1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí VN trong 2 cuộc kháng chiến

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 26/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    To bác Phudong... : bác xem lại đoạn tớ post ở trên
    Mỗi quả đạn rèn thành từng đoạn, tiện ren để nối nhiều đoạn thành nòng và tiện tinh để bảo đảm cả sự đồng tâm và độ nhẵn bóng theo dung sai cần thiết.
    Như vậy là vỏ viên đạn trước khi tiện đã qua công đoạn rèn mà trong kỹ thuật rèn có một phương pháp gọi là : mình không nhớ chính xác nhưng kiểu như rèn đùn ấy { tức là làm cho chiều dài của vỏ đạn ngắn lại nhưng có một đoạn được đắp dày lên } vì vậy mình nghiêng về giả thuyết thứ hai của bác :
    Nếu dùng răng kết nối vậy nòng được làm có từng đọan dầy hơn để tiện phần răng như cách nối kết ống drill pipe ( khi ấy kết nối xong nhìn ống có từng khúc ngắn to phình ra hơn đường kính ống thường )
    -----------------------------------------------------------------------------
    Tiếp nhé !
    Nói về công nghệ sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, không thể không kể đến một hình thức tác chiến đặc biệt, hiệu quả cao của các chiến sĩ biệt động của ta hồi đó. Bằng các quả mìn, bộc phá thô sơ, các chiến sĩ của ta đột nhập tấn công sân bay Cát Bi (Hải Phòng), sân bay Bạch Mai (Hà Nội), tiêu diệt gần như toàn bộ số máy bay ở đó. Mặc dù các sân bay này được bố trí canh phòng cẩn mật nhất. Cũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, các đội đặc nhiệm trên sông biển đã lập được nhiều chiến công vang dội. Năm 1948, anh em quân giới ta cải tiến một quả thuỷ lôi không nổ của quân Pháp thành một quả thuỷ lôi mới nặng 80 kg chạm nổ. Chiến sĩ biệt động Sài Gòn dùng loại thủy lôi này đánh chìm chiếc tàu chở 400 tấn đạn Xe-buýt-blơ của Pháp trên sông. Đầu năm 1950, ở Hải Phòng, biệt động ta tập kích vào khu bến cảng, đánh chìm chiếc tàu chở hàng của hãng Pha-nếch (Pháp). Năm 1951, lại một tàu chiến lớn của Pháp bị biệt động ta đánh chìm trên sông Đáy. Năm 1953, biệt động ta đánh chìm một lúc 5 tàu chiến và ca nô của quân Pháp, phá vỡ kế hoạch hành quân càn quét của chúng. Cách sử dụng vũ khí thô sơ, tạo ra cách đánh đặc biệt, về sau được tổng kết và xây dựng nên Binh chủng Đặc công-một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ trong các lực lượng vũ trang nhân dân ta.
    Sau chín năm trường kỳ kháng chiến kiên cường anh dũng, các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã cùng với toàn thể nhân dân ta giành chiến thắng bằng thắng lợi vĩ đại ở Điện Biên Phủ làm chấn động cả thế giới phương Tây, báo hiệu sự sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ. Chiến thắng đó có ý nghĩa ?ovượt qua không gian và thời gian? (Phạm Văn Đồng, Điện Biên Phủ, một chiến thắng vượt qua không gian và thời gian. Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1, 1994). Trong chiến thắng huy hoàng đó của dântộc có sự đóng góp thầm lặng nhưng rất quan trọng của các lực lượng vũ trang nhân dân trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, xứng đáng với lời khen của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, trong dịp đến thăm Bảo tàng Quân giới Nam Bộ: ?oAnh dũng tuyệt vời, sáng tạo vô song. Quân giới Nam Bộ với những thành tích lớn là một ngành tiêu biểu cho tinh thần tự lực tự cường, dũng cảm tất thắng của đồng bào Nam Bộ và của quân và dân Việt Nam anh dũng dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Bác?.
  2. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Ra đời trong bão táp của cuộc Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp, công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta vừa kết tinh truyền thống văn minh công nghệ của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước, vừa tiếp thu thành tựu công nghệ mới của thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh nhân dân thời đại mới. Vì vậy, công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của quân đội ta có những nét đặc trưng riêng vừa mang bản sắc của nền văn hóa dân tộc, vừa mang tính quy luật tiến hóa công nghệ chung của nhân loại.
    Bàn về đặc trưng công nghệ, trước hết cần thống nhất quan niệm về khái niệm này.
