1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí VN trong 2 cuộc kháng chiến

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 26/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Chương thứ 3: Chiến thắng ?oCuộc chiến tranh công nghiệp? của Mỹ.
    Năm 1964, khi mở đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, phía Mỹ phát động một cuộc ?ochiến tranh công nghiệp? quy mô lớn chưa từng thấy và đe doạ ?ođưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá?. Cũng gần 9 năm sau, ngày 30 tháng 12 năm 1972, thất bại trong trận ?oĐiện Biên Phủ trên không?, tổng thống Mỹ Nixon buộc phải tuyên bố chấm dứt cuộc ném bom chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác, chấp nhận ký kết Hiệp định Paris lập lại hoà bình ở Việt Nam. Còn các tướng tá Mỹ phải cay đắng thú nhận ?oBắc Việt Nam có một trong các hệ thống phòng không có hiệu quả nhất trong lịch sử bao gồm máy bay tiêm kích MiG-17, về sau là MiG-21, tên lửa phòng không SAM-2 và hàng ngàn vũ khí từ súng phòng không 12,7mm đến pháo 100mm. Các kíp lái máy bay chiến đấu Mỹ mỗi lần bay vào miền Bắc Việt Nam có cảm giác như lao vào một bức tường thép? (Đại tá Mỹ S.G.Summer-Niên giám về chiến tranh Việt Nam, New York, 1985). ?oBắc Việt Nam phát triển được một lực lượng phòng không giàu kinh nghiệm nhất thế giới, một hệ thống phối hợp dày đặc và có hiệu quả không kém hệ thống phòng không của bất kỳ nước nào? (Tướng Mỹ G.J.Eadeo {Tạp chí Không quân (Mỹ), số 6, năm 1973).
    Cũng xuất phát từ quan điểm ?ochiến tranh công nghiệp? và coi ********* chỉ có lực lượng chính quy với vũ khí trang bị lạc hậu, không tính hết sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân, về sau các tướng tá Mỹ phải than thở rằng ?othần chết luôn rình rập họ mỗi khi bước xuống ruộng lúa, đụng tay vài cái gáo dừa, mở một cánh cửa, nhấc một cái áo, chạm tay vào bức tượng Phật, gạt một cái lá khô trên đường đi?. Còn R.Rát-xen, chủ tịch Uỷ ban quân lực thượng nghị viên Mỹ phải thừa nhận: ?oChúng ta (Mỹ) phải đương đầu với đội quân du kích tài tình nhất và chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Bất luận ở đâu, người lính nào cũng nghĩ rằng bước thêm một bước nữa có thể là bước cuối cùng của đời mình? (Thời báo Mỹ, số ra ngày 28 tháng 11 năm 1966).
  2. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Sai lầm của những người vạch kế hoạch chiến tranh ở Pháp và Mỹ tuy có khác nhau-người Pháp khinh thường ********* vì chỉ coi họ là những người du kích nông dân, còn người Mỹ chỉ nhìn thấy ********* là đội quân chủ lực được trang bị lạc hậu, ít ỏi-nhưng một trong những điểm chung cơ bản của những sai lầm đó là họ xuất phát từ quan niệm ưu thế công nghệ quyết định tất cả. Ở Việt Nam, Mỹ đã tiến hành một cuộc ?ochiến tranh công nghiệp? lớn nhất trong lịch sử. Gần đây, sau chiến tranh Vùng Vịnh, báo chí nước ngoài cũng đánh giá cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở Việt Nam là ?ođỉnh cao của chiến tranh thời đại công nghiệp? (X.Vybornov, Tạp chí Bình luận quân sự nước ngoài (Nga), số 4 năm 1993).
    Xét về thời gian phát động và tiến hành chiến tranh (từ ngày 31 tháng 1 năm 1961 đến ngày 27 tháng 1 năm 1973), đây là cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Chiến tranh thế giới thứ nhất tính từ lúc Mỹ nhảy vào tham chiến kéo dài một năm rưỡi. Chiến tranh thế giới thứ hai tính từ lúc Mỹ tham gia là 4 năm. Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha chỉ diễn ra trong vòng 4 tháng (năm 1898). Nội chiến Mỹ kéo dài 5 năm rưỡi. Các cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành sau Việt Nam càng rút ngắn hơn nữa.
    Xét về trình độ khoa học và công nghệ, vào thời điểm chiến tranh Việt Nam, nước Mỹ có tiềm lực khoa học và công nghệ lớn nhất và một đội quân được trang bị hiện đại nhất thế giới tư bản. Ở Việt Nam, Mỹ sử dụng những vũ khí và phương tiện chiến tranh áp dụng các thành tựu mới nhất của nền khoa học và công nghệ quân sự.
