1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí VN trong 2 cuộc kháng chiến

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 26/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Đặc trưng thứ hai: tính khoa học kết hợp với tính cách mạng.
    Công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân khẳng định, trong điều kiện và hoàn cảnh nước ta thiếu một trong hai yếu tố đó chúng ta không thể tạo ra được vũ khí trang bị kỹ thuật cần thiết để chiến thắng.
    Thông thường, để có được tính hiệu quả cao, vũ khí trang bị kỹ thuật phải được chế tạo theo những nguyên lý khoa học khách quan, chặt chẽ. Dù là loại vũ khí trang bị nào, nhưng nguyên lý cấu tạo, uy lực và cách đánh đòi hỏi một trình độ khoa học nhất định. Vật liệu, cách làm, hình dáng mỗi loại khác nhau, nhưng bất kỳ loại nào cũng đều vận dụng nguyên lý cơ bản cấu tạo của vật chất và của các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các loại vật chất khi được liên kết với nhau như: độ rắn, mềm, dẻo, sức xuyên sâu, sức đàn hồi mạnh, sức phóng, sức nổ, hoặc trọng lượng và tốc độ, v.v?
    Uy lực sát thương của mỗi loại tuy có phạm vi và mức độ nhất đinh, nhưng đều vận dụng các nguyên lý khoa học (sát thương tại chỗ, sát thương xa trong một cự ly nhất định) để tạo nên hiệu suất chiến đấu cao, từ những loại phải đánh trước, đánh cố định một nơi, đến các loại mang đeo gọn nhẹ, đánh nhanh, uy lực lớn, thu hồi nhanh, cơ động trong nhiều tình huống chiến đấu phức tạp.
    Tuy nhiên, với điều kiện và hoàn cảnh của cuộc kháng chiến chống Pháp hồi đó, trong quá trình sản xuất, sử dụng các loại vũ khí chúng ta phải nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm, đồng thời vừa sáng tạo và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của vũ khí tự chế tạo.
    Một phần rất lớn vũ khí tự tạo của ta (còn gọi là vũ khí địa phương), đặc biệt là ở Nam Bộ, được chế tạo theo công nghệ-kinh nghiệm, công nghệ-kỹ xảo. Đặc điểm của công nghệ này là vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa sáng tạo để luôn luôn có vũ khí thích hợp với từng cách đánh ở từng chiến trường, tận dụng nhiều kiểu loại vũ khí trang bị của địch trong khi chúng ta không có được bất kỳ một thông tin nào về chúng. Để làm được điều đó, nhiều cán bộ chiến sĩ quân giới và nhân dân ta đã phải hy sinh thầm lặng trong quá trình chế tạo vũ khí. Rõ ràng không có được tinh thần hy sinh cách mạng anh dũng đó của các cán bộ và chiến sĩ quân giới, chúng ta không thể nhanh chóng có được vũ khí tự tạo trong những năm đầu kháng chiến. Đồng thời, để có được vũ khí tự tạo hiện đại lúc bấy giờ nhằm chiến đấu lâu dài, trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn mọi bề chúng ta vẫn phải tiến hành nghiên cứu sáng tạo khoa học với tinh thần khẩn trương, quyết tâm rất cao. Về phương diện này, dư luận trong và ngoài nước thường dẫn chứng súng bazoka sử dụng hiệu ứng nổ lõm. Hiệu ứng nổ lõm của thuốc nổ được phát minh từ năm 1864. Trong tranh thế giới thứ hai (1939-1945) được nhiều nước công nghiệp vận dụng chế tạo đạn nổ lõm để đánh phá các công trình kiên cố, chống xe tăng và xe bọc thép. Nguyên lý khoa học đó được kỹ sư Trần Đại Nghĩa-người đại diện tiêu biểu cho đội ngũ các kỹ sư Quân giới Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp cùng tập thể cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật viên của quân đội ta vận dụng sáng tạo để chế tạo nhiều vũ khí của các lực lượng vũ trang nhân dân ta, trong đó điển hình nhất là súng bazoka. Bác Hồ, Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng chú ý đến việc sản xuất súng bazoka ngay từ đầu năm 1946. Đây là một loại vũ khí gần như lý tưởng của ta lúc đó, đã góp phần quan trọng hạn chế ưu thế mạnh nhất của địch là xe cơ giới, xe bọc thép, xe tăng và công sự kiên cố. Lịch sử chế tạo và sử dụng loại vũ khí này là những trang sinh động về tinh thần cách mạng, tự lực tự cường của ngành Quân giới ta trong những năm tháng nước ta bị phong toả bốn bề.
  2. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Năm 1946, ta thu được một khẩu bazoka của địch. Có được mẫu súng và đạn bazoka, cán bộ, công nhận xưởng Giang Tiên của Cục Quân giới ta tháo viên đạn mẫu ra từng bộ phận để vẽ kiểu và chế thử. Ban đầu, khi chế thử, xưởng gặp khó khăn về thiết bị, nguyên liệu như thiếu máy dập đồng lá, thép lá. Cán bộ, công nhân xưởng Giang Tiên đã tìm ra phương pháp gia công thích hợp. Đầu đạn và thân đạn được tiện từ các đoạn thép hoặc nhôm đặc. Còn phễu đồng được tiện từ những khúc đồng đúc. Ống đuôi đạn cũng tiện từ khúc thép đặc. Không có máy hàn điện, anh em hàn bằng thiếc gắn cánh đuôi vào cuống đuôi đạn. Phần cơ khí cuối cùng cũng được giải quyết khá trót lọt, quả đạn đầu tiên được chế tạo đúng hình dạng, kích thước. Khó khăn chính lúc này là tính toán buồng thuốc đẩy, loa phụt, liều thuốc đẩy, thuốc gây nổ. Nói chung là toàn bộ phần hóa chất, hoả thuật. Phải làm thế nào để viên đan bay đi theo tốc độ, tầm bắn quy định và khi chạm đích thì đạn nổ xuyên, phát huy được uy lực theo hiệu ứng lõm của khối thuốc nổ.