    Công nghệ hiểu theo chữ gốc Latinh gồm hai nghĩa kết hợp với nhau. Một nghĩa là khoa học. Còn nghĩa kia là nghệ thuật, kỹ năng, kỹ xảo kiểm soát, chế ngự, làm chủ, sử dụng môi trường vật chất nhằm đem lại lợi ích cho con người. Như vậy, ngay từ xa xưa, công nghệ được quan niệm là một khoa học-làm, khoa học-hành động. Trong lịch sử hàng vạn năm, công nghệ được phát triển dựa trên kinh nghiệm hoạt động của con người (làm thử, thấy đúng, có lợi thì làm tiếp; thấy sai thì sửa đổi). Trong giai đoạn lịch sử dài dằng dặc đó công nghệ còn ở trình độ công nghệ-kinh nghiệm. Mãi đến cuối thế kỷ XIX, công nghệ mới trở thành khoa học ứng dụng (applied sciense). Lúc này, công nghệ là khoa học khai thác áp dụng các quy luật tự nhiên để sử dụng có hiệu quả cao nhất, để thay đổi và làm chủ môi trường vật chất. Trong giai đoạn này bắt đầu hình thành công nghệ-khoa học. Với vai trò đó, công nghệ đã đạt được thành tựu kỳ vĩ trong thế kỷ XX. Đến nay, hàm lượng khoa học trong công nghệ ngày một cao và chuyển dần sang một giai đoạn mới-giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ. Trong thời đại công nghệ, công nghệ được hiểu là tập hợp các công cụ-phương tiện nhằm biến đổi nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm. Công nghệ cũng được hiểu là kỹ năng và biện pháp nhằm chế tạo, sử dụng sản phẩm. Công nghệ bao gồm hai dạng: công nghệ quy trình (phương thức chế tạo) và công nghệ-sản phẩm (bản chất, đặc tính của sản phẩm, kỹ năng và nghệ thuật sử dụng sản phẩm). Theo cách hiểu này, công nghệ có bốn yếu tố hợp thành: yếu tố thiết bị là máy móc, dụng cụ, kết cấu xây dựng, nhà xưởng. Thiếu thiết bị thì không có công nghệ, nhưng thiết bị không đồng nhất với công nghệ. Yếu tố con người là nhân lực để vận hành điều khiển, quản lý dây chuyền thiết bị. Phần này phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, khéo léo, tài nghệ. Yếu tố thông tin bao gồm bản thuyết minh, mô tả sáng chế, bí quyết, tài liệu chỉ dẫn, đặc tính kỹ thuật. Yếu tố quản lý-tổ chức bao gồm các hoạt động phân bổ nguồn lực, xây dựng mạng lưới sản xuất, v.v? Những yếu tố đó liên quan mật thiết với nhau, trong đó vai trò con người là trung gian.
  3. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Ra đời trong bão táp của cuộc Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp, công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta vừa kết tinh truyền thống văn minh công nghệ của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước, vừa tiếp thu thành tựu công nghệ mới của thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh nhân dân thời đại mới. Vì vậy, công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của quân đội ta có những nét đặc trưng riêng vừa mang bản sắc của nền văn hóa dân tộc, vừa mang tính quy luật tiến hóa công nghệ chung của nhân loại.
    Bàn về đặc trưng công nghệ, trước hết cần thống nhất quan niệm về khái niệm này.
    Công nghệ hiểu theo chữ gốc Latinh gồm hai nghĩa kết hợp với nhau. Một nghĩa là khoa học. Còn nghĩa kia là nghệ thuật, kỹ năng, kỹ xảo kiểm soát, chế ngự, làm chủ, sử dụng môi trường vật chất nhằm đem lại lợi ích cho con người. Như vậy, ngay từ xa xưa, công nghệ được quan niệm là một khoa học-làm, khoa học-hành động. Trong lịch sử hàng vạn năm, công nghệ được phát triển dựa trên kinh nghiệm hoạt động của con người (làm thử, thấy đúng, có lợi thì làm tiếp; thấy sai thì sửa đổi). Trong giai đoạn lịch sử dài dằng dặc đó công nghệ còn ở trình độ công nghệ-kinh nghiệm. Mãi đến cuối thế kỷ XIX, công nghệ mới trở thành khoa học ứng dụng (applied sciense). Lúc này, công nghệ là khoa học khai thác áp dụng các quy luật tự nhiên để sử dụng có hiệu quả cao nhất, để thay đổi và làm chủ môi trường vật chất. Trong giai đoạn này bắt đầu hình thành công nghệ-khoa học. Với vai trò đó, công nghệ đã đạt được thành tựu kỳ vĩ trong thế kỷ XX. Đến nay, hàm lượng khoa học trong công nghệ ngày một cao và chuyển dần sang một giai đoạn mới-giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ. Trong thời đại công nghệ, công nghệ được hiểu là tập hợp các công cụ-phương tiện nhằm biến đổi nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm. Công nghệ cũng được hiểu là kỹ năng và biện pháp nhằm chế tạo, sử dụng sản phẩm. Công nghệ bao gồm hai dạng: công nghệ quy trình (phương thức chế tạo) và công nghệ-sản phẩm (bản chất, đặc tính của sản phẩm, kỹ năng và nghệ thuật sử dụng sản phẩm). Theo cách hiểu này, công nghệ có bốn yếu tố hợp thành: yếu tố thiết bị là máy móc, dụng cụ, kết cấu xây dựng, nhà xưởng. Thiếu thiết bị thì không có công nghệ, nhưng thiết bị không đồng nhất với công nghệ. Yếu tố con người là nhân lực để vận hành điều khiển, quản lý dây chuyền thiết bị. Phần này phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, khéo léo, tài nghệ. Yếu tố thông tin bao gồm bản thuyết minh, mô tả sáng chế, bí quyết, tài liệu chỉ dẫn, đặc tính kỹ thuật. Yếu tố quản lý-tổ chức bao gồm các hoạt động phân bổ nguồn lực, xây dựng mạng lưới sản xuất, v.v? Những yếu tố đó liên quan mật thiết với nhau, trong đó vai trò con người là trung gian.
