1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí trong CTVN (Qua các hiện vật bảo tàng)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ov10, 10/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    [​IMG]
    [​IMG]
    BTQK1
    P-15 "Tropa" (tiếng Nga: "Т?опа"; tiếng Anh: "trail"; tiếng Việt: "đường mòn") hay 1RL12 (tên ký hiệu NATO "Flat Face A") là một radar UHF 2D được phát triển bỏi Liên Xô (cũ) và được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.
    Phát triển
    Vào năm 1952, SRI-244 bắt đầu phát triển radar cảnh báo sớm P-15, năm 1955 radar đã vượt qua các cuộc nghiệm thu cấp nhà nước và được chấp nhận trang bị cho các đơn vị phòng không của Lực lượng vũ trang Xô viết. P-15 được thiết kế để phát hiện máy bay bay ở độ cao thấp và kết hợp với tổ hợp tên lửa phòng không S-125 "Neva" (NATO: SA-3 "Goa"), sau này P-15 được thay thế bởi radar P-15M2 "Squat Eye" gắn một anten radar đơn trên một cột 20-30 mét để nâng cao tầm bao phủ.
    Năm 1959, radar P-15M "đường mòn" hiện đại hóa được thông qua sau các chương trình thử nghiệm cấp nhà nước, P-15M hiện đại được dùng để thay thế các thiết bị radar lỗi thời. Năm 1962, một phiên bản hiện đại hóa khác của P-15 cũng đã được thông qua các cuộc nghiệm thu là P-15N, phiên bản radar này được phát triển và sản xuất tại Nhà máy cơ khí Ulyanovsk[1]. P-15N được trang bị một máy thu độ nhạy cao nhằm tăng tầm phát hiện mục tiêu và một bộ khuyếch đại mới cho máy phát. Các cải tiến thêm được thực hiện vào năm 1970 khi P-15MN được thông qua các cuộc nghiệm thu, P-15MN bao gồm một bộ lọc doppler liên kết xung (bộ chỉ mục tiêu di động) để loại bỏ vệt dội tạp radar thụ động (lên tới 50 dB), radar đầu tiên được triển khai hoạt động tại Liên Xô. Cuối cùng vào năm 1974, P-15 được hiện đại hóa và mang tên gọi mới, đó là P-19 "Danube" cũng còn được gọi là 1RL134 (NATO: Flat Face B).
    Miêu tả Radar P-15
    P-15 là một radar có tính cơ động cơ và với anten được đặt trực tiếp trên một xe tải Zil-157 được sử dụng để vận chuyển và hệ thống có thể được triển khai trong thời gian chưa đến 10 phút. P-15 sử dụng hai anten parabol elip khung mở thực hiện đồng thời cả phát và thu tín hiệu, mỗi anten có nguồn nuôi riêng[5]. Radar có thể nhanh chóng dịch tần số của mình lên một trong bốn tần số ấn định trước để tránh nhiễu chủ động, nhiễu thụ động bị loại bỏ bởi một bộ lọc doppler liên kết[1]. Góc phương bị được xác định bởi máy quét đi kèm với một đài đo cao PRV-11 (NATO: "Side Net") sử dụng để xác định độ cao mục tiêu[2]. Một radar thứ cấp cho IFF thường được sử dụng kết hợp với P-15, thường gọi là 1L22 "Parol".
    Quốc gia sử dụng
    P-15 được sử dụng tại Liên Xô từ năm 1955 và dù đã trở thành lỗi thời nhưng nó vẫn được chia cho các quốc gia thành viên sau khi Liên Xô sụp đổ, hiện nay P-15 được thay thế phần lớn bằng P-19.
    Wiki
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 17:43 ngày 24/02/2010
  2. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    [​IMG]
    [​IMG]
    BT QK1
  3. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Nhôm đâu hết, còn mỗi mấy cục gang ??
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Đây là giá súng đồng trục, đã tháo súng, là DPT
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Súng của điện đài viên, DP.
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Tháp pháo đúc, tháp pháo đúc được phát triển ở nhà máy Máy Kéo Stalingrad, trong khi đó tháp pháo hàn được phát triển ở Viện Hàn Điện Paton, sau này là Viện hàn điện lớn nhất thế giới ở Kiev, và nhà máy quê hương của T-34 là Nhà Máy Nồi Hơi Kharcov, sau này là Turbine Kharcov, cũng lớn nhất thế giới, hiện nền của nhà máy này là nới sản xuất mì tôm Mivina của lão Vượng buôn cao hổ cốt, không biết thuê hay mua.