    Kỹ sư Trần Đại Nghĩa được Bộ Quốc phòng cử đến xưởng Giang Tiên (11 năm 1946) trực tiếp nghiên cứu hoàn chỉnh đạn bazoka. Lúc này, đồng chí Tạ Quang Bửu vừa là nhà khoa học kiêm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đang trực tiếp chỉ đạo xưởng Giang Tiên về hướng nghiên cứu-chế tạo súng đạn bazoka. Sau khi kiểm tra phần cơ khí và qua tính toán, thử nghiệm, kỹ sư Trần Đại Nghĩa xác định được chủng loại và liều lượng thuốc đẩy, thuốc phóng. Nhưng lúc này ta không có những nguyên liệu như đạn của Mỹ, phải nghiên cứu để tìm được loại thay thế mà ta đang có. Khi đem bắn thử, đạn bay tốt, nổ nhưng lại chưa xuyên.
    Mười ngày say khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, việc nghiên cứu hoàn chỉnh đạn bazoka lại được tiếp tục, với tinh thần khẩn trương hơn, ngay tại cơ quan Cục Quân giới vừa di chuyển đến Ứng Hoà, Hà Đông. Một tổ cán bộ, công nhân, dưới sự hướng dẫn của đồng chí Trần Đại Nghĩa, nghiên cứu, hoàn chỉnh đạn bazoka. Còn súng bazoka thì giao cho xưởng K1 (Khu 11) chế thử theo mẫu của Cục. Một số quả đạn từ xưởng Giang Tiên gửi về Cục đem bắn thử. Đạn nổ nhưng vẫn không xuyên, còn phát sinh nhiều khuyết tật khác như vỡ ống đuôi (do tiện dày mỏng không đều) và tuột cánh đuôi (do hàn thiếc). Khắc phục những khuyết tật này không khó. Khó nhất là lúc này vẫn là làm cho quả đạn phải xuyên phá tốt.
    Qua nghiên cứu nguyên nhân, các bộ phân nghiên cứu đi đến kết luận đạn không xuyên là do khối thuốc ở thân đạn không nổ hết, không tạo được tốc độ lớn, luồng xuyên mạnh, nhiệt độ cao, do thuốc gợi nổ ở ống quả đạn chưa đúng liều lượng. Anh em tiếp tục bắn thử với ống nổ mới (nhồi 50% fuminat thuỷ ngân và 50% axit piric). Lần bắn vào cuói tháng 2 năm 1947 đạt kết quả tốt, bức tường thành (như bia bắn) bị phá tan, lỗ xuyên vào tường sâu 75 cm. So với một quả đạn của Mỹ nguyên vẹn còn lại được bắn tiếp để so sánh thì các hiện tượng nổ, khối lửa, lỗ thủng, sức xuyên đều tương đương.
  3. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Năm 1946, ta thu được một khẩu bazoka của địch. Có được mẫu súng và đạn bazoka, cán bộ, công nhận xưởng Giang Tiên của Cục Quân giới ta tháo viên đạn mẫu ra từng bộ phận để vẽ kiểu và chế thử. Ban đầu, khi chế thử, xưởng gặp khó khăn về thiết bị, nguyên liệu như thiếu máy dập đồng lá, thép lá. Cán bộ, công nhân xưởng Giang Tiên đã tìm ra phương pháp gia công thích hợp. Đầu đạn và thân đạn được tiện từ các đoạn thép hoặc nhôm đặc. Còn phễu đồng được tiện từ những khúc đồng đúc. Ống đuôi đạn cũng tiện từ khúc thép đặc. Không có máy hàn điện, anh em hàn bằng thiếc gắn cánh đuôi vào cuống đuôi đạn. Phần cơ khí cuối cùng cũng được giải quyết khá trót lọt, quả đạn đầu tiên được chế tạo đúng hình dạng, kích thước. Khó khăn chính lúc này là tính toán buồng thuốc đẩy, loa phụt, liều thuốc đẩy, thuốc gây nổ. Nói chung là toàn bộ phần hóa chất, hoả thuật. Phải làm thế nào để viên đan bay đi theo tốc độ, tầm bắn quy định và khi chạm đích thì đạn nổ xuyên, phát huy được uy lực theo hiệu ứng lõm của khối thuốc nổ.
    Kỹ sư Trần Đại Nghĩa được Bộ Quốc phòng cử đến xưởng Giang Tiên (11 năm 1946) trực tiếp nghiên cứu hoàn chỉnh đạn bazoka. Lúc này, đồng chí Tạ Quang Bửu vừa là nhà khoa học kiêm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đang trực tiếp chỉ đạo xưởng Giang Tiên về hướng nghiên cứu-chế tạo súng đạn bazoka. Sau khi kiểm tra phần cơ khí và qua tính toán, thử nghiệm, kỹ sư Trần Đại Nghĩa xác định được chủng loại và liều lượng thuốc đẩy, thuốc phóng. Nhưng lúc này ta không có những nguyên liệu như đạn của Mỹ, phải nghiên cứu để tìm được loại thay thế mà ta đang có. Khi đem bắn thử, đạn bay tốt, nổ nhưng lại chưa xuyên.
