1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí VN trong 2 cuộc kháng chiến

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 26/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Để chuẩn bị cho khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), Xứ uỷ ở đây đã vận động nhân dân, công nhân các xưởng Ba Son, Faci, v.v? sử dụng thiết bị tại chỗ bí mật sản xuất vũ khí thô sơ và lựu đạn, mìn, thành lập các xưởng chế tạo vũ khí như xưởng Bà U (Mỹ Tho), Mớp Xanh (Tân An), Hoà Thượng Đông (Rạch Giá)? Các xưởng này sử dụng các thiết bị đơn giản như lò rèn, ê tô, rìu? để sản xuất dao găm, giáo, mác hoặc chế tạo các loại lựu đạn và mìn đơn giản có vỏ bằng xi măng. Xưởng Mớp Xanh làm được 300 quả mìn, mỗi quả nặng 3 kg, phía ngoài bọc xi măng, bên trong bọc bằng sắt tây nhồi thuốc đen tự tạo cùng mảnh chai, sành. Xưởng này còn chế tạo các kiểu súng đơn giản không có kim hoả, khi bắn phải châm lửa. Ở Bắc Bộ, để có thêm vũ khí cung cấp cho lực lượng vũ trang, Tỉnh uỷ Cao-Bắc-Lạng phát động nhân dân lập các lò rèn để làm dao, mác, kiếm, sản xuất súng kíp (năm 1943). Tháng 3 năm 1944, cơ sở sản xuất súng kíp Lũng Hoàng được thành lập. Nhiệm vụ chính của xưởng là sửa chữa và chế tạo mìn, lựu đạn. Trong khi dụng cụ của xưởng chỉ vẻn vẹn có: 1 đe thợ bạc, 1 ê tô, một kièm, 1 búa, 1 dũa, 1 bộ hàn chảo? Nguyên vật liệu do đồng bào địa phương ủng hộ như cuốc, xẻng, nồi gang, lư đồng, nồi đồng, thùng sắt tây? Xưởng chế thử loại lựu đạn đơn giản: vỏ bằng sắt tây, trong cùng nhồi thuốc đen, lớp giữa nhồi sỏi, đá, mảnh chai, mảnh sành, mảnh gang? Thuốc và dây cháy chậm do xưởng tự làm, hạt lửa lấy từ đạn súng trường. Sau đó, xưởng chế tạo mìn có vỏ bằng sắt tây. Nhưng quả mìn chưa thành công vì sức công phá yếu. Tiếp đó, xưởng bắt chước lựu đạn kiểu Mỹ đã nghiên cứu sản xuất thành công lựu đạn vỏ gang, bên ngoài đúc hai chữ V.M (*********). Xưởng Lũng Hoàng còn sửa chữa được súng ngắn, súng kíp, súng trường?
    Ở đồng bằng, nhận chỉ thị của Trung ương Đảng, Xứ uỷ Bắc Kỳ tổ chức xưởng vũ khí Làng Chè (Tiên Sơn, Bắc Ninh). Ngoài sửa chữa súng, xưởng còn nghiên cứu chế tạo thành công lựu đạn vỏ gang kiểu dập, phía ngoài cũng đúc hai chữ V.M. Lựu đạn của xưởng sản xuất đã cung cấp cho giải phóng quân và du kích.
    Ở một số nơi khác, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, Quảng Ngãi? anh em công nhân bí mật sử dụng vật liệu, thiết bị của Pháp để sản xuất vũ khí hoặc đưa dụng cụ, vật liệu ra chiến khu cung cấp cho các xưởng vũ khí của ta.
    Tại miền Trung, tỉnh Quảng Ngãi lập xưởng vũ khí ở Xuân Phổ (Tư Nghĩa) với nhiệm vụ chủ yếu là rèn các vũ khí thô sơ như giáo, mác, mã tấu, v.v? và sửa chữa các loại súng bộ binh. Về sau, nhiều làng xã trong vùng cũng lập các lò rèn để làm nhiệm vụ đó.
  2. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Xin Bác cho biết mấy cây nầy có cái nào là sản xuất tại VN không ạ . tiện thể đề nghị Bác cho biết đặc điểm riêng của nó luôn thể . Cám ơn nhiều .