    Đó là những thành tựu mới của nền công nghệ điện tử, tin học, vũ trụ, vật liệu gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ XX. Do đó, phương tiện chiến tranh Mỹ dùng ở Việt Nam có bước nhảy vọt mới về chất lượng toàn diện so với các phương tiện chiến tranh của Pháp trong chiến tranh Đông Dương trước kia cũng như so với cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở Triều Tiên trong những năm 50.
    Ở Việt Nam, Mỹ phát huy đến mức tối đa sức mạnh của vũ khí, kỹ thuật hiện đại trong ba quân chủng, đặc biệt là quân chủng không quân và hải quân với khối lượng vật chất, kỹ thuật, vũ khí, trang bị lớn chưa từng có, đã thí nghiệm những vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại nhất thời kỳ đó như vũ khí điều khiển chính xác cao, phương tiện chiến tranh điện tử, máy bay ném bom chiến lược B-52, máy bay chỉ huy và báo động sớm AWACS, vũ khí khí tượng và vũ khí hóa học. Đặc biệt, Mỹ đã soạn thảo 307 đề án chế tạo vũ khí mới và hiện đại hóa vũ khí hiện có trong trang bị của lục quân (vũ khí bộ binh, tăng-thiết giáp, công binh, máy bay lên thẳng), thử nghiệm 200 mẫu thiết bị điện tử, trong đó có thiết bị hồng ngoại, khuếch đại ánh sáng mờ để phát hiện sinh lực và vũ khí trang bị của đối phương, đặc biệt để tiến hành chiến tranh điện tử và phát hiện các hoạt động của bộ đội đặc biệt tinh nhuệ của ta.Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã thử nghiệm ba loại hình công nghệ cao chủ chốt mà gần đây họ đã đem ra sử dụng phổ cập trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh. Đó là công nghệ chỉ huy-kiểm soát-truyền thông-tình báo C3I (Command-Control-Communication and Intelligence), công nghệ vũ khí điều khiển chính xác cao PGM (Precision Guided Munition) và chiến tranh điện tử. Ngoài ra, Mỹ còn thử nghiệm các quan niệm kỹ-chiến thuật khác như ?otrực thăng vận? (dựa vào ưu thế công nghệ máy bay lên thẳng) và ?othiết xa vận? (dựa vào ưu thế công nghệ tăng-thiết giáp) ở miền Nam Việt Nam. Mấy cuộc thử nghiệm đó bị thất bại thảm hại trong cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam thần thánh mà chính giới quân sự Mỹ cũng phải thú nhận.
  3. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Sai lầm của những người vạch kế hoạch chiến tranh ở Pháp và Mỹ tuy có khác nhau-người Pháp khinh thường ********* vì chỉ coi họ là những người du kích nông dân, còn người Mỹ chỉ nhìn thấy ********* là đội quân chủ lực được trang bị lạc hậu, ít ỏi-nhưng một trong những điểm chung cơ bản của những sai lầm đó là họ xuất phát từ quan niệm ưu thế công nghệ quyết định tất cả. Ở Việt Nam, Mỹ đã tiến hành một cuộc ?ochiến tranh công nghiệp? lớn nhất trong lịch sử. Gần đây, sau chiến tranh Vùng Vịnh, báo chí nước ngoài cũng đánh giá cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở Việt Nam là ?ođỉnh cao của chiến tranh thời đại công nghiệp? (X.Vybornov, Tạp chí Bình luận quân sự nước ngoài (Nga), số 4 năm 1993).
    Xét về thời gian phát động và tiến hành chiến tranh (từ ngày 31 tháng 1 năm 1961 đến ngày 27 tháng 1 năm 1973), đây là cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Chiến tranh thế giới thứ nhất tính từ lúc Mỹ nhảy vào tham chiến kéo dài một năm rưỡi. Chiến tranh thế giới thứ hai tính từ lúc Mỹ tham gia là 4 năm. Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha chỉ diễn ra trong vòng 4 tháng (năm 1898). Nội chiến Mỹ kéo dài 5 năm rưỡi. Các cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành sau Việt Nam càng rút ngắn hơn nữa.
    Xét về trình độ khoa học và công nghệ, vào thời điểm chiến tranh Việt Nam, nước Mỹ có tiềm lực khoa học và công nghệ lớn nhất và một đội quân được trang bị hiện đại nhất thế giới tư bản. Ở Việt Nam, Mỹ sử dụng những vũ khí và phương tiện chiến tranh áp dụng các thành tựu mới nhất của nền khoa học và công nghệ quân sự.