    Mười ngày say khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, việc nghiên cứu hoàn chỉnh đạn bazoka lại được tiếp tục, với tinh thần khẩn trương hơn, ngay tại cơ quan Cục Quân giới vừa di chuyển đến Ứng Hoà, Hà Đông. Một tổ cán bộ, công nhân, dưới sự hướng dẫn của đồng chí Trần Đại Nghĩa, nghiên cứu, hoàn chỉnh đạn bazoka. Còn súng bazoka thì giao cho xưởng K1 (Khu 11) chế thử theo mẫu của Cục. Một số quả đạn từ xưởng Giang Tiên gửi về Cục đem bắn thử. Đạn nổ nhưng vẫn không xuyên, còn phát sinh nhiều khuyết tật khác như vỡ ống đuôi (do tiện dày mỏng không đều) và tuột cánh đuôi (do hàn thiếc). Khắc phục những khuyết tật này không khó. Khó nhất là lúc này vẫn là làm cho quả đạn phải xuyên phá tốt.
    Qua nghiên cứu nguyên nhân, các bộ phân nghiên cứu đi đến kết luận đạn không xuyên là do khối thuốc ở thân đạn không nổ hết, không tạo được tốc độ lớn, luồng xuyên mạnh, nhiệt độ cao, do thuốc gợi nổ ở ống quả đạn chưa đúng liều lượng. Anh em tiếp tục bắn thử với ống nổ mới (nhồi 50% fuminat thuỷ ngân và 50% axit piric). Lần bắn vào cuói tháng 2 năm 1947 đạt kết quả tốt, bức tường thành (như bia bắn) bị phá tan, lỗ xuyên vào tường sâu 75 cm. So với một quả đạn của Mỹ nguyên vẹn còn lại được bắn tiếp để so sánh thì các hiện tượng nổ, khối lửa, lỗ thủng, sức xuyên đều tương đương.
  4. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Gần như cùng lúc, Cục Quân giới thử nghiệm thành công đạn bazoka ở Ứng Hoà. Ngay đêm hôm sau, đồng chí Phan Mỹ, Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng hồi đó đến trực tiếp yêu cầu cung cấp ngay súng đạn chống chiến xa để chặn quân Pháp trên đường số 6. Cán bộ và công nhân thức thâu đêm dưới ánh đèn dầu lửa, khẩn trương nhồi lắp hoàn chỉnh được 10 quả đạn trước khi trời sáng. Quân ta đã dùng số súng đạn bazoka đó diệt xe tăng địch ở Trúc Sơn-Chùa Trầm, số xe còn lại hốt hoảng quay về Hà Nội, góp phần bẻ gãy cuộc tiến quân của địch càn quét vùng Chương Mỹ-Quốc Oai (Hà Đông-Sơn Tây).
    Nhưng chỉ mấy ngày sau đó, trong cuộc bắn thử ở Chợ Bến (Hà Đông), để tiếp tục hoàn chỉnh súng đạn bazoka, hai công nhân của tổ nghiên cứu bazoka đã hy sinh vì đạn nổ cướp ngay trong nòng súng. Về sau, ta tìm ra nguyên nhân là do gia công vách ngăn giữa buồng thuốc đẩy và buồg kim hoả không đúng quy cách.
    Tổ nghiên cứu bazoka ở lại Khu 2 cùng xưởng B4 tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh. Chỉ mấy ngày sau, trong trận đánh trên sông ở Dinh Dược (Ninh Bình), một chiến dịch của trung đoàn 34 bắn phát thứ nhất làm bị thương một ca nô địch, nhưng phát thứ 2 lại bị nổ cướp, chiến sĩ đó hy sinh. Nguyên nhân là do khi lắp ráp, so với đạn Mỹ, anh em ta còn thiếu một miếng tôn đệm giảm va đập ở cuối buồng thuốc.
    Sau một thời gian nữa hoàn chỉnh, đến tháng 4 năm 1947, súng đạn bazoka do Cục Quân giới trực tiếp nghiên cứu-chế tạo đã ổn định, chính thức phổ biến mẫu đạn bazoka đến Ty quân giới các khu từ Việt Bắc đến Khu 4, Khu 5 để sản xuất.
    Sau đó, các khu đều có 1 đến 2 xưởng chuyên chế tạo bazoka. Trên cơ sở bản vẽ mẫu hoàn chỉnh và kinh nghiệm sản xuất, anh em cán bộ, công nhân lại có thêm nhiều phương pháp công nghệ sáng tạo như chóp đạn, côn đồng được dập bằng máy dập vít, thân đạn được rèn sát kích thước hơn; đuôi đạn (buồng thuốc đẩy) làm bằng ống thép nồi hơi xe lửa (những nơi có) thay thép đặc; khúc nối thân đạn với đuôi đạn đúc bằng kim loại màu, năng suất tăng nhiều lần. Nhiều xưởng chuyên sản xuất súng đạn bazoka với năng suất khá cao.