  3. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Xin Bác cho biết mấy cây nầy có cái nào là sản xuất tại VN không ạ . tiện thể đề nghị Bác cho biết đặc điểm riêng của nó luôn thể . Cám ơn nhiều .
  4. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    To Phudongthienvuong : bác lại đố tớ hả ? nó có phải khẩu ĐKZ 82 không vậy ? nếu đúng là nó thì ta không sản xuất được đâu.
    Trong chiến tranh chống Mỹ ta có loại 82mm K65 {TQ } và B-10 { LX sản xuất }
    ---------------------------------------------------------------------------
    Tóm lại trong KCCP các lực lượng vũ trang nhân dân ta (bao gồm quân chủ lực và bộ đội địa phương) được trang bị từ các nguồn:
    Tự chế tạo là nguồn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn từ trước Cách mạng tháng Tám đến chiến dịch Biên Giới (năm 1950) mà quân đội Pháp đã tốn biết bao công sức ráo riết theo dõi, sưu tập, nghiên cứu và ghi lại trong bộ sưu tập nói trên để tìm mọi cách ngăn chặn, phá hoại.
    Mua sắm và lấy được của địch là nguồn rất quan trọng bao gồm lựu đạn, mìn, súng ngắn, súng trường, súng máy, pháo 75mm, 105mm, súng cối 60mm, 81mmm, sơn pháo 75mm, pháo phòng không 37mm, súng máy phòng không 12,7mm. Đây là nguồn vũ khí chủ yếu trang bị cho bộ đội pháo binh và bộ đội phòng không.
    Để có được vũ khí tự tạo, quân và dân ta đã phải anh dũng hy sinh, lao động quên mình và sáng tạo, phát huy cao độ ý chí tự lực tự cường để giải quyết ba vấn đề công nghệ quan trọng nhất là thiết kế, nguyên vật liệu và chế tạo.
    Về vấn đề thiết kế, trước hết phải nói về việc thiết kế loại vũ khí đơn giản nhất là lựu đạn. Hoàn cảnh kháng chiến những năm 40 không cho phép ta sử dụng nguyên xi các bản thiết kế của nước ngoài. Nói chung, ở các nước người ta chỉ sản xuất hai loại lựu đạn: lựu đạn tiến công bằng tôn và lựu đạn phòng thủ bằng gang.
    Cả hai loại đều nhồi thuốc nổ tốt. Ta chỉ có loại thuốc nổ yếu, vật liệu đúng quy cách lại không có. Do đó phải thiết kế và sản xuất tới 50-60 loại lựu đạn khác nhau.
    Ở nhiều nước, người ta thường đặt đồng hồ trong mìn nổ chậm. Ngoài việc dùng đồng hồ ta còn thiết kế ngòi nổ hẹn giờ bằng hóa chất ăn mòn dây kim loại để đóng mạch điện.
    Trong ngành chế tạo vũ khí, một sơ suất nhỏ trong thiết kế cũng đủ gây thiệt mạng cho người sử dụng. Quả đạn cối nổ cướp cò có thể xé nòng. Quả lựu đạn có thể nổ trên tay? Vì thế ở các nước đòi hỏi vật liệu dùng trong công nghiệp vũ khí phải theo đúng quy cách nghiêm ngặt. Ở ta, giữa rừng xanh Việt Bắc hay bưng biền Nam Bộ, tìm đâu ra những vật liệu đúng quy cách? Nhưng không phải vì vậy mà vũ khí do ta sản xuất ra có thể được châm chước về tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng. Đó chính là một khó khăn lớn mà ta đã vượt qua được bằng ý chí cách mạng kiên cường, trí thông minh sáng tạo và bàn tay khéo léo của người Việt Nam.
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 15:20 ngày 29/03/2005
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 15:21 ngày 29/03/2005
  5. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    To Phudongthienvuong : bác lại đố tớ hả ? nó có phải khẩu ĐKZ 82 không vậy ? nếu đúng là nó thì ta không sản xuất được đâu.
    Trong chiến tranh chống Mỹ ta có loại 82mm K65 {TQ } và B-10 { LX sản xuất }
    ---------------------------------------------------------------------------
    Tóm lại trong KCCP các lực lượng vũ trang nhân dân ta (bao gồm quân chủ lực và bộ đội địa phương) được trang bị từ các nguồn:
    Tự chế tạo là nguồn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn từ trước Cách mạng tháng Tám đến chiến dịch Biên Giới (năm 1950) mà quân đội Pháp đã tốn biết bao công sức ráo riết theo dõi, sưu tập, nghiên cứu và ghi lại trong bộ sưu tập nói trên để tìm mọi cách ngăn chặn, phá hoại.