    Đó là những thành tựu mới của nền công nghệ điện tử, tin học, vũ trụ, vật liệu gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ XX. Do đó, phương tiện chiến tranh Mỹ dùng ở Việt Nam có bước nhảy vọt mới về chất lượng toàn diện so với các phương tiện chiến tranh của Pháp trong chiến tranh Đông Dương trước kia cũng như so với cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở Triều Tiên trong những năm 50.
    Ở Việt Nam, Mỹ phát huy đến mức tối đa sức mạnh của vũ khí, kỹ thuật hiện đại trong ba quân chủng, đặc biệt là quân chủng không quân và hải quân với khối lượng vật chất, kỹ thuật, vũ khí, trang bị lớn chưa từng có, đã thí nghiệm những vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại nhất thời kỳ đó như vũ khí điều khiển chính xác cao, phương tiện chiến tranh điện tử, máy bay ném bom chiến lược B-52, máy bay chỉ huy và báo động sớm AWACS, vũ khí khí tượng và vũ khí hóa học. Đặc biệt, Mỹ đã soạn thảo 307 đề án chế tạo vũ khí mới và hiện đại hóa vũ khí hiện có trong trang bị của lục quân (vũ khí bộ binh, tăng-thiết giáp, công binh, máy bay lên thẳng), thử nghiệm 200 mẫu thiết bị điện tử, trong đó có thiết bị hồng ngoại, khuếch đại ánh sáng mờ để phát hiện sinh lực và vũ khí trang bị của đối phương, đặc biệt để tiến hành chiến tranh điện tử và phát hiện các hoạt động của bộ đội đặc biệt tinh nhuệ của ta.Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã thử nghiệm ba loại hình công nghệ cao chủ chốt mà gần đây họ đã đem ra sử dụng phổ cập trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh. Đó là công nghệ chỉ huy-kiểm soát-truyền thông-tình báo C3I (Command-Control-Communication and Intelligence), công nghệ vũ khí điều khiển chính xác cao PGM (Precision Guided Munition) và chiến tranh điện tử. Ngoài ra, Mỹ còn thử nghiệm các quan niệm kỹ-chiến thuật khác như ?otrực thăng vận? (dựa vào ưu thế công nghệ máy bay lên thẳng) và ?othiết xa vận? (dựa vào ưu thế công nghệ tăng-thiết giáp) ở miền Nam Việt Nam. Mấy cuộc thử nghiệm đó bị thất bại thảm hại trong cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam thần thánh mà chính giới quân sự Mỹ cũng phải thú nhận.
  4. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Chiến thuật trực thăng vận của Mỹ { mượn từ topic " Những hình ảnh Việt Nam War " của ngài Tư lệnh sư đoàn bên LSVH } :


  5. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Chiến thuật trực thăng vận của Mỹ { mượn từ topic " Những hình ảnh Việt Nam War " của ngài Tư lệnh sư đoàn bên LSVH } :


  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Vâng, em cũng biết thế. Nhưng đọc hồi ký của cựu chiến binh ta (và cả Pháp) ở ĐBP, có rất nhiều trận ta không có hoặc hết bazoka, ĐKZ, thủ pháo... nên chỉ 1-2 xe tăng nhẹ Pháp cũng làm bộ đội ta thương vong rất nhiều. Nếu lúc ấy có loại AT trên thì tốt bao nhiêu.
    Bác cho em hỏi thêm là "đạn phóng bộc lôi" là loại gì vậy. Theo hồi ký cụ Giáp thì ta dùng loại này phá hàng rào và bãi mìn trên đồi C1 rất hiệu quả, chỉ mất 5 phút để dọn 7 lần rào thép gai !
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Vâng, em cũng biết thế. Nhưng đọc hồi ký của cựu chiến binh ta (và cả Pháp) ở ĐBP, có rất nhiều trận ta không có hoặc hết bazoka, ĐKZ, thủ pháo... nên chỉ 1-2 xe tăng nhẹ Pháp cũng làm bộ đội ta thương vong rất nhiều. Nếu lúc ấy có loại AT trên thì tốt bao nhiêu.
    Bác cho em hỏi thêm là "đạn phóng bộc lôi" là loại gì vậy. Theo hồi ký cụ Giáp thì ta dùng loại này phá hàng rào và bãi mìn trên đồi C1 rất hiệu quả, chỉ mất 5 phút để dọn 7 lần rào thép gai !
  8. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Bác cho em hỏi thêm là "đạn phóng bộc lôi" là loại gì vậy. Theo hồi ký cụ Giáp thì ta dùng loại này phá hàng rào và bãi mìn trên đồi C1 rất hiệu quả, chỉ mất 5 phút để dọn 7 lần rào thép gai !