    Sản xuất thành công súng đạn bazoka ngay trong năm đầu toàn quốc kháng chiến trong điều kiện nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đất nước bị bao vây bốn bề là thành quả tiêu biểu cho việc kết hợp nỗ lực cách mạng phi thường, lòng yêu nước với khả năng vận dụng nguyên lý khoa học hiện đại lúc bấy giờ vào điều kiện công nghệ thô sơ của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
    Gần 40 năm sau, năm 1981, đoàn vô tuyến truyền hình Pháp, Mỹ, Anh đến Việt Nam để xây dựng bộ phim ?oLịch sử 30 năm bằng truyền hình?, đã phỏng vấn đồng chí Trần Đại Nghĩa, trong đó có nhiều câu hỏi về bazoka. Họ cho biết, theo chỉ thị của quân đội Pháp (Bộ tổng tham mưu), họ muốn biết vì sao ta sản xuất bazoka nhanh như vậy? Họ còn cho biết, ý đồ của quân Pháp hồi đó định dùng sức mạnh của xe tăng-thiết giáp nhanh chóng thọc sâu, để đè bẹp ta, kết thúc chiến tranh, nhưng đã không thành.
    Ở Nam Bộ, để có được một kiểu bazoka phù hợp với điều kiện chế tạo và sử dụng ở địa phương, kỹ sư Lê Tâm cùng các cán bộ, chiến sĩ quân giới nơi đây thiết kế chế tạo súng SS với nhiều kiểu khác nhau để đánh phá tường thành, lô cốt, chống tăng. Ngoài ra quân giới Nam Bộ còn áp dụng các nguyên lý khoa học để cải biên, cải tiến các loại vũ khí của Pháp, Nhật, Mỹ do ta thu được phu hợp với cách đánh du kích trên địa bàn chằng chịt sông ngòi, đầm nước. Thí dụ, cải tiến những quả thủy lôi nhỏ từ 20 kg đến 30 kg để đánh tàu địch trên sông, cải biên đạn pháo 75mm, 90mm, 105mm của địch thành thuỷ lôi dùng ngòi nổ điện, v.v?
  5. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Gần như cùng lúc, Cục Quân giới thử nghiệm thành công đạn bazoka ở Ứng Hoà. Ngay đêm hôm sau, đồng chí Phan Mỹ, Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng hồi đó đến trực tiếp yêu cầu cung cấp ngay súng đạn chống chiến xa để chặn quân Pháp trên đường số 6. Cán bộ và công nhân thức thâu đêm dưới ánh đèn dầu lửa, khẩn trương nhồi lắp hoàn chỉnh được 10 quả đạn trước khi trời sáng. Quân ta đã dùng số súng đạn bazoka đó diệt xe tăng địch ở Trúc Sơn-Chùa Trầm, số xe còn lại hốt hoảng quay về Hà Nội, góp phần bẻ gãy cuộc tiến quân của địch càn quét vùng Chương Mỹ-Quốc Oai (Hà Đông-Sơn Tây).
    Nhưng chỉ mấy ngày sau đó, trong cuộc bắn thử ở Chợ Bến (Hà Đông), để tiếp tục hoàn chỉnh súng đạn bazoka, hai công nhân của tổ nghiên cứu bazoka đã hy sinh vì đạn nổ cướp ngay trong nòng súng. Về sau, ta tìm ra nguyên nhân là do gia công vách ngăn giữa buồng thuốc đẩy và buồg kim hoả không đúng quy cách.
    Tổ nghiên cứu bazoka ở lại Khu 2 cùng xưởng B4 tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh. Chỉ mấy ngày sau, trong trận đánh trên sông ở Dinh Dược (Ninh Bình), một chiến dịch của trung đoàn 34 bắn phát thứ nhất làm bị thương một ca nô địch, nhưng phát thứ 2 lại bị nổ cướp, chiến sĩ đó hy sinh. Nguyên nhân là do khi lắp ráp, so với đạn Mỹ, anh em ta còn thiếu một miếng tôn đệm giảm va đập ở cuối buồng thuốc.
    Sau một thời gian nữa hoàn chỉnh, đến tháng 4 năm 1947, súng đạn bazoka do Cục Quân giới trực tiếp nghiên cứu-chế tạo đã ổn định, chính thức phổ biến mẫu đạn bazoka đến Ty quân giới các khu từ Việt Bắc đến Khu 4, Khu 5 để sản xuất.
    Sau đó, các khu đều có 1 đến 2 xưởng chuyên chế tạo bazoka. Trên cơ sở bản vẽ mẫu hoàn chỉnh và kinh nghiệm sản xuất, anh em cán bộ, công nhân lại có thêm nhiều phương pháp công nghệ sáng tạo như chóp đạn, côn đồng được dập bằng máy dập vít, thân đạn được rèn sát kích thước hơn; đuôi đạn (buồng thuốc đẩy) làm bằng ống thép nồi hơi xe lửa (những nơi có) thay thép đặc; khúc nối thân đạn với đuôi đạn đúc bằng kim loại màu, năng suất tăng nhiều lần. Nhiều xưởng chuyên sản xuất súng đạn bazoka với năng suất khá cao.