    Mua sắm và lấy được của địch là nguồn rất quan trọng bao gồm lựu đạn, mìn, súng ngắn, súng trường, súng máy, pháo 75mm, 105mm, súng cối 60mm, 81mmm, sơn pháo 75mm, pháo phòng không 37mm, súng máy phòng không 12,7mm. Đây là nguồn vũ khí chủ yếu trang bị cho bộ đội pháo binh và bộ đội phòng không.
    Để có được vũ khí tự tạo, quân và dân ta đã phải anh dũng hy sinh, lao động quên mình và sáng tạo, phát huy cao độ ý chí tự lực tự cường để giải quyết ba vấn đề công nghệ quan trọng nhất là thiết kế, nguyên vật liệu và chế tạo.
    Về vấn đề thiết kế, trước hết phải nói về việc thiết kế loại vũ khí đơn giản nhất là lựu đạn. Hoàn cảnh kháng chiến những năm 40 không cho phép ta sử dụng nguyên xi các bản thiết kế của nước ngoài. Nói chung, ở các nước người ta chỉ sản xuất hai loại lựu đạn: lựu đạn tiến công bằng tôn và lựu đạn phòng thủ bằng gang.
    Cả hai loại đều nhồi thuốc nổ tốt. Ta chỉ có loại thuốc nổ yếu, vật liệu đúng quy cách lại không có. Do đó phải thiết kế và sản xuất tới 50-60 loại lựu đạn khác nhau.
    Ở nhiều nước, người ta thường đặt đồng hồ trong mìn nổ chậm. Ngoài việc dùng đồng hồ ta còn thiết kế ngòi nổ hẹn giờ bằng hóa chất ăn mòn dây kim loại để đóng mạch điện.
    Trong ngành chế tạo vũ khí, một sơ suất nhỏ trong thiết kế cũng đủ gây thiệt mạng cho người sử dụng. Quả đạn cối nổ cướp cò có thể xé nòng. Quả lựu đạn có thể nổ trên tay? Vì thế ở các nước đòi hỏi vật liệu dùng trong công nghiệp vũ khí phải theo đúng quy cách nghiêm ngặt. Ở ta, giữa rừng xanh Việt Bắc hay bưng biền Nam Bộ, tìm đâu ra những vật liệu đúng quy cách? Nhưng không phải vì vậy mà vũ khí do ta sản xuất ra có thể được châm chước về tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng. Đó chính là một khó khăn lớn mà ta đã vượt qua được bằng ý chí cách mạng kiên cường, trí thông minh sáng tạo và bàn tay khéo léo của người Việt Nam.
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 15:20 ngày 29/03/2005
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 15:21 ngày 29/03/2005
  6. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Đánh địch cố thủ trong nhà gạch, ta dùng bộc phá, mìn lõm cỡ nhỏ hoặc đạn bazoka. Đánh lô cốt bê tông hoặc bê tông cốt thép ta nổ bộc phá cỡ lớn hoặc mìn lõm cỡ lớn. Cách đánh đó nguy hiểm cho xung kích vì anh em phải áp sát địch. Ở nước ngoài người ta dùng pháo hạng trung và hạng nặng hoặc rocket. Lúc bấy giờ, ta chưa có nhiều pháo. Cần phải chế tạo được một loại súng thật nhẹ, có thể vận chuyển dễ dàng nhưng lại có sức công phá ngang một số pháo hạng nặng. Súng không giật (viết tắt là SKZ) ra đời từ yêu cầu đó. Trên thế giới, ý tưởng về súng không giật xuất hiện gần như cùng một lúc với ý tưởng về bom nguyên tử. Lần đầu tiên, Mỹ sử dụng SKZ trong trận đổ bộ lên đảo Okinawa. Biệt lập với thế giới bên ngoài, không có trong tay tài liệu để tham khảo, cán bộ quân giới ta đã phải thiết kế một loại vũ khí tối tân. Trước hết, phải giải quyết những vấn đề về lý thuyết, nghĩa là phải đi từng bước cơ bản, để xây dựng lý thuyết chung về súng không giật. Sau đó, vận dụng lý thuyết ấy để thiết kế, chế tạo một loại súng không giật SKZ của ta. Tiếp đến, phải tìm công nghệ chế tạo. Nghĩa là phải đi từ A đến Z. SKZ Việt Nam xuất hiện từ đó.