  4. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Đặc trưng quan trọng nhất của công nghệ là tính khả thi và tính ứng dụng, hiệu quả. Như vậy, có thể hiểu công nghệ như một dạng khoa học hành động nhằm biến đổi tri thức thành nguồn lực cải tạo xã hội, chứa đựng năng lực sáng tạo vô tận của con người.
    Theo cách hiểu đó, chúng ta có thể rút ra được mấy đặc trưng công nghệ quan trọng và nổi bật sau đây của vũ khí trang bị kỹ thuật các lực lượng vũ trang nhân dân ta thời kỳ chống Pháp.
    Đặc trưng thứ nhất : tính khả thi cao và tính hiệu quả lớn.
    Theo quan niệm chung của giới khoa học thì đặc trưng công nghệ quan trọng nhất của các phương tiện vật chất là tính khả thi và hiệu quả. Đặc trưng này thể hiện ở tính phù hợp giữa các chi tiết kết cấu máy móc với các yêu cầu sản xuất (chế tạo) và yêu cầu sử dụng. Tính chất này được tạo ra trong quá trình thiết kế các chi tiết máy nhằm bảo đảm tạo ra tính chất và hiệu quả sử dụng cần có của sản phẩm, vừa để có thể sản xuất (chế tạo) đơn chiếc hoặc hàng loạt với chi phí thấp nhất về lao động và nguyên vật liệu. Muốn thế, kết cấu của sản phẩm phải đơn giản để dễ bao gói, lắp ráp, hoàn thiện về hình thức. Cách bố trí các chi tiết máy phải thuận tiện, tốn ít công sức trong quá trình lắp ráp và sửa chữa. Để đạt được tính khả thi và hiệu quả lớn phải bảo đảm sử dụng phổ cập các chi tiết và bộ phận lắp ráp đã có sẵn cũng như các chi tiết và bộ phận đã được tiêu chuẩn hóa.
    Theo quan niệm đó, vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo của các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp có tính khả thi cao và hiệu quả lớn. Trước hết, vũ khí trang bị kỹ thuật của ta phong phú về thể loại, súc tích về phương thức và kinh nghiệm sử dụng. Tuỳ theo khả năng và điều kiện của từng địa phương, đơn vị, sở trường của mỗi người, bất kỳ già trẻ, gái trai, bất kỳ dân nhiều người hay ít người có thể nghĩ ra, tự làm lấy và tự mình dùng nó để đánh giặc. Ai có điều kiện đánh giặc bằng cách nào thì sản xuất ra kiểu vũ khí đó. Địa phương dân tộc nào có kinh nghiệm sản xuất và chiến đấu bằng những kiểu loại vũ khí trang bị kỹ thuật gì thì phát triển mạnh mẽ về loại đó để có vũ khí đánh giặc vừa kịp thời, vừa lâu dài.