    -----------------------------------------------------------------------
    Lạ nhỉ ! tên lửa phá rào của ta hồi KCCM mới có { gọi là bộ FR or tên lửa FR} gồm một chuỗi lượng nổ dài liên kết bằng dây mềm, được động cơ tên lửa kéo vắt qua bãi vật cản { hoặc hàng rào bãi mìn }. Có mấy loại :
    - FR-A {dùng động cơ ĐKB, phá được rộng 4-5m, sâu 100m}
    - FR-B {dùng động cơ K-13, phá được 4-6m bề rộng và 100m chiều sâu qua bãi rào or rộng 2-3m qua bãi mìn chống xe cơ giới}.
    Hồi KCCP để phá rào ta chỉ dùng bộc phá ống luồn qua bãi rào và ... điểm hoả thôi.
  9. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Bác cho em hỏi thêm là "đạn phóng bộc lôi" là loại gì vậy. Theo hồi ký cụ Giáp thì ta dùng loại này phá hàng rào và bãi mìn trên đồi C1 rất hiệu quả, chỉ mất 5 phút để dọn 7 lần rào thép gai !
    -----------------------------------------------------------------------
    Lạ nhỉ ! tên lửa phá rào của ta hồi KCCM mới có { gọi là bộ FR or tên lửa FR} gồm một chuỗi lượng nổ dài liên kết bằng dây mềm, được động cơ tên lửa kéo vắt qua bãi vật cản { hoặc hàng rào bãi mìn }. Có mấy loại :
    - FR-A {dùng động cơ ĐKB, phá được rộng 4-5m, sâu 100m}
    - FR-B {dùng động cơ K-13, phá được 4-6m bề rộng và 100m chiều sâu qua bãi rào or rộng 2-3m qua bãi mìn chống xe cơ giới}.
    Hồi KCCP để phá rào ta chỉ dùng bộc phá ống luồn qua bãi rào và ... điểm hoả thôi.
  10. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Điển hình cho công nghệ C3I của Mỹ ở Việt Nam là hàng rào điện tử Mc.Namara. Thời ấy, báo chí phương Tây gọi đó là ?ophòng tuyến Maginot ở phương Đông? (Phòng tuyến do Pháp xây dựng trên biên giới Pháp-Đức nhằm ngăn chặn các mũi đột kích của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Phòng tuyến được đặt tên là Maginot-tên riêng của Bộ trưởng chiến tranh Pháp Andre Maginot (1877-1932). Từ cuối năm 1966, tuyến Mc.Namara bắt đầu được dựng lên trên địa bàn Trường Sơn, phía Nam khu phi quân sự, kéo dài lên biên giới Lào-Việt cắt qua Sêpôn, Mường Phìn, dài khoảng 100km và rộng chừng 30km để chống bộ binh và các phương tiện vận tải của ta hành quân vào Nam. Hàng rào gồm dây thép gai, mìn, ở các sườn đồi, thung lũng, có các đơn vị quân nguỵ miền Nam và nguỵ Lào đóng chốt. Hàng rào phân chia thành hai hệ thống chống xâm nhập. Một là hệ thống chống hành quân bộ gồm các máy nhậy cảm mùi người, bố trí liên hoàn với nhiều loại mìn sát thương sinh lực khác nhau. Hai là hệ thống chống vận tải gồm các máy nhậy cảm chấn động của xe, của người di động tạo ra.
    Trên không, máy bay tuần tra liên tục 24/24 giờ để thu tín hiệu phát ra từ các hệ thống nhậy cảm ( hệ thống sensor) và thông báo cho máy bay chiến đấu đến đánh phá. Cứ hai ngày một lần, máy bay chụp ảnh toàn cảnh khu vực hàng rào để phát hiện dấu hiệu phá hoại và xâm nhập của đối phương.
    Các đồn bốt trên tuyến ngăn chặn đều được bố trí khí cụ khuếch đại ánh sáng mờ để quan sát ban đêm. Máy bay liên tục thả các loại bom mìn với số lượng hơn 20 triệu quả mỗi tháng để ngăn chặn hành quân. Mỹ đã dùng bom nổ mạnh để khai quang từng mảng rừng. Bộ Quốc phòng Mỹ lại cho cải tiến máy bay C-130 thành máy bay chiến đấu trên đường mòn, được trang bị đèn pha cực mạnh và pháo bắn loại đạn có sức sát thương trên diện rộng.
    Sau cuộc Tổng tiến công tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta ở miền Nam, các chiến lược gia và giới khoa học Mỹ đều đi đến kết luận thống nhất: hàng rào điện tử Mc.Namara thực sự không có hiệu quả trong cuộc chiến tranh ngăn chặn đối phương. Cần thay thế bằng một giải pháp khác để thực hiện mục tiêu ngăn chặn

Chia sẻ trang này