1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ Khí Sinh Hóa Học (Biological and chemical weapons - CBW)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sairagon, 11/07/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Là hai trong số bộ ba của vũ khí hủy diệt hàng loạt:

    [​IMG]

    Vũ khí sinh học là một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng, đưa đến những hậu quả không thể lường trước được, tùy thuộc vào khả năng lan truyền của chúng trong cơ thể động vật hay cây trồng.

    Vũ khí hóa học là loại vũ khí sử dụng chất hóa học (thường là chất độc quân sự) gây tổn thương, nguy hại trực tiếp cho người, động vật và cây cỏ. Vũ khí hóa học là một trong những loại vũ khí hủy diệt lớn gây chết người hàng loạt. Vũ khí hóa học dựa trên đặc điểm độc tính cao và gây tác dụng nhanh của chất độc quân sự để gây tổn thất lớn cho đối phương.

    Topic này được lập ra nhằm tìm hiểu sâu về hai loại vũ khí trên. Mặc dù quan điểm của Việt Nam là không ủng hộ việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng điều này không có nghĩa là Việt Nam không trở thành nạn nhân của vũ khí hủy diệt hàng loạt (trong đó có vũ khí sinh hóa học).

    1. Đối tượng: chất độc hóa học, sinh học được ứng dụng trong quân sự.

    2. Phạm vi:
    - Hướng 1: lịch sử sử dụng và nghiên cứu.
    - Hướng 2: hiện trạng
    - Hướng 3: cơ chế tấn công và phòng vệ đối với vũ khí sinh hóa học.
    - Hướng 4: các trang thiết bị, vũ khí sử dụng trong tác chiến có liên quan đến vũ khí sinh hóa học (của bộ binh, hải quân, không quân ...)
    - Hướng 5: luật pháp, công ước .... quốc tế liên quan đến vũ khí sinh hóa học. Từ đó liên hệ đối với Việt Nam.
    - Hướng 6: Độc học (phân này nhằm hiểu sâu hơn về các chất độc sinh học và hóa học).
    - Hướng 7: tìm hiểu về phòng hóa Việt Nam (ảnh, tài liệu, sự kiện ...).
    - Hướng 8: các biện pháp hạn chế, bảo vệ đối với cá nhân (dân thường).

    3. Nội quy:
    - Không spam, tung tin đồn.
    - Tranh luận tập trung vào vấn đề, không lôi chuyện cá nhân.

    Khích tướng: Nếu các "chuyên gia" về tầu bè của ttvnol đã có rất nhiều đóng góp thì dân sinh học và hóa học cũng không thể ngồi yên được ;))
  2. Songtumon

    Songtumon Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2011
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    6
    Trong lịch sử phát triển, con người đã từng sử dụng mọi phương tiện có thể có trên trái đất nhằm tiêu diệt lẫn nhau. Chúng ta đã san phẳng những khu rừng, cướp bóc tài nguyên, sử dụng cả tôn giáo, các ngành khoa học và cả nghệ thuật để thỏa mãn khao khát bạo động của mình. Trong quá trình đó, con người thậm chí còn sử dụng một số loại vi-rút, vi khuẩn và vi nấm độc hại nhất trong tự nhiên để làm vũ khí hủy diệt đối phương.
    Việc sử dụng vũ khí sinh học có lịch sử khá lâu đời. Từ những năm 1.500 TCN, người Hittites (lãnh thỗ ngày nay thuộc Thỗ Nhĩ Kỳ) đã nhận thấy sức mạnh của các bệnh truyền nhiễm, và họ đã lén đưa những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm gây chết người sang lãnh thổ của kẻ thù. Quân đội các nước từ xưa cũng không thể bỏ qua sức mạnh của vũ khí sinh học, họ đã dùng những súng bắn đá để bắn những xác chết nhiễm bệnh vào trong các pháo đài hoặc thả chất độc vào các giếng nước của đối phương. Một số sử gia còn cho rằng 10 tai họa bệnh dịch được mô tả trong kinh thánh do Moses thay mặt Chúa gieo rắc để trừng phạt người Ai Cập thực chất là một chiến dịch trả đũa bằng vũ khí sinh học.
    Những tiến bộ trong y khoa ngày nay đã cho chúng ta những hiểu biết khá sâu về những mầm bệnh nguy hiểm cũng như cách mà hệ miễn dịch của con người đối phó với bệnh tật, từ đó tìm ra vắc-xin phòng bệnh cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, cũng từ những hiểu biết này, con người đã tạo ra những loại vũ khí sinh học có sức lan tỏa và hủy diệt mạnh nhất hành tinh.
    Trong nửa đầu của thế kỷ 20, chúng ta đã chứng kiến một loại vũ khí sinh học được cả người Đức và Nhật sử dụng, đó là vi khuẩn bệnh than. Tiếp sau đó là những chương trình phát triển các loại vũ khí sinh học của các chính phủ Mỹ, Anh và Nga. Ngày nay, vũ khí sinh học đã bị cấm nhờ vào Hiệp định về Vũ khí Sinh học năm 1972 và Công ước Geneva. Tuy nhiên, trong khi một số nước từ lâu đã tiêu hủy những kho vũ khí sinh học và dừng các chương trình phát triển loại vũ khí này, hiểm họa từ vũ khí sinh học vẫn còn tồn tại