    Đề cập đến vấn đề thiết kế, không thể không kể đến bom bay. Trên thế giới không ai dùng thuốc đen trong tên lửa, ta đã dùng thành công. Nhược điểm của loại thuốc này là cháy quá nhanh, không cháy thành từng lớp như nitơrô xenlulôza. Đó là khó khăn thứ nhất. Khó khăn thứ hai là không có ống thép để làm tên lửa, ta phải đúc bằng đồng, nhưng độ chịu nhiệt và chịu lửa của đồng lại kém thép, làm thế nào để khi thuốc cháy, ống tên lửa không nóng chảy hoặc vỡ tan? Cuối cùng, ta vẫn phóng thử thành công bom bay, một loại tên lửa nặng 30 kg có thể đánh các mục tiêu xa 4 km. Khi thiết kế bom bay, kỹ sư Trần Đại Nghĩa đã kết hợp năng lực tư duy sáng tạo của chính mình và của đồng đội.
  7. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Đánh địch cố thủ trong nhà gạch, ta dùng bộc phá, mìn lõm cỡ nhỏ hoặc đạn bazoka. Đánh lô cốt bê tông hoặc bê tông cốt thép ta nổ bộc phá cỡ lớn hoặc mìn lõm cỡ lớn. Cách đánh đó nguy hiểm cho xung kích vì anh em phải áp sát địch. Ở nước ngoài người ta dùng pháo hạng trung và hạng nặng hoặc rocket. Lúc bấy giờ, ta chưa có nhiều pháo. Cần phải chế tạo được một loại súng thật nhẹ, có thể vận chuyển dễ dàng nhưng lại có sức công phá ngang một số pháo hạng nặng. Súng không giật (viết tắt là SKZ) ra đời từ yêu cầu đó. Trên thế giới, ý tưởng về súng không giật xuất hiện gần như cùng một lúc với ý tưởng về bom nguyên tử. Lần đầu tiên, Mỹ sử dụng SKZ trong trận đổ bộ lên đảo Okinawa. Biệt lập với thế giới bên ngoài, không có trong tay tài liệu để tham khảo, cán bộ quân giới ta đã phải thiết kế một loại vũ khí tối tân. Trước hết, phải giải quyết những vấn đề về lý thuyết, nghĩa là phải đi từng bước cơ bản, để xây dựng lý thuyết chung về súng không giật. Sau đó, vận dụng lý thuyết ấy để thiết kế, chế tạo một loại súng không giật SKZ của ta. Tiếp đến, phải tìm công nghệ chế tạo. Nghĩa là phải đi từ A đến Z. SKZ Việt Nam xuất hiện từ đó.
    Đề cập đến vấn đề thiết kế, không thể không kể đến bom bay. Trên thế giới không ai dùng thuốc đen trong tên lửa, ta đã dùng thành công. Nhược điểm của loại thuốc này là cháy quá nhanh, không cháy thành từng lớp như nitơrô xenlulôza. Đó là khó khăn thứ nhất. Khó khăn thứ hai là không có ống thép để làm tên lửa, ta phải đúc bằng đồng, nhưng độ chịu nhiệt và chịu lửa của đồng lại kém thép, làm thế nào để khi thuốc cháy, ống tên lửa không nóng chảy hoặc vỡ tan? Cuối cùng, ta vẫn phóng thử thành công bom bay, một loại tên lửa nặng 30 kg có thể đánh các mục tiêu xa 4 km. Khi thiết kế bom bay, kỹ sư Trần Đại Nghĩa đã kết hợp năng lực tư duy sáng tạo của chính mình và của đồng đội.
  8. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Nguyên vật liệu là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong công nghệ sản xuất vũ khí, thông thường do các ngành công nghiệp cung cấp, nhưng lúc này quân đội là nghành công nghiệp chính trong chiến tranh nên phải tự lo giải quyết. Quân và dân cả nước ta với lực lượng nòng cốt công nhân, cán bộ quân giới, đã tạo nguyên vật liệu sản xuất vũ khí từ nhiều hướng, bằng nhiều con đường với tất cả lòng dũng cảm, trí thông minh, sự hy sinh và đã đạt được kết quả to lớn.
