhiều. Còn để duy trì quân đội trong thời bình thì ngoài giá thành, tuổi thọ của vũ khí cùng chi phí vận hành, bảo hành và khả năng nâng cấp là những yếu tố quan trọng không kém. Nga có chiếc MiG-21 được đánh giá cao về độ bền và tính dễ bảo trì, nhưng những đời máy bay hiện đại sau này không còn được như vậy.
    Từ những năm 80 người ta đã đưa ra công thức: Russian airframe+British engine+Israeli avionics = best aircraft of the world. Hình như người Ấn Độ đang định làm theo cách tương tự: Su-30MKI họ chế tạo với license của Nga có thể sẽ được trang bị hệ thống điện tử và tên lửa của Israel và Pháp.
    Tóm lại, tán cho vui chứ trong việc mua bán vũ khí yếu tố chính trị luôn đóng vai trò chính. Cứ lấy chuyện châu Âu chửi rủa Mỹ trong các vụ đấu thầu máy bay chiến đấu của South Korea và Poland gần đây làm ví dụ thì rõ.
    Được sli0471 sửa chữa / chuyển vào 04:51 ngày 09/02/2003
  5. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Bác đâu thể nói là vủ khí Nga không quan tâm đến nhân tố con người được vấn đề là các nước mua vủ khí Nga thường nghèo và chính vì thế chi phí huấn luyện của họ củng thấp theo và dỉ nhiên như anh TQ chưa biết gì về máy bay hiện đại mà leo lên lái ,1 thằng như thế bấm bậy bạ 1 hồi rớt là phải ,Còn con số bác đưa ra thì em không rỏ lắm sao mà thấy nó hơi là lạ.
    Còn đồ Nga qủa thật là khó bảo trì do họ bán máy bay chứ không thèm bán phụ tùng như ai đó còn nhớ khi ta máy cày máy kéo LX về dùng thì tốt thật nhưng hư lại không có đồ thay mới ức .
    Chi phí bảo hành ở Nga với các vủ khi của họ rất thấp so với Mỉ chỉ có ở các nước khác mới cao do họ chỉ bán máy bay chả bán công nghệ sản xuất nên bảo trì gặp khó khăn và tốn kém nhiều
    Còn Đức bán Mig29 đi không phải là chê không thôi mà 1phần là do chính trị ,ví dụ như tham gia vào Nato xài máy bay Nga không có bảo trì đả đành lại chẳng có hoả tiển phù hợp nốt thì đánh đấm gì củng như Mỉ hăm he sẻ không cung cấp hoả tiển nếu Hàn Quốc mua máy bay không phải của Mỉ.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  6. sli0471

    sli0471 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2003
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Đó chính là vấn đề. Quan điểm của tụi Nga là chẳng cần bền vì chúng có thể sản xuất phụ tùng thay thế với giá rẻ. Các nước nhập đồ Nga nhiều như China và India thì chúng nhập luôn cả các nhà máy sản xuất phụ tùng. Nhưng với các nước nhỏ chỉ nhập số lượng ít thì việc luôn phải thay thế phụ tùng là việc rất đau đầu và tốn kém. 1 ví dụ là Malaysia, hiện rất đau khổ với đám MiG-29 dù mới nhập về có vài năm. Trong khi đó các nước sử dụng máy bay của Mỹ thường không có vấn đề gì trong việc duy trì hoạt động chúng, kể cả những nước bị Mỹ cấm vận như Iran hay cả Pakistan (trước năm 2001). Mà F-14 của Iran mua từ gần 30 năm trước, dù rất khó khăn vì không có phụ tùng thay thế nhưng tới giờ họ vẫn còn giữ chúng hoạt động được, còn F-16 của Pakistan cũng tới 20 năm rồi.
    Còn về human factor thì có nhiều ví dụ lắm. Nếu bác lái xe, so sánh xe Mỹ/Nhật/Đức/etc. với xe Nga bác thấy cái nào dễ lái hơn. Bác ngó thử vào buồng lái F-16/18 với buồng lái MiG-29/Su-27 thấy cái nào more user-friendly. 1 ví dụ nữa về thiết kế tank của Nga vs. Mỹ. Tank của Mỹ thiết kế chỗ chứa đạn nằm trong thân xe, chỗ được bảo vệ tốt nhất, vì vậy khi xe trúng đạn khả năng đạn trong xe ít khi bị kích nổ, giữ được mạng sống cho tổ lái. Merkava của tụi Israel còn cho động cơ ra đằng trước, chỗ ngồi của tổ lái nằm lùi phía sau và có cửa thoát đằng sau, mục đích là để bảo vệ tổ lái. Còn tank của Nga T54/72/80/90/etc. chứa đạn trong tháp pháo, khi trúng đạn rất dễ bị kích nổ. Đó bị coi là điểm yếu nhất của Russian tank, nhưng họ không thay đổi vì thiết kế đó phù hợp cho hệ thống nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn nhanh.
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 02:06 ngày 10/02/2003
  7. TrieuTien

