1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí VN trong 2 cuộc kháng chiến

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 26/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Đặc trưng thứ năm: kế thừa truyền thống công nghệ quân sự phong phú của dân tộc.
    Một trong những đặc trưng quan trọng của khoa học và công nghệ nói chung, khoa học công nghệ quân sự nói riêng là tính kế thừa truyền thống. Vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta cũng có đặc trưng đó. Nó kế thừa truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của tổ tiên ta, nhân dân ta đã biết dùng mọi phương tiện, biết sử dụng tài tình mọi thứ có trong tay thành vũ khí đánh giặc. Vũ khí tự chế tạo đã góp phần to lớn vào việc thực hiện chủ trương ?otoàn dân là lính?, hoặc ?ogiặc đến nhà đàn bà cũng đánh?, góp phần vào thắng lợi chung của các thời kỳ chống ngoại xâm trước đây.
    Vận dụng sáng tạo đường lối, quan điểm chiến tranh nhân dân cách mạng trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kế thừa truyền thống của dân tộc, Đảng ta đã lãnh đạo và phát động toàn dân vũ trang bằng các loại vũ khí tự chế tạo có trong tay và vũ khí thông thường, đứng lên giành và bảo vệ chính quyền nhân dân.
    Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, với quan điểm toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, dựa vào sức mình là chính, vũ khí tự chế tạo càng được phát triển nhanh chóng, góp phần quan trọng giành thắng lợi và có tiếng vang trên thế giới từ đó.
    Như chúng ta đã biết, trong kháng chiến chống Pháp, các lực lượng vũ trang nhân dân đã được trang bị từ nhiều nguồn: vũ khí tự tạo, viện trợ từ nước bạn, mua sắm, thu được của địch. Ngoài vũ khí trang bị do ta tự sản xuất, các nguồn khác phần lớn là những phương tiện chiến tranh tương đối hiện đại lúc bấy giờ, xét theo trình độ công nghệ cũng như so với mặt bằng trình độ khoa học kỹ thuật và văn hóa của bộ đội ta, nhân dân ta. Nhưng các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã nhanh chóng làm chủ, sử dụng với hiệu quả chiến đấu rất cao. Có được kết quả đó là do các lực lượng vũ trang nhân dân ta kế thừa và phát huy được một đặc trưng truyền thống văn hóa rất độc đáo của người Việt. Đó là công nghệ sử dụng các phương tiện vật chất.
    Đặc trưng văn hóa này đã từng được thế giới ngưỡng mộ và ca ngợi qua cách chơi đàn bầu-loại nhạc cụ một dây duy nhất mà ở đâu trên thế giời này ai cũng có thể chế tạo được, nhưng trong tay người Việt Nam lại tạo ra hàng loạt gam âm thanh kỳ ảo, đưa người nghe vào thế giới kỳ lạ của những làn điệu dân ca, ví dặm, khúc ca quan họ, những chuyện cổ tích và thần thoại bí ẩn của phương Đông. Chiếc đàn dương cầm-đặc sản nhạc cụ của các dân tộc phương Tây-nhưng trong tay các nghệ sĩ Việt Nam lại đưa con người của mọi dân tộc trên thế giới chìm đắm, say mê với những bản nhạc giao hưởng do chính các nhạc sĩ phương Tây sáng tạo ra.
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Ngoài bazoka 60mm của ông Trần Đại Nghĩa lúc đó ở Bắc Bộ còn có bazoka 75mm do ông Trịnh Văn Yên (nguyên là người phụ trách làm vũ khí cho VNQDĐ) và quân giới LK3 chế tạo. Ông Yên lúc đó nhận được 1 khẩu bazoka 60mm của Pháp do ta thu được trong 1 trận đánh ở Nam Định, đã dùng ống thép 90mm móp nhỏ lại để chế súng. Khi móp lại đến 70mm thì ống bị nứt nên quyết định để cỡ súng là 75mm và cỡ đạn là 73mm. Loại bazoka này chỉ phổ biến ở LK3.
