1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí quân đội Tây Sơn

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi nguyenhhdang, 11/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Em vừa rồi có xem cuốn của Tạ Chí Đại Trường về chuyện này, không biết các bác đã xem chưa?
  2. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Bác maseo ơi, tốc độ 25km/ngày không có gì ghê gớm nếu bác tính theo kiểu đi bộ ngày nay - ngày đi 5h, mỗi giờ khoảng 5km, đói đâu tạt vào hàng quán đánh chén đó! Chứ bác hình dung người lính bộ binh ngày xưa, đi đâu là phải mang theo đầy đủ vũ khí + lương thực, đi trên một con đường rất là không giống QL1 bây giờ, đi thế là nhanh lắm đấy
  3. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    So sánh một chút (hơi khập khiễng): Năm 1805 Napoleon điều động 7 quân đoàn (khoảng 200.000 quân và 400 khẩu pháo), đi theo nhiều đường tập trung ở bờ Tây sông Rhine. Tốc độ hành quân trung bình (thời tiết mùa thu) là 30 km/ngày.
    Cho rằng điều kiện, phương tiện đi lại là như nhau (cùng là đi bộ). Tuy nhiên ta để ý rằng Nguyễn Huệ ra Bắc năm 1789 không phải là lần đầu tiên mà là lần thứ 3. Đường sá đi lại có thể đã được chuẩn bị từ 2 lần trước. Nếu quân đội Nguyễn Huệ không phải mang vác quá nặng (pháo, súng cối, v.v...) giống như quân Pháp, cộng thêm một chút kỷ luật và thúc ép nữa, thì khả năng đi 25km/ngày là có thể đạt được.
    Tất nhiên, cái này chỉ là phỏng đoán. Sự thật thế nào khó mà biết được.
    Được thanhle2004 sửa chữa / chuyển vào 11:19 ngày 26/04/2007
  4. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    Bác ơi, em nghĩ cuộc hành binh của Vua Quang Trung được gọi là thần tốc tất có lý do của nó đấy. Khoan hay nói về các yếu tố cụ thể (vì cái này cần phải nghiên cứu kỹ hơn) thì em thấy nó thế này.
    + Khi quân đội Vua Quang Trung xuất hiện và tấn công các thành trì bảo vệ Thăng Long đã làm cho nhà Thanh bị bất ngờ, không kịp trở tay điều này phần nào chứng tỏ bọn chúng hoàn toàn không dự định là quân đội Vua Quang Trung đã kịp có mặt ở Bắc Kỳ và sẵn sàng chiến đấu như vậy. Như vậy với sự phán đoán thực tế của những người trong cuộc vào thời kỳ đó dựa trên những điều kiện cụ thể của địa hình, địa vật, trang bị... mà bị bất ngờ trước sự xuất hiện của quân ta thì sự kiện đó chắc chắn được đánh giá là ..."cuộc hành binh thần tốc" rồi
    + Thứ nữa là mình tính điều kiện hành quân như vậy thì cũng phải đặt nó vào hoàn cảnh thực tế chứ bác. Ở đây đâu phải là đi dã ngoại. Nào là địa hình, đường xá khó khăn, nào là phương án hành quân như thế nào (nắm tin tình báo ntn) để chắc rằng không bị đánh úp, điều kiện trang bị (quân ta chắc hành quân bằng chân đất), thời tiết, và quân lương tiếp tế (chẳng lẽ hành quân không cần ăn)....
    + Thế nên theo chủ quan của em, việc hành binh thần tốc của Vua Quang Trung có nhiều yếu tố nhưng trong đó chắc là có phần các điều kiện sau:
    - Phương án sáng tạo, rút ngắn thời gian: 2 người đi khiêng võng 1 người nghỉ, vừa đi vừa nấu cơm ăn điều này không tăng tốc độ hành quân nhưng giúp tăng thời gian hành quân lên nhiều, và giảm thời gian chết đi nhiều (dừng lại cả đoàn quân để nấu cơm ăn).
    Quân đội của Vua Quang Trung lúc đầu hành quân chỉ là 5 vạn quân (chắc là quân tinh nhuệ) hành quân cấp tốc đến Nghệ An mới lấy thêm quân. (Điều này giúp giải quyết nhiều vấn đề, giảm bớt được gánh nặng quân lương mang theo, lại tăng được tính thống nhất trong hành binh (vì toàn quân tinh nhuệ chứ em mà hành quân thi chắc được 1 ngày là em lăn đùng)
    - Thông tin tình báo và yếu tố quen thuộc địa hình: Vì đơn giản là nếu vừa đi vừa nhòm ngó xung quanh, dàn đội hình tiền quân trinh sát, hậu quân bảo vệ thì chắc là chậm lém. (các bác thử đi mà xem )
    - Yếu tố của lòng yêu nước, sự quyết tâm: dĩ nhiên rồi vì nếu không quyết tâm thì việc dễ cũng khó làm nói gì là việc khó cần tập trung tinh thần cao nhất.
    - Sự ủng hộ của dân: ở từ khoảng miền trung chắc chắn đạo quân này được ủng hộ rấtt nhiều và đây là điều cực kỳ quan trọng. tuyển thêm được binh lính, quân lương, tin tình báo....
    Ý em là vậy đúng sai các bác góp ý nhé
  5. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Có một bài viết ở Việt kiếm (vietkiem.com) về cái này cũng nhôn đấy các bác vào đó đọc thêm cho vui

Chia sẻ trang này