    Về phương tiện và cách sản xuất cũng rất thuận tiện, thô sơ, đơn giản, ít cầu kỳ về hình thức, về kiểu loại, do đó, vũ khí chế tạo có rất nhiều loại và tên gọi khác nhau; có loại được khai thác từ các kiểu binh khí của cha ông thời xưa như giáo mác, cung nỏ, bẫy đá; có lại được cải biên từ các dụng cụ sản xuất, bảo vệ sản xuất thành vũ khí đánh giặc, có loại được cải tiến từ các phương tiện, vũ khí của địch, v.v? phù hợp với nhiệm vụ tác chiến ngày càng phát triển cao tại mỗi đơn vị, mỗi địa phương. Việc phổ biến học tập cũng nhanh chóng và dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, phù hợp với trình độ văn hóa phổ cập rất thấp của toàn dân hồi đó. Về phương diện này, điển hình nhất là các loại vũ khí căn bản tự tạo của các lực lượng vũ trang nhân dân ta như mìn, lựu đạn, thuỷ lôi, v.v?
  5. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Đặc trưng quan trọng nhất của công nghệ là tính khả thi và tính ứng dụng, hiệu quả. Như vậy, có thể hiểu công nghệ như một dạng khoa học hành động nhằm biến đổi tri thức thành nguồn lực cải tạo xã hội, chứa đựng năng lực sáng tạo vô tận của con người.
    Theo cách hiểu đó, chúng ta có thể rút ra được mấy đặc trưng công nghệ quan trọng và nổi bật sau đây của vũ khí trang bị kỹ thuật các lực lượng vũ trang nhân dân ta thời kỳ chống Pháp.
    Đặc trưng thứ nhất : tính khả thi cao và tính hiệu quả lớn.
    Theo quan niệm chung của giới khoa học thì đặc trưng công nghệ quan trọng nhất của các phương tiện vật chất là tính khả thi và hiệu quả. Đặc trưng này thể hiện ở tính phù hợp giữa các chi tiết kết cấu máy móc với các yêu cầu sản xuất (chế tạo) và yêu cầu sử dụng. Tính chất này được tạo ra trong quá trình thiết kế các chi tiết máy nhằm bảo đảm tạo ra tính chất và hiệu quả sử dụng cần có của sản phẩm, vừa để có thể sản xuất (chế tạo) đơn chiếc hoặc hàng loạt với chi phí thấp nhất về lao động và nguyên vật liệu. Muốn thế, kết cấu của sản phẩm phải đơn giản để dễ bao gói, lắp ráp, hoàn thiện về hình thức. Cách bố trí các chi tiết máy phải thuận tiện, tốn ít công sức trong quá trình lắp ráp và sửa chữa. Để đạt được tính khả thi và hiệu quả lớn phải bảo đảm sử dụng phổ cập các chi tiết và bộ phận lắp ráp đã có sẵn cũng như các chi tiết và bộ phận đã được tiêu chuẩn hóa.
    Theo quan niệm đó, vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo của các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp có tính khả thi cao và hiệu quả lớn. Trước hết, vũ khí trang bị kỹ thuật của ta phong phú về thể loại, súc tích về phương thức và kinh nghiệm sử dụng. Tuỳ theo khả năng và điều kiện của từng địa phương, đơn vị, sở trường của mỗi người, bất kỳ già trẻ, gái trai, bất kỳ dân nhiều người hay ít người có thể nghĩ ra, tự làm lấy và tự mình dùng nó để đánh giặc. Ai có điều kiện đánh giặc bằng cách nào thì sản xuất ra kiểu vũ khí đó. Địa phương dân tộc nào có kinh nghiệm sản xuất và chiến đấu bằng những kiểu loại vũ khí trang bị kỹ thuật gì thì phát triển mạnh mẽ về loại đó để có vũ khí đánh giặc vừa kịp thời, vừa lâu dài.
    Về phương tiện và cách sản xuất cũng rất thuận tiện, thô sơ, đơn giản, ít cầu kỳ về hình thức, về kiểu loại, do đó, vũ khí chế tạo có rất nhiều loại và tên gọi khác nhau; có loại được khai thác từ các kiểu binh khí của cha ông thời xưa như giáo mác, cung nỏ, bẫy đá; có lại được cải biên từ các dụng cụ sản xuất, bảo vệ sản xuất thành vũ khí đánh giặc, có loại được cải tiến từ các phương tiện, vũ khí của địch, v.v? phù hợp với nhiệm vụ tác chiến ngày càng phát triển cao tại mỗi đơn vị, mỗi địa phương. Việc phổ biến học tập cũng nhanh chóng và dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, phù hợp với trình độ văn hóa phổ cập rất thấp của toàn dân hồi đó. Về phương diện này, điển hình nhất là các loại vũ khí căn bản tự tạo của các lực lượng vũ trang nhân dân ta như mìn, lựu đạn, thuỷ lôi, v.v?
