1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí trang bị thế hệ mới của QĐ nhân dân Việt Nam - Thông tin và hình ảnh - Cập nhật liên tục

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 21/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    nếu được cụ quạt nga có thể sang pic vũ khí nga viết vài bài về khí tài ảnh nhiệt nhìn đêm của quân Nga nhé [r2)], em thấy mảng này có vẻ Nga còn thiếu và yếu, thợ săn đêm Mi 28 nguồn trên wiki nói thật ra vẫn chưa đánh đêm được vì các thiết bị nhìn đêm vẫn đang trong quá trình phát triển
  2. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Đúng là Liên Xô trước đây và Nga bây giờ yếu trong lĩnh vực thiết bị quan sát đêm dành cho mục đích quân sự. Điều này được cho là xuất phát từ quan niệm sai lầm từ thời Soviet là chiến tranh sẽ chủ yếu là "ngày đánh đêm nghỉ" (???!!!) nên việc phát triển các thiết bị quan sát hồng ngoại đã không được đầu tư đúng mức dẫn đến việc hụt hơi bây giờ.

    Khi tôi gần hoàn tất về Mi-24 và bắt đầu tìm tài liệu để viết về Ka-50/-52, thực sự lúc đó tôi như rơi vào trong ma trận khi nghiên cứu về hệ thống quang điện gắn trên các bản Ka-50/-52 khác nhau. Tuy nhiên sau đó tôi hiểu sự phức tạp này đến từ việc thiếu hụt các thiết bị quan sát hồng ngoại đạt chuẩn nên cứ loay hoay giữa việc sử dụng thiết bị nhập khẩu hay nội địa, kết hợp giữa thiết bị này với các thiết bị khác như thế nào, vị trí gắn ở đâu,... dẫn đến việc mỗi mẫu thử lại có cách thiết kế và bố trí thiết bị quang điện khác nhau.

    Để bù đắp vào sự thiếu hụt cũng như để đi tắt đón đầu, Nga cũng đã từng tính tới phương án mua các camera quan sát hồng ngoại đơn lẻ của Pháp để gắn vào tổ hợp quang điện của mình (GOES-342 thời kỳ đầu do UOMZ sản xuất sử dụng camera hồng ngoại của Thompson Pháp) hoặc mua quyền sản xuất cả tổ hợp quang điện (Nga đã từng định mua quyền sản xuất thiết bị quan sát dẫn bắn quang học Damocles của Thompson mà nay thuộc về Thales) nhưng do nhiều nguyên nhân nên cuối cùng Nga quyết định quay lại tự nghiên cứu và sản xuất các thiết bị của riêng mình. Tuy nhiên đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa thấy một thiết bị hoàn chỉnh nào của Nga cả.

    Mỗi mùa airshow đi qua là một lần thất vọng khi mà Sapsan-E của UOMZ từ khi xuất hiện lần đầu ở MAKS-2001 cho tới nay vẫn chưa trưởng thành. Sapsan-E chưa trưởng thành nhưng UOMZ đã ra thêm Sapsan-50 dành cho T-50??? Tương tự, hệ thống OLS-K do NIIPP phát triển cho Mig-35 và Mig-29K/KUB mãi không đạt yêu cầu nên việc phát triển thiết bị quan sát và dẫn bắn quang học cho Mig-35 và Mig-29K/KUB phải chuyển qua cho UOMZ để bắt đầu lại từ đầu. Đúng là "thằng chột làm vua xứ mù".

    OLS-K xuất hiện cùng với Mig-35 ở thời kỳ đầu giờ đã biến mất ....
    [​IMG]

    Thay vào đó là một thiết bị của UOMZ nhưng chưa biết là đã hoàn thiện chưa hay vẫn chỉ là mô hình để trưng bày và thử nghiệm khí động học như OLS-K ...
    [​IMG]


    Sapsan-E chưa biết đến đâu nhưng Sapsan-50 (101 KC-H) đã được làm[​IMG]

    Còn về khả năng đánh đêm của Thợ săn đêm Mi-28N thì không còn gì phải nghi ngờ hay bàn cãi gì cả.
    Mi-28N còn được trang bị radar N-025 trên đỉnh trục cánh quạt chuyên dùng phát hiện các mục tiêu bay bao gồm cả các tên lửa đang tấn công máy bay trong mọi điều kiện thời tiết, ban ngày lẫn ban đêm. Ngoài ra cả mũ bay của phi công và xạ thủ đều được trang bị kính quan sát đêm (Night vision goggles), tổ hợp quang học TOES-520 hoặc GOES-521 dành cho phi công lẫn tổ hợp quang học Tor dành cho xạ thủ đều trang bị camera hồng ngoại. Tuy nhiên chất lượng của các camera hồng ngoại này so với các loại tương tự của các nước phương Tây và Israel như thế nào thì lại là chuyện khác.

