1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ Khí Sinh Hóa Học (Biological and chemical weapons - CBW)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sairagon, 11/07/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    CÁC BƯỚC KIỂM SOÁT THƯƠNG VONG DO VŨ KHÍ SINH HỌC GÂY RA TRÊN CHIẾN TRƯỜNG (Tiếp).

    Bước 5: Thiết lập sự chuẩn đoán. Với việc khử nhiễm được thực hiện, một nỗ lực toàn diện hơn nhằm thiết lập một chuẩn đoán có thể được thực hiện. Bao gồm sự kết hợp của các biểu hiện lâm sàng, dịch tễ học và các xét nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm. Trong khi ở tuyến trên, nơi có các điều kiện được đảm bảo đầy đủ (phòng thí nghiệm với các trang thiết bị đầy đủ và hiện đại) các xét nghiệm chuẩn đoán có thể được tiến hành. Ở tuyến dưới mọi cố gắng được tập trung vào việc lấy mẫu chuẩn đoán từ bệnh nhân như mẫu máu, huyết thanh, đờm, nước tiểu ... để phân tích. Bên cạnh đó việc lây mẫu từ môi trường cũng cần phải được xem xét.

    Trong khi chờ xác nhận từ phòng thí nghiệm, chuẩn đoán phải được thực hiện trên cơ sở lâm sàng. Ở cấp cao hơn cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia và lực lượng y tế dự phòng. Ở tuyến dưới các bác sĩ, ít nhất phải rất quen thuộc với các khái niệm về chuẩn đoán hội chứng.

    Một điểm khác nhau cơ bản giữa vũ khí hóa học và vũ khí sinh học đó là thời gian, đối với tác nhân hóa học thường là ngay lập tức với thời gian "ủ bệnh" rất ngắn hoặc không có và ngược lại đối với vũ khí sinh học thời gian thường là dài hơn. Hơn thế nữa bệnh do vũ khí sinh học có thể bộc lộ một số giới hạn về triệu chứng lâm sàng. Như bệnh dịch hạch, bệnh tularemia, bệnh SEB tất cả có cùng biểu hện như viêm phổi. Bệnh ngộ độc thịt và VEE có thể biểu hiện ở hệ thần kinh trung ương và ngoại vi. Tuy nhiên khó khăn hơn khi các dấu hiệu lâm sàng đơn giản như một biểu hiện sốt thông thường (như sốt Q, bệnh brucella).

    Bước 6: Điều trị đáp ứng kịp thời.

    Bước 7: Kiểm soát sự lây nhiễm. Các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn cung cấp sự bảo vệ đầy đủ chống lại hầu hết các bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả những người sử dụng vũ khí sinh học. Bệnh than, bệnh tularemia, bệnh brucella, bệnh loét mũi truyền nhiễm, sốt - Q, VEE và bệnh độc tố trung gian (Toxin - Mediated) thường không lây nhiễm và nạn nhân có thể được quản lý an toàn bằng các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn. Biện pháp phòng ngừa như vậy phải trở nên thuần thục đối với tất cả các bác sĩ lâm sàng. Trong một số trường hợp nhất định thì tác nhân có khả năng lây nhiễm. Ví dụ bệnh đậu mùa quản lý bằng các biện pháp phòng ngừa đối với không khí, đối với bệnh dịch hạch sử dụng biện pháp cách ly phòng ngừa giọt bắn (droplet drecaution) và chắc chắn đối với bệnh sốt xuất huyết do nhiễm siêu vi khuẩn phải tiến hành các biện pháp cách ly.

    (Còn tiếp)

    Một lo ngại được đặt ra là vũ khí sinh học hay hóa học khi được sử dụng để nhằm vào các đảo của VN với một mục tiêu duy nhất là làm giảm sức chiến đấu của lực lượng bảo vệ thì VN sẽ phải phòng vệ như thế nào?
  2. cuckhoai

    cuckhoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2011
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Đúng là cái này thuộc về KTQSNN[r23)]
  3. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Thế mà cái cái phần vũ khí hủy diệt này lại được dạy trong bộ môn GDQP đấy ;))
  4. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    ý bác Đinh Đoàn là nhà mềnh chú ý cái lày lâu rồi và là 1 đại gia. Nhà bác qua chủ đề của Hùng cho ý kiến xem cái mà các bạn kia gọi là cối nuke có đúg không kìa, cái này cũng hấp dẫn nhỉ.
    Áh vừa rồi ở BH, nhà mềnh cũng lượm được vài can Xê ếch của Mỹ nhễ
    --------------------------------------------
    Bạn Hùng mai-cồ là chiên da rồi thì cứ giải đáp đê, việc gì phải lôi tớ vào? Vụ ấy quá đơn giản, lẽ nào chiên da như mai-cồ lại không biết nhể, hay là cố tình trêu mình đây?:))

    Tìm hiểu về vũ khí BC nói chung thì để ở KTQSNN không sai, nhưng nếu chủ thớt gắn được nó với VN thì để ở đây là hợp lý rồi![:D]
  5. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Ý em vốn muốn cung cấp một số kiên thức căn bản về vũ khí sinh hóa học đã rồi mới liên hệ tới Việt Nam. Vậy mà nhiều bác đã "nóng lòng" quá rồi. Thôi thì đành đưa vài bức ảnh về việc xử lý chất độc màu da cam tại Việt Nam (sân bay Đà Nẵng) lên vậy ;))


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  6. Uraniumlandscape

    Uraniumlandscape Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
    ...Sairagon có thể lấy ví dụ rộng hơn qua việc quân đội Hoa kỳ chuẩn bị đi vào một cuộc chiến tranh có vũ khí hoá học (ở Iraq chẳng hạn) như thế nào...

