1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí VN trong 2 cuộc kháng chiến

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 26/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Vũ khí VN trong 2 cuộc kháng chiến

    Đây là tài liệu từ một cuốn sách của Trung tướng Trương Khánh Châu chủ biên. Nhận thấy nó phù hợp với box ta nên tôi mạo muội đưa lên đây để các bác tham khảo. Trong khi đưa lên có đôi phần tôi đã lược bỏ và chỉnh sửa, tuy nhiên những phần này đều không ảnh hưởng gì đến nguyên tác.

    Vũ khí trang bị kỹ thuật của quân đội nào cũng có đặc trưng công nghệ riêng. Đặc trưng đó hình thành và phát triển từ học thuyết quân sự, chiến lược quân sự, chiến lược trang bị của từng nước. Ví dụ : vũ khí trang bị của quân đội Mỹ có đặc trưng nổi bật là nhiều chức năng, nhiều tác dụng, dựa vào ưu thế chất lượng. Đặc trưng đó xuất phát từ quan niệm chiến lược trang bị dùng ưu thế chất lượng công nghệ áp đảo ưu thế số lượng của đối phương.
    Đất nước ta có diện tích đất liền khoảng 32 vạn km vuông, nhỏ hơn so với một bang của Mỹ và chỉ xấp xỉ một tỉnh của TQ. Nhưng VN lại có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về mặt kinh tế và quân sự. Vì lẽ đó ngay từ xa xưa, công cuộc dựng nước của dân tộc ta luôn gắn bó với quá trình giữ nước. Trải qua bao thế kỷ chống kẻ thù xâm lược, người VN đã sớm biết chế tạo và sử dụng vũ khí để chống thù trong giặc ngoài và từ đó tạo nên một đặc trưng riêng của vũ khí trang bị VN. Đặc trưng này càng nổi bật trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vừa qua.

    Chương 1 : Ra đời trong bão táp

    Ngày 7 tháng 5 năm 1954, khi tiến vào hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát ở ĐBP, bộ đội ta thu được một tài liệu quan trọng của Bộ chỉ huy quân đội Pháp. Đó là bộ sưu tập tra cứu về các loại vũ khí quân giới VN chế tạo từ năm 1945 đến 1954 do Pháp biên soạn được viết bằng tiếng Pháp, dày 64 trang, mô tả chi tiết 9 loại súng đạn, mìn, lựu đạn gồm các kiểu khác nhau, được xếp loại như sau :
    1, Súng ngắn và tiểu liên : 15 kiểu
    2, Súng cối và súng phóng bom : 13 kiểu
    3, Súng phóng lựu và lựu đạn phóng
    4, Ba-zô-ka hoặc hoả tiễn : 5 kiểu
    5, Súng không giật SKZ : 3 kiểu
    6, Súng không giật SS : 7 kiểu
    7, Lựu đạn : 7 kiểu
    8, Mìn : 7 kiểu
    9, Thuỷ lôi : 2 kiểu
    Trong lời mở đầu của bộ sưu tập có nhận xét rằng ********* đã có " một cố gắng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật, một quyết tâm rõ rệt ..., đã bắt chước hoặc áp dụng có sửa đổi lớn những vũ khí nhẹ cổ điển, hầu như lúc nào cũng có nhiều sãng chế và đạt được một số công trình hoàn thiện".
    Có thể nói, đó là một phần sự thú nhận thất bại của quân Pháp trong 9 năm đối đầu quyết liệt với nhân dân ta trong lĩnh vực vũ khí trang bị.
    Còn tiếp ....



    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 11:44 ngày 03/04/2005
  2. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Tiếp theo ...
    Vũ khí tự tạo ra đời cùng với các lực lượng vũ trang nhân dân, tiếp tục phát triển trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, đã góp phần quan trọng giữ vững chính quyền cách mạng còn non trẻ trong thế bị bao vây cô lập bốn bề và về sau đã góp phần quan trọng hạn chế thế mạnh tăng thiết giáp của Pháp, đánh sập các hệ thống hầm ngầm, lô cốt kiên cố, đánh chìm các đoàn tàu chiến của quân viễn chinh Pháp, làm thất bại chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh", " chiến thuật giao thông ", " chiến thuật bình định " của các tướng tá Pháp, cuối cùng góp phần đưa tới thất bại của họ ở Điện Biên Phủ.
    Những ngày cuối tháng 12/1946 Bộ chỉ huy Pháp đã có lý khi đánh giá tương quan của hai phía vào thời điểm sau ngày CM tháng 8, đặc biệt so sánh lực lượng Việt-Pháp trong lĩnh vực công nghệ quân sự lúc bấy giờ quả là " châu chấu đá voi ".