    Mi-28N
    [​IMG]


  3. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    hiếm hoi lắm mới search được 1 clip giới thiệu về night vision system của bọn Nga
    [YOUTUBE]8VLTFizthlA[/YOUTUBE]
    http://www.youtube.com/watch?v=8VLTFizthlA
    từ phút thứ 2 là hình ảnh của hệ thống GOES-337 gắn trên Mi8, em thấy chất lượng cũng ổn phết, không thua gì mấy clip flir bọn mẽo hay show hàng :))
  4. SKVN

    SKVN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    3.522
    Đã được thích:
    2.884
    Con này
    [​IMG]

    hay con này bác Trùm nhỉ?
    [​IMG]
  5. shamanking_quang

    shamanking_quang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    1.591
    Đã được thích:
    360
    Con dưới bác ợ, bác nhìn cách bố trí cái xuồng thì rõ :D
  6. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Bài này tôi vừa mới post bài ở topic " Cho em hỏi về Su-22" để trả nợ cho câu hỏi về Su-17M4X #59. Đây là phần 2 tiếp theo phần 1 đã post tại đây http://ttvnol.com/quansu/878844/page-17 . Tuy nhiên chắc là do móc topic đã quá cũ lên nên bài bị ẩn. Vi vậy tôi đăng tạm ở đây vậy :)):)):))

    Điều đặc biệt nhất

    Cùng với sự ra đời và thử nghiệm thành công của tên lửa Kh-59 trên máy bay Su-24M, một câu hỏi được đặt ra là liệu tên lửa này có phù hợp để trang bị trên các máy bay một chỗ ngồi, nơi mà phi công vừa phải đảm nhiệm việc lái máy bay cùng lúc với việc điều khiển tên lửa Kh-59 tìm kiếm và chỉ định mục tiêu ở pha cuối. Điều này nếu thành công sẽ làm tăng đáng kể khả năng của các máy bay chiến thuật trong việc tấn công chính xác các mục tiêu kiên cố có giá trị cao bao gồm cả việc đè bẹp hệ thống phòng không đối phương mà không cần phải xâm nhập vào lưới lửa phòng không của đối phương.

    Để giải đáp thắc mắc này, trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm hàng không GosNIIAS đã xây dựng một buồng lái có tên là MK-61TM mô phỏng buồng lái của Su-17M4 để các phi công thử nghiệm. Kết quả sau thử nghiệm mô hình là tất cả các phi công đều nhất trí rằng phi công có thể vừa lái máy bay vừa điều khiển tên lửa Kh-59. Từ những kết quả thu được, đầu thập niên 1980 bộ quốc phòng Liên Xô đã đồng ý tiến hành các thử nghiệm nhằm trang bị tên lửa Kh-59 lên Su-17M4 với cấu hình 2 tên lửa Kh-59 cộng với một bộ điều khiển Tekon APK-1 gắn ngoài.

    Trong giai đoạn 1982-1983, tại nhà máy sản xuất, một tổ hợp máy bay (Su-17M4) và tên lửa (Kh-59) đã được xây dựng và đặt tên là Su-17M4-59 với "59" cũng chính là số hiệu của máy bay. Nó đã thực hiện 86 chuyến bay cùng với 7 lần bắn tên lửa. Tiếp theo trong giai đoạn 1984, các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước được thực hiện với 39 chuyến bay cùng 9 lần bắn tên lửa. Các cuộc bắn đạt thật đạt kết quả cực kỳ xuất sắc. Tên lửa không những đánh trúng mục tiêu mà còn chính xác trong bán kính 1-1.5m từ tâm chữ thập. Cùng năm đó, toàn bộ cuộc thử nghiệm được đánh giá là thành công dẫn đến việc người đứng đầu GosNIIAS là L V Borisov cùng 11 đồng sự đã được trao giải thưửng nhà nước. Cũng trong năm 1984, Su-17M4-59 được đề nghị cho đi vào phục vụ chính thức.

    Tuy nhiên, việc sản xuất Su-17M4 đã đi vào hồi kết thúc cùng với việc Sukhoi muốn tập trung "lăng xê" dòng sản phẩm mới là Su-24M đã dẫn tới quyết định ngưng
    dự án lại. Cho tới thời điểm đó, chỉ duy nhất máy bay Su-24M là được trang bị tên lửa Kh-59. Chiếc Su-17M4 số hiệu 59 còn xuất hiện thêm một lần nữa ở triển lãm hàng không MAKS-1993. Nó được trưng bày như một chiếc máy bay được sản xuất bình thường và không ai biết là nó đã ra đời từ một dự án đặc biệt. Các tấm hình chụp chiếc máy bay này ở bài trước chính là được chụp tại MAKS-1993.