    Mà bác dongadoan cho em hỏi, vì sao những loại như AT bắn bằng súng trường, súng phóng bom, bom bay... từ sau 1950 không thấy sử dụng ở miền Bắc, trong khi ở miền Nam vẫn còn phổ biến.
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Ngoài bazoka 60mm của ông Trần Đại Nghĩa lúc đó ở Bắc Bộ còn có bazoka 75mm do ông Trịnh Văn Yên (nguyên là người phụ trách làm vũ khí cho VNQDĐ) và quân giới LK3 chế tạo. Ông Yên lúc đó nhận được 1 khẩu bazoka 60mm của Pháp do ta thu được trong 1 trận đánh ở Nam Định, đã dùng ống thép 90mm móp nhỏ lại để chế súng. Khi móp lại đến 70mm thì ống bị nứt nên quyết định để cỡ súng là 75mm và cỡ đạn là 73mm. Loại bazoka này chỉ phổ biến ở LK3.
    Mà bác dongadoan cho em hỏi, vì sao những loại như AT bắn bằng súng trường, súng phóng bom, bom bay... từ sau 1950 không thấy sử dụng ở miền Bắc, trong khi ở miền Nam vẫn còn phổ biến.
  4. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    ...vì sao những loại như AT bắn bằng súng trường, súng phóng bom, bom bay... từ sau 1950 không thấy sử dụng ở miền Bắc, trong khi ở miền Nam vẫn còn phổ biến.
    --------------------------------------------------------------------------
    Ngày ấy sau 1950 các đại đoàn chủ lực đều tập trung ở phía Bắc đã được trang bị bằng vũ khí do LX và TQ viện trợ. Khi đã có DKZ 82/90mm v.v... thì các loại trên { dù sao cũng có khả năng kỹ, chiến thuật thấp hơn } sẽ được giao cho các em DQDK. Miền Nam do ở xa nguồn tiếp tế nên những loại vũ khí tự tạo này vẫn được sử dụng nhiều { sau này khi tập kết vũ khí hồi chống Pháp được chôn giấu lại và đã phát huy được tác dụng khi chưa có đương mòn HCM }
  5. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    ...vì sao những loại như AT bắn bằng súng trường, súng phóng bom, bom bay... từ sau 1950 không thấy sử dụng ở miền Bắc, trong khi ở miền Nam vẫn còn phổ biến.
    --------------------------------------------------------------------------
    Ngày ấy sau 1950 các đại đoàn chủ lực đều tập trung ở phía Bắc đã được trang bị bằng vũ khí do LX và TQ viện trợ. Khi đã có DKZ 82/90mm v.v... thì các loại trên { dù sao cũng có khả năng kỹ, chiến thuật thấp hơn } sẽ được giao cho các em DQDK. Miền Nam do ở xa nguồn tiếp tế nên những loại vũ khí tự tạo này vẫn được sử dụng nhiều { sau này khi tập kết vũ khí hồi chống Pháp được chôn giấu lại và đã phát huy được tác dụng khi chưa có đương mòn HCM }
  6. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Một khi được kế thừa và phát huy trong việc sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật đánh giặc, truyền thống đó đã tạo nên phong cách sử dụng vũ khí rất độc đáo, rất Việt Nam. Ngoài truyền thống và cốt cách văn hóa của người Việt Nam, các mặt sau đây góp phần quyết định tạo nên đặc trưng công nghệ sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta.
    -Có đường lối chỉ đạo đúng đắn. Đó là đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân của Đảng ta.
    -Hiểu biết tường tận, thấu đáo môi trường địa lý-khí hậu Việt Nam, kết hợp với vũ khí trang bị kỹ thuật sẵn có trong tay tạo nên phương thức đánh địch độc đáo, phong phú.
    -Nắm chắc chỗ mạnh và điểm yếu trong các phương tiện chiến tranh của địch, trên cơ sở đó đề ra cách đánh buộc đối phương đánh theo cách đánh của ta để vô hiệu hoá ưu thế kỹ thuật và khoét sâu thêm chỗ yếu của chúng.
    Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, tổ tiên ta đã từng biết khai thác tận dụng điều kiện môi trường để diệt giặc. Việc lợi dụng quy luật thuỷ triều để nhấn chìm hàng ngàn thuyền chiến quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng là những trang sử chói lọi về phương diện đó.
    Mối quan hệ này có ý nghĩa rất quan trọng trong công nghệ khai thác vũ khí trang bị, đặc biệt đối với các hệ thống vũ khí hiện đại, phức tạp, có tính hệ thống chặt chẽ. Người Pháp hiểu rất rõ khẩu pháo phòng không 37mm hoặc cỗ pháo mặt đất 105mm hạng nặng, nhưng họ không hiểu hết con người Việt Nam và môi trường Việt Nam nên chủ quan nhận định rằng ********* không thể đưa được pháo lên Điện Biên Phủ. G.H.Giô-nô, một ký giả Pháp đã từng viết trong cuốn ?oTừ Verdun đến Điện Biên Phủ? như sau: Điểm đáng kinh ngạc không phải là ********* có các loại pháo đó vì bộ chỉ huy Pháp đã biết trước đó một năm. Điều Pháp bị bất ngờ là làm sao ********* lại đưa một khối lượng lớn pháo hạng nặng và duy trì tiếp tế đạn cho chúng vào tận Điện Biên Phủ, qua núi cao, rừng rậm, chẳng có đường sá gì cả!? (Tiếng sấm Điện Biên Phủ. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1984, tr.161). Vì thế khi dốc toàn lực không quân lên Điện Biên Phủ, Navarre hy vọng sẽ đánh cho ********* một trận ?onốc ao? ở khu vực lòng chảo này. Nhưng kết cục, các phi công Pháp đã thất thủ trước khi Điện Biên Phủ thất thủ. Người Pháp sau gần 100 năm đô hộ ở Đông Dương chỉ thấy ********* là những du kích nông dân, không thấy được truyền thống văn hóa đúc kết trong hàng ngàn năm lịch sử giúp họ nhanh chóng làm chủ, khai thác các loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại mua được, lấy được của Nhật, Pháp hoặc được viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc, thậm chí chế tạo được cả các loại vũ khí theo các nguyên lý khoa học hiện đại để đương đầu với các phương tiện chiến tranh mới nhất cuả quân Pháp thời đó. Công nghệ sử dụng cũng như bất kỳ đặc trưng công nghệ nào khác đều hàm chứa trong nó cả khoa học và nghệ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng, kỹ xảo góp phần tạo nên một phẩm chất đặc biệt của một đội quân, của người lính. Chính phẩm chất này về sau được phát huy đầy đủ nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt hơn nhiều và sự ra đời một binh chủng đặc biệt của các lực lượng vũ trang nhân dân ta. Đó là Binh chủng Đặc công-niềm tự hào của nhân dân, quân đội ta nhưng là nỗi kinh hoàng, khiếp sợ của kẻ thù.
  7. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Một khi được kế thừa và phát huy trong việc sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật đánh giặc, truyền thống đó đã tạo nên phong cách sử dụng vũ khí rất độc đáo, rất Việt Nam. Ngoài truyền thống và cốt cách văn hóa của người Việt Nam, các mặt sau đây góp phần quyết định tạo nên đặc trưng công nghệ sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta.
    -Có đường lối chỉ đạo đúng đắn. Đó là đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân của Đảng ta.
    -Hiểu biết tường tận, thấu đáo môi trường địa lý-khí hậu Việt Nam, kết hợp với vũ khí trang bị kỹ thuật sẵn có trong tay tạo nên phương thức đánh địch độc đáo, phong phú.