    Nếu nói đến chiến tranh có sử dụng vũ khí hoá học thì bộ quần áo phòng chống như trên là không êm rồi đó...:))
  7. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Bộ trên mới chỉ ở level C thì nhằm nhò gì ;))
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Biological Weapons Convention (BWC) - Công ước về vũ khí sinh học.

    [​IMG]

    Tham khảo thêm tại đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Biological_Weapons_Convention

    Như vậy thì xem ra cả Việt Nam & Trung Quốc mới chỉ tham gia nhưng chưa phê chuẩn.

    Chemical Weapons Convention (CWC) - Công ước về vũ khí hóa học.

    [​IMG]

    Việt Nam & Trung Quốc tham gia và phê chuẩn.

    Nhưng cái mà em không rõ các công ước này có kèm theo bảng danh lục các chất bị cấm hay không?
  8. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    CÁC BƯỚC KIỂM SOÁT THƯƠNG VONG DO VŨ KHÍ SINH HỌC GÂY RA TRÊN CHIẾN TRƯỜNG (Tiếp).

    Bước 8: Đưa ra cảnh báo. Trong bất kỳ bối cảnh quân sự, phải ngay lập tức thông báo về thương vong nghi ngờ do tác nhân hóa học và sinh học. Các phòng thí nghiệm cũng cần phải được thông báo. Điều này cho phép nhân viên phòng thí nghiệm có biện pháp phòng ngừa thích hợp khi xử lý mẫu và cũng cho phép sử dụng tối ưu các phương pháp chuẩn đoán khác nhau. Lực lượng hóa học và y tế dự phòng cần có cớ chế liên lạc để hỗ trợ trong việc khoanh vùng khu vực bị ô nhiễm và tìm kiếm các nạn nhân.

    Bước 9: Hỗ trợ trong điều tra dịch tễ học. Tất cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế đòi hỏi phải có sự hiểu biết cơ bản về các nguyên tắc dịch tễ học. Ngay cả trong những điều kiện khó khăn, một cuộc điều tra dịch tễ học thô sơ có thể hỗ trợ trong chuẩn đoán và phát hiện thêm nạn nhân BW, dự phòng sau phơi nhiễm do đó giảm thiểu các ca tử vong và lây nhiễm. Lực lượng y tế dự phòng, khoa học môi trường, thú y, kỹ thuật viên dịch tễ học ... phải luôn sẵn sàng hỗ trợ các bác sĩ tiến hành một cuộc điều tra dịch tễ học.

    Bước 10: Luôn duy trì sự thành thục và đảm bảo không để bị bất ngờ trước mọi tình huống bằng việc chuẩn bị trước các phương án các bài tập.

    Trên đây là 10 bước để kiếm soát thương vong do vũ khí sinh học gây ra. Nhưng trong thực tế đời sống ta có thể bắt gặp chúng. Những đại dịch gần đây đã cho thấy nhiều vấn đề nổi cộm, sự thiếu chuẩn bị, sự lơ là của nhiều cấp ... Việt Nam chưa sẵn sàng và dễ bị bất ngờ trước các tình huống tấn công bằng vũ khí sinh học.

    Nhiều bác có thể nói là hoang tưởng, nhưng trên thực tế việc đầu tư này không chỉ có ý nghĩa đối với quân sự mà còn rất có ý nghĩa trong đời sống. Thế giới nghiêm cấm sản xuất & tàng chữ vũ khí sinh học, nhưng thế giới không nghiêm cấm các hoạt động nghiên cứu về vi sinh vật gây bệnh, cũng như xây dựng lực lượng phòng vệ vũ khí sinh hóa học.
  9. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    T-2 MYCOTOXINS

    Không rõ là có bác nào nắm được thông tin về loại này hay không?

    Nhưng nó đã bị cáo buộc được thả từ máy bay trong sự cố "mưa vàng" ở Lào (1975 - 1981), Campuchia (1979 - 1981) và afghanistan (1979 - 1981). Ước tính đã có 6.300 ca tử vong ở Lào, 1000 ca ở Campuchia, 3.042 ca ở Afghanistan.

    Hoa Kỳ đã cáo buộc Liên Xô cung cấp T-2 MYCOTOXINS cho Việt Nam và Lào.
  10. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Nhà em không rõ là trong chiến tranh biên giới Tây Nam nhà ta có sử dụng loại này hay không, nhưng rõ là đã có nhiều cáo buộc Việt Nam sử dụng T-2 MYCOTOXINS nhằm vào lực lượng Polpot.

    Chỉ với các từ khóa T-2 MYCOTOXINS, Vietnam, Pol pot, Yellow Rain các bạn có thể tìm hiểu thêm.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Tình cờ em tìm thấy một tài liệu như đường link dưới đây:

    http://archives-trim.un.org/webdraw...a [peninsula] - country files - [Vietnam].PDF

    Trong đó đang chú ý có phần với tiêu đề như sau: "PROFESSOR TON THAT TUNG (VIET NAM) ON U.S. FABRICATION ABOUT CHEMICAL WARFARE"

Chia sẻ trang này