    Hãy nhìn lại khả năng công nghệ của chúng ta ngày đó :
    - Về khả năng công nghiệp : trước CM người Pháp có xây dựng một số xí nghiệp cơ khí ở vùng mỏ, thành phố lớn và bến cảng như SG, HN, HP, NĐ. Họ cũng xây dựng một số nhà máy nhiệt điện nhỏ. Mạng lưới điện chuyển tải chủ yếu cho các thành phố lớn. Tổng công suất phát không quá 50MW khả dụng. Hầu hết các cơ sở công nghiệp mỏ, cơ khí, điện lực của Pháp đều được trang bị máy móc, thiết bị cơ giới trình độ thấp. Trong ngành cơ khí sửa chữa từ khâu rèn, dập, tiện, nguội, hàn và lắp ráp chỉ sử dụng các máy công cụ và khí cụ thông thường, công suất nhỏ không hợp thành dây chuyền công nghiệp hoàn chỉnh.
    - Trong công nghiệp hóa học : người Pháp chỉ tập trung chủ yếu vàp các ngành hóa thực phẩm và xây dựng.
    - Về các cơ sở nghiên cứu phát triển : vào thời điểm 1945 chúng ta không có một cơ sở nào có thể huy động vào mục đích chế tạo trang bị vũ khí.
    - Riêng các cơ sở công nghiệp quân sự : phục vụ họat động chinh phục thuộc địa của Pháp vốn đã ít ỏi, lạc hậu, lại bị đình đốn kiệt quệ trong thời gian Nhật Bản thế chân ở Đông Dương. Nhà máy sản xuất đạn súng trường của Pháp ở Phú Thọ ngừng sản xuất từ năm 1942, hầu hết máy móc thiết bị đều bị tháo dỡ. Cơ sở lắp bom đạn của Pháp ở Đình Án (Vĩnh Yên) bị quân Nhật chiếm làm kho. Hãng thuốc nổ Đông Dương và cơ sở kỹ nghệ quân khí của Pháp chuyên sản xuất cloratkali, diêm sinh tuy vẫn còn họat động nhưng sản lượng không đáng kể. Xưởng Ba Son (sài Gòn), xưởng Sa-ta-ca (Đà Nẵng) sửa chữa tàu hải quân Pháp chỉ còn họat động cầm hơi. Số quân Pháp đặt trong thành Hà Nội chuyên sửa chữa súng, pháo, thiết bị điện-quang bị đảo lộn họat động từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp. Quân đội Nhật cũng có vài cơ sở sửa chữa vũ khí, ô tô, tàu thuyền ở Hà Nội, Sài Gòn nhưng chỉ có hãng A-ta-ca là đáng kể.
  3. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Tiếp theo ...
    Vũ khí tự tạo ra đời cùng với các lực lượng vũ trang nhân dân, tiếp tục phát triển trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, đã góp phần quan trọng giữ vững chính quyền cách mạng còn non trẻ trong thế bị bao vây cô lập bốn bề và về sau đã góp phần quan trọng hạn chế thế mạnh tăng thiết giáp của Pháp, đánh sập các hệ thống hầm ngầm, lô cốt kiên cố, đánh chìm các đoàn tàu chiến của quân viễn chinh Pháp, làm thất bại chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh", " chiến thuật giao thông ", " chiến thuật bình định " của các tướng tá Pháp, cuối cùng góp phần đưa tới thất bại của họ ở Điện Biên Phủ.
    Những ngày cuối tháng 12/1946 Bộ chỉ huy Pháp đã có lý khi đánh giá tương quan của hai phía vào thời điểm sau ngày CM tháng 8, đặc biệt so sánh lực lượng Việt-Pháp trong lĩnh vực công nghệ quân sự lúc bấy giờ quả là " châu chấu đá voi ".
    Hãy nhìn lại khả năng công nghệ của chúng ta ngày đó :
    - Về khả năng công nghiệp : trước CM người Pháp có xây dựng một số xí nghiệp cơ khí ở vùng mỏ, thành phố lớn và bến cảng như SG, HN, HP, NĐ. Họ cũng xây dựng một số nhà máy nhiệt điện nhỏ. Mạng lưới điện chuyển tải chủ yếu cho các thành phố lớn. Tổng công suất phát không quá 50MW khả dụng. Hầu hết các cơ sở công nghiệp mỏ, cơ khí, điện lực của Pháp đều được trang bị máy móc, thiết bị cơ giới trình độ thấp. Trong ngành cơ khí sửa chữa từ khâu rèn, dập, tiện, nguội, hàn và lắp ráp chỉ sử dụng các máy công cụ và khí cụ thông thường, công suất nhỏ không hợp thành dây chuyền công nghiệp hoàn chỉnh.
