1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí thông minh và cách chế ngự VKTM

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi conpas, 31/07/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Vũ khí thông minh và cách chế ngự VKTM

    Vũ khí thông minh theo Wikipedia là các loại bom, đạn, tên lửa chính xác, được trang bị bộ phận dẫn hướng chứa các thiết bị điện tử có khả năng tự động dẫn chúng đến mục tiêu. Thiết bị dẫn hướng được thiết kế để cảm nhận sự phát xạ hay sự phản xạ điện từ trong dải quan sát của nó. Chế độ thu dùng cho vũ khí thông minh có các kiểu sau: mắt điện tử, hệ thống radar, sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia laser.

    Quá trình thu nhận mục tiêu gồm 5 bước:

    1. Phát hiện ra vùng mục tiêu.
    2. Phát hiện mục tiêu của bản thân.
    3. Định hướng tới mục tiêu.
    4. Xác nhận mục tiêu.
    5. Phóng bom, đạn, tên lửa vào mục tiêu.

    Các thành phần của vũ khí thông minh gồm:

    * 1. Bộ tìm kiếm hoặc bộ dẫn hướng.
    * 2. Bộ điều khiển bám mục tiêu.


    Các hệ dẫn bám mục tiêu

    * 1. Hệ dẫn chủ động: là hệ dẫn có nguồn năng lượng phát ra từ bom, đạn, tên lửa, đến mục tiêu sẽ phản xạ trở lại và được máy thu năng lượng đặt trên bom, đạn, tên lửa thu được. Trường hợp này cả nguồn năng lượng thu và phát đều đặt trên bom, đạn, tên lửa.
    * 2. Hệ dẫn bán chủ động: là hệ dẫn mà ở đó mục tiêu sẽ được chiếu xạ bằng một nguồn năng lượng đặt ngoài bom, đạn, tên lửa, đến mục tiêu sẽ phản xạ trở lại và được máy thu năng lượng đặt trên đạn dược thu được. Trường hợp này nguồn năng lượng chiếu xạ do các máy phát như ra đa ở mặt đất hay máy chiếu Lazer đảm nhận.
    * 3.Hệ dẫn bị động: là hệ dẫn ở đó ở đó năng lượng thu được hoàn toàn do năng lượng phát ra từ mục tiêu (ví dụ nhiệt từ động cơ máy bay hay nhiệt do vật thể ma sát với không khí)

    Phân loại

    1. Tên lửa.

    * AGM-65 Maverick
    * AGM-84 Harpoon
    * AGM-86 SLAM
    * AGM-88 HARM
    * AGM-154 JSOW
    * AGM-158 JASSM
    * BGM-109 Tomahawk

    2. Bom dẫn hướng bằng Lazer. a. Bom dẫn hướng bằng Lazer

    * GBU-10
    * GBU-16
    * GBU-27
    * GBU-28 "BUNKER BUSTER"

    b. Bom dẫn hướng bằng TV/IR (vô tuyến/hồng ngoại) GBU-15 TV/IR guided c. Bom dẫn hướng bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS

    * GBU-15 GPS-mod
    * GBU-29 JDAM

    Bom GBU-31 JDAM

    * GBU-30 JDAM
    * GBU-31 JDAM
    * GBU-32 JDAM
    * GBU-36 GAM

    3. Đạn dược dẫn hướng bằng phưong pháp khác

    * WCMD
  2. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13

    Quá trình phát triển của vũ khí thông minh
    Quá trình phát triển của vũ khí thông minh chính là quá trình phát triển của các phương pháp dẫn hướng, điều khiển: từ phương pháp dẫn hướng bằng sóng vô tuyến, dẫn hướng bằng hồng ngoại, đến dẫn hướng bằng Lazer, tới dẫn hướng bằng GPS và tiến tới là sự kết hợp INS/GPS (quán tính/hồng ngoại), TV/IR. Sự ra đời của vũ khí thông minh hiện đại sử dụng kết hợp INS/GPS từ những năm 1996 sau đó được thử nghiệm tại các cuộc chiến tranh gần đây ở Nam Tư, ở Apganixtan và ở Iraq chứng minh tính hiệu quả Cùng với sự phát triển của các thiết bị dẫn hướng, vũ khí tinh khôn cũng ngày một chính xác. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 các máy bay ném bom của Mỹ phải thả 648 quả bom để phá hủy một mục tiêu. Ở Việt Nam, những mục tiêu như vậy cần 176 quả để phá hủy. Ngày nay, một vài quả bom, đạn hay tên lửa dẫn hướng chính xác có thể làm được việc đó. Đạn dược chính xác cũng làm tăng tính cơ động trong chiến đấu, phù hợp với chiến lược phản ứng nhanh trong chiến đấu.
    Các yếu tố ảnh hưởng đến vũ khí thông minh
    a. Ảnh hưởng của môi trường.
    * Mây hoặc khói
    * Mưa, bụi nước.
    * Ánh sáng kém.
    * Góc chiếu sáng nhỏ.
    * Độ ẩm tuyệt đối cao.
    * Những đám mây dày đặc.
    Các yết tố trên chủ yếu gây ra ánh hưởng với các vũ khí điều khiển bằng sóng vô tuyến, hồng ngoại, rada hay Lazer là các phương pháp dẫn hướng trước đây. Hiện nay với sự ra đời của, ít ảnh hưởng đến các phương pháp dẫn tiên tiến hiện nay như sử dụng GPS hay sử dụng kết hợp INS/GPS. b. Các ảnh hưởng cụ thể như sau.
    * Sự chuyển động dữ dội của không khí có thể làm hỏng quá trình bắt mục tiêu tự động.
    * Sự mài mòn hay đột thủng vỏ sen sơ có thể sảy ra khi vũ khí thông minh (đạn dược chính xác) xuyên qua những mảng khí quyển cứng như mưa đá hoặc cát.
    * Chớp hoặc ma sát có thể gây nghẽn mạch điện. Tia chớp cũng có thể gây nổ đạn dược chính xác.
    * Sự phát tán ánh sáng gây khó khăn cho những hệ dẫn vô tuyến và hồng ngoại.
    * Góc chiếu sáng nhỏ có thể tạo ra các hình bóng gây sai lầm cho việc bắt mục tiêu tự động.
    * Sự khác nhau về nhiệt độ như vào buổi sáng hay buổi trưa làm mục tiêu nóng lên với múc độ khác nhau gây ảnh hưởng tới quá trình bắt mục tiêu.
    * Hơi ẩm và bụi bẩn làm thay đổi màu vốn có của mục tiêu, cũng có thể làm thay đổi nhiệt độ bề mặt.
    * Những điểm nóng hoặc lạnh ở xung quanh có thể gây nhiễu mục tiêu làm sai lệch sen sơ hồng ngoại (ví dụ các đống lửa ở gần mục tiêu mặt đất)
  3. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Bộ đội Trường Sơn chế ngự vũ khí thông minh
    Thiếu tướng Phan Khắc Hy, nguyên Phó Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, cho biết bom từ trường là nỗi ám ảnh của đội hình xe. Loại bom này có tính năng hoạt động rất khó lường.
