1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí VN trong 2 cuộc kháng chiến

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 26/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Hôm nay, vừa mới tìm được một tài liệu tổng kết về sự phát triển của vũ khí, trang bị của QĐNDVN từ 1945 đến 1975. Tiện đây, post lên cho các bác đọc chơi:
    Qúa trình phát triển vũ khí trang bị của LLVT nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo và trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng là quá trình phát triển từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ giản đơn đến tương đối hiện đại và hiện đại. Quá trình đó thể hiện qua giai đoạn sau:
    1- Giai đoạn từ 1930 - 1940: đây là giai đoạn hình thành phương thức đấu tranh vũ trang đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng và cũng là giai đoạn hình thành những tổ chức tiền thân đầu tiến của LLVT cách mạng. Đó là Đội tự vệ đỏ ra đời từ cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930). Để có được vũ khí cho các đội viên Đội tự vệ chiến đấu, một phần nhân dân đã tìm kiếm, mua sắm để trang bị, một phần các đội viên tự sắm cho mình. Vũ khí chủ yếu là gậy tre, giáo mác, răng bừa sắt (vũ khí lạnh). Đây chính là bước khởi đầu cho cả quá trình phát triển về vũ khí trang bị của LLVT nhân dân ta.
    2- Giai đoạn 1940 - 1944: là giai đoạn trang bị vũ khí cho các đơn vị vũ trang đầu tiên của Đảng. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (ngày 27/9/1940) đã ra đời Đội du kích Bắc Sơn, với gần 200 đội viên, được biên chế thành các tiểu đội 10 người, vũ khí trang bị chủ yếu là súng kíp, súng trường (cướp được của giặc), giáo, mác... do nhân dân đóng góp, ủng hộ và do các đội viên chiến đấu, cướp súng của giặc. Ngày 23/1111940, khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ với khí thế mạnh mẽ, quy mô rộng lớn. Việc chuẩn bị vũ trang cho khởi nghĩa được khẩn trương tiến hành. Các tổ chức quần chúng đã tự mua sắm vật liệu, hoá chất, tự lập các lò rèn để tự chế tạo các loại bom, lựu đạn, súng vòi siêu, giáo, mác, mũi tên sắt... cung cấp cho các đội du kích chiến đấu
    - Tháng 5/1941, đội du kích Bắc Sơn được đổi thành Đội Cứu quốc quân 1, gồm 32 người trang bị có 5 súng trường, 10 súng kíp, còn lại là dao găm, giáo, mác. Tháng 9/1941, Đội Cứu quốc quân 11 ra đời, có 47 người, trang bị có 3 súng khai hậu, còn lại là dao găm và một số vũ khí thô sơ khác. Về sau hai đội Cứu quốc quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng, không ngừng lớn mạnh, quân số trên 1 00 người, vũ khí trang bị tăng lên 5 lần. Đến tháng 2/1 944, ra đời Đội Cứu quốc quân 111. Để có vũ khí trang bị, các đội Cứu quốc quân đã đẩy mạnh tuyền truyền, vận động, kết hợp với đánh địch lấy súng để trang bị cho mình. Đây là một giải pháp đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế trong thời kỳ vừa chiến đấu, vừa xây dựng của các đội Cứu quốc quân, những đơn vị vũ trang cách mạng đầu tiên của Đảng.
    Cuối năm 1944 đầu năm 1945, một phi công quân đội Hoa Kỳ bị rơi xuống Việt Bắc. Với tầm nhìn chiến lược, Bác Hồ đã ra lệnh giữ lại phi công này và trao trả cho Quân đoàn không quân 14 của Hoa Kỳ đóng tại Trung Quốc. Đáp lại nghĩa cử này, với tư cách là quân đồng minh chống phát xít, Quân đoàn không quân 14 đã chi viện cho ta một số vũ khí hiện đại và cử một số cố vấn giúp ta huấn luyện quân sự. Số vũ khí chi viện gồm có 1 khẩu đại liên; 2 súng cối 60; 4 khẩu badôca; 8 trung liên Bren; 20 tiểu liên Thômsơn; 60 khẩu các bin; 8 súng trường tự động và 20 khẩu súng ngắn.