    - Trong công nghiệp hóa học : người Pháp chỉ tập trung chủ yếu vàp các ngành hóa thực phẩm và xây dựng.
    - Về các cơ sở nghiên cứu phát triển : vào thời điểm 1945 chúng ta không có một cơ sở nào có thể huy động vào mục đích chế tạo trang bị vũ khí.
    - Riêng các cơ sở công nghiệp quân sự : phục vụ họat động chinh phục thuộc địa của Pháp vốn đã ít ỏi, lạc hậu, lại bị đình đốn kiệt quệ trong thời gian Nhật Bản thế chân ở Đông Dương. Nhà máy sản xuất đạn súng trường của Pháp ở Phú Thọ ngừng sản xuất từ năm 1942, hầu hết máy móc thiết bị đều bị tháo dỡ. Cơ sở lắp bom đạn của Pháp ở Đình Án (Vĩnh Yên) bị quân Nhật chiếm làm kho. Hãng thuốc nổ Đông Dương và cơ sở kỹ nghệ quân khí của Pháp chuyên sản xuất cloratkali, diêm sinh tuy vẫn còn họat động nhưng sản lượng không đáng kể. Xưởng Ba Son (sài Gòn), xưởng Sa-ta-ca (Đà Nẵng) sửa chữa tàu hải quân Pháp chỉ còn họat động cầm hơi. Số quân Pháp đặt trong thành Hà Nội chuyên sửa chữa súng, pháo, thiết bị điện-quang bị đảo lộn họat động từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp. Quân đội Nhật cũng có vài cơ sở sửa chữa vũ khí, ô tô, tàu thuyền ở Hà Nội, Sài Gòn nhưng chỉ có hãng A-ta-ca là đáng kể.
  4. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Đánh giá về trình độ công nghệ, người Pháp-hơn ai hết-hiểu rõ rằng người Việt Nam ở thời điểm đầu những năm 40 còn ở thời kỳ tiền sử hoá công nghệ, nghĩa là trước năm 1500. Vào thời kỳ này, công nghệ chưa có được cơ sở lý luận vững chắc. Trong khi đó, nước Pháp và nhiều nước tư bản Âu-Mỹ đã trải qua ba giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiến hoá công nghệ. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1500: tiến bộ công nghệ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được, nền tảng lý luận công nghệ đã phát triển nhưng còn hạn chế. Giai đoạn thứ hai ở vào thế kỷ XIX, công nghệ tiến triển nhanh chóng nhờ dựa vào lý luận khoa học và công nghệ và cơ sở hạ tầng khá phát triển. Giai đoạn thứ ba diễn ra trong thế kỷ XX, trong đó sự tiến hóa công nghệ diễn ra theo một quá trình có tổ chức, có định hướng rõ ràng dựa trên cơ sở lý luận khoa học vững chắc, một hệ thống nghiên cứu phát triển toàn diện, được sự ủng hộ mạnh mẽ của các chính phủ và giới công nghiệp. Trong lĩnh vực quân sự, có ba loại công nghệ sau đây được phát triển ở các nước tư bản: 1.Các công nghệ có quan hệ đặc thù quân sự như công nghệ thuốc phóng, thuốc nổ; công nghệ các hệ thống điều khiển, v.v?
    2.Các công nghệ dân dụng như giao thông vận tải, truyền thông, y tế có ý nghĩa quan trọng đối với chiến tranh.
    3.Công nghệ hệ thống được dùng để chuẩn bị tiến hành chiến tranh như công nghệ ra quyết định, công nghệ huấn luyện, v.v?
    Như vậy, trên bậc thang tiến hóa công nghệ, nước Pháp đã vượt xa Việt Nam gần ba thế kỷ. Biểu hiện cụ thể về ưu thế công nghệ quân sự của Pháp năm 1945 ở Đông Dương qua các con số nói lên sinh động và rõ ràng hơn cả.
    Hồi đó, quân đội Pháp có hàng ngàn xe tăng, xe bọc thép, trọng pháo, tàu chiến, v.v? Tất thảy đều là sản phẩm của một nền công nghiệp đại cơ khí, bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ XVIII và phát triển đến đỉnh cao vào thập kỷ 30-40 của thế kỷ này. Đặc biệt, Pháp đã huy động vào cuộc chiến tranh Đông Dương hàng trăm máy bay vận tải và máy bay ném bom, được lắp bom nổ chậm, bom na-pan, rocket nổ lõm, bom phóng móc câu sát thương sinh lực, v.v?