    -Nắm chắc chỗ mạnh và điểm yếu trong các phương tiện chiến tranh của địch, trên cơ sở đó đề ra cách đánh buộc đối phương đánh theo cách đánh của ta để vô hiệu hoá ưu thế kỹ thuật và khoét sâu thêm chỗ yếu của chúng.
    Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, tổ tiên ta đã từng biết khai thác tận dụng điều kiện môi trường để diệt giặc. Việc lợi dụng quy luật thuỷ triều để nhấn chìm hàng ngàn thuyền chiến quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng là những trang sử chói lọi về phương diện đó.
    Mối quan hệ này có ý nghĩa rất quan trọng trong công nghệ khai thác vũ khí trang bị, đặc biệt đối với các hệ thống vũ khí hiện đại, phức tạp, có tính hệ thống chặt chẽ. Người Pháp hiểu rất rõ khẩu pháo phòng không 37mm hoặc cỗ pháo mặt đất 105mm hạng nặng, nhưng họ không hiểu hết con người Việt Nam và môi trường Việt Nam nên chủ quan nhận định rằng ********* không thể đưa được pháo lên Điện Biên Phủ. G.H.Giô-nô, một ký giả Pháp đã từng viết trong cuốn ?oTừ Verdun đến Điện Biên Phủ? như sau: Điểm đáng kinh ngạc không phải là ********* có các loại pháo đó vì bộ chỉ huy Pháp đã biết trước đó một năm. Điều Pháp bị bất ngờ là làm sao ********* lại đưa một khối lượng lớn pháo hạng nặng và duy trì tiếp tế đạn cho chúng vào tận Điện Biên Phủ, qua núi cao, rừng rậm, chẳng có đường sá gì cả!? (Tiếng sấm Điện Biên Phủ. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1984, tr.161). Vì thế khi dốc toàn lực không quân lên Điện Biên Phủ, Navarre hy vọng sẽ đánh cho ********* một trận ?onốc ao? ở khu vực lòng chảo này. Nhưng kết cục, các phi công Pháp đã thất thủ trước khi Điện Biên Phủ thất thủ. Người Pháp sau gần 100 năm đô hộ ở Đông Dương chỉ thấy ********* là những du kích nông dân, không thấy được truyền thống văn hóa đúc kết trong hàng ngàn năm lịch sử giúp họ nhanh chóng làm chủ, khai thác các loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại mua được, lấy được của Nhật, Pháp hoặc được viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc, thậm chí chế tạo được cả các loại vũ khí theo các nguyên lý khoa học hiện đại để đương đầu với các phương tiện chiến tranh mới nhất cuả quân Pháp thời đó. Công nghệ sử dụng cũng như bất kỳ đặc trưng công nghệ nào khác đều hàm chứa trong nó cả khoa học và nghệ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng, kỹ xảo góp phần tạo nên một phẩm chất đặc biệt của một đội quân, của người lính. Chính phẩm chất này về sau được phát huy đầy đủ nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt hơn nhiều và sự ra đời một binh chủng đặc biệt của các lực lượng vũ trang nhân dân ta. Đó là Binh chủng Đặc công-niềm tự hào của nhân dân, quân đội ta nhưng là nỗi kinh hoàng, khiếp sợ của kẻ thù.
  8. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Đặc trưng thứ sáu: công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam hình thành và phát triển ngoài quy luật thông thường, do đó đã tạo ra các yếu tố không bình thường sau đây:
    Thứ nhất: Không bình thường về trình độ.
    Ngay từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trình độ công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật không do ta tự làm ra và một phần tự tạo đã vượt xa trình độ và khả năng của tiềm lực khoa-học kỹ thuật, tiềm lực kinh tế của nước ta. Vũ khí pháo binh và bộ binh-phương tiện chiến đấu phổ biến và chủ yếu của các lực lượng vũ trang nhân dân-là sản phẩm của nền công nghiệp đại cơ khí, có độ chính xác cao, xét về công nghệ vật liệu và công nghệ thiết kế chế tạo. Chỉ có các nước có nền công nghiệp phát triển mới có khả năng chế tạo được các sản phẩm quân sự có trình độ công nghệ canhư thế. Tuy vậy, các vũ khí trang bị kỹ thuật đó lại được khai thác với hiệu quả cao bởi những người lính phần đông có trình độ văn hóa rất thấp, không ít người mù chữ.
