1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí quân đội Tây Sơn

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi nguyenhhdang, 11/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Văn nghệ văn gừng quái gì đâu. Đều là lấy từ "Tìm hiểu thiên tài quân sự Nguyễn Huệ" tuốt. Trong quyển đấy em lọc ra mấy kiểu mô tả hoả hổ khác nhau như thế. Loại đầu tiên là do một "giáo sĩ ở Gia Định đã viết thư truyền tin cho giáo hội của họ biết". Còn có mô tả cụ thể về cái lao ở trang 61 (NXB QĐND 2003)
  2. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hic, cái thằng cha "giáo sĩ ở Gia Định" ấy tên là Jean du Jésus, ngồi trong nhà thờ xa tít mù khơi viết báo cáo thì biết cái khỉ gì. Bức thư của hắn cũng nói rõ là hắn chỉ nghe tiếng súng nổ thôi, ngay tên các loại vũ khí cũng là "nghe kể" chứ đừng nói đến chi tiết kỹ thuật, lại còn qua thông dịch đời TK 18 nữa chứ. Chả hiểu cụ Nguyễn Văn Huyên moi móc được bức thư đó ở đâu, mà cũng ko chắc có nhớ chính xác ko nữa vì từ lúc cụ ấy học bên Tây đến năm 1979 đã cách nhau đến 4 - 5 chục năm rồi. Ngay kể cả cụ Huyên có viết lin tin lên báo Văn Nghệ Nghĩa Bình cho vui thì cũng chẳng sao, chỉ có ông NXB QDND là dở hơi, đem nhét những thông tin kiểu đó vào sách (mà bác nghĩ là) tử tế.
    Quên, còn chuyện hỏa hổ năm ngoái tớ đã giả nhời 01 bạn khác rồi, link đây:
    http://www9.ttvnol.com/forum/quansu/863982.ttvn
    Ko chịu đọc bài cũ gì cả.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  3. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Ui giời. Cái chủ đề từ đời thưở nào bắt em phải nhớ làm sao được.
    Em cũng đã thử tìm cái tên và bức thư này trên mạng mãi mà không được. Đành phải đồng ý với ông anh vậy .
  4. To_lai_nd

    To_lai_nd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.214
    Đã được thích:
    21
    mấy bác cho em hỏi ngày xưa quân Tây Sơn hành quân kiểu gì mà ra Bắc nhanh thế
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Em thấy thì Quang Trung dùng bài xưa của các cụ thôi, vừa đi vừa lấy thêm quân chứ không đưa lùm xùm cả chùm từ Huế ra.
  6. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Thêm nửa, quân Tây Sơn thường chia 1 nhóm 3 người có 1 cái vỏng, 2 người khiêng 1 người nghĩ thay phiên nhauĐó là người ta viết thế, nhưng trong hành quân đâu chỉ có lính không phải không các bác, còn vũ khí hạng nặng nữa cơ mà. Hồi đấy đã có thần công rồi còn gìnếu làm thế thì số vũ khí kia tính sao thì không dc nhắc đến.Thêm cả vụ vừa đi vừa thổi cơm nữa
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11

