1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí trang bị thế hệ mới của QĐ nhân dân Việt Nam - Thông tin và hình ảnh - Cập nhật liên tục

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 21/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Hợp đồng bán ghi rõ là trang bị radar mà lại. Chỉ là radar không gắn trực tiếp trên ụ súng mà gắn chung với hệ thống radar của tàu.

    Cái này là catalogue chào hàng của bọn Nga, chú thích là trang bị radar Positiv-ME1 để quét tìm mục tiêu.

    [​IMG]
    lamali1lionking_arc thích bài này.
  2. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Cái đó nghĩa là nó nhận tham số từ ra đa trên tàu, em đã nói ở trên rồi, ra đa riêng là phải như đám Kashtan, nó vừa ra đa riêng lắp vào hệ thống kết hợp với ra đa Pozitiv nữa.
    halosunlionking_arc thích bài này.
  3. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) vừa qua đã công bố bản báo cáo chi tiết về tình hình mua sắm vũ khí của Việt Nam. Theo bản báo cáo của SIPRI từ nay tới năm 2015, Việt Nam có ít nhất 5 hợp đồng mua vũ khí lớn để tăng cường sức mạnh quân sự. Các hợp đồng cụ thể như sau:

    1. Hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU2 Favorite

    [​IMG]
    Một hệ thống S-300 PMU2.

    Trong năm 2012, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga về việc mua 4 hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU2 cùng 150 đạn tên lửa 48N6E2, trị giá của hợp đồng được SIPRI ước tính vào khoảng 480 triệu USD.

    S-300PMU2 Favorite (NATO: SA-20B) được giới thiệu lần đầu năm 1997, đây là phiên bản cải tiến của S-300PMU1 với tầm hoạt động mở rộng lên 195 km nhờ được trang bị tên lửa 48N6E2 thế hệ mới. S-300PMU2 có khả năng chống lại không chỉ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn mà còn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm trung.

    S-300PMU2 sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E2 gồm phương tiện chỉ huy 54K6E2 và radar điều khiển hỏa lực 64N6E2 đi kèm radar tìm kiếm mục tiêu 30N6E2, có thể tùy chọn sử dụng radar giám sát mọi độ cao 96L6E và radar bắt thấp 76N6 cùng xe mang phóng tự hành 5P85SE2 hoặc bệ phóng kéo 5P85TE2 như S-300PMU1.

    2. Hệ thống phòng không tầm trung 9K37M2E Buk-M2E

    [​IMG]
    Tên lửa phòng không Buk-M2E.

    Hợp đồng mua 6 hệ thống phòng không tầm trung di động Buk-M2E cùng 200 tên lửa 9M317 được Việt Nam ký với Nga vào năm 2012, giá trị hợp đồng ước tính 400 triệu USD. Phiên bản Buk-M2E của Việt Nam sẽ được đặt trên khung gầm xe bánh hơi chứ không phải bánh xích như của Nga. (?)

    Buk là một dòng các hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung tự hành được phát triển bởi Liên Xô và Nga. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt tên lửa hành trình, bom có điều khiển và máy bay, Buk chính là sự kế thừa của 2K12 Kub (SA-6 Gainful). Phiên bản đầu tiên của Buk được chấp nhận trang bị trong quân đội Liên Xô và Nga với mã định danh GRAU là 9K37 (Mỹ và NATO gọi là SA-11 Gadfly). Kể từ khi được đưa vào trang bị, hệ thống Buk đã được cải tiến nâng cấp liên tục với phiên bản mới nhất mang tên 9K37M2 Buk-M2 (SA-17).

    Một tiểu đoàn Buk tiêu chuẩn bao gồm 1 xe chỉ huy; 1 trạm trinh sát/bắt bám và điều khiển đặt trên xe ; 6 xe phóng, mỗi xe mang 4 tên lửa sẵn sàng phóng và 4 tên lửa dự trữ đi kèm 3 xe tiếp đạn. Một khẩu đội Buk gồm 2 xe mang phóng kèm radar và xe chấp hành phóng. Khẩu đội chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của khẩu đội từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây. Tên lửa 9M317 có trọng lượng 720 kg, tầm bắn tối đa 50 km tốc độ Mach 4 và mang theo đầu đạn nặng 70 kg.