  6. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Lựu đạn là một loại vũ khí được chế tạo phổ biến nhất trong cả nước để trang bị cho hàng triệu chiến sĩ bộ đội chủ lực và dân quân. Trong những năm đầu kháng chiến có nhiều kiểu lựu đạn như kiểu ở Mỹ Tho, Tân An (bộ đội ta rất thích dùng loại lựu đạn này vì không phải rút chốt an toàn, chỉ cần ném chạm mục tiêu là nổ); kiểu đốt ngòi ở Trà Vinh, kiểu quẹt (như đánh diêm) để phát hoả, kiểu có đuôi khi rơi chúc đầu chạm nổ ở Bến Tre, Thanh Hóa; kiểu rơi đập nổ hình lọ mực của xưởng Phan Đình Phùng. Về sau chỉ còn ba kiểu thông dụng hơn cả là lựu đạn mỏ vịt (còn gọi là lựu đạn cần) cải biên từ các kiểu lựu đạn của Pháp, Mỹ, Anh; lựu đạn kiểu đập (cải biên từ kiểu của Nhật) và lựu đạn chầy, rút nụ xoè (cải biên từ kiểu của Trung Quốc). Cả ba kiểu này chỉ nặng 0,5-0,7 kg, có vỏ đúc bằng gang có khía để tạo mảnh. Nói chung, để chế tạo lựu đạn đã có sẵn nguyên liệu dễ kiếm, dễ gia công chế tạo.
    Mìn cũng có nhiều loại tuỳ theo công dụng như diệt bộ binh, phá xe cơ giới, máy bay, công sự, cầu đường. Do đó, mìn có hình dạng, trọng lượng khác nhau, nguyên vật liệu chế tạo khác nhau. Ban đầu, mìn được chế tạo từ đạn pháo, đạn cối, bom lép của địch, chỉ cần tháo ngòi cũ, lắp ngòi nổ mới. Vỏ mìn có thể làm bằng các vật liệu khác nhau như kim loại, sành sứ, gỗ, ống tre và vừa dễ nguỵ trang, vừa dễ kiếm tại chỗ. Một số nơi còn chế tạo mìn muỗi, mìn nhảy, mìn đạp. Với quả mìn dễ chế tạo, nhưng hiệu quả lớn, được sử dụng bất ngờ đã gây ra biết bao nỗi khiếp sợ cho quân Pháp từ chiến trường Nam Bộ đến chiến trường Việt Bắc. Thí du, mìn FT là loại mìn lõm, có thiết kế chế tạo đơn giản, dùng lượng nổ ít nhưng sức công phá lớn để phá tháp canh, lô cốt, một thời được quân Pháp gọi là ?ovũ khí khủng khiếp của *********?. Mìn pê-ta dùng hai kilôgam thuốc nổ TNT ứng dụng nguyên lý hai lần sóng nổ ngược chiều được điều khiển nổ từ xa bằng ngòi điện đã từng đánh sập hàng loạt đôn bốt, tháp canh, gieo nỗi kinh hoàng cho địch.
    Thuỷ lôi của ta chế tạo thường có vỏ bằng tôn nhồi từ 20 đến 50 kg thuốc nổ, có ngòi giật hoặc ngòi điện hoạt động bằng pin hoặc động cơ điện quay tay, được sử dụng phổ biến trên các địa bàn có nhiều kênh rạch, sông ngòi như ở Nam Bộ. Thời kỳ đầu kháng chiến, thuỷ lôi của Quân giới Nam Bộ được chế tạo bằng cách cải tiến thuỷ lôi cỡ lớn của địch.
  7. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Lựu đạn là một loại vũ khí được chế tạo phổ biến nhất trong cả nước để trang bị cho hàng triệu chiến sĩ bộ đội chủ lực và dân quân. Trong những năm đầu kháng chiến có nhiều kiểu lựu đạn như kiểu ở Mỹ Tho, Tân An (bộ đội ta rất thích dùng loại lựu đạn này vì không phải rút chốt an toàn, chỉ cần ném chạm mục tiêu là nổ); kiểu đốt ngòi ở Trà Vinh, kiểu quẹt (như đánh diêm) để phát hoả, kiểu có đuôi khi rơi chúc đầu chạm nổ ở Bến Tre, Thanh Hóa; kiểu rơi đập nổ hình lọ mực của xưởng Phan Đình Phùng. Về sau chỉ còn ba kiểu thông dụng hơn cả là lựu đạn mỏ vịt (còn gọi là lựu đạn cần) cải biên từ các kiểu lựu đạn của Pháp, Mỹ, Anh; lựu đạn kiểu đập (cải biên từ kiểu của Nhật) và lựu đạn chầy, rút nụ xoè (cải biên từ kiểu của Trung Quốc). Cả ba kiểu này chỉ nặng 0,5-0,7 kg, có vỏ đúc bằng gang có khía để tạo mảnh. Nói chung, để chế tạo lựu đạn đã có sẵn nguyên liệu dễ kiếm, dễ gia công chế tạo.