    Chuyện 2 người khiêng 1 thì em thấy có lẽ chỉ áp dụng ở lúc cần kíp nhất, chứ khó có khả năng cứ thế đi suốt được. Súng ống còn do người kéo, có thể đốc thúc để đi nhanh đi chậm, chứ dàn voi chiến thì nó cứ đủng đỉnh mà đi thôi. Mười ngày từ Phú Xuân ra đến Thăng Long thì quả là quá kỳ tích. Đây cũng là vấn đề rất đau đầu của giới nghiên cứu khi tìm hiểu về những bước chân Quang Trung thần tốc.
  8. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    Bác Vo_Quoc_Tuan_New thân mến. Thực ra thì em chưa biết ý bác định nói đến việc hành quân cụ thể của Nhà Tây Sơn trong trận nào (hành quân ra bắc), nhưng em có đôi lời muốn mạn bàn thêm với các bác nên có gì không phải bác bỏ quá cho:
    + Giả thiết cuộc hành quân thần tốc ra bắc mà các bác nói đến là cuộc hành binh của Vua Quang Trung ra bắc để đánh quân Thanh vào dịp cuối năm Mậu Thân (1788) cho tới khi kết thúc thắng lợi vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789) thì em có ý kiến như sau:
    "Bắc Bình Vương được tin quân nhà Thanh đã sang đóng ở Thăng Long, lập tức hội các tướng sĩ để bàn việc đem binh ra đánh, các tướng đều xin hãy chính ngôi tôn, để yên lòng người rồi sẽ khởi binh.
    Bắc Bình Vương bèn sai đắp đàn ở núi Bàn Sơn, ngày 25 tháng mười một năm mậu thân (1788), Vương làm lễ lên ngôi Hoàng Đế, rồi tự mình thống lĩnh thuỷ bộ đại binh ra đánh giặc Thanh. Ra đến Nghệ An nghỉ lại 10 ngày để kén lấy thêm binh, cả thảy được 10 van quân và hơn 100 con voi.Vua Quang Trung điểm duyệt quân sĩ, truyền dụ nhủ bảo mọi người phải cố gắng đánh giặc giúp nước. Đoạn rồi kéo quân ra Bắc, đến ngày 20 tháng chạp thị đến núi Tam Điệp. Bọn Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhiệm đều ra tạ tội, kể chuyện quân tàu thế mạnh, sợ đánh không nổi, cho nên phải lui về giữ chỗ hiểm yếu.
    Vua Quang Trung cười mà nói rằng: "Chúng nó sang phen này là mua cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này thân coi việc quân đánh giữ, đã định mẹo rồi, đuổi quân Tàu vể chẳng qua 10 ngày là xong việc. Nhưng chỉ nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 nnước ta, sau khi chúng thua một trận rồi, tấ chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này, ta phải nhờ Thì Nhiệm dùng lời nói cho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Đợi mười năm nữa, nước ta dưỡng được sức phú cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa."
    Vua Quang Trung truyền cho tướng sĩ ăn tết Nguyên đán trước, để đến hôm trừ tịch thì cất quân đi, định ngày mồng 7 tháng giêng thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng....
    ( Theo Việt Nam Sử Lược-Trần Trọng Kim)
    Vậy thực tế là cuộc hành binh thần tốc này được chia ra nhiều giai đoạn chứ không phải thẳng một mạch từ Phú Xuân ra đến Thăng Long như nhiều người lầm tưởng.
    Và theo như VNSL của Trần Trọng Kim thì ra đến Nghệ An mới lấy thêm binh sĩ và 100 con voi. Cái này em không rõ lắm là lấy thêm được 100 voi ở tại nơi này hay là 100 con voi lúc đó mới đến. Em thì nghiêng về khả năng sau khi nghỉ 10 ngày thì 100 con voi mới tới đủ hơn vì các đồn, trại quân ở Nghệ An chắc không có tới 100 con voi chiến được.
  9. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Việt Nam Sử Lược là "sử lược" nên viết hơi tháu, khá nhiều tài liệu lịch sử khác có viết chi tiết hơn về cuộc hành binh từ Phú Xuân ra Tam Điệp. Vụ 3 người 1 cáng chỉ diễn ra trong đoạn đầu Huế -> Vinh (khoảng gần 400km), thực hiện là quân tinh nhuệ.
    Sau khi lên ngôi tại Bàn Sơn (bắc Huế) ngày 25/11 năm Mậu Thân (1788), ngay trong ngày Nguyễn Huệ dẫn quân đi Nghệ An, tổng cộng khoảng 5 vạn quân, 100 voi, 5000 ngựa. Đến 29/11 Nguyễn Huệ tới Nghệ An và dừng lại 10 ngày để tuyển thêm 5 vạn tân binh, 100 voi và luyện tập cấp tốc cho lực lượng này. Sử chỉ chép Nguyễn Huệ đến Vinh ngày 29/11 còn 5 vạn bộ binh tinh nhuệ đi theo thì ko nói rõ, rất có thể Nguyễn Huệ đã cùng với kỵ binh đến Vinh trước và kết hợp việc tuyển thêm quân với việc chờ bộ binh đến sau. Ngựa thì có thể phi 400km trong 4 ngày chứ bộ binh thì dù 3 người 1 cáng đi suốt ngày đêm và là quân tinh nhuệ đi nữa cũng khó mà di chuyển gần 100km/ngày được.
    Phải đến 10/12 Nguyễn Huệ mới rời Vinh đi Tam Điệp, quãng đường khoảng 250km, đi trong 10 ngày để đến 20/12 đến nơi. Tốc độ hành quân ở đoạn này trung bình chỉ là 25km/ngày, chả có gì ghê gớm cả.
    Đoạn cuối là quãng Tam Điệp - Thăng Long thì chỉ có 150km vừa đi vừa đánh, kế hoạch là 20 ngày, thực tế là 17 ngày. Nếu có "thần tốc" thì là tốc độ tan vỡ của quân Thanh quá "thần tốc" chứ quân VN chả có quái gì là "thần tốc" ở đây cả.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  10. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5