    Nhà máy máy kéo Stalingrad, nhà máy tháng mười đỏ và khoảng 4 nhà máy khác tổ chức một băng làm T-34 và thiết kế lại cho thích hợp với điều kiện của họ, vì Stalingrad có dây chuyền đúc tốt nhất Liên Xô lúc đó, nên tỷ lệ đúc tăng lên, tạo thành ưu thế của tháp pháo đúc cho đến T-80 và chỉ chuyển sang hàn sau đó, do hàn mới, hàn khuôn, cũng như đúc, phát triển nhờ điện tử. Nhà máy máy kéo sơ tán chưa hết, còn lại phân xưởng số 5, vừa làm T-34 vừa cản địch cho phụ nữ, trẻ em qua sông, xe nổ thử được là xông ra bắn luôn. Chiến được nhà máy, Đức lại lấy làm sở chỉ huy của Pau-lut, giành đi giật lại, sau chiến dịch, đến những bức tường cũng không còn dấu vết, nay là khu tượng đài.
    Sau chiến tranh, thì phần sản xuất xe tăng không rời nơi sơ tán nữa, vĩnh viễn ở lại Ural, trở thành các trường phái xe tăng khác nhau. T-34 có nhiều loại rất khác nhau, ví dụ, những cái tên như T-34/44 (năm 1944), T-34/85 (85mm).... chỉ có nghĩa na ná như tiêu chuẩn, mỗi loại như thế bên trong có rất nhiều loại được sản xuất, thiết kế lại theo điều kiện sản xuất, thiết kế riêng của các viện và các nhà máy.
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Tháp pháo đúc và cái vòi đặt nòng súng của điện đài viên. Những xe T-34 đầu tiên xe chỉ trướng nhóm mới có điện đài, tầm liên lạc xa hơn và là điện đài moc-xơ, cần điện đài viên riêng, đến sau 1943 mỗi xe mới có một điện đài, chuyển dần sang radio thoại.
    Trên là tháp pháo đúc, T-34 mộc mạc vậy. Đây là loại thép ủ lâu ở nhiệt độ cao trên 1500 đặc trưng Nga, nó rất ít rỉ và cường độ cao, do cầu hoá carbon. Pháp trước WW1 cũng lừng danh cái này, nhưng sau đó do kỹ thuật lùi nên giá ngày càng cao, ít áp dụng dần.
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165

    Làm gì có xạ thủ 12,7mm. Đây là trưởng xe, cái tháp tròn tròn thành đứng ấy là tháp chỉ huy. Người chỉ huy kiêm luôn quan sát, cảnh giới, chống bộ binh và máy bay.... đây là bố trí thông minh. Sau khi giao mục tiêu cho pháo thủ, thì nhiệm vụ chính của xe tăng là đấu tăng rời khỏi tay trưởng xe, vẫn tiếp tục khả năng chỉ huy trong khi xe vẫn tập trung trong cuộc đấu tay đôi.
    T-34 là năm anh em trên mổ ột chiếc xe tăng, lái xe và điện đài viên ngồi dưới. Trên tháp có trưởng xe và pháo thủ ngồi trước, sau là điều đóm nạp đạn. Pháo thủ có thêm khẩu đồng trục. Ngày nay thì M1 A bờ ra ham vẫn vậy. A bờ ra ham thêm một súng máy nóc nữa cho chú cửu nạp đạn, vị trí mà bạn Cửu An mơ ước.
    Tháp tròn tròn mu rùa là cho nạp đạn quan sát, nạp đạn vấn có hoả lực qua các lỗ châu mai nhỏ ra xung quanh tháp pháo, chắc để chống bọn cảm tử ba càng.
    Các xe Nga về sau tự động hoá để thu nhỏ+co tròn khoang trong, nhờ đó thu nhỏ diện tích ngoài và nhờ thế lại tăng chiều dầy giáp, Đức Pháp chạy đua theo, còn mỗi bác Cửu M1 A bờ ra ham là có công ăn việc làm. Điện đài viên và nạp đạn bỏ đi, còn 3. Trưởng xe kiêm chức điện đài viên, còn pháo thủ có nạp đạn tự động. Ngày nay thì chúng đánh nhau bằng monitor rồi.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 11:00 ngày 01/03/2010
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Kính tiềm vọng của pháo thủ. Ngày nay vẫn thế, nhưng nhìn qua monitor.
    Từ đó đến nay, nhiệm vụ chính của tổ lái là đấu tăng vẫn do pháo thủ đảm nhiệm, còn trưởng xe chỉ bao quát chỉ huy chung, cảnh giới và giúp pháo thủ làm những việc tạp nham như hạ mấy bác cảm tử ba càng.
    Pháo thủ ngoài pháo chính là súng chinh, 85mm nòng dài diệt tăng, thì còn khẩu đòng trục DPT (súng máy cá nhân Degtriarev cho xe tăng), gọi là đồng trục vì hai súng gắn song song nòng. Ví dụ như là sau khi bắn thủng xe địch, địch cháy nóng chui ra, thì lấy súng máy xả. Hoặc như là đang đợi nạp đạn diệt một ổ săn tăng, thì kiềm chế, ngày nay vẫn thế.

Chia sẻ trang này