    Sản xuất thành công súng đạn bazoka ngay trong năm đầu toàn quốc kháng chiến trong điều kiện nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đất nước bị bao vây bốn bề là thành quả tiêu biểu cho việc kết hợp nỗ lực cách mạng phi thường, lòng yêu nước với khả năng vận dụng nguyên lý khoa học hiện đại lúc bấy giờ vào điều kiện công nghệ thô sơ của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
    Gần 40 năm sau, năm 1981, đoàn vô tuyến truyền hình Pháp, Mỹ, Anh đến Việt Nam để xây dựng bộ phim ?oLịch sử 30 năm bằng truyền hình?, đã phỏng vấn đồng chí Trần Đại Nghĩa, trong đó có nhiều câu hỏi về bazoka. Họ cho biết, theo chỉ thị của quân đội Pháp (Bộ tổng tham mưu), họ muốn biết vì sao ta sản xuất bazoka nhanh như vậy? Họ còn cho biết, ý đồ của quân Pháp hồi đó định dùng sức mạnh của xe tăng-thiết giáp nhanh chóng thọc sâu, để đè bẹp ta, kết thúc chiến tranh, nhưng đã không thành.
    Ở Nam Bộ, để có được một kiểu bazoka phù hợp với điều kiện chế tạo và sử dụng ở địa phương, kỹ sư Lê Tâm cùng các cán bộ, chiến sĩ quân giới nơi đây thiết kế chế tạo súng SS với nhiều kiểu khác nhau để đánh phá tường thành, lô cốt, chống tăng. Ngoài ra quân giới Nam Bộ còn áp dụng các nguyên lý khoa học để cải biên, cải tiến các loại vũ khí của Pháp, Nhật, Mỹ do ta thu được phu hợp với cách đánh du kích trên địa bàn chằng chịt sông ngòi, đầm nước. Thí dụ, cải tiến những quả thủy lôi nhỏ từ 20 kg đến 30 kg để đánh tàu địch trên sông, cải biên đạn pháo 75mm, 90mm, 105mm của địch thành thuỷ lôi dùng ngòi nổ điện, v.v?
  6. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Đặc trưng thứ ba: về cơ bản, công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo của ta trong giai đoạn này vẫn là công nghệ-kinh nghiệm bước đầu phát triển sang giai đoạn công nghệ-khoa học.
    Trong những năm 40 của thế kỷ XX nước Pháp cũng như các nước công nghiệp phát triển khác đã bước vào giai đoạn thứ 4 của nấc thang tiến hoá công nghệ của nhân loại. Trong khi đó, Việt Nam ta đang ở giai đoạn phát triển công nghệ-kinh nghiệm, hoặc công nghệ-kỹ xảo. Từ giới hạn đó, được tư duy khoa học soi rọi, công nghệ-kinh nghiệm phong phú tích luỹ được trong suốt hàng ngàn năm lịch sử đã từng bước phát triển sang giai đoạn công nghệ-khoa học. Mặc dù hàm lượng khoa học trong đó còn rất thấp, nhưng đã tạo khả năng cho các nhà quân sự của ta từ chỗ ?ocó gì đánh nấy? sang giai đoạn có thể tạo ra những thứ cần thiết để đánh giặc. Cần vũ khí chống tăng, quân giới trung ương ta đã chế tạo được bazoka, quân giới Nam Bộ cũng tự chế tạo được kiểu bazoka riêng là loại vũ khí hiện đại hơn bom ba càng chống tăng của Nhật hồi đó. Cần vũ khí đánh lô cốt chống lại chiến thuật co cụm của quân Pháp cuối năm1949-1950, ta đã chế tạo ra bộc phá tường FT, súng SKZ, súng phóng bom, v.v?
    Đứng ở thời điểm hiện nay nhìn lại lịch sử có thể có ý nghĩ cho rằng đây chưa hẳn là một nét đặc trưng của công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của ta. Nhưng chỉ cần so với các nước châu Âu phải mất gần hàng mấy trăm năm để chuyển từ công nghệ-kinh nghiệm sang công nghệ-khoa học mới thấy được tầm vóc của bước phát triển lớn lao đó. Đặc trưng này giúp ta hiểu thêm một nét đặc trưng của thời đại ngày nay là một dân tộc có tiềm năng đổi mới công nghệ, một khi được chuẩn bị tốt và có chiến lược phát triển đúng, có thể tạo ra bước nhảy vọt công nghệ rất lớn mà không cần đi theo quy luật tiến hoá tuần tự.Đặc trưng này có nguồn gốc sâu xa từ một đặc trưng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Về mặt địa lý, Việt Nam nằm ở vị trí ngã tư đường của sự giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế. Ở vị trí đó, người Việt Nam đã tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, văn minh của châu Á và thế giới. Quá trình giao tiếp trải qua nhiều thế kỷ, người Việt Nam tích luỹ được một biệt tài cải biên, cải tiến. Đó là một nghệ thuật quy định tính đặc thù Việt Nam, khác biệt với các dân tộc khác. Ta chỉ cần so sánh với người Nhật trong việc tiếp nhận văn minh công nghệ của nước ngoài. Một khi học cái gì của người khác, trước hết, người Nhật tái hiện gần như nguyên mẫu. Khi đã đạt đến đỉnh cao của sự hiểu biết, họ đổi mới theo kiểu Nhật ở một trình độ cao hơn, vượt xa hơn. Công nghệ điện tử và thông tin phát triển ban đầu ở Mỹ, nhưng được người Nhật tiếp thu và phát triển đến đỉnh cao hơn, có nhiều lĩnh vực còn vượt xa Mỹ.