    Máy bay ra đời là một trong những thành tựu vĩ đại của nhân loại trong cuộc cách mạng công nghiệp, được các nước tư bản sử dụng vào mục đích quân sự trong những năm đầu thế kỷ XX. Ngày 10 tháng 12 năm 1910, lần đầu tiên trên vùng trời Việt Nam xuất hiện máy bay của Pháp. Ngày 16 tháng 2 năm 1929, lực lượng không quân thuộc địa gồm bốn phi đoàn được thành lập, đặt dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương. Trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945), lực lượng này là đạo không quân số 6 của nước Pháp, gồm hơn 100 máy bay các loại, trong đó có 40 chiếc phóng pháo kiểu Faruan 221, 6 chiếc máy bay trinh sát kiểu Poter, 40 máy bay khu trục kiểu Poter 25, một chiếc kiểu Poter 63, 20 chiếc kiểu Morane 406, 10 chiếc thuỷ phi cơ.
    Từ khi xuất hiện cho đến khi chính quyền thuộc địa Pháp bị phát xít Nhật lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945, không quân Pháp hoàn toàn làm chủ bầu trời, chưa một chiếc máy bay nào bị bắn rơi.
  5. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Đánh giá về trình độ công nghệ, người Pháp-hơn ai hết-hiểu rõ rằng người Việt Nam ở thời điểm đầu những năm 40 còn ở thời kỳ tiền sử hoá công nghệ, nghĩa là trước năm 1500. Vào thời kỳ này, công nghệ chưa có được cơ sở lý luận vững chắc. Trong khi đó, nước Pháp và nhiều nước tư bản Âu-Mỹ đã trải qua ba giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiến hoá công nghệ. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1500: tiến bộ công nghệ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được, nền tảng lý luận công nghệ đã phát triển nhưng còn hạn chế. Giai đoạn thứ hai ở vào thế kỷ XIX, công nghệ tiến triển nhanh chóng nhờ dựa vào lý luận khoa học và công nghệ và cơ sở hạ tầng khá phát triển. Giai đoạn thứ ba diễn ra trong thế kỷ XX, trong đó sự tiến hóa công nghệ diễn ra theo một quá trình có tổ chức, có định hướng rõ ràng dựa trên cơ sở lý luận khoa học vững chắc, một hệ thống nghiên cứu phát triển toàn diện, được sự ủng hộ mạnh mẽ của các chính phủ và giới công nghiệp. Trong lĩnh vực quân sự, có ba loại công nghệ sau đây được phát triển ở các nước tư bản: 1.Các công nghệ có quan hệ đặc thù quân sự như công nghệ thuốc phóng, thuốc nổ; công nghệ các hệ thống điều khiển, v.v?
    2.Các công nghệ dân dụng như giao thông vận tải, truyền thông, y tế có ý nghĩa quan trọng đối với chiến tranh.
    3.Công nghệ hệ thống được dùng để chuẩn bị tiến hành chiến tranh như công nghệ ra quyết định, công nghệ huấn luyện, v.v?
    Như vậy, trên bậc thang tiến hóa công nghệ, nước Pháp đã vượt xa Việt Nam gần ba thế kỷ. Biểu hiện cụ thể về ưu thế công nghệ quân sự của Pháp năm 1945 ở Đông Dương qua các con số nói lên sinh động và rõ ràng hơn cả.
    Hồi đó, quân đội Pháp có hàng ngàn xe tăng, xe bọc thép, trọng pháo, tàu chiến, v.v? Tất thảy đều là sản phẩm của một nền công nghiệp đại cơ khí, bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ XVIII và phát triển đến đỉnh cao vào thập kỷ 30-40 của thế kỷ này. Đặc biệt, Pháp đã huy động vào cuộc chiến tranh Đông Dương hàng trăm máy bay vận tải và máy bay ném bom, được lắp bom nổ chậm, bom na-pan, rocket nổ lõm, bom phóng móc câu sát thương sinh lực, v.v?
    Máy bay ra đời là một trong những thành tựu vĩ đại của nhân loại trong cuộc cách mạng công nghiệp, được các nước tư bản sử dụng vào mục đích quân sự trong những năm đầu thế kỷ XX. Ngày 10 tháng 12 năm 1910, lần đầu tiên trên vùng trời Việt Nam xuất hiện máy bay của Pháp. Ngày 16 tháng 2 năm 1929, lực lượng không quân thuộc địa gồm bốn phi đoàn được thành lập, đặt dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương. Trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945), lực lượng này là đạo không quân số 6 của nước Pháp, gồm hơn 100 máy bay các loại, trong đó có 40 chiếc phóng pháo kiểu Faruan 221, 6 chiếc máy bay trinh sát kiểu Poter, 40 máy bay khu trục kiểu Poter 25, một chiếc kiểu Poter 63, 20 chiếc kiểu Morane 406, 10 chiếc thuỷ phi cơ.