    - Ngày 22/1 2/1 944, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân ra đời, với quân số 34 người, được trang bị 34 khẩu súng các loại Đây là đội quân được trang bị đầy đủ và gồm nhiều loại vũ khí hơn các đội quân trước.
    - Bước vào cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước tháng 8 năm 1 945, với LLVT làm nòng cốt, trong quá trình đấu tranh các địa phương đã thu, cướp được hàng trăm khẩu súng cùng hàng tấn đạn dược của quân Nhật, Pháp và bọn tay sai. Đây là nguồn vũ khí trang bị quan trọng, là nguồn tiềm lực quý giá của Quân giải phóng, đội quân chủ lực đầu tiên của Nhà nước Việt Nam non trẻ. Ngay sau khi giành được chính quyền, tháng 9/1945, với việc thành lập Phòng Quân giới, Đảng và Chính phủ ta đã kịp thời đề ra chủ trương đẩy mạnh việc tự sản xuất vũ khí để trang bị cho các LLVT. Từ phong trào tự sản xuất vũ khí đó đã hình thành và phát triển ngành quân giới Việt Nam, góp phần tạo ra một nguồn vũ khí đáng kể trang bị cho các LLVT tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 22:47 ngày 28/06/2006
  2. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Súng vòi siêu là kí rì thế bác?
  3. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    3- Giai đoạn 1946 - 1954: ngày 19/12/ 1946, toàn quốc kháng chiến, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. LLVT cả nước giai đoạn này có 55 chi đội và trung đoàn, quân số từ 50.000
    người (thời kỳ tổng khởi nghĩa) nay tăng lên 80.000 người cùng khoảng 1 triệu dân quân, du kích. Ngoài các đơn vị bộ binh chủ lực, các đơn vị pháo binh, công binh, thông tin được hình thành. Về vũ khí trang bị từ giai đoạn này có hai nguồn chủ yếu là nguồn ta tự mua sắm bằng tiền, vàng của nhân dân quyên góp và đánh chiếm của quân Nhật, Pháp, quân Tường, quân Anh; nguồn thứ hai là do quân giới sản xuất. Tuy nguồn vũ khí trang bị đã tăng so với trước nhưng vẫn không đủ trang bị cho các đơn vị. Mỗi đại đội chỉ có một phần quân số được trang bị súng trường, tiểu liên.; các loại vũ khỉ hoả lực có không đáng kể. Nhiều đơn vị ở vùng rừng núi vẫn còn phải trang bị bằng súng kíp, gươm, giáo, mã tấu và lựu đạn tự tạo. Về chủng loại'''' giai đoạn này ta có vũ khí của nhiều nước sản xuất như : Pháp, Nhật, Anh, Mỹ, Nga, Tưởng, Đức. Riêng về đạn dược rất thiếu thốn, trung bình mỗi khẩu súng chỉ có 10 đến 20 viên đạn. Về pháo binh ta có 40 khẩu cỡ từ 25 mm đến 75 mm, có 3 khẩu pháo 138 mm ở đảo Cát Bà.
    Với thắng lợi của Chiến dịch Biên giới (9/1950), nước ta được khai thông với Liên xô, Trung Quốc. Từ đây, LLVT ta có một nước phát triển đột biến về nguồn vũ khí trang bị, với khối lượng ngày càng lớn, chủng oại ngày càng nhiều và càng hiện đại hơn. Với nguồn vũ khí trang bị mới này, các đơn vị chủ lực cấp đại đoàn (sư đoàn) lần lượt được :hành lập, mở các chiến dịch có quy mô ngày càng lớn, dài ngày hơn, quân ta càng đánh càng thẳng, càng thắng càng phát triển nhanh chóng cả về tổ chức biên chế, về trình độ quy mô tác chiến và về nguồn vũ khí trang bị. Ngoài số vũ khí trang bị kịp thời cho các đơn vị ta còn có một lượng dự trữ hàng nghìn tấn ở các kho quân khí hậu phương và các kho quân khí của các đơn vị. Đủ bảo đảm cho cuộc tổng tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, một chiến dịch quyết chiến chiến lược, có quy mô lớn và dài ngày chưa từng có. Nguồn vũ khí bảo đảm cho toàn chiến dịch Điện Biên Phủ lên đến 1 .500 tấn, với một số chủng loại hiện đại như pháo cao xạ 37 mm, lựu pháo 105 mm, súng phun lửa, hoả tiễn 6 nòng (H6) của Trung Quốc.