    Mìn cũng có nhiều loại tuỳ theo công dụng như diệt bộ binh, phá xe cơ giới, máy bay, công sự, cầu đường. Do đó, mìn có hình dạng, trọng lượng khác nhau, nguyên vật liệu chế tạo khác nhau. Ban đầu, mìn được chế tạo từ đạn pháo, đạn cối, bom lép của địch, chỉ cần tháo ngòi cũ, lắp ngòi nổ mới. Vỏ mìn có thể làm bằng các vật liệu khác nhau như kim loại, sành sứ, gỗ, ống tre và vừa dễ nguỵ trang, vừa dễ kiếm tại chỗ. Một số nơi còn chế tạo mìn muỗi, mìn nhảy, mìn đạp. Với quả mìn dễ chế tạo, nhưng hiệu quả lớn, được sử dụng bất ngờ đã gây ra biết bao nỗi khiếp sợ cho quân Pháp từ chiến trường Nam Bộ đến chiến trường Việt Bắc. Thí du, mìn FT là loại mìn lõm, có thiết kế chế tạo đơn giản, dùng lượng nổ ít nhưng sức công phá lớn để phá tháp canh, lô cốt, một thời được quân Pháp gọi là ?ovũ khí khủng khiếp của *********?. Mìn pê-ta dùng hai kilôgam thuốc nổ TNT ứng dụng nguyên lý hai lần sóng nổ ngược chiều được điều khiển nổ từ xa bằng ngòi điện đã từng đánh sập hàng loạt đôn bốt, tháp canh, gieo nỗi kinh hoàng cho địch.
    Thuỷ lôi của ta chế tạo thường có vỏ bằng tôn nhồi từ 20 đến 50 kg thuốc nổ, có ngòi giật hoặc ngòi điện hoạt động bằng pin hoặc động cơ điện quay tay, được sử dụng phổ biến trên các địa bàn có nhiều kênh rạch, sông ngòi như ở Nam Bộ. Thời kỳ đầu kháng chiến, thuỷ lôi của Quân giới Nam Bộ được chế tạo bằng cách cải tiến thuỷ lôi cỡ lớn của địch.
  8. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Ngay cả những vũ khí được coi là hiện đại lúc bấy giờ cũng được cải tiến để dễ chế tạo nhưng vẫn có hiệu quả sát thương cao.
    SS là một loại súng không giật, giống như SKZ có kết cấu dựa theo nguyên lý bảo toàn động lượng. Trong SKZ của các nước, động lượng của đạn bắn ra phía trước được cân bằng với động lượng của khối khí phụt ra phía sau. Còn trong SS của ta, động lượng đó được cân bằng bởi một khối gỗ chắc phóng ra phía sau. Nhờ vậy, kết cấu súng đơn giản, tiết kiệm được nhiều thuốc phóng. SS là sản phẩm của Quân giới Nam Bộ dùng thay thế bazoka. Trong điều kiện Nam Bộ lúc đó thiếu nhiều thứ để sản xuất bazoka như thép ống đuôi, thuốc phóng, máy dập. Bằng nỗ lực và sáng tạo đặc biệt, Quân giới Nam Bộ chế tạo ra nhiều kiểu SS như SSAF đánh phá thành, tường; SSAT chống tăng; SSAC lắp đầu đạn nổ lõm; SSB để bắn đạn pháo 75mm thu được của Pháp, v.v?
    Súng phóng bom và bom phóng được chế tạo để bắn quả đạn lớn từ nòng súng bé. Đạn giống như quả bom có 4 cánh bằng tôn, chuôi đạn bằng gỗ, có đầu bịt sắt để cắm vừa nòng súng. Thân đạn lúc đầu tận dụng quả bom 10 kg của Pháp, về sau ta tự đúc bằng gang. Ngòi đạn đúc bằng kim loại màu. Bom phóng có sức công phá lớn, bắn đi xa 300 mét, dùng để đánh phá doanh trại, đồn bốt. Cuối năm 1947 ta đã sản xuất được hàng trăm quả.