    Còn người Việt Nam vì không có đủ điều kiện để học người khác đến cùng nhưng lại rất thông minh và nhạy bén, có thể vừa học vừa cải tiến và ứng dụng ngay phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam. Tiềm năng đó đem lại cho người Việt Nam tính năng động và sáng tạo đặc biệt. Đây chính là đặc trưng thứ tư: ...
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 10:40 ngày 03/04/2005
  7. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Đặc trưng thứ ba: về cơ bản, công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo của ta trong giai đoạn này vẫn là công nghệ-kinh nghiệm bước đầu phát triển sang giai đoạn công nghệ-khoa học.
    Trong những năm 40 của thế kỷ XX nước Pháp cũng như các nước công nghiệp phát triển khác đã bước vào giai đoạn thứ 4 của nấc thang tiến hoá công nghệ của nhân loại. Trong khi đó, Việt Nam ta đang ở giai đoạn phát triển công nghệ-kinh nghiệm, hoặc công nghệ-kỹ xảo. Từ giới hạn đó, được tư duy khoa học soi rọi, công nghệ-kinh nghiệm phong phú tích luỹ được trong suốt hàng ngàn năm lịch sử đã từng bước phát triển sang giai đoạn công nghệ-khoa học. Mặc dù hàm lượng khoa học trong đó còn rất thấp, nhưng đã tạo khả năng cho các nhà quân sự của ta từ chỗ ?ocó gì đánh nấy? sang giai đoạn có thể tạo ra những thứ cần thiết để đánh giặc. Cần vũ khí chống tăng, quân giới trung ương ta đã chế tạo được bazoka, quân giới Nam Bộ cũng tự chế tạo được kiểu bazoka riêng là loại vũ khí hiện đại hơn bom ba càng chống tăng của Nhật hồi đó. Cần vũ khí đánh lô cốt chống lại chiến thuật co cụm của quân Pháp cuối năm1949-1950, ta đã chế tạo ra bộc phá tường FT, súng SKZ, súng phóng bom, v.v?
    Đứng ở thời điểm hiện nay nhìn lại lịch sử có thể có ý nghĩ cho rằng đây chưa hẳn là một nét đặc trưng của công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của ta. Nhưng chỉ cần so với các nước châu Âu phải mất gần hàng mấy trăm năm để chuyển từ công nghệ-kinh nghiệm sang công nghệ-khoa học mới thấy được tầm vóc của bước phát triển lớn lao đó. Đặc trưng này giúp ta hiểu thêm một nét đặc trưng của thời đại ngày nay là một dân tộc có tiềm năng đổi mới công nghệ, một khi được chuẩn bị tốt và có chiến lược phát triển đúng, có thể tạo ra bước nhảy vọt công nghệ rất lớn mà không cần đi theo quy luật tiến hoá tuần tự.Đặc trưng này có nguồn gốc sâu xa từ một đặc trưng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Về mặt địa lý, Việt Nam nằm ở vị trí ngã tư đường của sự giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế. Ở vị trí đó, người Việt Nam đã tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, văn minh của châu Á và thế giới. Quá trình giao tiếp trải qua nhiều thế kỷ, người Việt Nam tích luỹ được một biệt tài cải biên, cải tiến. Đó là một nghệ thuật quy định tính đặc thù Việt Nam, khác biệt với các dân tộc khác. Ta chỉ cần so sánh với người Nhật trong việc tiếp nhận văn minh công nghệ của nước ngoài. Một khi học cái gì của người khác, trước hết, người Nhật tái hiện gần như nguyên mẫu. Khi đã đạt đến đỉnh cao của sự hiểu biết, họ đổi mới theo kiểu Nhật ở một trình độ cao hơn, vượt xa hơn. Công nghệ điện tử và thông tin phát triển ban đầu ở Mỹ, nhưng được người Nhật tiếp thu và phát triển đến đỉnh cao hơn, có nhiều lĩnh vực còn vượt xa Mỹ.
    Còn người Việt Nam vì không có đủ điều kiện để học người khác đến cùng nhưng lại rất thông minh và nhạy bén, có thể vừa học vừa cải tiến và ứng dụng ngay phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam. Tiềm năng đó đem lại cho người Việt Nam tính năng động và sáng tạo đặc biệt. Đây chính là đặc trưng thứ tư: ...
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 10:40 ngày 03/04/2005
  8. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp thể hiện rõ tính chất đặc trưng này trong việc chế tạo từ loại đơn giản như mìn, lựu đạn, đến loại phức tạp như súng bazoka (phỏng theo súng SKZ của Mỹ). Khi thiết kế, cán bộ quân giới ta không chỉ căn cứ vào những mẫu có sẵn mà còn căn cứ vào khả năng vật liệu hiện có, trình độ và thiết bị công nghệ thô sơ, hạn chế, yêu cầu của cách đánh trên chiến trường từng thời kỳ để cải tiến cho phù hợp.