    Từ khi xuất hiện cho đến khi chính quyền thuộc địa Pháp bị phát xít Nhật lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945, không quân Pháp hoàn toàn làm chủ bầu trời, chưa một chiếc máy bay nào bị bắn rơi.
  6. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Năm 1946, năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, đội quân viễn chính Pháp có hai phi đội máy bay cường kích, một phi đội máy bay vận tải và một số máy bay chỉ huy, trinh sát với nhiều kiểu, loại hiện đại như máy bay khu trục Kinh Cobra, Spitfire; máy bay vận tải Dakota, Junker; máy bay trinh sát Catalines, Poter, Morane? Không quân Pháp vẫn hoàn toàn làm chủ bầu trời, ra sức phát huy ưu thế tuyệt đối này nhằm nhanh chóng đạt được mục đích của chiến tranh.
    Ngoài ra, Pháp còn được Mỹ viện trợ không quân, pháo binh, cơ giới. Từ ba phi đội trong năm đầu chiến tranh, đến năm 1951 không quân Pháp có chín phi đội. Các loại máy bay khu trục Spitfire, Kinh Cobra được thay thế bằng máy bay cường kích Hellcat F6F, Bearcat F8F, Heldiver SB20, Invader B26, Privater B24 do Mỹ sản xuất. Các kho bom dự trữ của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đều được Mỹ lấy cung cấp cho Pháp sử dụng vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Không quân trở thành chỗ dựa, là niềm kiêu hãnh của quân Pháp. Họ huênh hoang tuyệt đối một máy bay khu trục phóng pháo có thể đánh bại một trung đoàn *********. Nắm quyền chủ động và ưu thế tuyệt đối trên không, máy bay địch không chỉ làm nhiệm vụ cơ động lực lượng, tiếp tế vật chất, yểm trợ các lực lượng chiến đấu trên bộ, trực tiếp oanh tạc vào đội hình chiến đấu của quân ta trong các chiến dịch, các trận đánh, các cuộc hành quân càn quét mà còn đánh sâu vào các căn cứ, vùng tự do của ta.
    Dựa vào viện trợ Mỹ, phía Pháp ra sức tăng quân, mở rộng và đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược. Riêng về không quân, với 123 máy bay các loại do Mỹ cung cấp, số máy bay của Pháp trên chiến trường Đông Dương từ 296 chiếc năm 1952 lên 419 chiếc trong năm 1953. Mỹ còn cung cấp cho Pháp hàng vạn tấn bom đạn, giúp Pháp đào tạo phi công và nhân viên kỹ thuật, mở rộng và nâng câp một số sân bay ở Đông Dương, giúp Pháp sửa chữa các tàu sân bay Araumenche, Boisbelleau, v.v?
    Đầu năm 1954, lực lượng không quân Pháp ở Đông Dương do tướng Sắc-lơ Lô-danh chỉ huy có 91 máy bay vận tải các loại (75 chiếc Dakota C47; 16 chiếc vận tải hạng vừa Pac-két). Máy bay chiến đấu có 169 chiếc (41 chiếc B26, 8 chiếc B24, 120 chiếc khu trục các loại như Hellcat F6F, Bearcat F8F, Heldiver SB20?.). Các loại máy bay trên đều do Mỹ sản xuất và viện trợ cho Pháp.
  7. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Năm 1946, năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, đội quân viễn chính Pháp có hai phi đội máy bay cường kích, một phi đội máy bay vận tải và một số máy bay chỉ huy, trinh sát với nhiều kiểu, loại hiện đại như máy bay khu trục Kinh Cobra, Spitfire; máy bay vận tải Dakota, Junker; máy bay trinh sát Catalines, Poter, Morane? Không quân Pháp vẫn hoàn toàn làm chủ bầu trời, ra sức phát huy ưu thế tuyệt đối này nhằm nhanh chóng đạt được mục đích của chiến tranh.