    "Việt Nam Sử Lược là "sử lược" nên viết hơi tháu, khá nhiều tài liệu lịch sử khác có viết chi tiết hơn về cuộc hành binh từ Phú Xuân ra Tam Điệp. Vụ 3 người 1 cáng chỉ diễn ra trong đoạn đầu Huế -> Vinh (khoảng gần 400km), thực hiện là quân tinh nhuệ.
    Sau khi lên ngôi tại Bàn Sơn (bắc Huế) ngày 25/11 năm Mậu Thân (1788), ngay trong ngày Nguyễn Huệ dẫn quân đi Nghệ An, tổng cộng khoảng 5 vạn quân, 100 voi, 5000 ngựa. Đến 29/11 Nguyễn Huệ tới Nghệ An và dừng lại 10 ngày để tuyển thêm 5 vạn tân binh, 100 voi và luyện tập cấp tốc cho lực lượng này. Sử chỉ chép Nguyễn Huệ đến Vinh ngày 29/11 còn 5 vạn bộ binh tinh nhuệ đi theo thì ko nói rõ, rất có thể Nguyễn Huệ đã cùng với kỵ binh đến Vinh trước và kết hợp việc tuyển thêm quân với việc chờ bộ binh đến sau. Ngựa thì có thể phi 400km trong 4 ngày chứ bộ binh thì dù 3 người 1 cáng đi suốt ngày đêm và là quân tinh nhuệ đi nữa cũng khó mà di chuyển gần 100km/ngày được.
    Phải đến 10/12 Nguyễn Huệ mới rời Vinh đi Tam Điệp, quãng đường khoảng 250km, đi trong 10 ngày để đến 20/12 đến nơi. Tốc độ hành quân ở đoạn này trung bình chỉ là 25km/ngày, chả có gì ghê gớm cả.
    Đoạn cuối là quãng Tam Điệp - Thăng Long thì chỉ có 150km vừa đi vừa đánh, kế hoạch là 20 ngày, thực tế là 17 ngày. Nếu có "thần tốc" thì là tốc độ tan vỡ của quân Thanh quá "thần tốc" chứ quân VN chả có quái gì là "thần tốc" ở đây cả.
    Chào thân ái và quyết thắng!"
    Em cũng Okie với bác là Quang Trung Hoàng Đế nhà ta mang theo "khoảng 5 vạn quân, 100 voi, 5000 thớt ngựa" vì em cũng chưa đọc được cuốn sử nào viết cụ thể như của bác. Nhưng có 1 điều em thấy chưa được thoả đáng lắm là chuyện "100 voi và luyện tập cấp tốc cho lực lượng này" vì theo em chỗ này mập mờ nước đôi quá. luyện tập gấp cho dân binh thì được chứ có mấy ngày mà luyện tập cho voi chiến ở đây thì không ổn. Thuần dưỡng thú là 1 chuyện khó, yêu cầu thời gian, lòng kiên trì nhất định chứ không thể luyện nhanh, và luyện được nhiều voi như thế trong thời gian cực ngắn như vậy. Nhất là lại đem đạo quân "Tượng binh" này ra chiến đấu, như vậy quá nguy hiểm vì nếu không làm chủ đuợc nó khi bị địch tấn công, nó hoảng loạn đè bẹp lại quân mình thì khốn. Phản tác dụng.
    Kết luận của em là: Hoàng Đế Quang Trung tới Nghệ An thì dừng lại, tuyển tân binh và chờ đoàn Tượng Binh khoảng 100 con voi tập kết tới nơi.

Chia sẻ trang này