    Su-17M4-59 với tên lửa Kh-59 và thiết bị điều khiển APK-1 gắn song song ở dưới bụng.
    [​IMG]

    [​IMG]


    Súng 30mm bên trái máy bay đã bị gỡ đi để lấy chỗ cho các thiết bị điện tử gắn thêm cũng như là giảm trọng lượng máy bay.
    [​IMG]
    v\:-* {behavior:url(#default#VML);} o\:-* {behavior:url(#default#VML);} w\:-* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
  7. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    dạo này nhiệt huyết của cụ quạt nga có vẻ đã quay trở lại rồi nhỉ [:D] còn nhớ trong pic trực thăng chiến đấu nga bác bị đòn hội đồng của mấy mem cựu lúc đó kinh quá, sau đó thấy bác bỏ luôn, nếu được thì ta làm tiếp đi bác [r2)], còn thợ săn đêm mi 28, và 2 kon hàng khủng ka 50 52 nữa >:D<
  8. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    trùng xóa
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Giới thiệu Tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E
    Thông tin, hình ảnh từ trang http://www.almaz-antey.ru

    Xe chỉ huy 9S510E/Командный пункт 9С510Э của Tổ hợp tên lửa phòng không 9K317E “Buk-M2E”

    [​IMG]
    Xe chỉ huy bánh lốp 9S510E của Tổ hợp Buk-M2E phòng không quốc gia

    Xe chỉ huy 9S510E là khí tài trung tâm của toàn bộ tổ hợp Buk-M2E, có nhiệm vụ tự động thu thập, xử lý, đánh giá và hiển thị tình báo đường không trong vùng trời trực ban cũng như trạng thái sẵn sàng chiến đấu của tổ hợp, trên cơ sở đó tổ chức quản lý chặt chẽ các mục tiêu bay để phân công và chỉ huy các xe chiến đấu trong tổ hợp tiêu diệt chúng. Kíp xe chỉ huy có 6 cán bộ, chiến sỹ.

    Xe chỉ huy 9S510E thu thập tình báo đường không từ mạng tình báo xa và mạng tình báo nội bộ gồm xe ra-đa trinh sát nhìn vòng 9S18M1-3E, xe ra-đa chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa chống mục tiêu bay thấp 9S36E và các ra-đa chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa trên 6 xe phóng 9A316E.

    [​IMG]

    Theo tính năng thiết kế, xe chỉ huy 9S510E có thể tự động thu thập, xử lý, bám sát và hiển thị đủ tham số 36 tình báo tốp mục tiêu đồng thời, qua đó phân công và chỉ huy xạ kích tới 6 xe phóng của tổ hợp, với mỗi xe phóng được phân công diệt tối đa 6 mục tiêu đồng thời. Việc phân công và chỉ huy xạ kích tốp mục tiêu cho các xe phóng có thể được xe chỉ huy 9S510E thực hiện theo 2 phương pháp bằng tay và tự động.

    Ở phương pháp phân công tự động, máy tính trên xe chỉ huy tính toán các tham số đường bay, kiểu loại và tính chất của các tốp mục tiêu để xác định thứ tự ưu tiên xạ kích, đồng thời xác định trạng thái sẵn sàng chiến đấu và vị trí trận địa của các xe phóng để chọn ra xe phóng tối ưu đảm nhiệm xạ kích (các) tốp mục tiêu theo thứ tự ưu tiên xạ kích.

    Ở phương pháp phân công bằng tay, sỹ quan tác chiến sẽ lựa chọn các nút chỉ thị kênh mục tiêu và kênh xe phóng trên bảng điều khiển theo khẩu lệnh của sỹ quan chỉ huy bắn của tổ hợp.

    Sau khi phân công xạ kích các tốp mục tiêu, xe chỉ huy 9S510E tự động tiến hành theo dõi quá trình xạ kích và đánh giá kết quả xạ kích của các xe chiến đấu trong tổ hợp để báo cáo các cấp chỉ huy về kết quả trận đánh và rút kinh nghiệm nội bộ.

    [​IMG]
    Xe chỉ huy bánh xích 9S510E của Tổ hợp Buk-M2E phòng không lục quân

  10. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    có mấy "máy bắn chim" cơ động hiện đại này thì PKKQ Việt Nam tăng năng lực mạnh PK !

Chia sẻ trang này