    Ngoài ra, Pháp còn được Mỹ viện trợ không quân, pháo binh, cơ giới. Từ ba phi đội trong năm đầu chiến tranh, đến năm 1951 không quân Pháp có chín phi đội. Các loại máy bay khu trục Spitfire, Kinh Cobra được thay thế bằng máy bay cường kích Hellcat F6F, Bearcat F8F, Heldiver SB20, Invader B26, Privater B24 do Mỹ sản xuất. Các kho bom dự trữ của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đều được Mỹ lấy cung cấp cho Pháp sử dụng vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Không quân trở thành chỗ dựa, là niềm kiêu hãnh của quân Pháp. Họ huênh hoang tuyệt đối một máy bay khu trục phóng pháo có thể đánh bại một trung đoàn *********. Nắm quyền chủ động và ưu thế tuyệt đối trên không, máy bay địch không chỉ làm nhiệm vụ cơ động lực lượng, tiếp tế vật chất, yểm trợ các lực lượng chiến đấu trên bộ, trực tiếp oanh tạc vào đội hình chiến đấu của quân ta trong các chiến dịch, các trận đánh, các cuộc hành quân càn quét mà còn đánh sâu vào các căn cứ, vùng tự do của ta.
    Dựa vào viện trợ Mỹ, phía Pháp ra sức tăng quân, mở rộng và đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược. Riêng về không quân, với 123 máy bay các loại do Mỹ cung cấp, số máy bay của Pháp trên chiến trường Đông Dương từ 296 chiếc năm 1952 lên 419 chiếc trong năm 1953. Mỹ còn cung cấp cho Pháp hàng vạn tấn bom đạn, giúp Pháp đào tạo phi công và nhân viên kỹ thuật, mở rộng và nâng câp một số sân bay ở Đông Dương, giúp Pháp sửa chữa các tàu sân bay Araumenche, Boisbelleau, v.v?
    Đầu năm 1954, lực lượng không quân Pháp ở Đông Dương do tướng Sắc-lơ Lô-danh chỉ huy có 91 máy bay vận tải các loại (75 chiếc Dakota C47; 16 chiếc vận tải hạng vừa Pac-két). Máy bay chiến đấu có 169 chiếc (41 chiếc B26, 8 chiếc B24, 120 chiếc khu trục các loại như Hellcat F6F, Bearcat F8F, Heldiver SB20?.). Các loại máy bay trên đều do Mỹ sản xuất và viện trợ cho Pháp.
  8. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Navarre hiểu rõ số phận Điện Biên Phủ gắn liền hơn bao giờ hết với vai trò của không quân. Do đó, y đã ném tất cả lực lượng không quân vào cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ.
    Ngoài ra, Mỹ quyết định viện trợ thêm cho lực lượng không quân Pháp ở Đông Dương 100 máy bay chiến đấu, 50 máy bay vận tải và lập cầu hàng không mới: từ Mỹ qua Pháp sang Sài Gòn; từ căn cứ quân sự Mỹ ở Clark Philippin sang Hải Phòng và từ Okinawa (Nhật Bản) sang Hải Phòng lên Điện Biên Phủ. Các cầu hàng không này do 200 chuyên viên quân sự Mỹ phụ trách. Ba tàu sân bay của hạm đội 7 Mỹ tiến vào Vịnh Bắc Bộ để uy hiếp quân và dân ta, khích lệ quân Pháp.
    So sánh tiềm lực công nghệ-quân sự đó phản ánh rõ tình hình khách quan lúc bấy giờ. Nhưng khi rút ra kết luận và so sánh sức mạnh quyết định thì Bộ chỉ huy quân sự Pháp đã không tính đến ba yếu tố đặc biệt quan trọng liên quan đến ưu thế công nghệ mà các chuyên gia quân sự phương Tây cũng tự thừa nhận.
    Thứ nhất, ưu thế công nghệ chỉ góp phần tạo ra ưu thế quân sự khi nó được kết hợp nhuần nhuyễn với các yếu tố khác như đường lối chiến tranh, tổ chức lực lượng, nghệ thuật quân sự, điều kiện chiến trường. Chỉ cần xét về phương diện mặt trận không thôi cũng thấy rõ ràng, ưu thế về các phương tiện tăng, thiết giáp của Pháp khó có thể phát huy trên địa bàn chằng chịt sông ngòi, đồi núi như ở Đông Dương. Máy bay có trình độ công nghệ vượt xa 3 đến 4 thế kỷ so với trình độ công nghệ thế kỷ XVI nhưng các khí cụ bay hồi đó chưa có thiết bị hồng ngoại, dễ bị đối phương vô hiệu hóa bằng màn đêm và nguỵ trang, như một nhà thơ Việt Nam đã từng viết ?orừng che bộ đội, rừng vây quân thù?.