    3. Hệ thống tên lửa – pháo phòng không 96K9 Pantsir-S1

    [​IMG]
    Một hệ thống Pantsir-S1.

    Sau nhiều thông tin cho rằng Pantsir-S1 đã có mặt tại Việt Nam thì trong bản báo cáo trên SIPRI cho biết phải đến 2015 Việt Nam mới có thể nhận được hệ thống đầu tiên trong tổng số 12 hệ thống đã đặt mua.

    Pantsir-S1 (NATO: SA-22 Greyhound) là một tổ hợp tên lửa – pháo phòng không được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm ngắn và tầm trung. Module chiến đấu của hệ thống có thể được đặt trên khung gầm xe bánh xích, bánh lốp hoặc đặt trên các bệ, trụ cố định. Đây là một bước phát triển hơn nữa của tổ hợp 9M311 Tunguska (SA-19).

    Hệ thống Pantsir-S1 gồm 2 pháo phòng không tự động 2 nòng 2A38M cỡ 30mm và 12 tên lửa đất đối không cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí. (?)

    Một điểm cần chú ý là Pantsir-S1 của Việt Nam sẽ không sử dụng tên lửa 57E6 tiêu chuẩn mà lại dùng 9M311 Sosna-R như trên hệ thống phòng không Palma của 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9. Tên lửa 9M311 Sosna-R có đặc tính chiến đấu kém hơn 57E6 khá nhiều, đặc biệt là tầm bắn chỉ có 8 km so với 20 km của 57E6. Giá trị 12 tổ hợp Pantsir-S1 và 300 tên lửa 9M311 được SIPRI ước tính khoảng 300 triệu USD.

    4. Tên lửa hành trình không đối đất Kh-59ME

    [​IMG]

    Tên lửa Kh-59ME.

    Kh-59 Ovod (AS-13 Kingbolt) là một loại tên lửa hành trình dẫn đường bằng TV với hệ thống đẩy nhiên liệu rắn hai tầng có tầm phóng 115 km. Kh-59M Ovod-M (AS-18 Kazoo) là biến thể với một đầu đạn cỡ lớn và động cơ turbin phản lực. Mục tiêu ban đầu khi thiết kế tên lửa Kh-59 là để tấn công các mục tiêu trên đất liền nhưng sau đó biến thể Kh-59MK chống hạm cũng được phát triển.

    Tên lửa Kh-59ME có chiều dài 5,7m; sải cánh 1,3m; đường kính thân 0,38m; trọng lượng 930 kg; đầu đạn 320 kg; tốc độ Mach 0,72 – 0,88 (?); tầm bắn 200 km (115 km với bản xuất khẩu). Việt Nam đã có hợp đồng đặt mua 80 tên lửa Kh-59ME (AS-18 Kazoo) để trang bị cho các máy bay chiến đấu Su-30MK2, việc chuyển giao thực hiện trong 2 năm 2015 – 2016, giá trị hợp đồng không được tiết lộ.

    5. Máy bay huấn luyện Yak-130

    [​IMG]
    Máy bay Yak-130.

    Yakovlev Yak-130 là loại máy bay huấn luyện được OKB Yakovlev của Nga và hãng Aermacchi (Italy) hợp tác thiết kế chế tạo. Sau khi không thống nhất được với nhau về các mặt phát triển của máy bay, 2 công ty đã dựa trên thiết kế ban đầu để phát triển 2 mẫu máy bay khác nhau. Phiên bản của Aermacchi là M-346 còn của Yakovlev là Yak-130.

    Yak-130 được trang bị các hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và khả năng thao diễn tốt, có thể mô phỏng chiến thuật của các máy bay chiến đấu khác nhau. Yak-130 có 1 giá treo ở giữa thân và 8 giá treo khác trên cánh để mang vũ khí, tổng trọng tải vũ khí mà máy bay có thể mang là 3.000 kg.