    Số chiến lợi phẩm ta thu ở chiến dịch Điện Biên Phủ cũng lớn chưa từng có, gồm 1200 tấn vũ khí, đạn, bổ sung một phần đáng kể trang bị của quân đội ta sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
    Cuối năm 1954, ta tiếp nhận một kế hoạch viện trợ vũ khí lớn chưa từng có, kế hoạch mang tên ZK, có tổng khối lượng hơn 8.000 tấn, gồm nhiều chủng loại, trong đó có những loại lần đầu ta mới được trang bị. Về vũ khí phòng không gồm có pháo cao xạ từ cỡ 20 mm đến 90 mm kèm theo khí tài ra đa, máy chỉ huy, trạm nguồn điện... Đây là nguồn tiềm lực quốc phòng quan trọng đế quân đội ta xây dựng và bảo vệ hoà bình ở miền Bắc, sẵn sàng đập tan ấm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở miền Nam.
    -----------------------------------------------------------------------------
    @ bác Maseo: Súng vòi siêu theo những gì tớ nhớ (đọc trong 1cuốn sách về du kích đã lâu) thì có hình dạng gần giống cái siêu đun nước (ấm đun nước) mà phần thân ấm chính là nơi nhồi thuốc súng, gang, thép vụn...Nó được điểm hỏa bằng dây cháy chậm tự tạo là giẻ bện tẩm dầu, mỡ. Thực ra, gọi nó là súng thì hơi quá, có lẽ nó giống loại hỏa hổ thời Tây Sơn hơn !
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 18:06 ngày 29/06/2006
  4. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Giờ mới đọc bài này của bác! Cái mà tôi nhìn thấy hồi bé nó cao hơn cái này nhiều (hay tại cảm giác hồi nhỏ nó khác nhỉ), nhưng chắc chắn là đủ to cao đến mức không đặt được lên hệ thống xe có bánh và cũng không có cầu thang để leo lên.
  5. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    4- Giai đoạn từ 1955 - 1959:
    Đây là giai đoạn toàn quân thực hiện kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ nhất (1955-1960) và tiến hành xây dựng quân đội theo hướng chính quy, từng bước hiện đại. Năm 1956, toàn quân thực hiện thay đổi biên chế theo nguyên tắc trang bị mới. Các đơn vị bộ đội địa phương cũng được thống nhất trang bị mới, hầu hết là vũ khí của Pháp, Mỹ. Các đơn vị thuộc khu 4 và vùng duyên hải được ưu tiên trang bị loại vũ khí có chất lượng tốt hơn. Nguồn vũ khí trang bị của toàn quân giai đoạn này gồm có 22 loại do 9 nước chế tạo, trong đó đa số là của Liên Xô, Trung Quốc, còn lại là vũ khí chiến lợi phẩm của ta thu được và của quân đồng minh thu được trong đại chiến thế giới thứ 2 (Liên Xô viện trợ cho ta) và Trung Quốc thu được trong chiến tranh Triều Tiên, viện trợ cho ta. Riêng về đạn dược, toàn quân có 12.000 tấn, trong đó loại còn tốt có khoảng 10.000 tấn, loại bị hỏng: 1.000 tấn. Số đạn này bảo đảm về đạn bộ binh đủ trang bị:
    - 200 viên cho một khẩu súng trường.
    - 1.500 viên cho một khẩu trung liên.
    - 4.500 viên cho một khẩu đại liên.
    Kế hoạch thống nhất trang bị thực hiện trong giai đoạn này đã tăng cường hoả lực và các phương tiện kỹ thuật, làm thay đổi tương đối căn bản trang bị của các sư đoàn bộ binh, giải quyết đủ trang bị cho các quân, binh chủng mới thành lập. Binh chủng Pháo binh gồm có:
    - 4 lữ đoàn trang bị loại pháo 122 mm Liên Xô (chưa kể pháo 105mm trang bị cho các sư đoàn bộ binh).
    - 4 trung đoàn trang bị loại 85 mm, 122 mm và pháo chống tăng 75 mm. - 4 trung đoàn phòng không dã chiến trang bị cao xạ 57 mm và 85 mm.
    Từ pháo mang vác là chủ yếu nay bộ đội pháo binh được trang bị nhiều loại pháo cơ giới, có tầm bắn xa, hoả lực mạnh hơn.