    Vi-rút gây bệnh đậu mùa
    Cụm từ “vũ khí sinh học” (VKSH) thường gợi lên trong trí óc bạn hình ảnh của những phòng thí nghiệm vô trùng, những bộ đồ chống độc hay những ống nghiệm chứa những chất lỏng với nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, trong lịch sử, VKSH tồn tại dưới những hình thức gần gũi hơn nhiều, như một bệnh nhân lang thang, những túi giấy chứa đầy bọ chét đã bị nhiễm bệnh, hay thậm chí chỉ đơn giản là một chiếc chăn đắp như hồi chiến tranh Pháp-Ấn (1754 – 1763).
    Theo lệnh của tướng quân Sir Jeffrey Amherst, các binh sĩ Anh đã thực hiện một âm mưu hèn hạ là phân phát những chiếc chăn đắp đã nhiễm vi-rút đậu mùa cho các bộ tộc thổ dân bản địa ở Ottawa. Thổ dân da đỏ là những người rất dễ bị nhiễm bệnh này vì, không như những người Châu Âu đến xâm lược, họ chưa bao giờ mắc bệnh đậu mùa trước đó, do vậy cơ thể họ không có được sự miễn dịch đối với bệnh này. Bệnh dịch vì thế lan rất nhanh.
    Bệnh than
    Vào mùa thu năm 2001, những chiếc phong bì chứa một chất bột màu trắng xuất hiện tại các văn phòng nghị viện và các đài phát thanh của Mỹ. Hoảng loạn bắt đầu khi có nguồn tin lan truyền rằng chất bột trắng đó chính là bào tử của loại vi khuẩn nguy hiểm Bacillus anthracis (anthrax) gây bệnh than. Những chiếc phong bì chứa vi khuẩn bệnh than này đã làm 22 người nhiễm bệnh, 5 người trong số đó đã tử vong. Bảy năm sau, Cục Điều tra Liên Bang (FBI) đã thu hẹp phạm vi điều tra khi họ phát hiện các chứng cứ chống lại nhà khoa học chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm (đặc biệt là bệnh than) của quân đội Mỹ - Bruce Ivans. Ông này đã tự sát trước khi vụ án kết thúc.
    Vi khuẩn bệnh than cũng được xếp loại A vì nó gây tỷ lệ tử vong cao và có thể phát triển ổn định trong môi trường bình thường. Vi khuẩn này sống trong đất, xâm nhậm vào cơ thể động vật khi tiếp xúc trực tiếp. Con người có thể bị lây nhiễm nếu tiếp xúc với vi khuẩn bệnh than qua da, qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa.
    Đa số các trường hợp nhiễm bệnh là do lây nhiễm qua da. Nhưng bệnh trở nên đặc biệt nguy hiểm nếu bị lây nhiễm qua đường hô hấp, khi các bào tử đi vào phổi và sau đó được các tế bào miễn dịch mang đến các hạch bạch cầu. Tại đây, các bào tử sẽ tự phân chia và phóng thích độc tố, khiến cho cơ thể có các triệu chứng như sốt, các vấn đề về hô hấp, mệt mỏi, đau cơ, hạch bạch huyết phồng to, buồn nôn, tiêu chảy, và gây những ung nhọt có màu đen. Trong 3 đường lây nhiễm (da, hô hấp, tiêu hóa), thì lây nhiễm qua đường hô hấp có tỷ lệ tử vong cao nhất (100% nếu không được điều trị, 75% nếu có điều trị); đây là nguyên nhân gây tử vong của 5 trường hợp bị nhiễm vi khuẩn này hồi năm 2001.
    Ở điều kiện thường, bệnh này không dễ phát hiện, và vì thế rất dễ lây lan từ người sang người. Các nhân viên y tế, quân đội và bác sĩ thú y thường sẽ phải tiêm vắc-xin chủng ngừa bệnh này. Còn đa số chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh rất cao nếu ai đó sử dụng vi khuẩn anthrax như một loại VKSH.
    Ngoài việc thiếu sự chủng ngừa trên diện rộng, một yếu tố khác khiến vi khuẩn bệnh than rất nguy hiểm là sức sống dai của nó ở điều kiện môi trường bình thường. Nhiều loại VKSH nguy hiểm chỉ có thể tồn tại một thời gian ngắn ở điều kiện thường, nhưng vi khuẩn anthrax có thể tồn tại đến hơn 40 năm ngoài môi trường mà vẫn giữ nguyên được sự nguy hiểm chết người của nó.