    Thứ hai : Không bình thường về nguồn gốc.
    Công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta là kết quả tổng hợp từ nhiều yếu tố: truyền thống dân tộc, chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế và kỹ thuật. Sử dụng sức mạnh tổng hợp đó, ta vừa tạo ra công nghệ thấp nhưng có hiệu quả cao; vừa tiếp thu công nghệ có trình độ cao từ nguồn viện trợ, giúp đỡ của các nước bạn, từ nguồn mua sắm và lấy được của giặc. Những vũ khí trang bị kỹ thuật không do ta tự chế tạo nhằm sử dụng chống lại các đối phương khác, trên một chiến trường khác, trang bị cho những người lính khác-khác ta về thể lực, về trình độ sử dụng, văn hóa, huấn luyện, về môi trường. Vì vậy, khi nằm trong tay các lực lượng vũ trang nhân dân ta, đương nhiên nảy ra nhu cầu rất lớn về cải biên, cải tiến, thích nghi hóa, để phù hợp với điều kiện chiến tranh nhân dân Việt Nam. Tình hình đó đã làm cho mảng công nghệ này chiếm vị trí nổi bật trong hoạt động kỹ thuật quân sự của quân đội ta.
    Thứ ba: Không bình thường về thiết kế chế tạo và sử dụng.
    Ở các nước phát triển, để đưa vũ khí trang bị kỹ thuật vào sử dụng phải qua 4 giai đoạn:
    -Giai đoạn 0 là giai đoạn xác định: kiểu, loại và phát triển công nghệ.
    -Giai đoạn 1 là giai đoạn chứng minh: thiết kế chế tạo nguyên mẫu và thử nghiệm (từ 1 đến 3 năm). Giai đoạn này chiếm 3% chi phí.
    -Giai đoạn 2 là phát triển quy mô đầy đủ (kéo dài từ 3 đến 10 năm). Giai đoạn này chiếm 12% chi phí.
    - Giai đoạn 3: sản xuất (chế tạo) và triển khai, chiếm 35% chi phí.
    Phần chi phí sau khi đưa vào sử dụng đến khi loại bỏ vũ khí ra khỏi trang bị chiếm 50% toàn bộ chi phí vòng đời của vũ khí.
    Do nhu cầu bức bách của chiến tranh, vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo của ta không thể trải qua quá trình có tính chất tuần tự thông thường đó. Chúng ta đã phải vừa thử nghiệm ngay trong chiến đấu. Lấy kinh nghiệm và kết quả chiến đấu để hoàn thiện và cải tiến vũ khí trang bị kỹ thuật. Nhiều loại vũ khí trang bị kỹ thuật được thiết kế chế tạo dựa vào nhu cầu chiến đấu và nguyên vật liệu sẵn có, chứ không phải chế tạo nguyên vật liệu mới để đáp ứng yêu cầu thiết kế. Từ đó, chúng ta đã tận dụng và khai thác mọi tiềm năng để đáp ứng nhu cầu muôn vẻ của chiến tranh nhân dân. Tính khả thi và hiệu quả được ưu tiên hàng đầu. Đương nhiên, để làm được điều đó phải có tình thần dũng cảm, hy sinh và ý thức giác ngộ cách mạng rất cao.
    Thứ tư: Không bình thường giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng.
    Trong kháng chiến chống Pháp, đặc điểm này vừa là một khó khăn, thách thức rất lớn đối với ta, lại vừa là điều kiện tạo ra sự phát triển vược bậc trong phát triển công nghệ quân sự của các lực lượng vũ trang nhân dân ta. Trong hoàn cảnh bị bao vây bốn bề, phải tự lực tự cường trong điều kiện nền kinh tế lạc hậu, do nhu cầu của kháng chiến ta đã mạnh dạn đặt vấn đề và chế tạo thành công các loại vũ khí căn bản và vũ khí hiện đại lúc bấy giờ.