    TrieuTien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Tôi hoàn toàn đồng ý với những nhận xét và đánh giá bên trên của bác sli0471. Bác sli0471 và bác LevanLe2001 trong box nầy tương đối khách quan và có kiến thức hiểu biết nhiều về các loại vủ khí của khối Tây phương , đặc biệt là vủ khí của Mỹ. Mong được đọc thêm các bài viết của các bác.
    Trân trọng
    Được trieutien sửa chữa / chuyển vào 15:59 ngày 09/02/2003
  8. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Thực ra thì người Nga không đặt lên hàng đầu về sự thoải mái của người vận hành thiết bị .Đơn giản mà nói thì người Nga chịu khổ quen cho nên không cần gì 1 chủng vủ khí quá tiện nghi mà hoá ra kém đi mà hiệu quả lại không cao .Chỉ vì điểm này thôi thì không đủ để kết luận là vủ khí của Nga không đặt năng Human Factor được chẳng hạn như bác có thể đi lên mạng hỏi thử chuyên gia Nga và Mỉ xem 2 bộ phận ngắm của M1 và T80 cái nào dể dùng hơn.Thực ra thì đa phần vủ khí của Nga vẩn không quá khó như Mỉ vì họ thường bán cho nước nghèo nên vủ khí trang bị thường đơn giản và bền (trừ vài trường hợp ) ví dụ như khẩu M16 thì quả là bắn khá tốt nhưng mà chỉ khi nào người sử dụng nó là anh lính thiện xạ thì mới tận dụng hết còn 1 bác nông dân tay lấm chân bùn cầm đến AK47 là bắn được tuốt .
    Tuy nhiên do không có các yêu sách lung tung về sự đẹp hay là tiện nghi cho nên vủ khí Nga thường trông thô kệch nhưng không phải là khó xài thực ra khi đánh nhau ở Châu Phi 1 đứa trẻ 14 15 tuổi xài AK lựu đạn ,B40 dể dàng đấy thôi ,đôi khi ta tưởng là Nga không quan tâm Human Factor :nhân tố con người thực ra thì có nhưng không phải là tiêu chí hàng đầu chẳng hạn như việc thêm 1 cái ghế nệm xịn để tăng giá 1 chiếc xe tank và tăng độ chiếm chổ thì người Nga không bao giờ làm vì họ quen với cực khổ và chịu đựng .Chiến Su47 có ghế nằm nghiên 30 độ so với phương đứng để cho phi công ngồi thoải mái hơn và giảm bớt áp lực dồn máu khi mà máy bay luợn gấp thì không phải là quan tâm đến con người thì là gì.
    Tuy nhiên bác nói củng đúng là đồ của Mỉ xài thường tiện nghi với người dùng tuy nhiên vấn đề chiến tranh không phải là tiện nghi ,nuôi 1 bọn lính béo phị ra lo cho nó được thoải mái tốn cả đống tiền để rồi nó tham sống sợ chết như lính Mỉ thì người Nga không thèm làm đâu.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  9. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Chắc bác nhầm hai loại xe này rồi. Chính loại xe tăng của Mỹ mới để đạn pháo trong tháp, nơi có vỏ thép mỏng nhất-nguy hiểm cho lính nhất. Xe tank của Nga có tháp pháo dẹp lép lấy chỗ đâu nhét đạn pháo hả bác. Tank Nga bắn nhanh nhờ nạp đạn tự động, giảm số lính tank còn 3 người(Mỹ 4) vậy nếu tổn thất cũng chết ít hơn xe Mỹ. Gửi bác hai cái hình coi chơi.

    Chien tranh la dieu xau xa nhat cua con nguoi va la dong luc phat trien nhat cua con nguoi. Nghich ly=chan ly

    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 06:55 ngày 10/02/2003
  10. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Nói về chuyện bền có bác nào thấy xe tăng nào thọ như T54 chưa. Máy bay Mig21 từ tám hoánh rùi bây giờ ta vẫn dùng đấy thôi. Có tai nạn nhưng nếu tính tổng cộng thì cũng là chuyện thường. Đúng là ít chú trọng cung cấp đồ bảo quản nhưng giá thàhh rẻ và đồ bảo quản thì Nga cung cấp bản thiết kế ráng tự chế lấy nhé. Vũ khí Mỹ thực chất rất khó bảo quản vì nếu cái gọi là bản quyền đấy, anh chĩ đực cung cấp bởi chính người án cho anh nên nếu có đụng đầu với Mỹ= khỏi bảo quản cho chết luôn nhé. Với Nga thì không vì chúng ta tự chế mà, miễn là đủ sức chế, Nga làm vậy để các nước mua có thể độc lập sử dụng không phải chịu ảnh hưởng của Nga=người ta mới khoái mua.

    Chien tranh la dieu xau xa nhat cua con nguoi va la dong luc phat trien nhat cua con nguoi. Nghich ly=chan ly

Chia sẻ trang này