    Vì những đặc tính này mà vi khuẩn anthrax rất được ưa chuộng trong các chương trình thử nghiệm VKSH ở các quốc gia trên thế giới. Trong chiến tranh Thế giới thứ II, trong một chương trình nghiên cứu và phát triển vũ khí hóa học và sinh học bí mật (và sau này trở nên tai tiếng) có tên Unit 731, các nhà khoa học trong Quân đội Hoàng gia Nhật Bản đã thực thi những thí nghiệm về loại vi khuẩn này trên cơ thể người bằng phương pháp phun trực tiếp. Năm 1942, quân đội Anh đã thử nghiệm những quả bom chứa vi khuẩn anthrax để làm nhiễm khuẩn toàn bộ khu vực được thí nghiệm là hòn đảo Gruinard, làm đe dọa đến mạng sống của các loài động vật cư trú trên đảo; 44 năm sau, chính phủ phải cho dùng đến 280 tấn formaldehyde để tẩy trùng toàn bộ khu vực. Năm 1979, do sơ xuất, các nhà nghiên cứu Liên Xô đã vô tình làm lây lan vi khuẩn bệnh than, làm 66 người chết.
    ( Nguồn từ tin 247.com)
    Trên là một trong những hình thức được xem là vũ khí SH nguy hiểm, có thể một số nước hiện nay vẫn còn đang nắm giữ những chùm virut gây nên dịch bệnh. Sức tàn phá của VKSH sẽ không bằng VKHN nhưng lại rất khó đề phòng, và xử lý các tình huống ngoài mong đợi.
  3. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    Xét về bề dày lịch sử thì vũ khí sinh học hay vũ khí hóa học có "niên đại" lớn hơn nhỉ?[:D]
  4. giacnamkha

    giacnamkha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Em cho rằng vũ khí hóa học có bề dày lịch sử lớn hơn. Theo bác thì thế nào?

    Nếu là chất độc hóa học sinh ra từ thảo mộc, côn trùng thì liệt vào vũ khí sinh hay hóa bác sairagon?
  5. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063

    vũ khí sinh học thủ trưởng ạ. [:D]

    "Trong cuộc bao vậy Acre năm 1191 vua Richard của Anh đã lắp ráp 2 cỗ máy bắn đá Trebuchet được đặt tên là “God's Own Catapult” và “Bad Neighbour”. Còn trong suốt cuộc vây hãm tại lâu đài Stirling năm 1304, Edward Longshanks đã ra lệnh cho các kỹ sư của mình chế tạo một cỗ Trebuchet không lồ cho quân đội Anh, tên là “Warwolf”. Tầm bắn và kích cỡ của những vũ khí này cũng biến đổi. Vào năm 1412 Charles VII của Pháp đưa vào hoạt động một Trebuchet có thể bắn được hòn đá 800kg, trong khi năm 1188 tại Ashyun, những hòn đá lên đến 1500kg đã được sử dụng. Trọng lượng trung bình của những viên đạn vào khoảng 50-100kg, với tầm bắn khoảng 300m. Tốc độ bắn cũng đáng chú ý: tại trận bao vậy Lisbon (1147), 2 cỗ máy có khả năng ném 1 hòn đá trong vòng 15 giây. Những xác chết cũng có thể được sử dụng trong nhưng thời điểm đặc biệt: năm 1422, hoàng tử Sigismund Korybut trong trận tấn công Karlstejn (cộng hòa Séc ngày nay) đã bắn người chết và phân vào trong thành của kẻ thù, nhăm làm lan truyền bệnh tật giữa những người phòng thủ."

    http://en.wikipedia.org/wiki/Trebuchet

    ==============
    trước đó thì không tìm thấy tài liệu [:D]
  6. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    Ừm, nếu coi việc đốt cành cây tươi, rơm rạ rồi xua khói về phía kẻ thù như là tiền thân của loại chất độc gây chảy nước mắt kiểu CS thì đúng là vũ khí hóa học ra đời trước thật![:D]
  7. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Lịch sử vũ khí sinh học phải kể từ năm 600 BC khi người Assyrians sử dụng cựa lúa mạch đen (Rye Ergot) để đầu độc nguồn nước.

    P/S nhà em đang tổng hợp tài liệu lại viết một cách dễ hiểu để post lên.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Nếu là độc tố có nguồn gốc sinh học thì vẫn được xếp vào vũ khí sinh học, còn các chất độc hóa học được khoanh vùng liên quan đến các chất được tổng hợp bằng phương pháp hóa học.
  8. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    vũ khí sinh học thủ trưởng ạ.
    ------------------------------------------------
    Nếu căn cứ vào chiến lệ còn lưu lại được đến nay thì trong chiến tranh Peloponnese giữa người Athens và người Sparta khoảng những năm 431 - 404 trước CN (BC), người ta đã sử dụng hỗn hợp dầu cây bách, mỡ cừu, lưu huỳnh và arsenium (dẫn xuất của arsenic) để đốt tạo thành màn khói độc khi vây thành nhằm ép bên thủ thành phải đầu hàng. Đây có thể coi là cuộc chiến tranh đầu tiên có sử dụng vũ khí hóa học![:D]
  9. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Phần lịch sử nhà em lấy nguồn từ đây ;)) Các bác có thể tìm hiểu thêm.

    http://library.thinkquest.org/27393/dreamwvr/warfare/timeline1.htm
  10. taisaolainhuvay

    taisaolainhuvay Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2006
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    17
    1 lời thôi: nhầm chuồng, KTQSNN mới đúng

Chia sẻ trang này