    Hiện nay chưa có thông tin về việc hợp đồng mua Yak-130 đã được ký hay chưa, tuy nhiên SIPRI vẫn cho rằng Việt Nam sẽ nhận chiếc đầu tiên trong tổng số 6 chiếc vào năm 2015, điều này cũng có cơ sở vì mới đây Irkut cho biết đã chế tạo sẵn khung thân, chỉ chờ hợp đồng chính thức ký là có thể lắp thiết bị để chuyển giao ngay cho phía Việt Nam.

    Nguồn: Nguoiduatin.vn

    Cụ chai ầm cho hỏi cái viện SIPRI lấy nguồn từ đâu và độ xác thực như thế nào. Nếu là theo báo cáo từ chính phủ các nước thì khó chính xác còn nếu từ nguồn nhà SX thì e là khó như lên giời. Thế nhưng cứ tin vào số liệu của họ ít ra là biết tí đỉnh về xu thế quốc phòng các nước...hé hé:D
    Thực sự chưa hiểu những vấn đề tại dấu hỏi màu đỏ...
    Không thấy HĐ nào có ĐK chuyển giao CN nhỉ:)
  4. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    À, mình hiểu khác biệt giữa bạn và mình rồi. Bạn muốn nói đến mấy cái radar dẫn bắn lắp trên ụ súng của Kashtan là radar riêng.

    Mình nói ở đây là radar quét tìm, chỉ thị mục tiêu để cung cấp thông số đầu vào cho tên lửa. Kashtan cũng có radar quét tìm, chỉ thị riêng lắp trên tàu, bổ trợ cho hệ th ống radar của tàu.
    Lần cập nhật cuối: 01/07/2014
  5. UglyWar

    UglyWar Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    488
    Bài của bác @hanhgl được đăng từ sáng rồi. Và đây cũng chính là lý do topic này dài thêm 4,5 trang vì tranh luận
    Palma không có rada mà bác ơi. Nếu không có tên lửa tầm gần thì không đủ tuổi để đem so sánh với CIWS của phương tây. Rada trên thượng tầng cấu trúc là để dẫn bắn thoai
  6. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    cụ ơi là cụ con radar Positiv nó gắn trên cả bps500 với mol mà 2 con đó có palma đâu cụ :eek:
  7. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Ồ thế à, lỡ rồi chơi luôn, bạn @UglyWar xem xem giải thích dùm mấy dấu hỏi màu đỏ của tớ ấy:)
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Positiv-ME1 ?

    Thông số từ nhà máy thiết kế thì Mol được trang bị Positiv-E là radar 2D cảnh báo mục tiêu bay.

    http://www.almaz-kb.ru/eng/catalogue/12418.php

    Positiv-ME1 là radar 3D dùng để tìm, chỉ thị mục tiêu. Khác nhau khá xa đấy.

    Tuy nhiên khả năng mấy cụ nhà ta lắp đồ xịn hơn cho BPS500 là cũng có thể, nói như nhiều bạn trên này là đi tắt đón đầu. cứ lắp radar xịn để đấy, sau này tự túc được tên lửa hay súng pháo gì thì lắp thêm vào.
    Lần cập nhật cuối: 01/07/2014
  9. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    mol này là mol bọn ấn cụ ơi :D còn mol nhà ta khác cơ :D dùng đúng ******1
    radar 3d ME1 :D
    http://fdra-naval.blogspot.com/2013/08/radar-naval-positiv-me1-3d-rusia.html
    [​IMG]
    không có chụp hình cầu ở trên :D
  10. theki22

    theki22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2009
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    127
    4 hệ thống PMU2 mà chỉ có 480 trẹo $ thì có tin được không nhỉ ? Ngày xưa mình mua 2 hệ thống PMU1 mà giá đã tận 300 trẹo rồi.

Chia sẻ trang này