  9. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Đặc trưng thứ sáu: công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam hình thành và phát triển ngoài quy luật thông thường, do đó đã tạo ra các yếu tố không bình thường sau đây:
    Thứ nhất: Không bình thường về trình độ.
    Ngay từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trình độ công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật không do ta tự làm ra và một phần tự tạo đã vượt xa trình độ và khả năng của tiềm lực khoa-học kỹ thuật, tiềm lực kinh tế của nước ta. Vũ khí pháo binh và bộ binh-phương tiện chiến đấu phổ biến và chủ yếu của các lực lượng vũ trang nhân dân-là sản phẩm của nền công nghiệp đại cơ khí, có độ chính xác cao, xét về công nghệ vật liệu và công nghệ thiết kế chế tạo. Chỉ có các nước có nền công nghiệp phát triển mới có khả năng chế tạo được các sản phẩm quân sự có trình độ công nghệ canhư thế. Tuy vậy, các vũ khí trang bị kỹ thuật đó lại được khai thác với hiệu quả cao bởi những người lính phần đông có trình độ văn hóa rất thấp, không ít người mù chữ.
    Thứ hai : Không bình thường về nguồn gốc.
    Công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta là kết quả tổng hợp từ nhiều yếu tố: truyền thống dân tộc, chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế và kỹ thuật. Sử dụng sức mạnh tổng hợp đó, ta vừa tạo ra công nghệ thấp nhưng có hiệu quả cao; vừa tiếp thu công nghệ có trình độ cao từ nguồn viện trợ, giúp đỡ của các nước bạn, từ nguồn mua sắm và lấy được của giặc. Những vũ khí trang bị kỹ thuật không do ta tự chế tạo nhằm sử dụng chống lại các đối phương khác, trên một chiến trường khác, trang bị cho những người lính khác-khác ta về thể lực, về trình độ sử dụng, văn hóa, huấn luyện, về môi trường. Vì vậy, khi nằm trong tay các lực lượng vũ trang nhân dân ta, đương nhiên nảy ra nhu cầu rất lớn về cải biên, cải tiến, thích nghi hóa, để phù hợp với điều kiện chiến tranh nhân dân Việt Nam. Tình hình đó đã làm cho mảng công nghệ này chiếm vị trí nổi bật trong hoạt động kỹ thuật quân sự của quân đội ta.
    Thứ ba: Không bình thường về thiết kế chế tạo và sử dụng.
    Ở các nước phát triển, để đưa vũ khí trang bị kỹ thuật vào sử dụng phải qua 4 giai đoạn:
    -Giai đoạn 0 là giai đoạn xác định: kiểu, loại và phát triển công nghệ.
    -Giai đoạn 1 là giai đoạn chứng minh: thiết kế chế tạo nguyên mẫu và thử nghiệm (từ 1 đến 3 năm). Giai đoạn này chiếm 3% chi phí.
    -Giai đoạn 2 là phát triển quy mô đầy đủ (kéo dài từ 3 đến 10 năm). Giai đoạn này chiếm 12% chi phí.
    - Giai đoạn 3: sản xuất (chế tạo) và triển khai, chiếm 35% chi phí.
    Phần chi phí sau khi đưa vào sử dụng đến khi loại bỏ vũ khí ra khỏi trang bị chiếm 50% toàn bộ chi phí vòng đời của vũ khí.
