1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí sau chiến tranh- Tài sản vô giá hay đồ đồng nát

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi simbat1080, 16/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. simbat1080

    simbat1080 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Vũ khí sau chiến tranh- Tài sản vô giá hay đồ đồng nát

    MỌI NGƯỜI ĐÃ THẢO LUẬN NHIỀU, VỚI NHỮNG Ý TƯỞNG VÀ SUY RẤT TÂM HUYẾT, VỀ VẤN ĐỀ MUA SẮM VŨ KHÍ MỚI NHẰM NÂNG CAO SỨC MẠNH QUỐC PHÒNG CỦA NƯỚC NHÀ.
    NAY VÌ ĐÓI TIN TỨC CỒN CÀO MONG ĐƯỢC BẠN BÈ GẦN XA CHIA SẺ NHỮNG THÔNG TIN VỀ ĐẶC TÍNH, KHẢ NĂNG TẬN DỤNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO MỘT LƯỢNG KHÁ LỚN VŨ KHÍ, TRANG BỊ TA ĐÃ THU ĐƯỢC TỪ MỸ-NGỤY.
    THIẾT NGHĨ TRONG HOÀN CẢNH NƯỚC TA CÒN NGHÈO, VIỆC TẬN DỤNG, KHÔI PHỤC, BIẾN NHỮNG THỨ MÀ MỘT SỐ NGƯỜI COI LÀ "SẮT VỤN" ẤY MỘT LẦN NỮA TRỞ THÀNH NỖI KINH HOÀNG KHÔNG PHẢI CHO CHÚNG TA MÀ CHO CHÍNH QUÂN THÙ CŨNG LÀ MỘT VIỆC ĐÁNG LÀM PHẢI KHÔNG CÁC BẠN!

    MÁY BAY TRỰC THĂNG UH-1 HỒI SINH

    Trong lần đến thăm các đơn vị không quân ở phía Nam vào cuối tháng 4-2005, ************* Trần Đức Lương đặc biệt quan tâm và ủng hộ việc khôi phục lại những máy bay trực thăng UH-1 để sử dụng cho các mục đích quốc phòng và kinh tế xã hội. Đây là loại máy bay duy nhất của quân đội ta thu được của địch vẫn còn sử dụng tốt sau 30 năm chiến tranh.

    Đôi nét về trực thăng UH-1
    UH-1 là loại máy bay lên thẳng do hãng Bell của Mỹ chế tạo, cao 5,54m, dài 17,34m, có 2 cánh quạt đường kính 14,62m, càng dài 4,17m. Khối lượng rỗng của UH-1 là 2.140kg, tải trọng cất cánh lớn nhất là 4.304kg, tốc độ bay bằng lớn nhất 222km/h, độ bay cao lớn nhất là 3.600m, thời gian bay thực tế 2h15ph'', tầm bay xa nhất 512km. Khả năng vận chuyển của UH-1 là hai người lái phía trước, phía sau 11 người, nếu để trở hàng có thể trở 975kg hàng hoá. Một giờ máy bay có thể tiêu thụ 284lít dầu.
    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ngụy ở miền Nam, máy bay trực thăng UH-1 của địch đã gây nhiều khó khăn cho ta. Những chiếc UH-1 rất lợi hại, trên máy bay phi công và xạ thủ được mặc áo giáp trống đạn, đội mũ sắt khá dày, đạn súng trường bắn trúng không xuyên qua được. Phi công lại được ngồi trong ghế sắt có thành cao bao bọc xung quanh. UH-1 có thể bay là là cách mặt đất chưa đến 10m, trên máy bay có 2 khẩu súng miligan 6 nòng (7,62mm) với 12.000 viên đạn, bên 2 cánh treo 14 quả tên lửa. UH-1 còn ó 5 thùng dầu mềm với kết cấu đặc biệt, tự bịt lại khi trúng đạn, nên dầu không chảy ra ngoài làm cháy máy bay được. Có tính cơ động cao, chính vì thế UH-1 là vũ khí lợi hại của quân địch lúc bấy giờ, muốn bắn hạ không phải dễ dàng.
    Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng ta đã thu được nhiều trực thăng loại này. Ngày 31-5-1975, tư lệnh quân chủng không quân đã quyết định thành lập nhà máy sửa chữa máy bay A42 đóng tại sân bay Biên Hoà. Nhiệm vụ trước mắt của nhà máy là thu hồi, hồi phục sửa chữa kỹ thuật hàng không thu được của địch ở khu vực sân bay Biên Hoà. Từ năm 1975 đến 1982, Nhà máy A42 đã sửa chữa, đại tu được hàng trăm lượt máy bay trực thăng UH-1 cung cấp cho đoàn không quân trực thăng C17. Từ ngày 17-9-1975, đoàn không quân C17 hiệp đồng với lực lượng vũ trang quân khu 5 truy quét Fulro ở địa bàn tỉnh Đắc Lắc, khu vực Buôn Mê Thuột. Tính đến tháng 12-1975, đoàn đã tham gia chiến đấu hàng trăm lần bằng UH-1, bắn hàng nghìn quả tên lửa, hơn 90.000 viên đạn, chi viện hoả lực cho lực lượng ta truy quét phỉ Fulro.
    Từ năm 1977 đến năm 1982, Đoàn không quân C17 đã cất cánh hàng ngàn lần chiếc UH-1 tham gia chiến đấu biên giới Tây Nam, giúp nước bạn Campuchia làm nhiệm vụ quốc tế truy quét tàn quân Khơme đỏ. Máy bay trực thăng UH-1 còn góp phần không nhỏ trong việc vận chuyển thương binh, vũ khí trang bị, thuốc men cho chiến trường...
    Năm 1982, máy bay UH-1 ngày càng phát sinh hỏng hóc. Vật tư khi tái thay thế ngày càng khan hiếm. Nhiều vật tư không có nguồn bổ sung nên nhà máy A42 không tiếp tục đại tu máy bay UH-1 nữa. Từ năm 1982 trở đi, máy bay UH-1 gần như bị loại khỏi thực lực chiến đấu của không quân Việt Nam
    (Còn tiếp, kỳ sau "Qui trình hồi phục máy bay UH-1")
    _Trích "Máy bay trực thăng UH-1 hồi sinh", tác giả Đoàn Hoài Trung, tạp chí Thế Giới Mới, số 639_

    ĐÂY CHỈ LÀ MỘT VÍ DỤ, CÒN BIẾT BAO CHỦNG LOẠI VŨ KHÍ NỮA MÀ TỤI MẼO ĐÃ BỎ LẠI, MỌI NGƯỜI GÓP GẠO THỔI CƠM CHUNG VỚI MÌNH NHÉ!


Chia sẻ trang này