    Khâu chế tạo, sản xuất bộ phân phụ tùng thay thế và sửa chữa vũ khí trang bị mà các lực lượng vũ trang nhân dân ta nhận được viện trợ từ các nước bạn cũng thể hiện rất rõ đặc trưng này. Khi bộ đội ta được trang bị vũ khí mới như pháo phòng không 37mm; súng ĐKZ 57mm; súng bazoka 90mm; súng cối 60mm, 82mm; pháo hạng nặng 105mm; súng trường 7,9mm; tiểu liên K50, trọng liên 12,8mm, v.v? do các nước bạn viện trợ, thì yêu cầu sản xuất bộ phận thay thế súng pháo càng lớn, cả số lượng và chủng loại. Bộ phận thay thế lại đòi hỏi kỹ thuật chế tạo khá phức tạp, trình độ công nghệ cao, phải tạo phôi, gia công cơ khí và nhiệt luyện khó khăn. Thông thường, muốn tiến hành sản xuất bộ phận thay thế nào phải có mẫu hiện vật hoặc bản vẽ bộ phận thay thế ấy. Thời kỳ này, cơ quan cấp trên thường chỉ ghi tên bộ phận thay thế vào kế hoạch sản xuất cho xưởng. Do đó,các xưởng thường phải cử cán bộ kỹ thuật đến kho quân khí hoặc đơn vị xem mẫu để vẽ. Đôi khi mẫu đã cũ, bị mài mòn nhiều, cán bộ kỹ thuật phải nghiên cứu nhiều mẫu để đo đạc đối chiếu, so sánh tìm ra kích thước chính xác để bảo đảm bộ phận thay thế khi chế tạo xong phải dùng được. Lại còn phải xác định vật liệu, công nghệ chế tạo ra sao. Năm 1952, ta đã sản xuất đại trà 260 bộ phận khác nhau với hàng ngàn sản phẩm. Đến năm 1954, các xưởng đã sản xuất được gần 400 bộ phận khác nhau với số lượng hơn 50.000 sản phẩm. Sản xuất thành công nhiều bộ phận thay thế súng pháo, tuy số sản phẩm không nhiều bằng sản xuất vũ khí căn bản, vì đó là sản phẩm có trình độ cao trong điều kiện rất khó khăn, thiếu thốn đủ mọi thứ, từ máy móc, thiết bị chuyên dùng đến nguyên vật liệu tương ứng của những bộ phận thay thế đó.
    Sửa chữa vũ khí có nhu cầu số lượng lớn và yêu cầu trình độ cao hơn. Nhiều chiến dịch lớn liên tiếp diễn ra, số lượng vũ khí hỏng hóc nhiều. Từ năm 1953, việc sửa chữa súng pháo càng nặng nề, phức tạp, khó khăn. Riêng pháo lớn, năm 1953 ta đã phải sửa 19 khẩu pháo 105mm. Nếu khó khăn lớn nhất trong việc sản xuất bộ phận thay thế là thiếu mẫu hiện vật và bản vẽ thì khó khăn đầu tiên trong sửa chữa súng pháo là thiếu quy trình công nghệ, dụng cụ chuyên dùng và thiếu thợ chuyên ngành. Nhất là đối với pháo, khi cần sửa chữa phải có thợ sửa chữa hiểu biết sâu về cấu tạo cả khẩu pháo và từng bộ phận trong khẩu pháo. Bộ phận sửa pháo của nhiều xưởng lúc này lại thiếu thợ chuyên ngành có tay nghề. Nhưng trước đòi hỏi cấp bách của chiến trường, cán bộ và chiến sĩ công nhân ra đã quyết tâm khắc phục khó khăn, sửa chưa kịp thời súng pháo cho mặt trận.
  9. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp thể hiện rõ tính chất đặc trưng này trong việc chế tạo từ loại đơn giản như mìn, lựu đạn, đến loại phức tạp như súng bazoka (phỏng theo súng SKZ của Mỹ). Khi thiết kế, cán bộ quân giới ta không chỉ căn cứ vào những mẫu có sẵn mà còn căn cứ vào khả năng vật liệu hiện có, trình độ và thiết bị công nghệ thô sơ, hạn chế, yêu cầu của cách đánh trên chiến trường từng thời kỳ để cải tiến cho phù hợp.
    Khâu chế tạo, sản xuất bộ phân phụ tùng thay thế và sửa chữa vũ khí trang bị mà các lực lượng vũ trang nhân dân ta nhận được viện trợ từ các nước bạn cũng thể hiện rất rõ đặc trưng này. Khi bộ đội ta được trang bị vũ khí mới như pháo phòng không 37mm; súng ĐKZ 57mm; súng bazoka 90mm; súng cối 60mm, 82mm; pháo hạng nặng 105mm; súng trường 7,9mm; tiểu liên K50, trọng liên 12,8mm, v.v? do các nước bạn viện trợ, thì yêu cầu sản xuất bộ phận thay thế súng pháo càng lớn, cả số lượng và chủng loại. Bộ phận thay thế lại đòi hỏi kỹ thuật chế tạo khá phức tạp, trình độ công nghệ cao, phải tạo phôi, gia công cơ khí và nhiệt luyện khó khăn. Thông thường, muốn tiến hành sản xuất bộ phận thay thế nào phải có mẫu hiện vật hoặc bản vẽ bộ phận thay thế ấy. Thời kỳ này, cơ quan cấp trên thường chỉ ghi tên bộ phận thay thế vào kế hoạch sản xuất cho xưởng. Do đó,các xưởng thường phải cử cán bộ kỹ thuật đến kho quân khí hoặc đơn vị xem mẫu để vẽ. Đôi khi mẫu đã cũ, bị mài mòn nhiều, cán bộ kỹ thuật phải nghiên cứu nhiều mẫu để đo đạc đối chiếu, so sánh tìm ra kích thước chính xác để bảo đảm bộ phận thay thế khi chế tạo xong phải dùng được. Lại còn phải xác định vật liệu, công nghệ chế tạo ra sao. Năm 1952, ta đã sản xuất đại trà 260 bộ phận khác nhau với hàng ngàn sản phẩm. Đến năm 1954, các xưởng đã sản xuất được gần 400 bộ phận khác nhau với số lượng hơn 50.000 sản phẩm. Sản xuất thành công nhiều bộ phận thay thế súng pháo, tuy số sản phẩm không nhiều bằng sản xuất vũ khí căn bản, vì đó là sản phẩm có trình độ cao trong điều kiện rất khó khăn, thiếu thốn đủ mọi thứ, từ máy móc, thiết bị chuyên dùng đến nguyên vật liệu tương ứng của những bộ phận thay thế đó.