    Tính đến năm 1948, ta đã bóc được gần 1.000 km đường ray, tà vẹt, thu được gần 100 đầu máy xe lửa, hàng ngàn vành, bánh, trục xe lửa, hàng vạn tấn sắt thép cũ từ hàng trăm cầu trên cả nước; hàng chục tàu lăn đường, hàng trăm xe cũ nằm rải rác trên các tuyến đường? Những thứ quý như tôlít, mênilít, đinamít được khai thức từ bom, đạn cối lép, thuỷ lôi của địch, thiếc băng ca và nhôm được khai thác từ các tàu Nhật bị Mỹ đánh chìm ở ven biển miền Trung hoặc nhiều nguyên vật liệu khác từ những máy bay hỏng trên những sân bay cũ của Pháp. Nhân dân ta cũng đóng góp cho kháng chiến hàng trăm tấn đồng, gang, sắt? Đồng bào và chiến sĩ có lúc đã đắp đập tát cạn nước để mò lấy vũ khí và kim loại trong những khí tài địch bị đánh đắm. Đồng bào đã nhiều lần đột nhập kho thuỷ lôi của địch, tháo gỡ tôlít, bí mật gỡ mìn bẫy, thu thuỷ lôi của địch ra ngoài tháo lấy thuốc. Ở một số vùng, đồng bào mò vớt được nhiều bom đạn của Pháp, Nhật đổ xuống sông từ trước, nhờ thế đã thu được hàng chục tấn nguyên vật liệu. Việc tìm kiếm bom địch không nổ để tháo ngòi lấy thuốc nổ là công việc thường xuyên tại nhiều nơi và đã thành phong trào quần chúng.
  9. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Nguyên vật liệu là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong công nghệ sản xuất vũ khí, thông thường do các ngành công nghiệp cung cấp, nhưng lúc này quân đội là nghành công nghiệp chính trong chiến tranh nên phải tự lo giải quyết. Quân và dân cả nước ta với lực lượng nòng cốt công nhân, cán bộ quân giới, đã tạo nguyên vật liệu sản xuất vũ khí từ nhiều hướng, bằng nhiều con đường với tất cả lòng dũng cảm, trí thông minh, sự hy sinh và đã đạt được kết quả to lớn.
    Tính đến năm 1948, ta đã bóc được gần 1.000 km đường ray, tà vẹt, thu được gần 100 đầu máy xe lửa, hàng ngàn vành, bánh, trục xe lửa, hàng vạn tấn sắt thép cũ từ hàng trăm cầu trên cả nước; hàng chục tàu lăn đường, hàng trăm xe cũ nằm rải rác trên các tuyến đường? Những thứ quý như tôlít, mênilít, đinamít được khai thức từ bom, đạn cối lép, thuỷ lôi của địch, thiếc băng ca và nhôm được khai thác từ các tàu Nhật bị Mỹ đánh chìm ở ven biển miền Trung hoặc nhiều nguyên vật liệu khác từ những máy bay hỏng trên những sân bay cũ của Pháp. Nhân dân ta cũng đóng góp cho kháng chiến hàng trăm tấn đồng, gang, sắt? Đồng bào và chiến sĩ có lúc đã đắp đập tát cạn nước để mò lấy vũ khí và kim loại trong những khí tài địch bị đánh đắm. Đồng bào đã nhiều lần đột nhập kho thuỷ lôi của địch, tháo gỡ tôlít, bí mật gỡ mìn bẫy, thu thuỷ lôi của địch ra ngoài tháo lấy thuốc. Ở một số vùng, đồng bào mò vớt được nhiều bom đạn của Pháp, Nhật đổ xuống sông từ trước, nhờ thế đã thu được hàng chục tấn nguyên vật liệu. Việc tìm kiếm bom địch không nổ để tháo ngòi lấy thuốc nổ là công việc thường xuyên tại nhiều nơi và đã thành phong trào quần chúng.