    Ban đầu, xe đi qua thấy bom nằm trơ trơ cứ ngỡ là bom nổ chậm nên tranh thủ nhấn ga. Ngay lập tức, hệ thống bắt từ được kích hoạt và bom phát nổ.
    Phá bom từ trường và bom bi
    Thiếu tướng Hy kể trong một lần đi kiểm tra trọng điểm bị đánh phá ác liệt, ông gặp một trái bom nằm ngay trên đường. Xe phóng từ chạy qua kể kích hoạt nhưng bom vẫn không nổ. Tưởng là bom nổ chậm, lái xe tranh thủ nhấn ga lao qua vừa vào vị trí bom thì bất ngờ bom phát nổ. Ông đập đầu vào kính chắn gió bị bất tỉnh. Sau này mới biết đó là bom từ trường.
    Để hóa giải loại vũ khí này, bộ đội công binh không mang bất cứ dụng cụ kim loại nào trên người, chỉ dùng sức lăn bom xuống các khe vực, sau đó tháo ngòi nổ.
    Thiếu tướng Hy mô tả: ?oBom nổ chậm tương đối dễ phá. Tuy nhiên, ban đầu bộ đội ta lầm tưởng bom từ trường với bom nổ chậm, chủ quan cho xe chạy qua nên dễ xảy ra thương vong. Bom từ trường phát từ liên tục đến bắt được hơi kim loại thì tự động mở ngòi nổ. Phải mất một thời gian, bộ đội Trường Sơn phát hiện ra cách phá bom từ trường một cách dễ dáng và an toàn?.
    [​IMG]
    Cây nhiệt đới
    Một cách phổ biến để phá bom bi là dùng tranh, tre, nứa, lá làm áo tơi, gọi là áo giáp phá bom bi. Các chiến sĩ đầu đội mũ rơm, dùng gậy thọc vào các gốc cây, cành cây có bom bi để gây nổ. ?oBi có văng thì găm luôn vào áo, nguời chẳng hề hấn gì. Nói tóm lại, có nhiều cách khác nhau để phá bom đạn thông minh. Máy bay trên trời thì kệ, mình dưới đất thì mình làm chủ mặt đất thôi? - Thiếu tướng Hy phân tích.
    Trị máy bay AC-130 và cây nhiệt đới
    Bộ đội Trường Sơn còn nghiên cứu cách trị máy bay AC-130 bằng pháo 57 ly và tên lửa vác vai có tầm xạ kích cao trên 3.000 m. Để hạ được AC-130, lực lượng phòng không Trường Sơn chọn các địa hình đồi núi cao, tập trung kéo pháo lên. Năm 1972, chiến trường Trị Thiên được trang bị tên lửa phòng không vác vai A-72 cho bộ binh có tầm bắn khoảng 3.000 m.
    Loại tên lửa này phát hiện mục tiêu bằng nhiệt. Nếu máy bay bay thấp và đón đúng, ta có thể bắn hạ được. Phát hiện ta có vũ khí đối phó, máy bay địch nâng tầm bay lên cao hơn. Vì vậy, mặt trận Trị Thiên có sáng kiến đưa pháo lên núi A Sầu có độ cao trên 800 m. Lợi dụng tuần trăng mờ, bộ binh dùng tên lửa vác vai bắn hạ tại chỗ một chiếc AC-130 trên Trường Sơn. Tương tự, tại hành lang Lào, Bộ đội Trường Sơn dùng pháo 57 ly cũng hạ được máy bay AC-130.
    Hàng rào điện tử MacNamara từ cảng Cửa Việt lên đến đường 9 Nam Lào được xem là minh chứng cho kế hoạch chiến tranh điện tử. Hàng rào được dựng lên bởi những dụng cụ điện tử thu phát tín hiệu. Họ gọi đó là cây nhiệt đới.
    [​IMG]
    Cách khống chế cây nhiệt đới
    Cây nhiệt đới thực chất là thiết bị trinh sát điện tử, gồm bộ cảm ứng thu các chấn động. Cây nhiệt đới được chế tạo thành nhiều loại, cho biệt kích đem đi thả hoặc cho máy bay thả bằng dù. Tuổi thọå của cây nhiệt đới kéo dài khoảng 70 ngày, bên trong gồm bán dẫn, tụ, kháng được bao bọc bằng lớp nhựa rất cứng và dày; bên ngoài có bốn cái râu (ăng ten).