    Sửa chữa vũ khí có nhu cầu số lượng lớn và yêu cầu trình độ cao hơn. Nhiều chiến dịch lớn liên tiếp diễn ra, số lượng vũ khí hỏng hóc nhiều. Từ năm 1953, việc sửa chữa súng pháo càng nặng nề, phức tạp, khó khăn. Riêng pháo lớn, năm 1953 ta đã phải sửa 19 khẩu pháo 105mm. Nếu khó khăn lớn nhất trong việc sản xuất bộ phận thay thế là thiếu mẫu hiện vật và bản vẽ thì khó khăn đầu tiên trong sửa chữa súng pháo là thiếu quy trình công nghệ, dụng cụ chuyên dùng và thiếu thợ chuyên ngành. Nhất là đối với pháo, khi cần sửa chữa phải có thợ sửa chữa hiểu biết sâu về cấu tạo cả khẩu pháo và từng bộ phận trong khẩu pháo. Bộ phận sửa pháo của nhiều xưởng lúc này lại thiếu thợ chuyên ngành có tay nghề. Nhưng trước đòi hỏi cấp bách của chiến trường, cán bộ và chiến sĩ công nhân ra đã quyết tâm khắc phục khó khăn, sửa chưa kịp thời súng pháo cho mặt trận.
  10. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Đặc trưng thứ năm: kế thừa truyền thống công nghệ quân sự phong phú của dân tộc.
    Một trong những đặc trưng quan trọng của khoa học và công nghệ nói chung, khoa học công nghệ quân sự nói riêng là tính kế thừa truyền thống. Vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta cũng có đặc trưng đó. Nó kế thừa truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của tổ tiên ta, nhân dân ta đã biết dùng mọi phương tiện, biết sử dụng tài tình mọi thứ có trong tay thành vũ khí đánh giặc. Vũ khí tự chế tạo đã góp phần to lớn vào việc thực hiện chủ trương ?otoàn dân là lính?, hoặc ?ogiặc đến nhà đàn bà cũng đánh?, góp phần vào thắng lợi chung của các thời kỳ chống ngoại xâm trước đây.
    Vận dụng sáng tạo đường lối, quan điểm chiến tranh nhân dân cách mạng trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kế thừa truyền thống của dân tộc, Đảng ta đã lãnh đạo và phát động toàn dân vũ trang bằng các loại vũ khí tự chế tạo có trong tay và vũ khí thông thường, đứng lên giành và bảo vệ chính quyền nhân dân.
    Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, với quan điểm toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, dựa vào sức mình là chính, vũ khí tự chế tạo càng được phát triển nhanh chóng, góp phần quan trọng giành thắng lợi và có tiếng vang trên thế giới từ đó.
    Như chúng ta đã biết, trong kháng chiến chống Pháp, các lực lượng vũ trang nhân dân đã được trang bị từ nhiều nguồn: vũ khí tự tạo, viện trợ từ nước bạn, mua sắm, thu được của địch. Ngoài vũ khí trang bị do ta tự sản xuất, các nguồn khác phần lớn là những phương tiện chiến tranh tương đối hiện đại lúc bấy giờ, xét theo trình độ công nghệ cũng như so với mặt bằng trình độ khoa học kỹ thuật và văn hóa của bộ đội ta, nhân dân ta. Nhưng các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã nhanh chóng làm chủ, sử dụng với hiệu quả chiến đấu rất cao. Có được kết quả đó là do các lực lượng vũ trang nhân dân ta kế thừa và phát huy được một đặc trưng truyền thống văn hóa rất độc đáo của người Việt. Đó là công nghệ sử dụng các phương tiện vật chất.
    Đặc trưng văn hóa này đã từng được thế giới ngưỡng mộ và ca ngợi qua cách chơi đàn bầu-loại nhạc cụ một dây duy nhất mà ở đâu trên thế giời này ai cũng có thể chế tạo được, nhưng trong tay người Việt Nam lại tạo ra hàng loạt gam âm thanh kỳ ảo, đưa người nghe vào thế giới kỳ lạ của những làn điệu dân ca, ví dặm, khúc ca quan họ, những chuyện cổ tích và thần thoại bí ẩn của phương Đông. Chiếc đàn dương cầm-đặc sản nhạc cụ của các dân tộc phương Tây-nhưng trong tay các nghệ sĩ Việt Nam lại đưa con người của mọi dân tộc trên thế giới chìm đắm, say mê với những bản nhạc giao hưởng do chính các nhạc sĩ phương Tây sáng tạo ra.

Chia sẻ trang này