    Súng và đạn cối 51mm cũng là một công trình công phu, sáng tạo. Thân súng và đạn được rèn từ thép đường ray xe lửa. Khâu khó giải quyết nhất là ngòi đạn. Các nước công nghiệp phát triển chế tạo ngòi bằng các máy chuyên dụng. Ta không có loại máy đó. Cái khó không bó được cái khôn. Ta đã thiết kế loại đạn có ngòi cấu tạo đơn giản. Quân giới Khu 2 đúc các chi tiết bằng thiếc với khuôn ép chính xác, đúc xong chỉ cần xử lý qua là được. Phần thuật phóng và thuốc phóng khá phức tạp cũng được các kỹ sư quân giới giải quyết tốt. Súng cối 51mm bắn đạn xa 2.000m, gây mảnh sắc, tán xạ trong phạm vi quy định. Quân giới Nam Bộ có sáng kiến chế tạo súng cối 60mm kiểu Brăng của Pháp. Nòng súng được chế từ ống giảm sóc máy bay cỡ 65mm. Đạn cối 60mm thu được của Pháp được lắp thêm đai đạn để bắn từ nòng có cỡ súng lớn hơn. Trong trận Tân Thới Hiệp (Gò Vấp), lần đầu tiên cả một tiểu đoàn địch hoảng loạn bỏ chạy vì không ngờ ta có súng bắn cầu vồng (súng cối). Đạn chống tăng AT được chế tạo để gá vào đầu súng trường bắn bằng khí nén do Cục Quân giới ta thiết kế chế tạo cũng là loại vũ khí chống chiến xa, dễ sử dụng, có hiệu quả chiến đấu cao, bộ đội ta rất ưa dùng.
  9. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Ngay cả những vũ khí được coi là hiện đại lúc bấy giờ cũng được cải tiến để dễ chế tạo nhưng vẫn có hiệu quả sát thương cao.
    SS là một loại súng không giật, giống như SKZ có kết cấu dựa theo nguyên lý bảo toàn động lượng. Trong SKZ của các nước, động lượng của đạn bắn ra phía trước được cân bằng với động lượng của khối khí phụt ra phía sau. Còn trong SS của ta, động lượng đó được cân bằng bởi một khối gỗ chắc phóng ra phía sau. Nhờ vậy, kết cấu súng đơn giản, tiết kiệm được nhiều thuốc phóng. SS là sản phẩm của Quân giới Nam Bộ dùng thay thế bazoka. Trong điều kiện Nam Bộ lúc đó thiếu nhiều thứ để sản xuất bazoka như thép ống đuôi, thuốc phóng, máy dập. Bằng nỗ lực và sáng tạo đặc biệt, Quân giới Nam Bộ chế tạo ra nhiều kiểu SS như SSAF đánh phá thành, tường; SSAT chống tăng; SSAC lắp đầu đạn nổ lõm; SSB để bắn đạn pháo 75mm thu được của Pháp, v.v?
    Súng phóng bom và bom phóng được chế tạo để bắn quả đạn lớn từ nòng súng bé. Đạn giống như quả bom có 4 cánh bằng tôn, chuôi đạn bằng gỗ, có đầu bịt sắt để cắm vừa nòng súng. Thân đạn lúc đầu tận dụng quả bom 10 kg của Pháp, về sau ta tự đúc bằng gang. Ngòi đạn đúc bằng kim loại màu. Bom phóng có sức công phá lớn, bắn đi xa 300 mét, dùng để đánh phá doanh trại, đồn bốt. Cuối năm 1947 ta đã sản xuất được hàng trăm quả.
    Súng và đạn cối 51mm cũng là một công trình công phu, sáng tạo. Thân súng và đạn được rèn từ thép đường ray xe lửa. Khâu khó giải quyết nhất là ngòi đạn. Các nước công nghiệp phát triển chế tạo ngòi bằng các máy chuyên dụng. Ta không có loại máy đó. Cái khó không bó được cái khôn. Ta đã thiết kế loại đạn có ngòi cấu tạo đơn giản. Quân giới Khu 2 đúc các chi tiết bằng thiếc với khuôn ép chính xác, đúc xong chỉ cần xử lý qua là được. Phần thuật phóng và thuốc phóng khá phức tạp cũng được các kỹ sư quân giới giải quyết tốt. Súng cối 51mm bắn đạn xa 2.000m, gây mảnh sắc, tán xạ trong phạm vi quy định. Quân giới Nam Bộ có sáng kiến chế tạo súng cối 60mm kiểu Brăng của Pháp. Nòng súng được chế từ ống giảm sóc máy bay cỡ 65mm. Đạn cối 60mm thu được của Pháp được lắp thêm đai đạn để bắn từ nòng có cỡ súng lớn hơn. Trong trận Tân Thới Hiệp (Gò Vấp), lần đầu tiên cả một tiểu đoàn địch hoảng loạn bỏ chạy vì không ngờ ta có súng bắn cầu vồng (súng cối). Đạn chống tăng AT được chế tạo để gá vào đầu súng trường bắn bằng khí nén do Cục Quân giới ta thiết kế chế tạo cũng là loại vũ khí chống chiến xa, dễ sử dụng, có hiệu quả chiến đấu cao, bộ đội ta rất ưa dùng.