  10. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Những nguyên vật liệu để chế tạo chất nổ trong vũ khí không chỉ trông vào nguồn thu thập, mua hoặc chiếm được của địch mà phải tổ chức sản xuất để chủ động. Việc chế tạo các chất nổ, thuốc nổ, các hoá chất (để chế tạo chất nổ trong vũ khí) như diêm tiêu, thuốc đen, các axít cơ bản? được tổ chức sản xuất ở nhiều nơi, gần như trên khắp cả nước. Trong đó việc sản xuất fuminat thuỷ ngân là một thành công đặc biệt. Fuminat thuỷ ngân là loại thuốc kích nổ hàng đầu để chế tạo các loại hạt lửa, ống nổ? dùng cho các loại ngòi nổ của lựu đạn, mìn, các loại đạn pháo, cối. Fuminat thuỷ ngân được chế từ thuỷ ngân, axit nitơric 62% và cồn 95%, là chất nhạy nổ dễ gây tai nạn khi thao tác, đóng gói, vận chuyển, ở nhiệt độ 80°C trở lên có thể tự nổ. Nhân dân ta chế tạo được fuminat thuỷ ngân từ trước Cách mạng tháng Tám, bằng những dụng cụ thô sơ để sản xuất hạt lửa đạn. Từ năm 1946, nhất là từ năm 1947, do quy mô sản xuất vũ khí rộng lớn hơn, fuminat thuỷ ngân ngày càng được điều chế nhiều để làm hạt lửa, ống nổ cho mìn và đạn súng trường. Từ năm 1948, việc sản xuất fuminat thuỷ ngân, thuốc đen, nhất là diêm tiêu được đẩy mạnh. Lúc này, khối lượng vũ khí do ta sản xuất ngày càng lớn, dự trữ nguyên liệu để chế thuốc đen, axit nitơric ngày càng cạn. Các địa phương tìm cách sản xuất diêm tiêu bằng phương pháp cổ truyền từ phân dơi trong các hang động. Phân dơi ngâm bám vào đất đá tồn đọng lâu đời trong hang động, việc khai thác khá gian nan, nguy hiểm, vì hang động thường sâu trong vùng núi cao hiểm trở, hiếm người qua lại, lại phải vận chuyển đến nơi có nước để lọc. Trung bình 100 kg đất-phân dơi lai phải có 30 kg tro mới lọc được 2-3 kg diêm tiêu.
    Trước đó, ở hầu khắp cả nước đều tiến hành chế tạo thuốc đen để nhồi lựu đạn, làm thuốc phóng, dây cháy chậm, pháo hiệu, v.v? Từ sau tranh thế giới thứ hai, ở các nước, thuốc đen không được dùng để làm thuốc nổ. Nhưng trong điều kiện nước ta hồi đó, bắn một quả đạn cối 165mm mất 14 kg thuốc nổ. Nếu dùng thuốc nổ tốt thì lấy đâu ra? Vì vậy, số thuốc nổ tốt như tôlít chỉ để nhồi đạn bazoka, mìn đánh xe tăng. Nguyên liệu chính để chế thuôc đen là diêm tiêu, than gỗ? với tỉ lệ khác nhau tuỳ theo công dụng của từng loại. Lúc đầu, nhiều nơi cùng sản xuất thuốc đen bằng nhiều cách khác nhau. Về sau, ta dùng phương pháp tinh lọc diêm tiêu và chế tạo than củi. Tuỳ theo khả năng của từng địa phương, có thể dùng xoan, bồ đề, cây quao. Dụng cụ chế thuốc đen thường làm bằng tre, gỗ hoặc đồng.
    Sản xuất axit cũng là khâu quan trọng để đáp ứng nhu cầu sản xuất vũ khí ngày càng lớn. Tháng 7 năm 1949, ta điều chế thành công mẻ axit đầu tiên. Tháng 8 năm 1949, chỉ riêng một xưởng quân giới đã sản xuất được hơn 2 tấn axit. Đến cuối năm 1949, xưởng đó đã sản xuất được 10 tấn axit sunfuric. Có axit sunfuric, Cục Quân giới xây dựng xưởng điều chế axit nitơric, đủ bảo đảm chế được 50 kg fuminat thuỷ ngân. Nha nghiên cứu kỹ thuật còn dựa theo phương pháp Kuliman để nghiên cứu, chế tạo thành công axit nitơric từ đất sét kết hợp với diêm tiêu vào tháng 8 năm 1950.

Chia sẻ trang này