    Do nhu cầu bức bách của chiến tranh, vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo của ta không thể trải qua quá trình có tính chất tuần tự thông thường đó. Chúng ta đã phải vừa thử nghiệm ngay trong chiến đấu. Lấy kinh nghiệm và kết quả chiến đấu để hoàn thiện và cải tiến vũ khí trang bị kỹ thuật. Nhiều loại vũ khí trang bị kỹ thuật được thiết kế chế tạo dựa vào nhu cầu chiến đấu và nguyên vật liệu sẵn có, chứ không phải chế tạo nguyên vật liệu mới để đáp ứng yêu cầu thiết kế. Từ đó, chúng ta đã tận dụng và khai thác mọi tiềm năng để đáp ứng nhu cầu muôn vẻ của chiến tranh nhân dân. Tính khả thi và hiệu quả được ưu tiên hàng đầu. Đương nhiên, để làm được điều đó phải có tình thần dũng cảm, hy sinh và ý thức giác ngộ cách mạng rất cao.
    Thứ tư: Không bình thường giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng.
    Trong kháng chiến chống Pháp, đặc điểm này vừa là một khó khăn, thách thức rất lớn đối với ta, lại vừa là điều kiện tạo ra sự phát triển vược bậc trong phát triển công nghệ quân sự của các lực lượng vũ trang nhân dân ta. Trong hoàn cảnh bị bao vây bốn bề, phải tự lực tự cường trong điều kiện nền kinh tế lạc hậu, do nhu cầu của kháng chiến ta đã mạnh dạn đặt vấn đề và chế tạo thành công các loại vũ khí căn bản và vũ khí hiện đại lúc bấy giờ.
  10. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Chương thứ 3: Chiến thắng ?oCuộc chiến tranh công nghiệp? của Mỹ.
    Năm 1964, khi mở đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, phía Mỹ phát động một cuộc ?ochiến tranh công nghiệp? quy mô lớn chưa từng thấy và đe doạ ?ođưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá?. Cũng gần 9 năm sau, ngày 30 tháng 12 năm 1972, thất bại trong trận ?oĐiện Biên Phủ trên không?, tổng thống Mỹ Nixon buộc phải tuyên bố chấm dứt cuộc ném bom chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác, chấp nhận ký kết Hiệp định Paris lập lại hoà bình ở Việt Nam. Còn các tướng tá Mỹ phải cay đắng thú nhận ?oBắc Việt Nam có một trong các hệ thống phòng không có hiệu quả nhất trong lịch sử bao gồm máy bay tiêm kích MiG-17, về sau là MiG-21, tên lửa phòng không SAM-2 và hàng ngàn vũ khí từ súng phòng không 12,7mm đến pháo 100mm. Các kíp lái máy bay chiến đấu Mỹ mỗi lần bay vào miền Bắc Việt Nam có cảm giác như lao vào một bức tường thép? (Đại tá Mỹ S.G.Summer-Niên giám về chiến tranh Việt Nam, New York, 1985). ?oBắc Việt Nam phát triển được một lực lượng phòng không giàu kinh nghiệm nhất thế giới, một hệ thống phối hợp dày đặc và có hiệu quả không kém hệ thống phòng không của bất kỳ nước nào? (Tướng Mỹ G.J.Eadeo {Tạp chí Không quân (Mỹ), số 6, năm 1973).
    Cũng xuất phát từ quan điểm ?ochiến tranh công nghiệp? và coi ********* chỉ có lực lượng chính quy với vũ khí trang bị lạc hậu, không tính hết sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân, về sau các tướng tá Mỹ phải than thở rằng ?othần chết luôn rình rập họ mỗi khi bước xuống ruộng lúa, đụng tay vài cái gáo dừa, mở một cánh cửa, nhấc một cái áo, chạm tay vào bức tượng Phật, gạt một cái lá khô trên đường đi?. Còn R.Rát-xen, chủ tịch Uỷ ban quân lực thượng nghị viên Mỹ phải thừa nhận: ?oChúng ta (Mỹ) phải đương đầu với đội quân du kích tài tình nhất và chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Bất luận ở đâu, người lính nào cũng nghĩ rằng bước thêm một bước nữa có thể là bước cuối cùng của đời mình? (Thời báo Mỹ, số ra ngày 28 tháng 11 năm 1966).

Chia sẻ trang này