  10. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Đặc trưng thứ hai: tính khoa học kết hợp với tính cách mạng.
    Công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân khẳng định, trong điều kiện và hoàn cảnh nước ta thiếu một trong hai yếu tố đó chúng ta không thể tạo ra được vũ khí trang bị kỹ thuật cần thiết để chiến thắng.
    Thông thường, để có được tính hiệu quả cao, vũ khí trang bị kỹ thuật phải được chế tạo theo những nguyên lý khoa học khách quan, chặt chẽ. Dù là loại vũ khí trang bị nào, nhưng nguyên lý cấu tạo, uy lực và cách đánh đòi hỏi một trình độ khoa học nhất định. Vật liệu, cách làm, hình dáng mỗi loại khác nhau, nhưng bất kỳ loại nào cũng đều vận dụng nguyên lý cơ bản cấu tạo của vật chất và của các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các loại vật chất khi được liên kết với nhau như: độ rắn, mềm, dẻo, sức xuyên sâu, sức đàn hồi mạnh, sức phóng, sức nổ, hoặc trọng lượng và tốc độ, v.v?
    Uy lực sát thương của mỗi loại tuy có phạm vi và mức độ nhất đinh, nhưng đều vận dụng các nguyên lý khoa học (sát thương tại chỗ, sát thương xa trong một cự ly nhất định) để tạo nên hiệu suất chiến đấu cao, từ những loại phải đánh trước, đánh cố định một nơi, đến các loại mang đeo gọn nhẹ, đánh nhanh, uy lực lớn, thu hồi nhanh, cơ động trong nhiều tình huống chiến đấu phức tạp.
    Tuy nhiên, với điều kiện và hoàn cảnh của cuộc kháng chiến chống Pháp hồi đó, trong quá trình sản xuất, sử dụng các loại vũ khí chúng ta phải nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm, đồng thời vừa sáng tạo và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của vũ khí tự chế tạo.
    Một phần rất lớn vũ khí tự tạo của ta (còn gọi là vũ khí địa phương), đặc biệt là ở Nam Bộ, được chế tạo theo công nghệ-kinh nghiệm, công nghệ-kỹ xảo. Đặc điểm của công nghệ này là vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa sáng tạo để luôn luôn có vũ khí thích hợp với từng cách đánh ở từng chiến trường, tận dụng nhiều kiểu loại vũ khí trang bị của địch trong khi chúng ta không có được bất kỳ một thông tin nào về chúng. Để làm được điều đó, nhiều cán bộ chiến sĩ quân giới và nhân dân ta đã phải hy sinh thầm lặng trong quá trình chế tạo vũ khí. Rõ ràng không có được tinh thần hy sinh cách mạng anh dũng đó của các cán bộ và chiến sĩ quân giới, chúng ta không thể nhanh chóng có được vũ khí tự tạo trong những năm đầu kháng chiến. Đồng thời, để có được vũ khí tự tạo hiện đại lúc bấy giờ nhằm chiến đấu lâu dài, trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn mọi bề chúng ta vẫn phải tiến hành nghiên cứu sáng tạo khoa học với tinh thần khẩn trương, quyết tâm rất cao. Về phương diện này, dư luận trong và ngoài nước thường dẫn chứng súng bazoka sử dụng hiệu ứng nổ lõm. Hiệu ứng nổ lõm của thuốc nổ được phát minh từ năm 1864. Trong tranh thế giới thứ hai (1939-1945) được nhiều nước công nghiệp vận dụng chế tạo đạn nổ lõm để đánh phá các công trình kiên cố, chống xe tăng và xe bọc thép. Nguyên lý khoa học đó được kỹ sư Trần Đại Nghĩa-người đại diện tiêu biểu cho đội ngũ các kỹ sư Quân giới Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp cùng tập thể cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật viên của quân đội ta vận dụng sáng tạo để chế tạo nhiều vũ khí của các lực lượng vũ trang nhân dân ta, trong đó điển hình nhất là súng bazoka. Bác Hồ, Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng chú ý đến việc sản xuất súng bazoka ngay từ đầu năm 1946. Đây là một loại vũ khí gần như lý tưởng của ta lúc đó, đã góp phần quan trọng hạn chế ưu thế mạnh nhất của địch là xe cơ giới, xe bọc thép, xe tăng và công sự kiên cố. Lịch sử chế tạo và sử dụng loại vũ khí này là những trang sinh động về tinh thần cách mạng, tự lực tự cường của ngành Quân giới ta trong những năm tháng nước ta bị phong toả bốn bề.

Chia sẻ trang này