    Bộ đội phòng không có:
    - 6 trung đoàn trang bị pháo cao xạ 57 mm, 90 mm và 100 mm có ra đa và máy chỉ huy liên động.
    - 2 trung đoàn ra đa cảnh giới P8 (Liên Xô).
    Bộ đội thiết giáp với trung đoàn xe tăng đầu tiền gồm:
    - 35 xe tăng T-34.
    - 16 pháo tự hành 76 mm (Liên Xô).
    Bộ đội không quân có:
    - Trung đoàn vận tải quân sự gồm 39 máy bay ll-14 và AN-2 (Liên Xô), sau đó thành lập trung đoàn tiêm kích đầu tiên đưa ra huấn luyện ở nước bạn.
    Bộ đội Hải quân, ban đầu có:
    - 2 đoàn tàu tuần tiễu với 4 tàu trọng tải 50 tấn, 24 tấn, 79 tấn có trang bị pháo 37 mm và ra đa hải quân.
    Ngoài ra còn có các đơn vị công binh, thông tin, hoá học được thành lập, trang bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu
    Từ năm 1958 trở đi, nguồn vũ khí trang bị của quân đội ta đã có đủ để trang bị cho số quân thường trực ở miền Bắc và ngày càng có đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu của chiến trường. Các loại vũ khí trang bị từ giai đoạn này trở đi đã tương đối hiện đại, phần lớn được chế tạo theo mẫu của Liên Xô, Trung Quốc. Về phương châm, nguyên tắc trang bị của quân đội ta giai đoạn 1958- 1961 xác định là: thay đổi từng bước, từng đơn vị các loại trang bị cũ, trang bị của các nước tư bản bằng vũ khí trang bị của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN viện trợ. Số vũ khí trang bị có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong thực lực trang bị của quân đội ta.
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 20:14 ngày 30/06/2006
  6. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    5- Giai đoạn từ 1960-1964:
    Đây là giai đoạn toàn quân thực hiện kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961-1965). Nhiệm vụ của kế hoạch này là xây dựng lực lượng thường trực có tổng quân số thích hợp, gồm đủ thành phần của một quân đội chính quy, hiện đại, có biên chế, trang bị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường nước ta và các nước Đông Dương, có thế phát triển nhanh chóng các đơn vị mới khi Mỹ mở rộng chiến tranh. Cùng với việc cải tiến tổ chức biên chế, các đơn vị trong toàn quân đã cải tiến một bước quan trọng về trình độ trang bị vũ khí.
    Trang bị của một sư đoàn bộ binh giai đoạn này đã thay đổi hiện đại hơn, có khả năng cơ động chiến đấu cao, hỏa lực mạnh. Cụ thể trang bị có :
    - 5.000 khẩu súng trường tự động CKC, tiểu liên AK, trung liên RPĐ bắn cùng cỡ đạn 7,62 mm.
    - 174 khẩu pháo, cối gồm có lựu pháo 105mm, sơn pháo 75 mm, chống tăng 75 mm, cối 120 mm.
    - 40 khẩu Cao xạ 37 mm và súng máy cao xạ 20 mm.
    - 190 ôtô tải kéo pháo, một số bộ cầu phà nhẹ.
    - 36 tổng đài; 250 máy thông tin vô tuyến , 300 máy thông tin hữu tuyến. Các đơn vị quân, binh chủng cũng được phát triển trang bị trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai này. Trong đó có trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên được thành lập tháng 10/1963. Không quân, ngoài trung đoàn máy bay vận tải còn có một trung đoàn máy bay phản lực MiG-17. Nếu so sánh về số lượng, về trình độ hiện đại của các loại vũ khí trang bị của quân
    đội ta trong 10 năm (từ 1954 đến 1964), ta thấy:
    Về số lượng:
    - Vũ khí bộ binh nhẹ tăng 306%.
    - Pháo mặt đất các loại tăng 258%.
    - Pháo cao xạ tăng 389%.
    - Súng cối các cỡ tăng 183%.
    - Ra đa tăng 2.466%.
    - Máy chỉ huy tăng 151%.
    - Khí tài quang học tăng 224%.
    - Đạn dược tăng 75%.