    Thứ hai, ưu thế công nghệ có thể tạo ra ưu thế quân sự và quyết định cục diện cuộc xung đột vũ trang trong phạm vi một chiến dịch hoặc trong một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, quy mô hạn chế, được giữ bí mật và tổ chức khôn khéo. Thí dụ điển hình về phương diện này là cuộc tấn công bất ngờ, ồ ạt của không quân Israel phá huỷ gần như toàn bộ lực lượng không quân trên mặt đất của Ai Cập đã quyết định cục diện chiến tranh năm 1967 ở Trung Đông. Nhưng trong một cuộc chiến tranh kéo dài, quy mô lớn gồm nhiều chiến dịch diễn ra trên một lãnh thỏ rộng lớn thì không hẳn như vậy. Người Nhật thắng người Mỹ một trận rất ?ongoạn mục? trong chiến dịch Trân Châu Cảng nhưng không quyết định cục diện xung đột ở Thái Bình Dương trong tranh thế giới thứ hai. Về sau này, ưu thế công nghệ Mỹ cũng đã phải thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài ở Việt Nam. Đương nhiên đây chỉ là một trong những yếu tố khiến Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh này.
    Thứ ba, người Pháp đã không tính đến sức mạnh công nghệ quân sự truyền thống của dân tộc Việt Nam tích luỹ được qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Truyền thống đó được Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của **********************, kế tục và phát huy thành sức mạnh vĩ đại chưa từng thấy trong cuộc chiến tranh nhâdân Việt Nam thời đại mới.
  9. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Navarre hiểu rõ số phận Điện Biên Phủ gắn liền hơn bao giờ hết với vai trò của không quân. Do đó, y đã ném tất cả lực lượng không quân vào cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ.
    Ngoài ra, Mỹ quyết định viện trợ thêm cho lực lượng không quân Pháp ở Đông Dương 100 máy bay chiến đấu, 50 máy bay vận tải và lập cầu hàng không mới: từ Mỹ qua Pháp sang Sài Gòn; từ căn cứ quân sự Mỹ ở Clark Philippin sang Hải Phòng và từ Okinawa (Nhật Bản) sang Hải Phòng lên Điện Biên Phủ. Các cầu hàng không này do 200 chuyên viên quân sự Mỹ phụ trách. Ba tàu sân bay của hạm đội 7 Mỹ tiến vào Vịnh Bắc Bộ để uy hiếp quân và dân ta, khích lệ quân Pháp.
    So sánh tiềm lực công nghệ-quân sự đó phản ánh rõ tình hình khách quan lúc bấy giờ. Nhưng khi rút ra kết luận và so sánh sức mạnh quyết định thì Bộ chỉ huy quân sự Pháp đã không tính đến ba yếu tố đặc biệt quan trọng liên quan đến ưu thế công nghệ mà các chuyên gia quân sự phương Tây cũng tự thừa nhận.
    Thứ nhất, ưu thế công nghệ chỉ góp phần tạo ra ưu thế quân sự khi nó được kết hợp nhuần nhuyễn với các yếu tố khác như đường lối chiến tranh, tổ chức lực lượng, nghệ thuật quân sự, điều kiện chiến trường. Chỉ cần xét về phương diện mặt trận không thôi cũng thấy rõ ràng, ưu thế về các phương tiện tăng, thiết giáp của Pháp khó có thể phát huy trên địa bàn chằng chịt sông ngòi, đồi núi như ở Đông Dương. Máy bay có trình độ công nghệ vượt xa 3 đến 4 thế kỷ so với trình độ công nghệ thế kỷ XVI nhưng các khí cụ bay hồi đó chưa có thiết bị hồng ngoại, dễ bị đối phương vô hiệu hóa bằng màn đêm và nguỵ trang, như một nhà thơ Việt Nam đã từng viết ?orừng che bộ đội, rừng vây quân thù?.
    Thứ hai, ưu thế công nghệ có thể tạo ra ưu thế quân sự và quyết định cục diện cuộc xung đột vũ trang trong phạm vi một chiến dịch hoặc trong một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, quy mô hạn chế, được giữ bí mật và tổ chức khôn khéo. Thí dụ điển hình về phương diện này là cuộc tấn công bất ngờ, ồ ạt của không quân Israel phá huỷ gần như toàn bộ lực lượng không quân trên mặt đất của Ai Cập đã quyết định cục diện chiến tranh năm 1967 ở Trung Đông. Nhưng trong một cuộc chiến tranh kéo dài, quy mô lớn gồm nhiều chiến dịch diễn ra trên một lãnh thỏ rộng lớn thì không hẳn như vậy. Người Nhật thắng người Mỹ một trận rất ?ongoạn mục? trong chiến dịch Trân Châu Cảng nhưng không quyết định cục diện xung đột ở Thái Bình Dương trong tranh thế giới thứ hai. Về sau này, ưu thế công nghệ Mỹ cũng đã phải thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài ở Việt Nam. Đương nhiên đây chỉ là một trong những yếu tố khiến Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh này.