    Cây nhiệt đới có khả năng phát hiện hơi người và tiếng động rồi truyền tín hiệu về máy bay. Từ đây, thông tin chuyển trực tiếp về trung tâm quân sự ở Utapao (Thái Lan) phân tích dữ liệu. Sau đó, địch điều máy bay tự động xạ kích các mục tiêu đã lập trình.
    Để triệt hạ thiết bị này, bộ đội ta áp dụng kinh nghiệm khá đơn giản là dùng dây cột râu ăng ten thành một chùm để làm cây nhiệt đới mất tác dụng. Ta còn dùng ngay chính cây nhiệt đới để nghi binh bằng cách giả vờ cho quân di chuyển, gây tiếng động, chạy máy nổ...
    Chỉ chờ có vậy, máy bay được điều đến để oanh kích. Bao nhiêu bom đạn của địch cứ nhằm vào vị trí nghi binh, có khi là đèo dốc mà công binh ta chưa kịp khai phá để tận dụng mở đường.
    Đánh địch mà đi
    Toàn tuyến 559 hình thành ba lực lượng bảo vệ đường bao gồm quân chủ lực, quân địa phương và dân quân du kích. ?oĐánh, phòng tránh và nghi binh? là phương châm chủ đạo được vận dụng linh hoạt trên tuyến đường. Trước năm 1965, ta chủ yếu tránh nên tổn thất cũng khá cao, kéo theo vận chuyển gặp bế tắc.
    Để bảo đảm an toàn cho tuyến đường, từ năm 1965, ta chủ trương đánh địch ở mặt đất để mở rộng địa bàn. Từ đó, Bộ Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn phát động: ?oAi cũng đánh, nơi nào cũng đánh, lúc nào cũng đánh, một người cũng đánh?.
    [​IMG]
    Trên đường ra trận
    Việc huy động mọi lực lượng toàn tuyến đánh địch khắc phục được tình trạng một bộ phận chuyên nghiệp đánh địch. Do vậy, địch dù cơ động nhanh, vũ khí tối tân nhưng đến đâu cũng bị đánh vì ta có lực lượng tại chỗ. Chiến thuật này đã hạn chế được máy bay trinh sát tầm thấp để thực hiện thủ đoạn bốc và đổ quân bằng trực thăng.
    Trong chiến đấu chống ngăn chặn trên tuyến đường Trường Sơn, ta còn tổ chức hai hình thức nghi binh. Theo Đại tá Nguyễn Linh Anh, nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, hai hình thức nghi binh gồm: Một là đánh lừa máy bay địch đến trận địa phòng không nơi ta đã chuẩn bị sẵn để tiêu diệt. Hai là thu hút địch vào chỗ không người, không xe, không có cơ sở kho tàng... bằng cách làm trận giả, cầu giả, xe giả.
    Nhờ nghi binh, ta làm hao tổn vũ khí và phân tán lực lượng địch, buông lỏng các trọng điểm chính, tạo thời cơ cho công binh nhanh chóng khôi phục cầu đường tranh thủ vượt trọng điểm, thông xe.
    Các binh trạm đều có một đại đội, trung đội bộ binh bảo vệ. Công binh có nhiệm vụ mở đường, đồng thời trực tiếp cầm súng chiến đấu, báo động khi có máy bay.
    Đại tá Linh nhấn mạnh: ?oCông binh bám trụ, bám trọng điểm ngày đêm nên họ hiểu rất rõ quy luật đánh phá bằng không quân. Do vậy, cấp đại đội được trang bị súng 12,7 ly để đánh trả máy bay ở tầm thấp. Mọi lực lượng có mặt trên đường Trường Sơn đều được trang bị vũ khí để đánh bộ binh, tiêu diệt biệt kích địch xâm nhập trong mọi tình huống?.
    Trường Sơn - con đường huyền thoại của dân tộc, đến nay đã tròn 50 năm, khắc họa nên một bức tranh hào sảng, tự tin một thời kháng chiến.
    PHONG ĐIỀN
    (Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM tháng 12-2009

Chia sẻ trang này