    Riêng về vũ khí phòng không liên động (gồm pháo cao xạ, ra đa, máy chỉ huy) từ năm 1960 trở đi không những tăng nhanh về số lượng mà còn tăng cả về chủng loại và trình độ hiện đại.
    Ra đa: năm 1960 có 6 kiểu, đến năm 1964 có 22 kiểu loại.
    Pháo cao xạ liên động 57 mm và 100 mm: năm 1960 có 267 khẩu, đến năm 1964 có 486 khẩu (tăng 182%). Về trình độ hiện đại đã tiến được một bước khá dài so với năm 1954.
    Tuy nhiên so với chỉ tiêu trang bị, nhất là với nhiệm vụ chiến đấu rất khẩn trương ở chiến trường, trong giai đoạn này quân đội ta còn thiếu một số chủng loại trang bị kỹ thuật như pháo cơ giới, pháo phòng không tầm cao, tăng - thiết giáp, khí tài công binh, thông tin, vận tải. Nhưng giai đoạn 1961-1964 là một bước tiến rất quan trọng về vũ khí trang bị của quân đội ta trên con đường xây dựng chính quy, hiện đại, có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển lực lượng trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  7. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Súng vòi siêu là loại súng của người dân tộc. Nhồi thuốc súng vào nòng và châm lửa vào đuôi để bắn. Chổ châm lửa ở đuôi có hình như vòi ấm trà nên gọi là súng vòi siêu.
  8. songzedem

    songzedem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Giỏi môn khoa học xã hội, viết Report thành tựu kinh tế quốc dân. Vn đã được phân công lao động chuyên viết Report cho khối SEV từ hơn 20 trước............ BÙN WÉ
  9. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    6- Giai đoạn 1965 - 1968:
    Đây là giai đoạn toàn quân phải đối phó với cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam và cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ. Về vũ khí trang bị, tử năm 1965, ta bắt đầu nhận được sự chi viện nhiều loại vũ khí có số lượng lớn của nhiều nước XHCN anh em. Đặc biệt là về vũ khí phòng không có đến 22 kiểu ra đa, 7 kiểu máy chỉ huy. Đến năm 1968 thực lực trang bị toàn quân có khối lượng lớn nhất. Về vũ khí bộ binh bảo đảm trang bị đủ cho bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương theo kế hoạch tổ chức biên chế nếu Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc và đủ bảo đảm trang bị cho 70, 80 vạn dân quân tự vệ (với tỷ lệ 2 người/ 1 vũ khí). Về đạn dược, trong đó đạn súng bộ binh (trừ đạn B40) có thể bảo đảm cho toàn quân chiến đấu trong một năm. Riêng đạn pháo, cối chỉ bảo đảm được từ 4 đến 6 tháng. Trong nguồn vũ khí trang bị này về hệ số kỹ thuật và hệ số chiến đấu chưa được cao như yêu cầu do tình hình công tác bảo đảm kỹ thuật chưa tốt, đặc biệt là khâu sửa chữa dự phòng, sửa chữa nhỏ và vừa hằng năm. Trước sự leo thang ngày càng cao, mức độ đánh phá miền Bắc ngày càng ác liệt của đế quốc Mỹ, công tác cất giữ, sơ tán, bảo vệ các cơ sở kho tàng vẫn được bảo đảm nên số vũ khí bị tổn thất không đáng kể. Tuy nhiên số vũ khí trang bị phòng không ta tiêu thụ rất lớn trong giai đoạn này. Sau khi Mỹ đưa quân vào miền Nam, công tác chi viện vũ khí từ miền Bắc bắt đầu được công khai nên số lượng vũ khí đưa vào các chiến trường cũng tăng lên nhiều lần. Đặc biệt số vũ khí chi viện cho cuộc Tổng tiến công mùa Xuân Mậu Thân (1968) chiếm một phần rất lớn trong tổng thực lực của toàn quân.
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 20:55 ngày 04/07/2006
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 20:56 ngày 04/07/2006
  10. rammstein

    rammstein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2005
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Ko phải VN kém về Khoa Học Kỹ Thuật, mà là nhà nước ta ko có khả năng đầu tư như người Nhật. Các bác biết đấy thời đại hiện nay ko có tiền thì chẳng làm được việc gì cả. Mà kể cả có tiền thì cũng chưa chắc đã vào đúng chỗ đúng nơi.

Chia sẻ trang này