    Thứ ba, người Pháp đã không tính đến sức mạnh công nghệ quân sự truyền thống của dân tộc Việt Nam tích luỹ được qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Truyền thống đó được Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của **********************, kế tục và phát huy thành sức mạnh vĩ đại chưa từng thấy trong cuộc chiến tranh nhâdân Việt Nam thời đại mới.
  10. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Để chuẩn bị cho khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), Xứ uỷ ở đây đã vận động nhân dân, công nhân các xưởng Ba Son, Faci, v.v? sử dụng thiết bị tại chỗ bí mật sản xuất vũ khí thô sơ và lựu đạn, mìn, thành lập các xưởng chế tạo vũ khí như xưởng Bà U (Mỹ Tho), Mớp Xanh (Tân An), Hoà Thượng Đông (Rạch Giá)? Các xưởng này sử dụng các thiết bị đơn giản như lò rèn, ê tô, rìu? để sản xuất dao găm, giáo, mác hoặc chế tạo các loại lựu đạn và mìn đơn giản có vỏ bằng xi măng. Xưởng Mớp Xanh làm được 300 quả mìn, mỗi quả nặng 3 kg, phía ngoài bọc xi măng, bên trong bọc bằng sắt tây nhồi thuốc đen tự tạo cùng mảnh chai, sành. Xưởng này còn chế tạo các kiểu súng đơn giản không có kim hoả, khi bắn phải châm lửa. Ở Bắc Bộ, để có thêm vũ khí cung cấp cho lực lượng vũ trang, Tỉnh uỷ Cao-Bắc-Lạng phát động nhân dân lập các lò rèn để làm dao, mác, kiếm, sản xuất súng kíp (năm 1943). Tháng 3 năm 1944, cơ sở sản xuất súng kíp Lũng Hoàng được thành lập. Nhiệm vụ chính của xưởng là sửa chữa và chế tạo mìn, lựu đạn. Trong khi dụng cụ của xưởng chỉ vẻn vẹn có: 1 đe thợ bạc, 1 ê tô, một kièm, 1 búa, 1 dũa, 1 bộ hàn chảo? Nguyên vật liệu do đồng bào địa phương ủng hộ như cuốc, xẻng, nồi gang, lư đồng, nồi đồng, thùng sắt tây? Xưởng chế thử loại lựu đạn đơn giản: vỏ bằng sắt tây, trong cùng nhồi thuốc đen, lớp giữa nhồi sỏi, đá, mảnh chai, mảnh sành, mảnh gang? Thuốc và dây cháy chậm do xưởng tự làm, hạt lửa lấy từ đạn súng trường. Sau đó, xưởng chế tạo mìn có vỏ bằng sắt tây. Nhưng quả mìn chưa thành công vì sức công phá yếu. Tiếp đó, xưởng bắt chước lựu đạn kiểu Mỹ đã nghiên cứu sản xuất thành công lựu đạn vỏ gang, bên ngoài đúc hai chữ V.M (*********). Xưởng Lũng Hoàng còn sửa chữa được súng ngắn, súng kíp, súng trường?
    Ở đồng bằng, nhận chỉ thị của Trung ương Đảng, Xứ uỷ Bắc Kỳ tổ chức xưởng vũ khí Làng Chè (Tiên Sơn, Bắc Ninh). Ngoài sửa chữa súng, xưởng còn nghiên cứu chế tạo thành công lựu đạn vỏ gang kiểu dập, phía ngoài cũng đúc hai chữ V.M. Lựu đạn của xưởng sản xuất đã cung cấp cho giải phóng quân và du kích.
    Ở một số nơi khác, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, Quảng Ngãi? anh em công nhân bí mật sử dụng vật liệu, thiết bị của Pháp để sản xuất vũ khí hoặc đưa dụng cụ, vật liệu ra chiến khu cung cấp cho các xưởng vũ khí của ta.
    Tại miền Trung, tỉnh Quảng Ngãi lập xưởng vũ khí ở Xuân Phổ (Tư Nghĩa) với nhiệm vụ chủ yếu là rèn các vũ khí thô sơ như giáo, mác, mã tấu, v.v? và sửa chữa các loại súng bộ binh. Về sau, nhiều làng xã trong vùng cũng lập các lò rèn để làm nhiệm vụ đó.

Chia sẻ trang này